Chỉ số chất lượng nước của Tổ chức vệ sinh Quốc gia Mỹ (NSF-WQI)

Hiện nay, ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, để đánh giá chất lượng nước (CLN), ô nhiễm nước sông, kênh rạch, ao đầm người ta thường dựa vào việc phân tích các thông số CLN riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, cách làm truyền thống này có rất nhiều điểm hạn chế như sau: • Khi đánh giá CLN qua nhiều thông số riêng biệt sẽ không nói lên diễn biến CLN tổng quát của một con sông ( hay đoạn sông) và do vậy khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN của con sông này với con sông khác, CLN thời gian này với thời gian khác (theo tháng, theo mùa), CLN hiện tại so với tương lai Vì thế, sẽ gây khó khăn cho công tác giám sát diễn biễn CLN, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước

doc19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số chất lượng nước của Tổ chức vệ sinh Quốc gia Mỹ (NSF-WQI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Trang 1.Ý nghĩa của việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước qua chỉ số chất lượng nước 2 2. Chỉ số chất lượng nước NSF – WQI 5 3. Phương pháp tính toán 6 3.1 Giai đoạn 1: Lựa chọn các thông số CLN quyết định (Xi) 6 3.2 Giai đoạn 2: Xác định phần trọng lượng đóng góp của mỗi thông số quyết định(wi) 8 3.3 Giai đoạn 3: Chuyển các giá trị đo của các thông số quyết định (xi) thành các chỉ số phụ (qi) để quy chúng về một thang điểm chung từ 1-100 8 3.4 Giai đoạn 4: Tính toán WQI bằng các công thức tập hợp 10 4. Ví dụ 12 5. Mô hình hóa kết quả 17 Tài liệu tham khảo 19 Ý nghĩa của việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước qua chỉ số chất lượng nước: Hiện nay, ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, để đánh giá chất lượng nước (CLN), ô nhiễm nước sông, kênh rạch, ao đầm…người ta thường dựa vào việc phân tích các thông số CLN riêng biệt, sau đó so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, cách làm truyền thống này có rất nhiều điểm hạn chế như sau: Khi đánh giá CLN qua nhiều thông số riêng biệt sẽ không nói lên diễn biến CLN tổng quát của một con sông ( hay đoạn sông) và do vậy khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN của con sông này với con sông khác, CLN thời gian này với thời gian khác (theo tháng, theo mùa), CLN hiện tại so với tương lai… Vì thế, sẽ gây khó khăn cho công tác giám sát diễn biễn CLN, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước… Khi đánh giá qua các thông số CLN riêng biệt, chỉ các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn mới hiểu được, do đó, khó thông tin về CLN cho cộng đồng và các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà lãnh đạo để ra các quyết định phù hợp về bảo vệ và khai thác nguồn nước… Để khắc phục các khó khăn trên, cần phải có một hoặc hệ thống chỉ số cho phép lượng hóa được CLN ( nghĩa là biểu diễn CLN theo một thang điểm thống nhất), có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa – lý - sinh trong nguồn nước. Một trong những chỉ số đó là chỉ số chất lượng nước ( Water Quality Index – WQI). Bộ chỉ số chuẩn CLN (Water Quality Index – WQI) về cơ bản là phương tiện toán học để tính toán một giá trị riêng lẻ từ kết quả một số thí nghiệm. Kết quả chỉ số biểu hiện CLN của một lưu vực nhất định như hồ, sông hoặc suối. WQI được đề xuất đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 và hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Hiện nay, mô hình WQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia… và ngay tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một trong những bộ chỉ số WQI nổi tiếng, được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới là bộ chỉ số WQI – NSF. Chỉ số chất lượng nước NSF – WQI: Chỉ số CLN của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF (National Sanitation Foundation – Water Quality Index) là một trong những chỉ số CLN nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất, được xây dựng năm 1970 như là “một công cụ để truyền thông thông tin về chất lượng nước đến cộng đồng và các nhà ban hành luật”. NSF – WQI là kiểu chỉ số CLN tổng quát, chung cho các mục đích sử dụng. NSF – WQI được xây dựng bằng cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand. Mục đích của phương pháp này là thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ (142 người) về khía cạnh quản lý chất lượng nước nhằm tránh những vấn đề do quan điểm chủ quan và sự khác nhau giữa các địa phương. Một chuỗi gồm 3 dạng câu hỏi được chuyển đến những thành viên của nhóm chuyên gia này. Trong bảng câu hỏi 1, nhóm chuyên gia được yêu cầu xem xét 35 thông số chất lượng nước khi tính WQI (Bảng 1). Họ được phép thêm bất cứ thông số nào mà họ thấy cần thiết trong WQI vào danh sách . Sau đó, họ được yêu cầu chỉ rõ mỗi thông số như sau: Không tính đến (do not include) Không quyết định (undecided) Tính đến (include) Nhóm chuyên gia này cũng được hỏi về tỷ lệ mỗi thông số được tính đến theo mức độ quan trọng của nó đến chất lượng nước toàn diện (trọng lượng đóng góp). Tỷ lệ này được xét trên 1 thang đo chạy từ 1 (mức độ quan trọng cao nhất) đến 5 (mức độ quan trọng thấp nhất). Sau khi nhóm chuyên gia trả lời các câu hỏi ở bảng câu hỏi số 1, kết quả sẽ được lập bảng và gửi lại để họ xem xét cùng với phiếu bảng câu hỏi số 2. Trong bảng câu hỏi số 2, mỗi thành viên được yêu cầu xem xét lại tỷ lệ ban đầu và thay đổi câu trả lời nếu muốn .Họ bị bắt buộc ghi các câu trả lời cho mỗi thông số và so sánh câu trả lời của họ với toàn bộ các thành viên khác trong nhóm . Sau khi nhận được kết quả từ bảng câu hỏi số 2, 9 thông số quan trọng nhất được xác định đó là DO, Fecal Coliorm, pH, BOD5 , NO3, PO43- , nhiệt độ, độ đục và tổng chất rắn ( TS) với các trọng số tương ứng. Các trọng số đặt tiêu điểm là sức khỏe cộng đồng dựa trên mục đích sử dụng nước của con người. Ở bảng câu hỏi số 3 , các thành viên được yêu cầu xây dựng một đồ thị cho mỗi thông số được tính trong WQI (Ott, 1978). Các mức độ của chất lượng nước từ 0 – 100 được đặt ở trục tung, các giá trị khác ( hay nồng độ) được đặt ở trục hoành. Mỗi thành viên được yêu cầu vẽ một đường cong trên biểu đồ, biểu diễn chất lượng nước qua giá trị mỗi thông số ô nhiễm. Tổng hợp những mối quan hệ đó gọi là “sự phụ thuộc hàm” hay “hàm đường cong” Việc khảo sát để tính trị số trung bình các đường cong từ các thành viên để đưa ra một bộ “đường cong trung bình”, một đường cong cho mỗi thông số ô nhiễm . Bảng 1: Các thông số được đưa ra trong bảng câu hỏi 1 (Nguồn: Ott,1978, trang 203) Oxy hòa tan (DO) Dầu và mỡ Trực khuẩn phân (Fecal coliform) Độ đục pH Cl- Nhu cầu ô xy sinh hóa 5 ngày (BOD5) Kiềm Sắt Coliform organisms Màu sắc Thuốc diệt cỏ Mn2+ Nhiệt độ F- Thuốc diệt côn trùng, chuột.. Cu2+ PO43- SO42- NO3- Ca2+ Chất rắn hòa tan (DS) Độ cứng Sự phóng xạ Na+ và K+ Phenols Tính acid Nhu cầu ôxy hóa học (COD) HCO3- Carbon Chloroform extract Mg2+ NH4+ Al3+ Tổng hàm lượng chất rắn (TS) Si2+ Bảng 2: Nghề nghiệp của những người tham gia trả lời các bảng câu hỏi về WQI của NSF Viên chức nhà nước (Liên bang, liên tiểu bang, tiểu bang, lãnh thổ, và khu vực) 101 Quản lý cộng đồng địa phương 5 Kỹ sư cố vấn 6 Nhà Nghiên cứu 26 Khác (Kỹ sư kiểm soát chất thải công nghiệp và đại diện cho các tổ chức chuyên môn) 4 Tổng cộng 142 ( Ott,1978, trang 203) Tóm lại, các công việc phải làm trong tính toán NSF_WQI bao gồm: Lựa chọn ra các thông số CLN quyết định (Xi). Xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số (wi) Tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị xi (giá trị đo được của thông số Xi) sang chỉ số phụ (Ii). Tính toán WQI bằng các công thức tập hợp Phương pháp tính toán: 4 giai đoạn cơ bản để xây dựng WQI. Quá trình xây dựng WQI có thể được mô tả theo sơ đồ: X1, w1 X2, w2 Xn, wn I1 = f( x1) I2 = f( x2) In = f( xn) I1, w1 I2, w2 In, wn WQI = f(I1, I2...w1, w2...) Giai đoạn 1: Lựa chọn các thông số CLN quyết định (Xi): Một số ít các thông số quyết định (hay thông số lựa chọn) được chon ra từ nhiều thông số CLN để tính vào WQI. Từ kết quả các phiếu câu hỏi điều tra các chuyên gia, 9 trong 35 thông số CLN được lựa chọn bao gồm: Thông số vật lý: thay đổi nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn. Thông số hóa học: pH, BOD5, DO, NO3-, PO43-. Thông số vi sinh: Fecal Coliform. Bảng 3 : Các thông số chọn lọc trong tính toán NSF-WQI Nhu cầu oxy hóa sinh (BOD) Là số đo lượng thức ăn của vi khuẩn có trong nước. Vi khuẩn sử dụng chất hữu cơ để hô hấp và lấy oxy từ nước. Xét nghiệm BOD cho ta biết khái quát trong nước có bao nhiêu chất thải có thể phân hủy. Oxy hòa tan (DO) Là lượng oxy cần cho cá, động vật không xương sống và tất cả động vật sống dưới nước. Khi mức oxy hòa tan hạ thấp thì đó là dấu hiệu nước có thể bị ô nhiễm. Trực khuẩn phân (Fecal coliform) Trực khuẩn phân là một dạng vi khuẩn trong phân người và động vật Nitrate(NO3-) Nitrate là số đo một dạng nitrogen oxy hóa và là chất dinh dưỡng cần thiết trong môi trường nước. pH Mức pH là số đo hàm lượng acid trong nước. Hầu hết các dạng sống dưới nước đều có xu hướng nhạy cảm đối với pH. Nước chứa nhiều chất bẩn hữu cơ thì thường ít nhiều chua phèn. Thay đổi nhiệt độ (delta T) Delta T ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc trưng tự nhiên và hóa sinh của dòng sông. Người ta dùng cùng một nhiệt kế để lại nhiệt độ nước tại địa điểm thí nghiệm và tại vị trí tương tự cách đó một dặm về hướng thượng nguồn. Tổng chất rắn (TS) Là số đo toàn bộ các chất rắn tồn tại trong nước. Nồng độ chất rắn quá cao hoặc quá thấp có thể hạn chế sự tăng trưởng của nhiều dạng vi sinh vật sống trong môi trường nước và thậm chí giết chết chúng. Phosphate (PO43-) Là hợp chất hóa học được cấu tạo từ các nguyên tố Photpho và oxy. Phosphate cần cho thực vật và động vật. Nồng độ Phosphate cao có thể là dấu hiệu của hiện tượng phú dưỡng hóa. Độ đục Là số đo dộ tán sắc ánh sáng trong cột nước do các chất lơ lửng trong nước. Độ vẩn đục càng cao thì nước càng đục. Nếu nước quá đục thì nó mất khả năng nuôi dưỡng cuộc sống đối với nhiều thực vật và sinh vật dưới nước. Giai đoạn 2: Xác định phần trọng lượng đóng góp của mỗi thông số quyết định(wi). Phần trọng lượng đóng góp (wi) của các thông số quyết định được biễu diễn dưới dạng số thập phân. Mỗi thông số có mức đóng góp lớn, nhỏ vào WQI khác nhau và tổng phần trọng lượng đóng góp của các thông số bằng 1 (åwi=1). Phần trọng lượng đóng góp (wi) được xác định theo trình tự: Xác định điểm xếp hạng của mỗi thông số quyết định (mi): mi =Tổng điểm của thông số i Tổng số phiếu câu hỏi Tính phần trọng lượng đóng góp trung gian của mỗi thông số (wi’) Chấp nhận mi nhỏ nhất có wi’ bằng 1 Tính wi’ của các thông số khác bằng công thức : Tính phần trọng lượng đóng góp chính thức của môi thông số (wi) Giai đoạn 3: Chuyển các giá trị đo của các thông số quyết định (xi) thành các chỉ số phụ (qi) để quy chúng về một thang điểm chung từ 1-100 Để chuyển giá trị đo của các thông số quyết định (xi) thành các chỉ số phụ (Ii), chủ yếu theo hai cách: sử dụng các hàm đồ thị còn gọi là hàm ẩn, hoặc sử dụng các hàm tuyến tính / phi tuyến tính. Giai đoạn 4: Tính toán WQI bằng các công thức tập hợp. Các công thức tính WQI có nhiều dạng khác nhau, có thể tính và không tính đến phần trọng lượng đóng góp, có thể là dạng tổng hoặc dạng tích hoặc dạng Solway NSF xây dựng hai công thức WQI dạng tổng và dạng tích là hai công thức được sử dụng rộng rãi ở Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Dạng tổng và có tính đến phần trọng lượng đóng góp: WA – WQI = Dạng tích và có tính đến trọng lượng đóng góp: WM - WQI = Kết quả tính phần trọng lượng đóng góp ( wi) của 9 thông số quyết định như sau: Bảng 4: Phần trọng lượng đóng góp ( TLĐG) ( wi) của 9 thông số quyết định: STT Thông số Điểm xếp hạng thông số (mi) TLĐG trung gian ( wi) TLĐG chính thức ( wi) 1 DO 1,4 1,0 0,17 2 Fecal Coliform 1,5 0,9 0,15 3 Ph 2,1 0,7 0,12 4 BOD5 2,3 0,6 0,10 5 NO3- 2,4 0,6 0,10 6 PO43- 2,4 0,6 0,10 7 Nhiệt độ 2,4 0,6 0,10 8 Độ đục 2,9 0,5 0,08 9 TS 3,2 0,4 0,08 1,00 Trên cơ sở WQI tính được, người ta phân loại và đánh giá CLN theo thang điểm WQI theo bảng 4 Bảng 4: Phân loại chất lượng nước theo NSF – WQI Loại WQI Giải thích I 91 – 100 Ecellent( Chất lượng tuyệt hảo) II 71 – 90 Good ( Tốt) III 51 – 70 Medium( Trung bình) IV 26 – 50 Bad ( Không tốt) V 0 - 25 Very Bad ( Rất tệ ) Ví dụ: Xây dựng biểu đồ hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước mặt tại sông Vàm Cỏ Đông – Viện KTTVHV &MT – 2009: Các mẫu 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23. Mẫu Đơn vị Trọng số M16 M18 M19 MK MM MK MM MK MM pH 0.11 4.57 4.62 4.98 4.66 4.93 5.25 DO mg/L 0.17 2.22 2.60 2.13 2.96 2.80 3.04 BOD mg/L 0.11 13.29 4.1 3.96 4.50 14.36 4.21 N-NO3 mg/L 0.10 0.723 0.795 1.031 0.756 0.583 0.722 P-PO4 mg/L 0.10 0.018 0.114 0.015 0.032 0.193 0.087 E.Coli MPN/100ml F. E: 0.16 23 430 21 43 25 48 Nhiệt độ 0C ∆T : 0.10 30.1 30.4 29.8 31.0 29.9 30.1 Độ đục NTU 0.08 16 31 15 63 13 10 TS mg/L 0.07 32 79 70 123 57 103 M20 M21 M22 M23 MK MM MK MM MK MM MK MM 4.85 4.63 4.02 3.45 5.95 4.67 5.68 4.72 2.34 2.73 1.74 3.26 2.95 3.08 2.30 2.60 10.74 3.93 13.76 3.15 7.26 3.80 13.83 2.10 0.423 0.568 0.750 0.649 0.539 0.645 0.504 0.569 0.154 0.077 0.037 0.579 0.017 0.060 0.015 0.074 14 23 28 50 11 93 43 43 29.8 30.0 29.6 29.2 30.0 31.4 29.9 30.4 15 32 10 6 20 40 20 30 67 94 90 59 90 130 119 75 Áp dụng tính toán chất lượng nước theo chỉ số WQI-NSF dạng tổng (WA-WQI). Qua đó diễn biến chất lượng nước sông theo thời gian có thể được nhìn nhận một cách đơn giản và dễ hiểu hơn qua các thang điểm cụ thể . Mẫu Đơn vị Trọng số M16 M18 Wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi pH 0.12 4.57 16 1.92 4.62 17 2.04 4.98 26 3.12 4.66 18 2.16 DO mg/L 0.17 2.22 19 3.23 2.6 23 3.91 2.13 18 3.06 2.96 32 5.44 BOD mg/L 0.1 13.29 24 2.4 4.1 60 6 3.96 61 6.1 4.5 58 5.8 N-NO3 mg/L 0.1 0.723 96 9.6 0.795 96 9.6 1.031 96 9.6 0.756 96 9.6 P-PO4 mg/L 0.1 0.018 99 9.9 0.114 95 9.5 0.015 99 9.9 0.032 99 9.9 E.Coli MPN/100ml 0.15 23 62 9.3 430 30 4.5 21 63 9.45 43 54 8.1 ∆ T 0C 0.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 Độ đục NTU 0.08 16 66 5.28 31 52 4.16 15 67 5.36 63 32 2.56 TS mg/L 0.08 32 85 6.8 79 85 6.8 70 86 6.88 123 81 6.48 WQI 57.53 55.61 62.57 59.14 Mẫu Đơn vị Trọng số M19 M20 Wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi pH 0.12 4.93 24 2.88 5.25 34 4.08 4.85 22 2.64 4.63 17 2.04 DO mg/L 0.17 2.8 27 4.59 3.04 32 5.44 2.34 19 3.23 2.73 26 4.42 BOD mg/L 0.1 14.36 22 2.2 4.21 60 6 10.74 31 3.1 3.93 61 6.1 N-NO3 mg/L 0.1 0.583 96 9.6 0.722 96 9.6 0.423 96 9.6 0.568 96 9.6 P-PO4 mg/L 0.1 0.193 92 9.2 0.087 97 9.7 0.154 94 9.4 0.077 97 9.7 E.Coli MPN/100ml 0.15 25 61 9.15 48 53 7.95 14 67 10.05 23 62 9.3 ∆ T 0C 0.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 Độ đục NTU 0.08 13 70 5.6 10 76 6.08 15 67 5.36 32 51 4.08 TS mg/L 0.08 57 87 6.96 103 83 6.64 67 86 6.88 94 84 6.72 WQI 59.28 64.59 59.36 61.06 Mẫu Đơn vị Trọng số M21 M22 Wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi pH 0.12 4.02 9 1.08 3.45 6 0.72 5.95 53 6.36 4.67 18 2.16 DO mg/L 0.17 1.74 14 2.38 3.26 34 5.78 2.95 30 5.1 3.08 34 5.78 BOD mg/L 0.1 13.76 23 2.3 3.15 66 6.6 7.26 45 4.5 3.8 62 6.2 N-NO3 mg/L 0.1 0.75 96 9.6 0.649 96 9.6 0.539 96 9.6 0.645 96 9.6 P-PO4 mg/L 0.1 0.037 99 9.9 0.579 56 5.6 0.017 97 9.7 0.06 98 9.8 E.Coli MPN/100ml 0.15 28 59 8.85 50 52 7.8 11 70 10.5 93 45 6.75 ∆ T 0C 0.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 Độ đục NTU 0.08 10 76 6.08 6 84 6.72 20 61 4.88 40 45 3.6 TS mg/L 0.08 90 84 6.72 59 87 6.96 90 84 6.72 130 81 6.48 WQI 56.01 58.88 66.46 59.5 Mẫu Đơn vị Trọng số M23 Wi MK Ii Ii*wi MM Ii Ii*wi pH 0.12 5.68 46 5.52 4.72 19 2.28 DO mg/L 0.17 2.3 19 3.23 2.6 23 3.91 BOD mg/L 0.1 13.83 24 2.4 2.1 78 7.8 N-NO3 mg/L 0.1 0.504 96 9.6 0.569 96 9.6 P-PO4 mg/L 0.1 0.015 99 9.9 0.074 97 9.7 E.Coli MPN/100ml 0.15 43 54 8.1 43 54 8.1 ∆ T 0C 0.1 0.5 91 9.1 0.5 91 9.1 Độ đục NTU 0.08 20 61 4.88 30 53 4.24 TS mg/L 0.08 119 82 6.56 75 86 6.88 WQI 59.29 61.61 Trong đó Ii của thông số DO được tính theo DO bão hòa (%sat). Do đó, lúc tính Ii phải đổi đơn vị Cách chuyển đổi DO MẪU M16 M18 M19 M20 M21 M22 M23 MM MK MM MK MM MK MM MK MM MK MM MK MM MK ppm 2.22 2.6 2.13 2.96 2.8 3.04 2.34 2.73 1.74 3.26 2.95 3.08 2.3 2.6 % sat 30 35 29 41 38 41 31 37 23 43 40 43 31 35 Ii (DO) 19 23 18 32 27 32 19 26 14 34 30 34 19 23 Gía trị WQI ở 2 mùa M16 M18 M19 M20 M21 M22 M23 MM 55.61 59.14 64.59 61.06 58.88 59.47 61.61 MK 57.53 62.57 59.28 59.36 56.01 66.46 59.29 Đồ thị diễn biến giá trị WQI của các mẫu qua các giai đoạn nghiên cứu Ghi chú: Phân loại chất lượng nước theo thang điểm WQI - NSF Excellent 91-100 Good 71-91 Medium 51-70 Bad 26-50 Very bad 0-25 Nhận xét: Nhìn vào đồ thị ta thấy: Các giá trị WQI đều nằm trong cấp độ trung bình. Diễn biến chất lượng nước mùa mưa nhìn chung tốt hơn mùa khô. Ở các mẫu M16, M20, M23 giữa mùa mưa và mùa khô, chất lượng nước có sự chênh lệch không cao. Ở các mẫu M19, M20 giữa mùa mưa và mùa khô, chất lượng nước có sự chênh lệch lớn hơn Mẫu M22 mùa khô có chất lượng tốt nhất. Mẫu M21 mùa khô có chất lượng xấu nhất. Mô hình hóa kết quả: Với việc sử dụng phương pháp nội suy Grid TIN bằng phần mềm Surfer và Mapinfo, ta có thể thể hiện “màu hóa” thang điểm WQI khu vực nghiên cứu. Bản đồ phân vùng chất lượng nước tại 20 trạm quan trắc năm 2007 theo chỉ số WQI – NSF (Nguyễn Kỳ Phùng, 2009) Nhận xét: Năm 2007, thành lập thêm 4 trạm quan trắc mới trên khu vực đầu nguồn sông Sài Gòn ( trạm Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính và Rạch Tra). Tại các trạm này, chất lượng nước chỉ đạt giá trị trung bình (WQI dao động trong khoảng từ 51- 70) Nguyên nhân của việc suy giảm chất lượng nước trên sông Sài Gòn là do tốc độ gia tăng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và khu đô thị dọc theo lưu vực sông, với lượng nước thải đô thị và công nghiệp chưa xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép đã làm cho khả năng tự làm sạch của sông kém đi. Đồng thời, cùng với việc gia tăng các làng bè trong hồ Dầu Tiếng cũng góp phần gia tăng ô nhiễm trên khu vực này. Một vài ghi chú cho WQI như sau: Chỉ số này đã được sử dụng ít nhất trong 17 bang nước Mỹ (Ott,1978). Những phương pháp tương tự dựa trên khái niệm chung đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác cho việc tính toán chỉ số chất lượng nước. Tập trung vào những chỉ thị ô nhiễm theo quy ước, không dựa trên độ độc. Những chỉ số môi trường liên quan gián tiếp đến chất lượng nước ngầm đang được phát triển, bao gồm những chỉ số của hệ thống tầng ngậm nước dễ bị tổn hại, từ sự ô nhiễm và di chuyển của thuốc trừ sâu ở lớp bề mặt thấm xuống những khu vực chứa nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Canter. L.W, 1996. Environmental impact assessment (Đánh giá tác động môi trường). McGraw – Hill, 125-133. Lê Ngọc Tuấn, 2009. Bài giảng môn quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM . Nguyễn Thị Vân Hà, 2007. Quản lý chất lượng môi trường. NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 109-111. Nguyễn Kỳ Phùng, 2009. Đề tài nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa trên ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn ( đoạn từ Thủ Dầu 1 đến Nhà Bè). Sở Khoa học công nghệ TP.HCM.