Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về kiến thức: Giúp học viên tìm hiểu về dân chủ XHCN từ đó thấy được sự khác biệt về bản chất so với dân chủ tư sản, đồng thời hiểu rõ hơn quá trình xây dựng Nhà nước XHCN.

pdf25 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG – AN GIANG Bài 3 CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - 2013 - MỤC TIÊU -Về kiến thức: Giúp học viên tìm hiểu về dân chủ XHCN từ đó thấy được sự khác biệt về bản chất so với dân chủ tư sản, đồng thời hiểu rõ hơn quá trình xây dựng Nhà nước XHCN. -Về tư tưởng: Khẳng định niềm tin vào chế độ dân chủ XHCN là chế độ dân chủ thực sự của nhân dân; tránh những tư tưởng mơ hồ, dễ dao động, nghi ngờ bản chất tốt đẹp của nền dân chủ XHCN. -Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng gắn lý luận và thực tiễn, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ cơ quan, địa phương mình công tác. KẾT CẤU CỦA BÀI I. KHÁI NIỆM DÂN CHỦ VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA DÂN CHỦ II. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – BẢN CHẤT VÀ SỰ KHÁC BIỆT VỚI DÂN CHỦ TƯ SẢN III. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRỌNG TÂM CỦA BÀI I. KHÁI NIỆM DÂN CHỦ VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA DÂN CHỦ II. DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – BẢN CHẤT VÀ SỰ KHÁC BIỆT VỚI DÂN CHỦ TƯ SẢN I/. KHÁI NIỆM DÂN CHỦ VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA DÂN CHỦ 1. Khái niệm - Ngôn ngữ Hy Lạp cổ: “demokratia” để diễn đạt “dân chủ”, trong đó Demos là nhân dân và Kratia là quyền lực. => Vậy, dân chủ theo tiếng Hy Lạp cổ là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. => Dân chủ được nhìn nhận như một quyền lực mà tất cả quyền lực thuộc về đa số người dân chứ không phải của một nhóm người, quyền lực này được nhân dân giao cho nhà nước của mình, là người đại diện cho mình. - V.I.Lênin: Dân chủ là sự thống trị của đa số. - Dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, phương thức sinh hoạt của một tổ chức chính trị - xã hội, một cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. 2. Bản chất của nền dân chủ • Khi xã hội phân chia thành giai cấp và có nhà nước thì dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị XH. • Dân chủ là một phạm trù chính trị vì nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị, của giai cấp thống trị. • Dân chủ với tư cách là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, là một phạm trù lịch sử vì nó ra đời, tồn tại, phát triển trong một giai đoạn phát triển nhất định và sẽ mất đi khi trong xã hội không còn giai cấp. • Dân chủ mang tính nhân dân vì thành quả của dân chủ đạt được trong xã hội trước hết tùy thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân. II. DÂN CHỦ XHCN – BẢN CHẤT VÀ SỰ KHÁC BIỆT VỚI DÂN CHỦ TƯ SẢN 1. Bản chất của dân chủ XHCN • Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội. • Do Đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. • Nhân dân lao động là những người làm chủ mọi quan hệ chính trị trong xã hội. • Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu đáp ứng sự phát triển cao của LLSX hiện đại. • Dưới góc độ kinh tế dân chủ XHCN được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy KT - XH phát triển. • Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư tưởng của GCCN làm nền tảng; đồng thời là sự kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại đã đạt được. 2. Sự khác biệt giữa DC XHCN và DC Tư sản Khác nhau DC XHCN DC Tư sản + Về mục tiêu phục vụ + Về bản chất giai cấp, bản chất chính trị là nền dân chủ cho đại đa số NDLĐ, phục vụ lợi ích cho đại đa số là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số là nền dân chủ mang bản chất của GCCN nhưng nó phục vụ lợi ích cho đa số là nền dân chủ mang bản chất của GCTS, phục vụ lợi ích cơ bản của GCTS Khác nhau DC XHCN DC Tư sản + Về bản chất giai cấp, bản chất chính trị là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về chính trị là nền dân chủ do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, thực hiện chế độ đa đảng đối lập là nền DC được thực hiện thông qua NN pháp quyền XHCN (có sự thống nhất và sự phân công phối hợp giữa ba quyền LP, HP,TP) là nền dân chủ được thực hiện thông qua Nhà nước pháp quyền tư sản (tổ chức theo hình thức tam quyền phân lập) Khác nhau DC XHCN DC Tư sản + Về cơ sở kinh tế là nền dân chủ được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các TLSX chủ yếu là nền dân chủ được thực hiện trên cơ sở kinh tế tư hữu hóa các TLSX là nền DC thực hiện nguyên tắc phân phối sản phẩm của XH chủ yếu theo kết quả lao động và các nguồn lực đóng góp là nền dân chủ thực hiện nguyên tắc phân phối sản phẩm của XH chủ yếu theo tài sản, tỷ lệ đóng góp kinh tế của mỗi cá nhân Khác nhau DC XHCN DC Tư sản + Về tính pháp lý và tính thực tiễn là nền dân chủ đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về mặt pháp lý cũng như trên thực tế về mặt pháp lý, xây dựng rất nhiều quyền của con người, Hạn chế tối đa sự khác biệt giữa văn bản luật và quyền thực sự của người dân trong thực tế nhưng nó lại đưa ra rất nhiều quy định để hạn chế tối đa việc thực hiện những quyền đó của công dân 3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam * Quan niệm Hồ Chí Minh về nền dân chủ ở nước ta (trong bài báo Dân vận - ngày 15/10/1949) Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. * Bác nói rõ: "Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng". * Bác cũng nói: Đảng ta là Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Di chúc) a. Những thuận lợi, khó khăn (khách quan, chủ quan) tác động tới việc xây dựng, phát huy dân chủ XHCN ở nước ta b. Một số thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta III. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm và chức năng, vai trò của các bộ phận - Khái niệm: Nhà nước XHCN là cơ quan thể hiện và thực hiện quyền lực của NDLĐ, thay mặt nhân dân, được nhân dân ủy quyền, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý mọi mặt hoạt động xã hội bằng hệ thống pháp luật và những thiết chế dưới luật, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự giám sát, bảo vệ của nhân dân. - Chức năng: đối nội và đối ngoại, tổ chức xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ những thành quả mà nhân dân đã giành được. - Ba bộ phận cấu thành: lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Vai trò của các bộ phận: Ba bộ phận này có sự phân công trách nhiệm và phối hợp hành động, nhưng thống nhất ở cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội. - Nhiệm vụ: Nhà nước XHCN là công cụ chủ yếu để thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản bằng pháp luật, quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật và phát huy quyền dân chủ của nhân dân theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, nhà nước XHCN thực hiện chức năng trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột, những âm mưu phản cách mạng, lôi kéo quần chúng nhân dân về phía cách mạng bằng việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục, mở rộng và tổ chức xây dựng xã hội mới. - Những đặc trưng cơ bản • Quyền lực của Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. • Nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự thống nhất hoạt động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống và từng bộ phận, từng công dân. • Nhà nước quản lý mọi mặt xã hội bằng hệ thống pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, coi nhân dân là chủ thể của quyền lực. • Nhà nước dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mọi công việc của Nhà nước đều do dân ủy quyền. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được nhân dân và các cơ quan dân cử thẩm định, được thực thi vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân có quyền giám sát mọi hoạt động của Nhà nước. 2. Đổi mới hoạt động của Nhà nước ta, đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân a. Yêu cầu khách quan và thành tựu đổi mới nhà nước - Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục - Một số thành tựu - Nguyên nhân b. Các nguyên tắc của đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước (SGK) c. Phương hướng và giải pháp đổi mới (SGK) - Phương hướng (SGK) - Giải pháp đổi mới (SGK)
Tài liệu liên quan