Chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật

-Từ năm 1980 trở lại đây, nước ta có yêu cầu thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng nên các hóa chất hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Người ta sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại và cỏ dại cho nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên một số nơi đã quá lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài làm mất đi sự đa dạng trong sinh học về số lượng và số loài các côn trùng có ích giảm đi rất nhiều dẫn đến mất cân bằng sinh thái, là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện ngày càng nhiều loài dịch hại như chuột, ốc bưu vàng, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn -Bên cạnh đó hiện tượng kháng thuốc của một số loài sâu hại quan trọng cũng được ghi nhận. Mặt khác viêc sử dụng thuốc không đúng biện pháp hoá học đã gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng thuốc trừ sâu quá giới hạn cho phép trên nông sản,

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT GIỚI THIỆU: -Từ năm 1980 trở lại đây, nước ta có yêu cầu thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng nên các hóa chất hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Người ta sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại và cỏ dại cho nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên một số nơi đã quá lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài làm mất đi sự đa dạng trong sinh học về số lượng và số loài các côn trùng có ích giảm đi rất nhiều dẫn đến mất cân bằng sinh thái, là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện ngày càng nhiều loài dịch hại như chuột, ốc bưu vàng, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn… -Bên cạnh đó hiện tượng kháng thuốc của một số loài sâu hại quan trọng cũng được ghi nhận. Mặt khác viêc sử dụng thuốc không đúng biện pháp hoá học đã gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng thuốc trừ sâu quá giới hạn cho phép trên nông sản, -Chi phí để sản xuất thuốc hóa học trừ sâu, phòng bệnh và diệt cỏ dại là rất lớn, đòi hỏi sự đầu tư cao về nhà xưởng, máy móc, công nghệ… Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây: - Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái - Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung. - Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. - Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm. - Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác. - Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau: - Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. - Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng. - Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh: Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong danh mục các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 sản phẩm các lọai, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép đăng ký. Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có 300 lọai thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại , góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. * Một số sản phẩm tiêu biểu: - Ngùôn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC – đây là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem ( Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây Neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake. - Họat chất Rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử dụng như một lọai thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng như các lọai cá dữ, cá tạp trong ruộng nuôi tôm. - Chế phẩm Đầu trâu Bihopper ( họat chất Rotenone ) đóng vai trò diệt tuyến trùng và chế phẩm Olicide ( Oligo – Sacarit ) đóng vai trò tăng sức đề kháng bệnh của cây trồng. - Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss Thuringiensis var. ) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis) đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm Bt nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đối với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các lọai sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc ... Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng ( Đại học Cần Thơ ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ôn) do nấm Pyricularia gây ra. - Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với họat chất Abamectin được phân lập từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các lọai sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn; Ngòai ra cũng trong nhóm này Vivadamy, Vanicide, Vali… có họat chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces hygroscopius var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải…. Các chế phẩm từ nhóm nấm còn có nấm đối kháng Trichoderma vừa có tác dụng đề kháng một số nấm bệnh gây hại trên bộ rễ cây trồng như: bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmirova gây ra. Hay bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm bệnh gây ra: Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii. - Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana là sản phẩm của đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện: Ometar - Metarhizium anisopliae (nấm xanh); Biovip = Beauveria bassiana (nấm trắng). - Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus ( NPV ). Đây là lọai virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho … - Pheromone: Là một nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng dẫn dụ giới tính, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bảo vệ thực vật cây trồng. Với đặc điểm chuyên tính cao với từng lọai sâu hại nên rất an tòan với sản phẩm, sinh vật có ích và môi trường. Pheromone được dùng như một công cụ có hiệu quả trong dự báo, phòng trừ dịch hại cây trồng và sản phẩm trong kho nông sản. Đến nay trên thế giới đã nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất sex – pheromone dẫn dụ nhiều lọai côn trùng khác nhau. Ở Việt nam hiện nay, việc ứng dụng pheromone được tập trung đối với một số côn trùng sau đây: + Côn trùng hại rau: Các lọai sâu ăn lá: sâu tơ ( Plutella xylostella) , sâu xanh ( Helicoverpa armigera ), sâu khoang ( Spodoptera litura ) và sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ).. + Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi vàng đục trái ( Bactrocera dorsalis ). Sản phẩm tiêu biểu là Vizubon – D với họat chất Methyl Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong sản phẩm có pha trộn thêm chất diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt ( Prays citri Milliire ) cũng đã được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7)- Tetradecenal. - Nguồn gốc tuyến trùng: Trong các giải pháp sinh học, tuyến trùng EPN (viết tắt tên tiếng Anh Entomopathogenic nematodes của nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng) được coi là tác nhân có nhiều triển vọng bởi có khả năng diệt sâu nhanh, phổ diệt sâu rộng rộng, an toàn cho người, động vật và không gây khả năng "kháng thuốc" ở sâu hại. Nhóm các nhà khoa học ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ VN đã điều tra, phân lập nhóm tuyến trùng EPN - 2 giống Steinernema và Heterorhabditis được coi là Entomopathogenic nematodes (EPN), đưa vào sản xuất thuốc sinh học tuyến trùng. Từ đây, nhóm đã sản xuất thử nghiệm 6 chế phẩm sinh học có tên từ Biostar-1 đến Biostar-6, trong đó Biostar-3 và Biostar-5 được sản xuất hàng trăm lít để thử nghiệm rộng rãi trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở trong phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử nên giá thành còn cao. Ví dụ như giá thành sản xuất số lượng EPN dùng cho 1 ha ở Việt Nam là 100 USD, trong khi đó ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Canada chỉ khoảng 50 USD. Khả năng bảo quản các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học không cao nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng. VI SINH VẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ THỰC VẬT Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng phương pháp hóa học không phải lúc nào cũng có kết quả hữu hiệu. Mặt khác, biện pháp này làm nhiễm bẩn môi trường sống, ảnh hưởng không ít đến người, gia súc và các loại sinh vật khác, đặc biệt là các loại động vật sống trong nước như cá, tôm, cua… Trong những năm gần đây, việc sử dụng biện pháp sinh học phòng chống sâu hại cây trồng như sử dụng ký sinh mới được đi sâu nghiên cứu, nhưng việc sử dụng biện pháp này với nấm bệnh là một vấn đề đang còn mới mẻ trong nông nghiệp. Tuy vậy xu hướng bảo vệ cây trồng chống nấm bệnh hại là sử dụng ký sinh bậc 2, vi khuẩn đối kháng, chất kháng sinh, fitonxit đã đem lại kết quả khả quan. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tách các ký sinh bậc 2 đem gây, nhân hàng loạt và phun lên cây trồng bị bệnh hại. Vi sinh vật đối kháng với các sinh vật gây bệnh cây Hiện tượng đối kháng rất phổ biến trong tự nhiên, nhất là đối với các vi sinh vật đất. Vi sinh vật đối kháng thường tiết ra các kháng sinh, men hoặc các chất có hoạt tính sinh học cao thường độc hại với vật gây bệnh cây. Hoặc vi sinh vật đối kháng cạnh tranh sử dụng điều kiện sống của vật gây bệnh. Nấm đối kháng với vật gây bệnh cây Nấm đối kháng có thể kìm hãm sinh trưởng, phát triển của các nấm gây bệnh cây. Dưới đây là một số nấm đối kháng thường gặp: Để diệt nấm phấn trắng người ta dùng nấm Cocinnobulus cesatii DB được tách từ đính bào tử bệnh phấn trắng ở cỏ dại, loại này phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nấm Darluca filum Cas để diệt nấm rỉ sắt trên cây lương thực, giảm được tỷ lệ bệnh đáng kể. Nấm Fusarium orobanches Jacz diệt cỏ dại (Orobanche) trong ruộng dưa hấu. Loại nấm này đem nhân trên thân rơm rạ băm nhỏ trộn với bột ngô và rắc vào các luống gieo trồng có tưới thêm ít nước gỉam được cỏ dại và dưa hấu tăng được 47-50%. Nấm Alternaria cuscutacidae Rud dùng để diệt nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn trên cà rốt, bắp cao lương, tỷ lệ bệnh giảm 40-50% so với đối chứng. Nấm Aspergillus niger đối kháng nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solania. Nấm Cercospora kikuchii đối kháng nấm Diaporthe phaseolorum var. sojae. Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm ( mycoparasitism ) . Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng. Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm. Vi khuẩn đối kháng với vật gây bệnh cây Vi khuẩn Agrobacterium radiobacter dòng K-84 là loài đối kháng của vi khuẩn gây bệnh Agrobacterium tumefaciens. Vi khuẩn Bacillus subtilis đối kháng của nhiều loại nấm gây bệnh cây. Các vi khuẩn Pseudomonas fluorescens, P. putida, P. aureofaciens là loài đối kháng với nấm Rhizoctonia solani. Virus đối kháng với vật gây bệnh cây Có một số virus gây bệnh cây có tính đối kháng với nấm gây bệnh cây. Ví dụ, virus gây đốm lá thuốc lá đối kháng với nấm Colletotrichum, lgenarium gây bệnh thán thư dưa chuột. Virus gây khảm dưa chuột và virus đốm vòng đen cà chua có tính đối kháng với nấm Cladosporium cucumerium. Sự ức chế của các virus đối với nấm bệnh có thể đạt 85% Vi sinh vật gây bệnh côn trùng Tác động của vi sinh vật lên côn trùng: Cơ giới: phá vỡ cấu trúc tế bào, làm biến dạng, rách mô bào và tạo rối loạn các chức năng của chúng. Hóa học: tiết chất độc gây hại cho sâu ở những nồng độ nhất định. Những virus chính gây bệnh cho cây trồng Nhóm virus đa diện ở nhân (NPV): thường kí sinh trong tế bào hạ bì, thể mỡ, khí quản, dịch huyết tương và biểu mô ruột giữa. NPV có thể gây bệnh cho côn trùng thuộc 7 bộ : cánh cứng, hai cánh, cánh màng, cánh vẩy, cánh mạch. Những vi khuẩn được nghiên cứu, ứng dụng trong phòng chống côn trùng Vi khuẩn Coccobacillus acridiorum: gây bệnh nhiễm trùng máu cho châu chấu. Vi khuẩn gây bệnh sữa cho ấu trùng bọ hung. Vi khuẩn Bacillus cereus: tính gây bệnh cho côn trùng của vi khuẩn này rất khác nhau. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis: đây là vi khuẩn gây bệnh côn trùng quan trọng nhất, có gần 525 loài thuộc 13 bộ côn trùng đã ghi nhận bị nhiễm vi khuẩn B.thuringiensis. Vi khuẩn Serratia marcescens: gây dịch cho bọ hung, tằm, sâu đục thâm ngô,.. Nấm gây bệnh côn trùng Nấm xanh Metarhizium anisopliae: kí sinh trên 200 loài côn trùng, thuộc các bộ: Orthotera (11 loài), Hemiptera (21 loài) , Lepidoptera(27 loài), Diptera (4 loài), Hymenoptera (6 loài), Coloptera (134 loài)… Nấm bạch cương Beauveria bassiana: trừ một loại bọ xít cánh trắng. Nấm châu chấu Entomophaga grylli. 3. Vi sinh vật tạo chất kháng sinh 3.1 Phân loại Những chất kháng sinh sử dụng trong nông nghiệp có thể chia thành 3 nhóm như sau: Kháng sinh tạo nên từ vi khuẩn: Polimisin, Gramisidin, Subtilin, Plosianin. Kháng sinh tạo nên rừ Actinomyces: Streptomycin, Dihidrostreptomycin, Chlortettraciclin, Ocsitetracillin, Blastisilin, Virucin, Actinocsantin, Fitobacteriomicin, Amidomicin, Amphotericin, Endomicin, Actidion, Filipin… Kháng sinh tạo nên từ nấm: Grizeofulvin, Trichotesin, Trichodermin, Microcid… 3.2 Đặc tính của một số chất kháng sinh - Polimisin tạo nên từ vi khuẩn Bacillus polymixa dùng trừ bệnh von do nấm Fusarium và bệnh đốm nâu ở đậu Hòa Lan, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, bệnh vi khuẩn ở dưa chuột, đậu cô ve, đậu nành và một số bệnh khác; dùng để xử lý hạt giống hoặc phun trong thời kỳ cây sinh trưởng với tỷ lệ 1:500 có thể tác dụng tới 6 tháng. - Streptomicin: sản phẩm của Actinomyces, Streptomicin, A. raneus, A. humidus… dùng để xử lý hạt giống, phòng trừ một số bệnh do vi khuẩn. - Chlortetraciclin: sản phẩm của Actinomyces aureofaciens dùng để xử lý hạt giống, phòng trừ bệnh đốm nâu ở bắp, đậu cô ve, bầu bí, nồng độ: 25mg/lít nước. - Blatisidin: sản phẩm của Actinomyces griseochromogeny dùng để phòng trừ bệnh đạo ôn ở lúa, phun 3 lần ( 10- 20 mg/ lít nước). - Virusin: sản phẩm của Actynomyces griseus dùng để phòng trị bệnh phấn trắng ở dưa chuột và hoa hồng( phun tỷ lệ 1/50.000). - Actinocsantin: sản phẩm của Actiomyces globisporus dùng để phòng trị bệnh đốm lá đậu cô ve, bệnh vi khuẩn bầu bí, bắp… xử lý hạt gống hoặc phun ( 25mg/lít nước). - Fitobacterriomicin: sản phẩm của Actinomyces levendulae dùng để phòng trừ bệnh do vi khuẩn, xử lý khô hạt giống 300g với 1 tạ giống đậu cô ve, đậu nành; 400g với 1 tạ hạt giống ngô. - Amidomisin: sản phẩm của Actinomyces Sp. Dùng để phòng trừ bệnh do nấm peronosporium ở hành và cây họ đậu, bệnh rĩ sắt ở ngũ cốc, đậu, rau màu…, bệnh than ở dâu. Phun 1 lần ở giai đoạn nảy mầm( 30mg/lít nước) - Olygomisin: sản phẩm của Actinoyces diastophormogenens dùng để phòng trừ các bệnh vi khuẩn, nấm ở rau màu. Xử lý hạt giống hoăc phun ( 20-25mg/lít nước). - Actidion: sản phẩm của Actynomyces griseus, A. nursci, dùng để phòng trừ bệnh phấn trắng ở lúa mì, đại mạch, bẹnh héo cây ở bắp, bệnh rỉ sắt ở thông, cây hòa thảo, đậu, rau màu, bệnh thối vòng củ khoai tây, bệnh than đậu tương… phun vào thời gian sinh trưởng của cây ( 10-30 mg/lít nước). - Grizeophulvin: sản phẩm của nấm Pennicilum urticae, P. nigricans…, dùng để phòng trừ bệnh thối quả ở cây ăn quả. - Fitoncid: sản phẩm của thực vật bậc thấp và bậc cao như tinh dầu, nhựa cây, andehit, ceton, fenon, tanin, ancaloid, đường…, có tính kháng sinh mạnh ở tỏi, hành, củ cải ngựa (Cchlearia armorasia), Bạch giới Sinapas, Safas ( Hippophae rhamnoides). - Fitocid của tỏi, hành dùng để phòng trừ hiệu quả một số bệnh ở cải bắp, bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, thối nâu và Fusarium ở bắp, bệnh ung thư rễ do vi khuẩn ở cây ăn quả… Trong kho cất giữ hoa quả, khoai tây…, nếu để chung với hành, tỏi có tác dụng hạn chế được nhiều loại nấm phát triển. Trên đồng ruộng, gieo trồng xen canh hành tỏi với một số hoa màu khác như khoai tây, cà chua, bắp cải… cũng có hiệu lực trừ các bệnh mốc sương, ung thư xoăn lá… 4.Chuyển gen kháng bệnh từ vi sinh vật vào cây trồng diệt côn trùng: 4.1 Chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens Mục đích của công nghệ gen thực vật là tạo ra những cây biến đổi gen có những đặc tính mới. Ở đây DNA lạ được đưa vào tế bào thực vật và tồn tại bền vững trong hệ gen. Các vi khuẩn đất A. tumefaciens và một số loài họ hàng có khả năng chuyển một phần nhỏ DNA của nó vào tế bào thực vật và qua đó kích thích tạo khối u. Những khối u này là không gian sống của vi khuẩn. Một số chất dinh dưỡng (opine) có lợi cho vi khuẩn cũng được tạo ra trong những khối u này. Những opine phổ biến nhất là nopalin và octopin. A. tumefaciens “ thực hiện” kỹ thuật gen vì nó tạo ra cây biến đổi gen có lợi cho nó. Như vậy, sự khẳng đinh kỹ thuật gen là một quá trình nhân tạo là không đúng. 4.2 Chuyển gen giúp tăng tính kháng và thích nghi với môi trường Sự mất mùa lớn hàng năm luôn xảy ra do côn trùng, bệnh và cỏ dại cũng như do ảnh hưởng bất lợi của điều kiện ngoại cảnh và những yếu tố phi sinh học khác. Chế độ canh tác độc canh cần một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Gần đây, cây trồng chuyển gen có khả năng kháng thuốc diệt cỏ và kháng côn trùng được sử dụng, có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường. 4.2.1 Kháng thuốc diệt cỏ Trong sản xuất nông nghiệp có tính chuyên môn hóa cao thì viêc sử dụng các loại thuốc diệt cỏ dại là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng một số thuốc diệt cỏ có độc tính cao đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Gần đây, người ta đã tổng hợp được một số hợp chất chỉ tồn tại trong tự nhiên một thời gian ngắn, nhưng lại tiêu diệt toàn bộ cây cối. Các hợp chất này được gọi là thuốc di