Ở Mỹ, khoảng 80% CTĐH sản xuất hàng năm được thải bỏ hợp pháp hoặc lén lút
bằng những cách có hại về mặt môi trường:giếng sâu, hồ chứa không lót, bãi thải
không lót, đổ vào cống công cọng, sông suối hoặc được đốt trong các lò thiêu không
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ có 10% CTĐH đượcchứa ở bãi thải an toàn và 7% được
tái chế, tái sử dụng, khử độc hoặc đốt bỏ một cách an toàn. Một lượng CTĐH rất lớn
không tính được đã được đổ lén vào sông suối hoặc chôn vào đất.
Ở các nước Châu Au, ít đấtđể làm bãi thải do vậy 50% CTĐH được đốt trong các lò
thiêu có trang bị các công cụ chống ô nhiễm không khí tối tân, năng lượng phát ra
dùng để phát điện và sưởi ấm.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất thải rắn và độc hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT THẢI RẮN VÀ ĐỘC HẠI
1 ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn là bất kỳ vật gì vô dụng, bỏ đi không thuộc về thể lỏng hoặc thể khí .
Bảng sau đây là một ví dụ về chất thải rắn đô thị hàng năm ở Mỹ(số liệu năm 1971):
Bảng 1 Phân loại chất thải rắn đô thị ở Mỹ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thành phần Triệu tấn Tỉ lệ (%)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giấy 39,1 31,1
Kính 12,1 9,7
Kim loại 11,9 9,5
Sắt 10,6 8,5
Nhôm 0,8 0,6
Các chất khác sắt 0,5 0,4
Nhựa 4,2 3,4
Cao su và da 3,3 2,6
Vải 1,8 1,4
Gỗ 4,6 3,7
Thực phẩm 22,0 17,6
---------- ---------
Cọng con 99,0 79,2
Chất thải từ vườn 24,1 19,3
Các chất vô cơ khác 1,9 1,5
----------- ----------
Tổng cọng 125,0 100,0
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Con số của năm 1986 về tất cả các loại chất thải rắn trên nước Mỹ là 4,6 tỷ tấn , chia
đều mỗi người Mỹ thải 19 tấn rác/năm hay 53 kg/ngày. Khoảng 89% của lượng chất
thải này là do sản xuất nông nghiệp và khai mỏ. Trong đó khoảng 90% chất thải rắn từ
nông nghiệp được tái sử dụng bằng cách cày vùi vào đất hay làm phân ủ.
Tại Tp Hồ Chí Minh số lượng và thành phần chất thải rắn được ghi trong các Bảng 2,
3, 4, và 6
1 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Bảng 2 Số lượng các loại chất thải rắn tại TP. Hồ Chí Minh
Stt Loại rác Khối lượng
(tấn/ngày)
Thành phần phần
trăm (%)
1 Rác đường phố, nơi công cộng 380 10
2 Rác sinh hoạt từ các hộ dân 1.300 35
3 Rác cơ quan, công sở 76 2
4 Rác thương mại 107 3
5 Rác chợ 760 20
6 Xà bần 1.026 27
7 Rác độc hại (*) 114 3
Tổng cộng 3.763 100
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị TP. Hồ Chí Minh, 1999.
Bảng 3 Nguồn và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng rác
Stt Nguồn phát sinh Số lượng
Tấn/ngày %
1 Số hộ dân 934.907 1.587 58,8
2 Trường học 1.246 15 0,6
3 Cơ quan hành chánh 1.213 10 0,4
4 Doanh trại QĐ, CA, LLVT 486 6 0,2
5 Cơ sở y tế 543 30 1,1
6 Cơ sở công nghiệp, nhà máy 2.643 80 2,9
7 Cơ sở TDTT 131 1 0
8 Khách sạn 399 10 0,4
9 Nhà hàng, cửa hàng ăn uống 25.157 30 1,1
10 Cơ sở thương nghiệp 91.109 60 2,2
11 Cơ sở KDDV, phục vụ, công nhân, cộng đồng 6.184 25 1,0
12 Chợ 214 646 23,9
13 Đường phố 200 7,4
Tổng cộng 2.700 100
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị TP. Hồ Chí Minh, 3/1999.
2 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Bảng 4 Thành phần và khối lượng rác sinh hoạt tại TP. Hồ chí Minh
Stt Thành phần Hộ gia đình Chợ Bô rác BCL
Chất hữu cơ
1 Thực phẩm 70,0 ÷ 91,0 65,0 ÷ 95,0 63,0 ÷ 90,0 60,0 ÷ 90,0
2 Giấy 1,5 ÷ 10,0 2,5 ÷ 6,0 2,5 ÷ 6,0 1,0 ÷ 4,0
3 Carton 0,0 ÷ 0,3 0 0 0
4 Vải 0,5 ÷ 4,0 0 ÷ 18,5 1,2 ÷ 9,0 6,0 ÷ 12,0
5 Nhựa 0,0 ÷ 3,0 0 ÷ 1,5 0 0
6 Da 0,0 ÷ 1,0 0 ÷ 5,0 0 ÷ 0,3 0 ÷ 0,2
7 Gỗ 0,0 ÷ 2,0 0 ÷ 1,0 0 ÷ 0,5 0
8 Cao su 0,0 ÷ 2,5 0 ÷ 0,5 0 ÷ 0,3 0 ÷ 0,2
Chất vô cơ
9 Thủy tinh 0,0 ÷ 3,0 0 ÷ 0,3 0 ÷ 0,1 0
10 Lon đồ hộp 0,0 ÷ 1,0 0 ÷ 0,6 0 ÷ 0,15 0
11 Sắt 0,0 ÷ 0,5 0 ÷ 0,1 0 0
12 Kim loại khác 0,0 ÷ 1,3 0 ÷ 1,3 0 ÷ 0,1 0
13 Xà bần, tro 0,0 ÷ 5,0 0 ÷ 5,0 0 ÷ 0,4 0 ÷ 0,15
Nguồn: CENTEMA, 1996; CENTEMA, 1998; CETEMA, 2000.
Bảng 5 Thành phần CTRSH của các nước (không kể các vật liệu đã tái sinh)
Stt Thành phần Các nước có thu
nhập quốc dân
thấp
Các nước có thu nhập
quốc dân thấp trung
bình
Các nước có thu
nhập quốc dân
cao
Chất hữu cơ
1 Thực phẩm 40 ÷ 85 20 ÷ 65 6 ÷ 30
2 Giấy 1 ÷ 10 8 ÷ 30 20 ÷ 45
3 Carton 5 ÷ 15
4 Vải 1 ÷ 5 2 ÷ 10 2 ÷ 6
5 Nhựa 1 ÷ 5 2 ÷ 6 2 ÷ 8
6 Da 1 ÷ 5 1 ÷ 4 0 ÷ 2
7 Gỗ 1 ÷ 5 1 ÷10 1 ÷ 4
8 Cao su 0 ÷ 2
9 Rác vườn 10 ÷ 20
Chất vô cơ
10 Thủy tinh 1 ÷ 10 1 ÷ 10 4 ÷ 12
11 Lon thiếc 2 ÷ 8
12 Nhôm 1 ÷ 5 1 ÷ 5 0 ÷ 1
13 Kim loại khác 1 ÷ 4
14 Xà bần, tro 1 ÷ 40 1 ÷ 30 0 ÷ 10
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.
3 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Bảng 6: Thành phần chất thải rác sinh hoạt của TP. HCM
Số TT Thành phần Khối lượng (%)
1 Rau lá và trái cây 62,2 ÷ 76,6
2 Tre, nứa, gỗ 0,87 ÷ 3,02
3 Sò, ốc 0,05 ÷ 1,39
4 Giấy thường 0,74 ÷ 7,85
5 Giấy Carton 0 ÷ 1,28
6 Nhựa cứng 0,05 ÷ 1,42
7 Nilon, nhựa mềm 5,56 ÷ 11,15
8 Kim loại 0,08 ÷ 0,66
9 Thủy tinh 0,04 ÷ 0,79
10 Cao su 0,35 ÷ 2,22
11 Vải 3,58 ÷ 9,97
12 Gạch, bê tông, sắt 0,78 ÷ 4,92
13 Chất hữu cơ khác 0,65 ÷ 10,81
Tổng cộng 100,0
Nguồn: CENTEMA, 1998.
Các sách lược nhằm đối phó với chất thải rắn
Hiện nay tại các nước theo phương thức vứt bỏ, chất thải rắn được đem đổ ra biển, trên
mặt đất hay đem đốt trong các lò thiêu rác. Tuy nhiên những nhà môi trường cho rằng
chúng ta nên bắt đầu chuyển từ phương thức tiêu thụ-vứt bỏ sang phương thức giảm
thiểu chất thải. Theo phương thức này chúng ta không nên xem những thứ chúng ta
vứt bỏ là “chất thải rắn” mà phải xem chúng như là “chất rắn bị bỏ phí” mà chúng ta
có thể tái sử dụng, tái chế, hoặc đem đốt đi để thu hồi năng lượng.
Phương thức “tái sử dụng tài nguyên” này đi kèm với “phương thức giảm nhập lượng”
đã được đề ra để giảm thiểu lượng chất thải rắn. Chẳng hạn như mỗi người phải tiêu
thụ ít tài nguyên hơn và mua những gì chúng ta thật sự cần hơn là mua bất kỳ thứ gì
chúng ta muốn chỉ vì thích mua mà thôi; giảm lượng vật chất được sử dụng cho một số
sản phẩm (ví dụ như làm xe nhỏ hơn), và thiết kế các sản phẩm sao cho dễ sửa chữa,
tái sử dụng và tái chế.
2 LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ CHẤT THẢI ĐÔ THỊ ? VẤT BỎ, CHÔN, ĐỐT HOẶC
LÀM PHÂN Ủ?
Đổ rác bừa trên mặt đất
Đây là cách làm phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng nông thôn, rác rưởi thường
được vứt lung tung dọc đường làm phát sinh rất nhiều loại côn trùng mang mầm bệnh
4 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
cho người, đôi khi rác còn làm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do sự rửa trôi xuống
sâu và chảy tràn bề mặt.
Đổ rác vào những vùng chôn rác hợp vệ sinh
Đây là vùng thải bỏ rác hợp vệ sinh, loại bỏ những khuyết điểm của việc thải rác
thành đống để hở trên mặt đất. Theo cách này rác được trải thành những lớp mỏng,
nén ép lại và phủ lên một đất mới. Ở đây không cho phép đốt rác và thường không có
mùi hôi.
Sau khi chôn xong rác, các nơi này có thể được dùng vào mục đích xây dựng công
viên, khu giải trí, sân đánh gôn, sân vận động.
Các điểm bất tiện của khu thải rác loại này là: khí methane dễ nổ và các khí sulfur
hydro độc hại sẽ ngấm dẫn qua các nhà cửa ở vùng lân cận gây nổ hoặc gây ngạt. Có
thể khắc phục điều này bằng cách gắn các ống thông hơi. Nếu không chọn đúng loại
đất thích hợp, chất rỉ từ bãi thải này có thể gây ô nhiễm nước ngầm. Các bãi rác loại
này thường bị công chúng chống đối do đó càng ngày càng khó tìm ra vị trí thuận lợi.
Thiêu rác
Thiêu rác để loại bỏ rác dễ cháy, tro tàn còn lại được đem đổ chung vào bãi thái rác.
Cách này làm giảm 80-90% thể tích rác. Có thể thu hồi lại các kim loại và nhiệt lượng
sinh ra do đốt rác. Đốt rác không làm ô nhiễm nước ngầm và nếu được trang bị công
cụ khử bụi thì sẽ ít gây ra ô nhiễm không khí. Tuy nhiên các bất tiện là: dù có tramg bị
hút bụi, số còn lại thoát ra ngoài cũng rất lớn, ngoài ra cứ 10 tấn rác thiêu thì phải giải
quyết một tấn tro, loại tro này thường chứa nhiều kim loại độc và chất dioxin và có thể
liệt vào loại chất thải độc hại . Chi phí để loại bỏ chất thải độc hại thường cao gấp 15
lần so với bãi chôn rác tính trên mỗi tấn. Mặt khác, chi phí xây dựng, bảo trì và hoạt
động hệ thống này rất cao
Ủ phân rác
Các loại rác có thể phân hủy sinh học như rác lò mổ, công nghiệp chế biến thực phẩm,
và rác nhà bếp có thể trộn với đất ủ hoai để làm phân bón. Các nước như Hòa Lan,
Đức, Ý thường làm phân rác ủ và đóng gói để bán.
Cách này có bất tiện là phải phân loại rác vốn tốn kém chi phí, một số nước có nguồn
phân hữu cơ dồi dào cho rằng cách làm này không mấy kinh tế.
3 Tái thu hồi tài nguyên từ chất thải
5 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Các nhà máy công nghệ cao sẽ thu hồi kính, sắt, nhôm và các vật chất có giá trị khác
từ rác đô thị để bán lại cho nhà máy chế tạo. Những thứ còn lại gồm giấy, nhựa và các
chất dễ cháy khác sẽ được đốt để lấy nhiệt lượng sản xuất nước nóng, hơi nước nóng
bán cho các khu nhà ở lân cận hoặc các nhà máy chế tạo. Đan Mạch dùng lò thiêu rác
để chuyển 60% rác đốt được sang năng lượng. Con số này ở Thụy Điển, Thụy Sĩ ,ø Hòa
Lan và Mỹ là 50%, 40%, 30% và 7% theo thứ tự.
Cách thu hồi đơn giản, rẻ tiền là phân chia rác ngay tại nơi thải như gia đình, cửa
hàng thành ra những loại khác nhau (giấy, nhựa, nhôm, kính....). Các vật liệu này sẽ
được gom riêng rẽ đem đến nơi tái chế. Cách thu hồi này không gây ô nhiễm nước và
không khí, giảm bớt chi phí vận hành bảo trì và đem lại công việc cho rất nhiều công
nhân ít lành nghề chỉ làm được những việc đơn giản.
4. NGUỒN GỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG LOẠI CHẤT THẢI ĐỘC HẠI
Định nghĩa chất thải độc hại: Những vật chất thải loại có khả năng gây tác hại đến
sức khỏe con người và môi trường được gọi là chất thải độc hại. Chúng có thể là thể
rắn, lỏng hoặc khí bao gồm các loại dễ cháy, nổ, độc, ăn mòn hoặc phóng xạ. Người
ta bắt đầu lưu ý đến chất thải độc hại kể từ khi có biến cố ở Love Canal, Bang Nữu
Ước , Mỹ năm 1977.
Các nước Châu Aâu và Bắc Mỹ hiện nay đang rất lo ngại về các bãi thải chất độc hại
rất nhiều trên đất nước họ và đang nỗ lực ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất thải
độc hại này vào không khí, nước mặt và nươc ngầm.
Mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ đã có 265 triệu tấn chất độc các loại được sản xuất ra.
Khoảng 93% chất thải độc hại sản xuất ra ở Mỹ bắt nguồn từ công nghiệp hóa chất,
dầu hỏa và luyện kim.
Vận chuyển chất thải độc hại bằng xe hàng và xe lửa thường xảy ra tai nạn làm đổ
chất thải độc ra ngoài. Trong các năm từ 1980 đến 1985 trên nước Mỹ có 7000 tai nạn
làm thoát ra 191.000 tấn chất độc, gây chết 139 người, bị thương 1.478 người và thiệt
hại tối thiểu 50 triệu đô la.
5 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI
Chì: Lượng chì trong môi trường đã gia tăng khắp thế giới từ khi con người khai thác
và sử dụng chì vào 800 năm trước công nguyên. Hậu quả là ngày nay cơ thể con người
gánh chịu một lượng chì gấp 500 lần so với thời kỳ trước công nghiệp hóa. Xăng pha
chì đang dần dần bị cấm ở nhiều nước, vì đấy là nguồn chì quan trọng đi vào con người
qua hô hấp.
6 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng từ năm 1977 đến năm 1982 do sự giảm đi 68% lượng
chì trong xăng đã làm cho lượng chì trong không khí và trong máu người giảm xuống
còn một phần ba.
Braxin đã thay xăng bằng ethanol, nhiều nước đã cấm hẳn xăng pha chì. Một nguồn
chì khác là do ăn phải các thức ăn bị nhiễm chì từ không khí lắng đọng vào các vùng
nông nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi, nhất là các vùng gần xa lộ. Các mối hàn trong các
lon đồ hộp cũng là nguồn nhiễm chì vào thức ăn. Một nguồn chì khác là nước uống đi
qua các hệ thống ống làm bằng vật liệu có chứa chì.
Trẻ em 9 tuồi trở xuống rất dễ bị tổn hại do sự nhiễm độc chì. Người mẹ mang một
lượng chì cao cũng có thể truyền qua cho thai nhi. Chì gây thiệt hại cho não bộ, giảm
thính lực và thay đổi tính cách.
Thủy ngân: Thủy ngân đi vào không khí và nước do sự đốt than, sự thải các chất thải
kỹ nghệ vào công rãnh và nước mặt. Tuy nhiên lượng thủy ngân này thì nhỏ khi so
sánh với lượng tự nhiên như sự bốc hơi của thủy ngân từ vỏ trái đất và một lượng rất
lớn khác nằm trong bùn sình ở đáy biển.
Aên vào cơ thể một lượng lớn sinh vật biển chứa nhiều thủy ngân rất nguy hiểm. Phần
lớn thủy ngân trong thủy sinh vật biển có nguồn gốc tự nhiên, do đó mối đe dọa về
nhiễm thủy ngân vẫn luôn luôn tồn tại. Tuy nguồn thủy ngân do con người thải ra là ít
so với tự nhiên, đôi khi nguồn này vẫn rất nguy hiểm như đã từng xảy ra ở vịnh
Minamata Nhật Bản. Trong vụ này có 649 người chết và 1,385 người bị tổn thương nội
tạng do ăn cá nhiễm thủy ngân xả vào biển từ một công ty hóa chất. Ở Iran vào năm
1972, dân một làng nhận một lô hạt khử trùng bằng thủy ngân methyl, họ đem nuôi gia
súc và làm bánh mì để ăn. Kết quả là 459 người chết và 6.530 người bị bệnh tật lâu
dài.
Hợp chất thủy ngân có tính độc cao nhất là thủy ngân methyl (CH3Hg+). Chất này có
thể tồn tại trong cơ thể nhiều tháng, tác hại hệ thần kinh trung ương, thận, gan, mô não
và gây sẩy thai.
Trong điều kiện acid, các vi khuẩn kỵ khí sống ở đáy bùn các hồ nước và các vùng
nước mặt khác có thể chuyển thủy ngân nguyên tố và các muối thủy ngân sang thủy
ngân methyl. Phần lớn các vực nước tự nhiên không có độ pH đủ chua để tạo ra hiện
tượng này, tuy nhiên hiện tượng mưa acid sẽ làm gia tăng nguy cơ này.
Dioxins: Dioxin là phó phẩm của hỗn hợp chất độc màu da cam người Mỹ phun ở
Việt Nam gồm 2,4-D và 3,4,5-T. Đây là một chất cực độc gây ung thư, sẩy thai và biến
7 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
dạng thai ở những nồng độ rất nhỏ. Dioxin sinh ra khi đốt các vật chất hữu cơ ở nhiệt
độ cao như các nhà máy đốt rác. Chất này tồn lưu lâu dài trong đất và trong mô mỡ
con người và có thể tăng bội sinh học trong chuỗi thực phẩm.
Dioxins là một họ bao gồm 75 hợp chất hydrocacbon clo hóa, trong đó TCCD là chất
cực độc, gây ra ung thư gan, sẩy thai và tử vong cho thú thí nghiệm với nồng độ vô
cùng thấp.
Trong công nghiệp, công nhân các nhà máy tiếp xúc với chất này bị đau đầu, giảm thể
trọng, rụng tóc, suy gan, bị kích úng, mất ngủ, tay chân tê dại, mất khả năng tình dục
và nổi mụn bọc. Vào năm 1986, các Trung Tâm Phòng Chống bệnh tật của nước Mỹ
các trẻ em uống sữa mẹ bị nhiễm TCCD, có thể bị hấp thu một lượng TCCD cao hơn
cho phép 1,300 lần.
PCBs: Từ 1966 các nhà khoa học đã cho biết có sự ô nhiễm trên diện rộng chất
Polychlorinated Biphenyl (PCBs) . PCBs có 209 chất đồng gốc (congener).
Trước đây người ta chưa biết đến PCBs mãi cho đến 1968 có 1300 người Nhật bị nổi
mụn bọc, bị tổn hại thận và gan sau khi ăn phải dầu gạo bị nhiễm PCBs rỉ ra từ bộ
phận trao đổi nhiệt. Vì vậy, Nhật Bản cấm sử dụng tất cả các loại PCBs.
Cũng như DDT và Dioxin, PCBs không hòa tan trong nước, hòa tan trong mỡ và rất
khó phân hủy sinh học hoặc hóa học và rất dễ tích lũy tăng bội sinh học qua mạng
thực phẩm. PCBs đi vào cơ thể qua thực phẩm, tiếp xúc da, và hô hấp. Cũng như
DDT, hiệu ứng lâu dài do hấp thu liều thấp PCBs vẫn chưa biết được rõ. Tuy nhiên thí
nghiệm trên động vật cho thấy là chúng bị tổn hại gan thận, rối loạn tiêu hóa và sinh
sản, nổi mụt nhọt trên da và sinh bướu.
Ở Mỹ năm 1976 Quốc Hội đã cấm sản xuất và sử dụng PCBs, trừ những phần đã có
sẵn trong các chấn lưu đèn ống. Tuy nhiên trước lệnh cấm này, Mỹ đã sản xuất ra
68.000 tấn, số này đã đi vào môi trường do việc thải loại lung tung vào các bãi rác,
cánh đồng, rồi đi vào hệ thống cống rãnh, vệ đường xe chạy. Ngày nay có thể tìm
thấy vết của PCB khắp thế giới trong đất, trong nước mặt và nước ngầm, trong cá, sữa
mẹ, mô mỡ của người và ngay cả ở trong băng tuyết vùng cực.
Khi cấn lưu bị cháy hoặc rò rỉ, nổ, chúng sẽ thải PCBs ra môi trường. Năm 1985, Cơ
quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ra lệnh loại bỏ chất PCBs ra khỏi các chấn lưu đèn
ống trong các nhà ở tập thể, nhà văn phòng, nhà thương, siêu thị .v.v. và cấm gắn thêm
chấn lưu có PCBs.
6 KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI
Phương pháp xử lý chất thải độc hại (CTĐH)
8 DOWNLOAD» AGRIVIET.COM
Có ba cách chính
(1) Làm giảm tổng lượng CTĐH bằng cách thay đổi quy trình công nghệ, hoặc tái sử
dụng, tái chế chúng. Đây là cách tốt nhất.
(2) CTĐH còn lại thải ra môi trường phải được chuyển hóa sang các chất ít độc hơn
hoặc vô hại bằng cách cho phân hủy sinh học trong môi trường đất hoặc đốt đi, xử lý
với hóa chất, hay trong một số trường hợp có thể hòa loãng vào không khí và biển cả.
(3) CTĐH quá bền vững khi đã xử lý bằng biện pháp thông thường sẽ được chôn ở các
hố chôn vĩnh cửu tại những vùng an toàn về mặt địa chất và môi trường.
Hiện trạng quản lý CTĐH
Ở Mỹ, khoảng 80% CTĐH sản xuất hàng năm được thải bỏ hợp pháp hoặc lén lút
bằng những cách có hại về mặt môi trường: giếng sâu, hồ chứa không lót, bãi thải
không lót, đổ vào cống công cọng, sông suối hoặc được đốt trong các lò thiêu không
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ có 10% CTĐH được chứa ở bãi thải an toàn và 7% được
tái chế, tái sử dụng, khử độc hoặc đốt bỏ một cách an toàn. Một lượng CTĐH rất lớn
không tính được đã được đổ lén vào sông suối hoặc chôn vào đất.
Ở các nước Châu Aâu, ít đất để làm bãi thải do vậy 50% CTĐH được đốt trong các lò
thiêu có trang bị các công cụ chống ô nhiễm không khí tối tân, năng lượng phát ra
dùng để phát điện và sưởi ấm.
CTĐH có thể bị khử đi bằng cả ba biện pháp lý hóa và sinh học. CTĐH cũng có thể
được phân hủy bằng nhiệt trong các lò thiêu có đủ bộ phận chống ô nhiễm không khí.
Cách này có nhiều ưu điểm là xử lý được phần lớn CTĐH và là phương pháp hữu hiệu
nhất để loại thải các chất thải hữu cơ như nông dược, dung môi và PCBs. Các nhược
điểm của phương pháp này gồm có: đắt tiền, còn lại tro chứa nhiều kim loại độc.
Vì lệnh cấm thải CTĐH trong đất liền và dân chúng tránh xa các lò thiêu rác nên xu
hướng mới là đốt các CTĐH dạng lỏng trên biển trong các tàu chuyên dùng. Cách này
cũng có những ưu và khuyết điểm riêng. Trong đất liền, CTĐH phải được chôn ở các
bãi thải an toàn. Bãi thải an toàn là nơi chứa các CTĐH được trữ trong thùng. Các
CTĐH dạng lỏng phải được hóa rắn bằng xi măng, nhựa đường, thủy tinh hoặc các
cha