Chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học

Trong chương trình tiểu học đang hiện hành, nội dung về dấu câu được học từ lớp 2. Có 10 dấu câu thường dùng và được học ở tiểu học là : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoắc đơn , dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu chấm lững. So sánh nội dung biên soạn sách giáo khoa cũ và mới, ta thấy cách giúp học sinh lĩnh hội kiến thức có khác nhau về quan điểm. Ở sách cũ, sách đề ra các cách sử dụng cụ thể của từng loại dấu rồi mới đưa ra bài tập vận dụng. Ở chương trình mới, thông qua các bài tập , học sinh luyện tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Sự thay đổi về quan điểm biên soạn sách cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học vốn đã ăn sâu vào trong bản thân mỗi giáo viên , nhất là giáo viên dạy học lâu năm. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc , người nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là yêu cầu quan trọng của giáo viên tiểuhọc.

pdf14 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : CHỈ ĐẠO NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Chương I - Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài. a/ Cơ sở lí luận : Trong chương trình tiểu học đang hiện hành, nội dung về dấu câu được học từ lớp 2. Có 10 dấu câu thường dùng và được học ở tiểu học là : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoắc đơn , dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu chấm lững. So sánh nội dung biên soạn sách giáo khoa cũ và mới, ta thấy cách giúp học sinh lĩnh hội kiến thức có khác nhau về quan điểm. Ở sách cũ, sách đề ra các cách sử dụng cụ thể của từng loại dấu rồi mới đưa ra bài tập vận dụng. Ở chương trình mới, thông qua các bài tập , học sinh luyện tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Sự thay đổi về quan điểm biên soạn sách cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học vốn đã ăn sâu vào trong bản thân mỗi giáo viên , nhất là giáo viên dạy học lâu năm. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc , người nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là yêu cầu quan trọng của giáo viên tiểu học. b/ Cơ sở thực tiễn Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên cũng đã chú ý đến dấu câu. Hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy đã được làm quen ở lớp 1. Và ngay đầu học kì 1 ở lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy. Các dấu câu còn lại , các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở năm học lớp 3,4,5. Đến cuối bậc tiểu học, 10 loại dấu câu cơ bản này, học sinh đã có kĩ năng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. Tuy vậy, nhưng đến khi học xong lớp 5, nhiều học sinh, nhất là học sinh yếu vẫn chưa có ý thức sử dụng đúng nơi , đúng chỗ hai dấu câu cơ bản này . Điều đó chứng tỏ việc sử dụng dấu câu ở học sinh tiểu học còn rất tuỳ tiện. Vì thế , tôi chọn đề tài : Chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học để thực hiện biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học trong trường tiểu học Hàm Nghi. Chương II Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh về cách sử dụng dấu câu 2.1 . Thực trạng việc dạy học của GV. Do quan điểm biên soạn sách giáo khoa thay đổi, coi trọng thực hành luyện tập và thông qua luyện tập thực hành để rèn kĩ năng nên việc giảng dạy của giáo viên còn mắc phải các hạn chế sau đây: * Không chốt lại được kiến thức vì không có phần bài học về cách sử dụng dấu câu . * Khi sửa bài tập làm văn , giáo viên ít chú ý sửa dấu câu sử dụng sai cho HS. * Chưa chú ý hướng dẫn cách đọc thể hiện dấu câu đặc biệt là ngữ điệu câu kể, câu hỏi , câu cảm và câu khiến. * Hệ thống bài tập chuẩn bị để rèn kĩ năng sử dụng dấu còn khô khan, sơ sài thiếu trọng tâm, đặc biệt là các giáo viên dạy lớp 4,5. * Quy trình dạy các bài tập điền dấu chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học sinh trung bình, khá mà không chú ý đến đối tượng học sinh giỏi đã có khả năng sử dụng dấu câu thành thạo. 2.2. Thực trạng về việc học của học sinh. Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau đây: * Lỗi không dùng dấu câu : Là những câu sai do không dùng dấu câu ở chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhìeu ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có bất kì một dấu phẩy , dấu chấm nào được sử dụng. Học sinh đã không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần trong câu. Như vậy, học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không thể nhanh chóng hiểu được nội dung truyền đạt, thậm chí không xác định được ý muốn diễn tả. * Lỗi sử dụng dấu câu sai : Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác, phải đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu dấu nhiều chứng tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng chúng. Nói chung các em còn ngại sử dụng dấu câu, chưa có ý thức sử dụng đúng dấu câu. Một nguyên nhân khác cùng quan trọng không kém đó là tác động từ phía giáo viên. Nếu chúng ta chú ý đến mảng kiến thức này thường xuyên và có kế hoạch ôn luyện phù hợp thì sẽ nâng dần kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh . Sau đây là một số biện pháp chỉ đạo về nội dung và phương pháp dạy học để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tại trường tiểu học Hàm Nghi đã được áp dụng từ 2 năm học : 2006-2007 và 2007-2008. Chương III - Giải quyết vấn đề Để khắc phục các tồn tại nêu trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lí giáo dục, đã nhận thấy rằng : Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải đi từ nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Vì thế các biện pháp chỉ đạo công tác dạy học của tôi cũng được thực hiện qua hai mảng này. 3.1. Nội dung dạy học rèn kĩ năng sử dụng dấu câu. a/ Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu. Như ta đã biết, thông qua luyện tập thực hành, học sinh lĩnh hội kiến thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế , đối với nội dung dạy học về dấu, tôi cũng chú trọng đến việc đưa ra những bài tập để giúp học sinh luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo. Các dạng bài tập có thể sử dụng là : 1. Điền dấu ( có thể là dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi....) vào câu văn hay đoạn văn cho đúng ( Dấu điền có yêu cầu cụ thể ) Ví dụ: * Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng: Mùa xuân hoa đào hoa mai thi nhau nở rộ. ( Bài tập dành cho lớp 2) * Điền dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm cảm , dấu chấm hỏi vào đoạn văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng chính tả : Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi : - Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây Bà mẹ trả lời: - Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi ( Bài tập dành cho lớp 3) 2. Điền dấu vào ô trống ( dấu điền có yêu cầu cụ thể ) Ví dụ: Điền dấu phẩy , dấu chấm vào ô trống cho đúng : Tôi tròn xoe mắt Nhưng rồi vui vẻ nhận lời vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn ( Bài tập dành cho lớp 2) Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng: ( dấu không được yêu cầu cụ thể) Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua chao lại Sẻ Non cố đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng Ôi đẹp quá Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia ( Bài tập dành cho lớp 4) 3. Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả : Ví dụ: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai đồng Mô Ao Vua .... nổi tiếng vẫy gọi mướt mát rừng keo những đảo Hồ đảo Sếu xanh ngắt bạch đàn những đồi Măng đồi Hòn rừng ấu thơ rừng thanh xuân... ( Bài tập dành cho lớp 5 ) 4. Đoạn văn đã sử dụng sai dấu câu, hãy sửa và trình bày lại cho đúng: Ví dụ : Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận, những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống. Em lại ra sông hóng mát, trong sự yên tĩnh của dòng sông . Em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng. ( Bài tập dành cho lớp 4 ) Ví dụ : Trình bày đoạn văn sau dưới dạng hội thoại và sử dụng dấu câu cho phù hợp : Thấy rùa tập chạy Thỏ mỉa mai mày mà cũng đòi tập chạy à anh đừng vội coi thường tôi anh với tôi cùng chạy thi xem ai hơn ai được được thi thì thi sợ gì... ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5) 5/ Dùng bài viết sai của học sinh để sửa chung cho cả lớp. Khi chấm bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và khi trả bài, khi dạy các tiết tăng cường, phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế , các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn. 6/ Tự viết một đoạn văn có sử dụng tất cả các dấu câu đã học. Bài tập này, dành cho đối tượng học sinh giỏi. Trong các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước đây, ta cũng bắt gặp dạng đề nâng cao như thế. Ví dụ : Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học. ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5) 7/ Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng. Ví dụ : Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa . Sách Tiếng Việt rất dày sách đạo đức thì mỏng vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá ! ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5) Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu . Cách trình bày bài làm có thể như sau: Hôm qua, ( 1 ) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút, ( 2) mực, ( 3) cặp, ( 4 ) vở, ( 5 ) sách giáo khoa . Sách Tiếng Việt rất dày, ( 6 ) sách đạo đức thì mỏng, ( 7 ) vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá ! ( 1) : Dấu phẩy ngăn cách bộ phận chính với trạng ngữ . ( 2,3,4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê. ( 7,8 ) : Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép. b/ Thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu. Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình giảng dạy về dấu câu, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu thông thường. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết . Dấu chấm : Đặt cuối câu kể. Khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng. Dấu chấm hỏi : Đặt cuối câu hỏi. Dấu chấm cảm : Đặt cuối câu cảm và câu khiến. Dấu chấm phẩy : Đặt giữa các vế câu trong câu ghép. Dấu hai chấm : - Báo hiệu dùng kèm dấu dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích thuyết minh . Dấu gạch ngang : Đặt trước câu hội thoại , trước bộ phận liệt kê, tách rời phần giải thích với các bộ phận khác của câu, đặt giữa các tên riêng hoặc các con số để chỉ sự liên kết. Dấu ngoặc đơn : Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích . Dấu ngoặc kép : Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, đánh dấu tên gọi một tác phẩm, báo hiệu từ ở trong ngoặc được dùng theo nghĩ khác. Dấu chấm lững : Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm thanh, chỉ ra người nói chưa nói hết ... Dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép. Giáo viên không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc cách sử dụng mà chỉ thông qua bài tập, vừa thực hành vừa buộc học sinh giải thích vì sao lại sử dụng dấu câu này ở đó ? Như vậy , nghĩa là giáo viên đã giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng Việt. 3.2. Phương pháp giảng dạy các bài tập sử dụng dấu câu. Song song với nội dung ôn luyện, tôi cũng chỉ đạo cho giáo viên phương pháp dạy học về dấu câu phù hợp với trình độ học sinh tiểu học. Phương pháp giảng dạy tốt sẽ góp phần giúp ta phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh, kích thích được khả năng tự học , tự rèn luyện của các em. Do đó tôi, đã chỉ đạo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của mỗi lớp : a/ Phương pháp động não, tự suy nghĩ. Phương pháp này dùng cho học sinh giỏi. Cứ mỗi bài tập về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu tiên , giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh giỏi, khi đã hiểu nội dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất có hiệu quả khi sử dụng để dạy về dấu câu cho học sinh giỏi. b/ Phương pháp phân tích thành phần câu. Đối với đối tượng học sinh khá hoặc trung bình, hay với những chỗ khó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền dấu đúng. Ví dụ : Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây: Đêm trăng biển yên tĩnh một số chiến sĩ thả câu một số khác quây quần trên boong tàu ca hát thổi sao bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi một người kêu lên cá heo anh em ùa ra vỗ tay hoan hô. Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên phải thực hiện các bước :  Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp ( dành cho học sinh giỏi)  Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau: - Đoạn văn nói về việc gì ? - Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu ? Câu hai...v..v.. - Câu nào là lời của nhân vật ? Cần phải sử dụng dấu câu nào ? - Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào ? vì sao ? Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn. b/ Phương pháp đọc mẫu Cuối cùng, nếu trong lớp còn vài học sinh yếu , chưa thể điền đúng hết được thì giáo viên sử dụng phương pháp cuối cùng . Đó là đọc , chú ý ngắt nghỉ hơi đúng chỗ để thông qua việc nghe đọc, học sinh điền dấu. Và đây cũng là bước để học sinh khá giỏi tự kiểm tra bài làm của mình , xem đúng hay chưa đúng, trước khi chữa bài trước lớp. 3.3 Các dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu. Như vậy , thông qua các hệ thống bài tập, chúng ta có thể rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 tuỳ theo mức độ và kiến thức về dấu câu các em đã học. Có thể thống kê các dạng bài tập đó như sau : a. Điền dấu vào câu văn hay đoạn văn cho đúng. b. Điền dấu vào ô trống. c. Đoạn văn đã sử dụng dấu câu sai, hãy sửa lại cho đúng. d. Tập viết đoạn văn theo chủ đề có sử dụng các dấu câu đã học. e. Điền dấu và giải thích tác dụng sử dụng của dấu câu đó trong câu . g. Tập phát hiện dấu câu dùng sai và sửa lại trong các bài làm văn của học sinh. h. Thay thế dấu câu được dùng bằng dấu câu khác cho đúng. i. Đặt câu và sử dụng dấu câu theo yêu cầu cho trước. Yêu cầu khi soạn bài tập thực hành về dấu câu : * Phải dùng những ngữ liệu các em đã được học trong nội dung chương trình. Chỉ với đối tượng học sinh giỏi mới tìm ngữ liệu ở ngoài. * Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng chuẩn mực , không đưa những đoạn ngữ liệu dùng dấu câu với hàm ý ẩn dụ khác , không phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. * Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, giáo viên phải chép đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để học sinh theo dõi và làm. Không buộc các em chép đề rồi mới làm bài, làm tốt thời gian , ảnh hưởng đến việc ôn luyện các kiến thức khác. * Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với đọc . Qua đọc, hương sdaaxn học sinh ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh tiểu học nói chung và trưòng cuả chúng tôi nói riêng. 3.4. Kết quả đạt được. Sau thời gian chỉ đạo và thực nghiệm tại trường, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau : * Trong các viết văn theo phân phối chương trình, tình trạng không sử dụng dấu và sai dấu giảm hẳn, nhất là ở các khối 4 và 5. * Bài kiểm tra Tiếng Việt định kì hiện tượng không viết dấu hoặc sai dấu cũng được khắc phục rõ rệt. Số HS còn sai sót chỉ chiếm khoảng 10 % , không quá cao như 45% như trước đây. * Bài khảo sát chất lượng của Sở giáo dục kiểm tra HS khối lớp 2 có một câu yêu cầu điền dấu, 100% HS của khối 2 đã điền dấu đúng. * Bài khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 3,4,5 hằng tháng đều có câu dành riêng kiểm tra kĩ năng sử dụng dấu, 100 % HS làm đúng, nhất là cách đặt dấu chấm, dấu phẩy , dấu chấm hỏi, chấm cảm. * Trong các tiết dạy luyện tập tăng cường , qua dự giờ thăm lớp, 100% GV của trường đã áp dụng và thực hiện đúng nội dung và phương pháp chỉ đạo. Mảng kiến thức này đã được GV dạy tốt, đạt chất lượng cao hơn so với trước đây rất nhiều. Đó là những kết quả rất đáng khích lệ, đã động viên chúng tôi cần phải nghiên cứu, học hỏi để có biện pháp khắc phục những tồn tạo còn mắc phải ở các mảng kiến thức khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 3.5. Bài học kinh nghiệm . Qua quá trình thực hiện, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau :  Là cán bộ quản lí , phụ trách chuyên môn, phải luôn chú ý khâu dự giờ thăm lớp để phát hiện những mảng kiến thức quan trọng mà GV còn lúng túng, HS tiếp thu còn hạn chế để có biện pháp chỉ đạo nhanh chóng khắc phục.  Phải triển khai công tác chỉ đạo trong toàn hội đồng, sâu và kĩ trong các tổ chuyên môn, lên kế hoạch thực hiện và kiểm tra chặt chẽ, có như thế quá trình thực nghiệm mới đảm bảo kết quả cao, đồng bộ và khối lớp này làm tốt thì khi học sinh lên lớp sau, mới phát triển được mạch kiến thức về mảng ấy một cách toàn diện.  Nên tổ chức cho GV nghiên cứu biên soạn bài tập rồi cùng nhau trao đổi trong tổ chuyên môn. Có như thế, hệ thống bài tập mới ngày càng phong phú. Chương IV- Kết luận : 4.1. Kết luận chung Dạy học là cả một quá trình lao động vừa thực hiện những điều đã biết trong giảng dạy vừa phải tìm tòi thêm cái mới, nghiên cứu thêm kiến thức cũ để có kiến thức chuyên sâu về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung và phương pháp dạy học. Có như thế, việc dạy học mới trở nên hứng thú, tránh được sự lặp lại, sáo mòn, hiệu quả kém. Là người cán bộ quản lí về mặt chuyên môn, ý thức tự học tự nghiên cứu phải cao hơn GV đứng lớp, là chỗ dựa vững chắc của đội ngũ GV về mặt chuyên môn thì mới tổ chức tốt các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV và học tập của HS. Trong đề tài sáng kiến này, tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp một ít kinh nghiệm công việc mà tôi đã đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua. Mong rằng, qua việc chỉ đạo của tôi , nếu được đông đảo GV đồng tình hưởng ứng và thực hiện tốt, chất lượng giáo dục sẽ ngày càng nâng cao và đi vào thực chất. 4.2. Kiến nghị. - Đối với nhà trường : Tạo điều kiện cho đội ngũ GV làm tốt công tác giảng dạy - Đối với bộ phận chuyên môn phòng GD: Tổ chức thêm những hội thảo về các mảng kiến thức khó dạy trong đội ngũ giáo viên để giúp GV sớm khắc phục những tồn tại trong quá trình giảng dạy 4.3. Danh mục tài liệu tham khảo. * Dạy học ngữ pháp ở tiểu học của tác giả Lê Phương Nga. * Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt bậc tiểu học. * Sách giáo khoa các khối lớp. * Mấy vấn đề về dạy và học ngữ pháp của Tác giả Đặng Hồng Phúc.