Chế biến Lâm sản - Môn: Công nghệ Xẻ – Mộc

BÀI MỞ ĐẦU Thông thường, sản phẩm mộc sau khi lắp rắp đều phải trang sức, sau đó mới có thể thành sản phẩm cung cấp cho người sử dụng. Mục đích của trang sức sản phẩm mộc là bảo vệ làm đẹp. Bề mặt sản phẩm mộc được che phủ bằng một lớp vật liệu màng có độ cứng nhất định, có tính năng chịu nước, chịu khí hậu., làm cho nó tránh được hoặc giảm nhẹ xâm hại của ánh sáng mặt trời, nước, ngoại lực, hoá chất và côn trùng. ngăn ngừa sản phẩm cong vênh biến dạng, nứt, mài mòn. kéo dài thời gian sử dụng; tạo cho sản phẩm mộc có màu sắc, độ bóng, cảm giác về chất và hoa văn, làm cho hình dạng, màu sắc chất lượng của nó kết hợp hoàn mỹ, mang lại cho con người cảm thụ dễ chịu tốt đẹp. Hiệu quả trang sức có ảnh hưởng rất quan trọng đến giá trị của sản phẩm mộc.

doc138 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế biến Lâm sản - Môn: Công nghệ Xẻ – Mộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỞ ĐẦU Thông thường, sản phẩm mộc sau khi lắp rắp đều phải trang sức, sau đó mới có thể thành sản phẩm cung cấp cho người sử dụng. Mục đích của trang sức sản phẩm mộc là bảo vệ làm đẹp. Bề mặt sản phẩm mộc được che phủ bằng một lớp vật liệu màng có độ cứng nhất định, có tính năng chịu nước, chịu khí hậu..., làm cho nó tránh được hoặc giảm nhẹ xâm hại của ánh sáng mặt trời, nước, ngoại lực, hoá chất và côn trùng..... ngăn ngừa sản phẩm cong vênh biến dạng, nứt, mài mòn..... kéo dài thời gian sử dụng; tạo cho sản phẩm mộc có màu sắc, độ bóng, cảm giác về chất và hoa văn, làm cho hình dạng, màu sắc chất lượng của nó kết hợp hoàn mỹ, mang lại cho con người cảm thụ dễ chịu tốt đẹp. Hiệu quả trang sức có ảnh hưởng rất quan trọng đến giá trị của sản phẩm mộc. Phương pháp trang sức sản phẩm mộc rất đa dạng, cơ bản có thể chia thành 3 loại: Phun quét, dán mặt và nghệ thuật đặc biệt. Các dạng này có thể tiến hành thủ công hoặc cơ giới. Trang sức phun quét là theo trình tự công nghệ nhất định đưa chất liệu trang sức lên bề mặt sản phẩm mộc, và hình dạng mộc lớp màng trang sức. Theo màng trang sức có thể hiện rõ vân thớ gỗ hay không chia thành trang sức trong suốt và trang sức không trong suốt; theo độ bóng của nó có thể chia thành trang sức bóng và trang sức trong suốt; theo độ bóng củanó có thể chia thành trang sức bóng và trang sức mờ; theo lấp lỗ mạch của nó có thể chia thành trang sức lỗ hiện rõ, lỗ nửa hiện rõ và lấp đầy lỗ. Theo chất liệu lỏng trang sức có thể chia thành chất liệu trang sức gỗ nitro, PU, FES, PF.....; theo chiều dày màng trang sức thì có thể chia thành màng dày, trung bình và màng mỏng; theo màu sắc khác nhau lại có thể chia thành màu gốc, màu vỏ hạt giẻ, màu gỗ tếch, màu gỗ hồng sắc..... Dán mặt là quá trình công nghệ dùng vật liệu trang sức dạng miếng mỏng hoặc màng mỏng, dùng keo (hoặc không dùng keo) dán lên bề mặt sản phẩm mộc tiến hành trang sức. Vật liệu trang sức bề mặt có ván lạng, tấm dán mặt polime, giấy trang sức, giấy ngâm tẩm keo, màng mỏng PVC, kim loại.... Trang sức nghệ thuật đặc biệt bao gồm điêu khắc, ép hoa, khảm, thếp vàng, bạc,... Trên thực tế trong sản xuất sản phẩm mộc thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trang sức, như sau khi dán giấy trang sức và ván lạng, lại tiến hành trang sức, khảm và trang sức kết hợp. Trang sức sản phẩm mộc có thể tiến hành sau khi lắp ráp thành sản phẩm, cũng có thể trước khi lắp ráp thành sản phẩm, trước tiên trang sức chi tiết, cụm chi tiết, sau đó lắp ráp toàn bộ. Thậm trí có thể tiến hành trang sức mặt nguyên liệu gốc của sản phẩm mộc, như ván dán, ván dăm...., rồi gia công thành sản phẩm mộc. Chất lượng trang sức sản phẩm mộc thường được đánh giá từ 2 mặt ngoại quan và tính năng lý hoá. Phương pháp trang sức khác nhau thì nội dung ngoại quan và tính năng lý hoá bao hàm khác nhau. Như phun quét chất phủ ngoại quan bao gồm mức độ phù hợp màu sắc với bản mẫu, tính đồng đều, độ bóng, kích thước hạt, phồng rộp, bọt khí, bị trắng, nhăn vết xước.... Còn tính năng lý hoá bao gồm lực bám của màng trang sức, tính chịu nhiệt khô, tính chịu mài mòn, tính bền khí hậu..... Cụ thể có thể thực hiện theo qui định trong Tiêu chuẩn Nhà nước GB 4893 - 1 - 8 – 85 “phương pháp xác định màng trang sức bề mặt đồ mộc” và trong các tiêu chuẩn đồ mộc khác. CHƯƠNG 1 CHUẨN BỊ BỀ MẶT TRANG SỨC Quy trình dùng chất phủ phun quét lên sản phẩm mộc là tổng của hàng loạt công đoạn xử lý bề mặt gỗ, phun quét chất phủ, lớp chất phủ đóng rắn và chỉnh sửa màng phủ...... Yêu cầu của sản phẩm mộc đối với tính năng lý hoá và tính trang sức của màng phủ khác nhau, đặc tính của gỗ, như có kết cấu nhiều lỗ, tính chất ở các chiều khác nhau, tính khô co rút, ẩm trương nở, một số loài cây có tanin, nhựa..... đều có ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ và hiệu quả trang sức của sản phẩm mộc. Ngoài ra, trong sản xuất sản phẩm mộc còn sử dụng số lượng lớn ván dăm, MDF....... Hiện nay chất liệu phủ dùng cho sản phẩm mộc đang phát triển theo hướng tỷ lệ chất rắn cao, không ô nhiễm, chất lượng tốt, kỹ thuật mới, thiết bị mới của thi công không ngừng xuất hiện, vì thế, nội dung của công nghệ phun quét chất phủ tương đối phong phú. Để tiện trình bày, ở đây theo trang sức trong suốt, trang sức không trong suốt, trang sức mô phỏng và trang sức bằng sơn ta để thảo luận công nghệ phun quét chất phủ của sản phẩm mộc. Trang sức trong suốt là dùng chất phủ trong suốt phun quét lên bề mặt gỗ. Tiến hành trang sức trong suốt, không chỉ phải giữ lại vân thớ và màu sắc tự nhiên của gỗ, mà còn phải thông qua một số công đoạn đặc biệt đã định nào đó làm cho vân thớ của nó càng rõ rệt, cảm giác về chất gỗ càng mạnh, màu sắc càng tươi, đẹp mắt. Trang sức trong suốt dùng nhiều cho các sản phẩm mộc gia dụng, nhạc cụ, cấu kiện kiến trúc dùng gỗ lá rộng quí hiếm (hoặc dán mặt bằng ván lạng). Ở Trung Quốc và một số nước Châu Á, những năm gần đây bắt đầu dùng trang sức cho sản phẩm mộc gỗ lá kim chất lượng cao. Quá trình công nghệ trang sức trong suốt sản phẩm mộc, trên đại thể có thể chia làm 3 giai đoạn: Xử lý bề mặt gỗ (chuẩn bị bề mặt), phun quét chất phủ (bao gồm sấy lớp phủ) và chỉnh sửa màng phủ. Quá trình trang sức trong sáng thông thường phân thành các giai đoạn xử lý bề mặt, sảm bằng, nhuộm màu, trang sức chất phủ và sửa sang màng chất phủ. Xử lý bề mặt bao gồm làm sạch bề mặt, vá và mài; nhuộm màu bao gồm nhuộm màu bột, nhuộm màu nước, nhuộm màu hồ và ghép màu; trang sức chất phủ bao gồm trang sức chất phủ lót và chất phủ mặt; sửa sang màng chất phủ bao gồm mài màng chất phủ và đánh bóng nó. Bảng 1.1. Cấu thành quá trình công nghệ trang sức trong suốt gỗ Giai đoạn Thứ tự công đoạn Xử lý bề mặt - Làm sạch bề mặt - Khử dầu nhựa - Tẩy trắng - Bả ma tít bề mặt Phun quét chất phủ - Lấp lỗ và điền đầy lỗ mạch - Nhuộm màu - Phun quét chất liệu lót - Phun quét chất liệu phủ mặt Chỉnh sửa màng trang sức - Mài - Đánh bóng Trang sức trong đó giữ nguyên hoa văn chân thực của gỗ, thường những loại gỗ cây lá rộng có vân thớ đẹp đều dùng trang sức trong, nhưng do màng chất phủ trong rất dễ hiển thị những khuyết tật của gỗ, do đó yêu cầu đối với chất lượng của gỗ tương đối cao, đặc biệt là bề mặt của những chỗ trang sức là bằng phẳng, nhẵn bóng không để lại vết mài và vết bào, các góc cạnh cần phải hoàn chỉnh không bị nứt vỡ, sản phẩm cao cấp cần phải loại bỏ lông gỗ. Theo yêu cầu của chất lượng trang sức, tình huống của vật liệu nền và chất phủ khác nhau, mỗi một giai đoạn có thể bao gồm một hoặc vài công đoạn, có công đoạn cần phải lặp lại nhiều lần, thứ tự của một số công đoạn cũng có thể điều chỉnh. Bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận tác dụng và phương pháp tiến hành của một số công đoạn này. Nội dung của các công đoạn chuẩn bị trang sức, tiến hành trang sức bề mặt cho sản phẩm mộc được trình bày ở bảng 1.1. 1.1. LÀM SẠCH BỀ MẶT Mục đích của làm sạch bề mặt là chuẩn bị một bề mặt phôi trắng sản phẩm mộc sạch, bóng để trang sức, để thu được chất lượng trang sức tốt, tiết kiệm công sức, nguyên liệu, bao gồm làm sạch lông gỗ, bụi, khử dầu nhựa. Bề mặt phôi trắng sản phẩm mộc thường dùng bào tinh và mài tiến hành chỉnh sửa bề mặt. Khi trang sức trong suốt, độ nhấp nhô bề mặt của phôi trắng phải dưới 30mm. Trên bề mặt gỗ đã qua chỉnh sửa, vẫn tồn tại sợi gỗ đã bị cắt nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi bề mặt gỗ, gọi là "lông gỗ", khi đưa dung dịch chất màu lên làm cho gỗ trương nở rất mạnh, lông gỗ vốn nằm hoặc ép dính, mép cạnh rạn nứt rất nhỏ của bề mặt gỗ, mép cạnh của ống mạch thô.. bị trương nở và khô dựng đứng lên, làm cho bề mặt gỗ bị nhấp nhô. Khi nhuộm màu, dung dịch chất màu sẽ đọng lại ở lông gỗ, gần mép cạnh ống mạch gỗ, làm cho màu sắc không đồng đều. Khi lấp đầy ống mạch, các chất lấp đầy bám dính vào lông gỗ khó làm sạch, làm cho vân gỗ mờ. Khi trang sức, màng trang sức bị nhấp nhô, gây ra lỗ kim. Ngoài ta vết bào, sợi bị ép, bột gỗ còn trong ống mạch, cũng sẽ nổi lên gây ra hậu quả không tốt tương tự. Phương pháp loại bỏ lông gỗ có một số loại sau đây: Dùng nước nóng 40 - 500C làm ướt bề mặt gỗ, sau khi khô lông gỗ dựng đứng lên, sau đó dùng giấy nhám mịn mài nhẹ, loại bỏ lông gỗ. Phương pháp này còn có thể hiện rõ chất thấm keo; dùng dung dịch cánh kiến đỏ nồng độ 25%, hoặc dung dịch keo xương nồng độ 3 - 5% lên bề mặt phôi trắng, lông gỗ trương nở nhanh, khô nhanh, sau khi khô lông gỗ tương đối giòn, có thể mài đi. Dung dịch cánh kiế đỏ và keo xương chịu vào gỗ còn có thể làm vững chắc thêm các tổ chức của gỗ, ngăn ngừa chất phủ trong gỗ tếch,.. có tính đẩy nước ra, cần sử dụng dung dịch 3 phần nước 1 phần amoniac quét lên bề mặt, rồi loại bỏ lông gỗ. Phun quét sơn dán dính cạnh gỗ PU đã pha loãng, độ nhớt của nó khoảng 10s (BZ4, 200C), hàm lượng khô 7 - 10%, sau khi khô triệt để, mài nhẹ loại bỏ lông gỗ, khi bóng của màng sơn mất đi là được. Ưu điểm của phương pháp này chất phủ có thể thấm vào trong tổ chức của gỗ, làm chắc thêm lớp mặt của phôi trắng, cho nên không khí trong gỗ khó trương nở, có thể ngăn chặn có kết quả màng phủ có lỗ kim và bọt khí, vì trong chất liệu phủ không có nước, cho nên không gây ra nứt và biến dạng gỗ, sẽ không làm cho ván lạng dán mặt bong ra, có thể ngăn chặn bám màu không đồng đều, khi lấp đầy lỗ mạch dễ lau sạch chất lấp lỗ mạch còn thừa bên ngoài ống mạch, hiện rõ nét đẹp của vân thớ gỗ. Vì thế, là phương pháp dùng để trang sức sản phẩm mộc cao cấp. Phương pháp cán nhiệt xử lý bề mặt, trên bề mặt chi tiết bề mặt phẳng hoặc mặt hình, có thể dùng 2 - 3 rulô đường kính khoảng 180mm, nhiệt độ bề mặt khoảng 2000C tiến hành cán nhiệt, áp suất ép từ 0,4 - 2,5 MPa, tốc độ nạp liệu từ 2 - 15 m/phút. Bề mặt sau cán nhiệt, khối lượng thể tích tăng lên, độ bóng bề mặt tăng lên rõ rệt, có thể giảm lượng chất phủ dùng. Nếu bề mặt phôi trắng phun quét lên 1 lớp keo UF hoặc sơn gốc nitro, thì hiệu quả xử lý càng tốt. 1.2. LOẠI TRỪ DẦU, NHỰA Trong gỗ lá kim như thông rụng lá, thông đỏ, thông đuôi ngựa,.. đều có nhựa, ở mắt, phần gỗ muộn hàm lượng nhựa càng cao. Thành phần chủ yếu của nhựa thông là dầu thông và colophan. Sản phẩm mộc từ loại gỗ này, khi tiến hành trang sức, thường thường do nhiệt độ tăng lên, tính lưu động của nhựa tăng lên, cộng thêm tác dụng của áp suất không khí và hơi nước trong gỗ, dầu thông sẽ thấm ra bề mặt gỗ làm cho đóng rắn của chất liệu phủ tính dầu không tốt (khô chậm, dính trở lại thậm trí không khô), bám màu không đồng đều và giảm lực bám của màng trang sức. Vì thế, trước khi trang sức nhất định phải loại bỏ hết dầu nhựa. Đối với gỗ lá kim tiến hành sấy nhiệt độ cao, có thể đồng thời loại bỏ dầu nhựa. Sản phẩm mộc làm từ gỗ lá kim sấy nhiệt độ thường, có thể dung phương pháp rửa và phương pháp hoà tan để loại bỏ dầu nhựa, cũng có thể dùng sơn lót bịt kín ngăn cách dầu nhựa, tránh ảnh hưởng không tốt của nó, ngăn chặn dầu thông thấm ra. Trước khi xử lý tẩy mầu đối với gỗ có nhựa, phải tiến hành xử lý loại trừ nhựa trước. Phương pháp loại trừ nhựa có: Loại trừ nhựa bằng dung môi và loại trừ nhựa bằng alkali. Dùng dung môi axetone, cồn, nhóm benzen, CCl4, để loại trừ nhựa. Ví dụ: dùng dung dịch nước axetone 25% có thể nhanh chóng loại trừ được nhựa. Nhưng những loại dung môi này đắt (axetone), dễ cháy hoặc rất độc (nhóm benzen). Vì thế trong thực tế, chỉ dùng trong trang sức nhạt màu. Dùng dung dịch alkali xử lý bề mặt gỗ. Nguyên lý của phương pháp này là nhựa có thể cùng alkali tạo thành loại xà phòng có tính hoà tan, dùng nước sạch rửa có thể loại trừ được. Dung dịch alkali thường dùng nhất là dung dịch nước Na2CO3 5 - 6% hoặc dung dịch nước NaOH 4 - 5%. Khi dùng alkali loại trừ nhựa, dễ làm cho màu sắc của gỗ sẫm đi, vì thế phương pháp này chỉ thích hợp với trang sức xẫm màu. Nếu dùng hỗn hợp dung dịch alkali (80%) và dung dịch nước axetone (20%) để loại trừ nhựa thì hiệu quả càng tốt. Khi pha chế dung dịch alkali và axetone, nên dùng nước nóng 60 - 800C. Dùng dung dịch alkali đã pha chế quét lên chỗ có nhựa sau 2 - 3 giờ, nước nóng hoặc dung dịch Na2CO3 2% có thể rửa sạch nhựa đã xà phòng hoá. Phương pháp rửa thường dùng dung dịch bazơ xử lý bề mặt gỗ, nhựa và bazơ tạo thành xà phòng tính hoà tan, rồi dùng nước nóng rửa, sẽ loại bỏ rất dễ dàng. Phương pháp thường dùng nhất là dung dịch Na2CO3 nồng độ 5 - 6%, hoặc dùng dung dịch NaOH nồng độ 4 - 5% quét lên, sau đó dùng nước nóng rửa sạch bề mặt. Phương pháp này sẽ làm cho màu sắc gỗ đậm thêm. Vì thế, không phù hợp xử lý sản phẩm màu nhạt. Phương pháp hoà tan dùng các dung môi hữu cơ axeton, benzen, metanol, hoặc CCl4. bôi quét lên chỗ có nhiều dầu nhựa là được. Phương pháp này thích hợp để loại bỏ dầu nhựa của sản phẩm màu nhạt. Do giá của những dung môi hữu cơ này tương đối đắt, dễ cháy, có độc, không an toàn, vì thế ở tính huống bình thường không sử dụng. Phương pháp bịt kín tức là ở chỗ có nhiều dầu nhựa quét lên chất liệu đáy bịt kín như dung dịch cánh kiến đỏ hoặc PU, ngăn chặn dầu thông thấm ra khỏi màng trang sức. Phương pháp khoét là khoét bỏ các túi nhựa đặc biệt nhiều mắt, rồi gắn vào 1 miếng gỗ tương ứng. 1.3. TẨY TRẮNG Là thao tác làm cho gỗ màu đậm thành màu nhạt, nâng cao độ sáng của gỗ, loại bỏ phần gỗ biến màu, cũng gọi là khử màu sắc. Tẩy trắng gỗ dùng cho nhiều tình huống, để tiến hành trang sức trong suốt màu nhạt, phải khử màu toàn bộ bề mặt gỗ; màu sắc trên cùng 1 sản phẩm không giống nhau, khi dùng phương pháp nhuộm màu không thể làm cho màu sắc của màng phủ không như nhau, trước khi nhuộm màu cũng cần khử màu bề mặt, sau đó phun quét đồng đều chất nhuộm màu; ngoài ra, còn có thể dùng phương pháp khử màu để dự phòng và loại bỏ biến màu gỗ do tác dụng của ánh sáng gây ra. Làm sạch biến màu sinh vật do nấm, mốc gây ra, loại bỏ biến màu hoá học do gỗ tiếp xúc với sắt, axít, bazơ gây ra. Tẩy trắng chính là quá trình loại bỏ Lignin và các chất màu trong gỗ. Mục đích của tẩy trắng là loại bỏ Lignin và các hợp chất của Lignin còn lại, nhằm cải thiện độ trắng của Cellulose, đồng thời phải hạn chế sự phân huỷ của Cellulose. Do đó việc lựa chọn nghiên cứu các giải pháp tẩy trắng thích hợp là hết sức quan trọng. Tẩy trắng là ứng dụng phản ứng Oxy hóa hoặc Oxy hóa khử trên bề mặt của gỗ. Gỗ tẩy trắng là làm cho các tập đoàn gốc màu hoặc các gốc hỗ trợ màu cùng với các thành phần tổ thành nên màu sắc thông qua Oxy hóa khử của dung dịch tẩy trắng mà đạt được mục đích phân giải làm mất màu. Các gốc phát màu cơ bản là: O O Gốc than O) C ( C ) C của đơn thể Prophyl Benzen trong Lignin và gốc Hydroxin (COOH) cầu Cacbon đôi Ngoài ra gốc Hydroxin (-OH) và gốc -OCH3 cùng tồn tại trong gỗ, chính chúng nó cũng làm cho gỗ dễ bị biến màu. Tập đoàn phát màu bản thân nó tồn tại cầu nối đôi không màu, khi chịu tác động của ánh sáng (nhất là ánh sáng tím) và tác dụng của Oxy, cầu nối p bị phá vỡ sinh thành gốc tự do, từ đó phát sinh quang hóa phân giải làm cho màu sắc gỗ trở nên đậm hơn. Do đó dùng các dung dịch hóa chất có tính Oxy hoặc Oxy hóa khử để thực hiện việc phong bế tập đoàn trợ màu (OH-) và thu hút tập đoàn phát màu (như C = O, C = C) do ánh sáng nhìn thấy đã tác động vào gỗ. Như vậy đã sản sinh ra tác dụng tẩy trắng gỗ. Dung dịch được dùng phát huy mức độ tẩy trắng lớn nhỏ, còn phải căn cứ vào mức độ Oxy hóa hoặc Oxy hóa khử mà quyết định. Trên thực tế 2 phản ứng này có thể xảy ra được hay không được quyết định bởi năng lượng hoạt hóa, môi chất và độ PHcủa nó, nhiệt độ phản ứng và thời gian phản ứng cũng nằm trong những nhân tố đó. Có lúc tẩy trắng sau khi đã hoạt hóa vẫn không có hiệu quả tẩy trắng như ý thì cần phải cho thêm những dung dịch trợ giúp hoạt tính. Nhiệt độ có tác dụng rất lớn đến quá trình tẩy trắng so với nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ cao tốc độ phản ứng tăng lên rất nhiều làm cho tẩy trắng dễ dàng được tiến hành. Oxy già và NaClO2 được xem là những chất tẩy trắng, thường điều chỉnh độ pH của Oxy già ở tính kiềm, còn đối với dung dịch NaClO2 điều chỉnh độ pH có tính Acid, từ đó mà làm cho khả năng tẩy trắng của chúng được tăng lên rõ rệt. Dạng dung dịch tẩy trắng hoàn nguyên như hỗn hợp Amoniac và bột tẩy trắng đều là các chất tan trong nước, ở điều kiện nhiệt độ trong phòng năng lực tẩy trắng rất thấp, nếu nâng nhiệt độ lên 800C thì năng lực tẩy trắng hoàn nguyên tăng lên rất mạnh. Cần phải chỉ ra rằng hoạt tính của dung dịch tẩy trắng quá mạnh thì dung dịch tẩy trắng vô hiệu đối với sự phân giải kịch liệt, như vậy không chỉ làm tổn thất dung dịch tẩy trắng mà còn dẫn đến sự phá hoại đối với tổ chức gỗ làm cho bản chất chất lượng gỗ bị giảm xuống, do vậy cần phải cho thêm vào một lượng dung dịch ức chế trợ giúp thích đáng. 1.3.1. MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA GỖ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÀU GỖ Thành phần hoá học của gỗ bao gồm Cellulose, Hemicellulose, Lignin và một số chất chiết suất. Trong nội dung của đề tài tôi đề cập đến về một số thành phần hoá học của gỗ liên quan đến màu gỗ. a. Lignin Lignin là một trong những hợp chất thiên nhiên khó nghiên cứu vì không hoà tan trong những dung môi thông thường và biến đổi tính chất ngay khi xử lý trong điều kiện mềm. Từ sự phân giải Lignin đến các hợp chất đơn giản thường xảy ra một cách không hoàn toàn và rất nhiều khi sản phẩm thu được không đặc trưng cho kết cấu của Lignin thiên nhiên. Tuy nhiên với nhiều vấn đề về cấu trúc những nghiên cứu so sánh của Lignin của các nhà khoa học ta có thể có một số kết luận về Lignin như sau: - Lignin là cao phân tử phenylpropan (khoảng 3040 nhóm). Các mắt xích có chứa nhóm OH chức phenol, chức rượu enol, ketol (-CO-). Nhân thơm có hoặc không có chứa nhóm metoxyl (- OCH3). Phần nhánh có chứa nối đôi, nối ba, nhóm – OH, nhóm – CHO, nhóm – COOH. - Các mắt xích liên kết với nhau tạo mạng lưới không gian bằng liên kết ete (= C – O – C =) và liên kết Carbon – Carbon (C – C). ở các vị trí khác nhau ở nhân thơm cũng như mạch thẳng loại liên kết C – C rất bền vững dối với xử lý hoá học và là yếu tố chủ yếu ngăn cản sự tạo thành các đơn phân tử Lignin trong những xử lý như hydro hoá, phân giải bằng etanol Cần phải nhấn mạnh rằng hãy còn chưa thể đưa ra được những chứng cớ chắc chắn về mặt hoá học cho sự tồn tại của tất cả các loại liên kết đó. Những liên kết đó được đề xuất để giải thích đặc điểm của Lignin về mặt hoá học. Những dự kiến đó gần đây đã được hỗ trợ trực tiếp nghiên cứu về cơ chế của sự hình thành Lignin trong cây đang sống. Freudenberg, Kratal và Billek đã nghiên cứu và chứng minh rằng có thể điều chế được ở dạng sống, (alpha, beta hay gamma) của phenylpropan mang tính phóng xạ. - Liên kết ete trong phân tử Lignin gồm có: Liên kết ete phenolic và những liên kết ete dialkyl. - Liên kết C – C gồm liên kết ’ carbon – carbon và liên kết - ’ carbon – carbon. Hàm lượng Lignin phụ thuộc vào loại gỗ, tuổi của chúng. Trong thời gian sinh trưởng thì lượng Lignin liên tục tăng. Khi cây đã trưởng thành thì hàm lượng Lignin hầu như không đổi. Công thức phân tử của Lignin là C42H32O2(OH)5(OCH3)5 được nhiều nhà hoá học công nhận. H – C – O HO – CH2 H – C – OH OCH3 OH H – C – OH C OCH3 Công thức cấu tạo của Lignin: Nhìn vào công thức ta thấy lignin có các nhóm chính sau: Nhóm metoxyl (OCH3) chiếm 8 16%; nhóm carboxyl; nhóm hydroxyl (OH); các hạt nhân benzen (C6H6). Ở trên ta đã trình bày những quan điểm hiện đại về bản chất của các liên kết giữa những đơn vị đơn phân tử Lignin. Bức tranh tổng quát của cấu tạo Lignin rút ra kết luận quan trọng Lignin là cao phân tử phức tạp. Trong đó sự phức tạp của cấu tạo Lignin không phải chỉ vì có nhiều đơn vị đơn phân tử trong Lignin mà còn vì sự đa dạng của các kiểu liên kết giữa các đơn vị đó. Toàn bộ những kết luận trên chủ yếu xuất phát từ Lignin của các loài lá kim, gỗ tùng, mà nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích. Những thông tin về Lignin của gỗ cây lá rộng và cây thân thảo vẫn còn bị hạn chế không cho phép kết luận được trên lý thuyết. Một điều đáng quan tâm về mặt lý luận là: Lignin là một cao phân tử có cấu trúc sắp xếp đều đặn hay sắp xếp vô trật tự. Brauns đã đưa ra giả thuyết về “đơn vị Lignin” gồm có 4 guaiacylpropan monome và đã giới thiệu, phân tích để khẳng định giả thuyết đó. Sau những số liệu thu được về sau do phân tích những phân tử khác nhau (như các nhóm conif
Tài liệu liên quan