Chia cổ tức có tính toán

Nhiều DN công bố trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2009 đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực, hỗ trợ giá cổ phiếu nói riêng và TTCK nói chung. Nhưng trên thực tế, không phải DN nào trả cổ tức bằng tiền mặt cũng đều sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả. Sau 2 quý đầu năm, bức tranh kết quả kinh doanh (KQKD) của các DNNY đã lộ rõ với nhiều điểm tích cực, DN đã chứng minh những gì đạt được có thực chất thay vì chỉ những khoản lợi nhuận trên giấy, với việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây cũng là sự tri ân đến các cổ đông đã phải chịu thiệt thòi cùng DN, nhất là những DN thua lỗ trong năm 2008. Tuy nhiên, khi hầu hết các DN tại Việt Nam vẫn đang có nhu cầu rất lớn về vốn, việc chia cổ tức bằng tiền mặt cũng tạo ra không ít câu hỏi. Đầu tiên là trường hợp DN có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, không mạnh dạn đầu tư tài chính, việc “chia tiền” để cổ đông làm chuyện khác là một giải pháp tạm chấp nhận được. Nhưng điều này cũng dẫn đến rủi ro khi cần tiền, chưa chắc DN có thể huy động trở lại ngay lập tức.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chia cổ tức có tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chia cổ tức có tính toán Với đặc tính biến động mạnh trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu sau khi có thông tin chia cổ tức thường tăng giá rất mạnh. Nhiều DN công bố trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2009 đã tạo ra hiệu ứng rất tích cực, hỗ trợ giá cổ phiếu nói riêng và TTCK nói chung. Nhưng trên thực tế, không phải DN nào trả cổ tức bằng tiền mặt cũng đều sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả. Sau 2 quý đầu năm, bức tranh kết quả kinh doanh (KQKD) của các DNNY đã lộ rõ với nhiều điểm tích cực, DN đã chứng minh những gì đạt được có thực chất thay vì chỉ những khoản lợi nhuận trên giấy, với việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây cũng là sự tri ân đến các cổ đông đã phải chịu thiệt thòi cùng DN, nhất là những DN thua lỗ trong năm 2008. Tuy nhiên, khi hầu hết các DN tại Việt Nam vẫn đang có nhu cầu rất lớn về vốn, việc chia cổ tức bằng tiền mặt cũng tạo ra không ít câu hỏi. Đầu tiên là trường hợp DN có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, không mạnh dạn đầu tư tài chính, việc “chia tiền” để cổ đông làm chuyện khác là một giải pháp tạm chấp nhận được. Nhưng điều này cũng dẫn đến rủi ro khi cần tiền, chưa chắc DN có thể huy động trở lại ngay lập tức. Thứ hai, với một sức ép nào đó, DN cũng buộc phải chia cổ tức bằng tiền mặt. Thứ ba, đây là một toan tính theo kiểu “thả con săn sắt, bắt con cá rô” của DN. Ví dụ, CP A đang có thị giá 3.0, DN A ra thông báo tạm ứng cổ tức 2.000 đ/cp bằng tiền mặt. Cổ đông vừa hồ hởi vì nhận được tiền mặt đồng thời giá CP cũng có thể tăng từ 5.0-6.0. Sau đó, nếu DN chào bán cổ phiếu với giá từ 1.0-1.5 sẽ không khó để số cổ phiếu này nhanh chóng được tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc DN bỏ ra 2.000 đồng để mồi thu lại 10.000 đồng. Ngày 24/8 tới đây là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM để nhận cổ tức đợt 1/2009 với tỷ lệ 10%, tương ứng 1.000 đ/cp. Như vậy, với vốn điều lệ 400 tỷ đồng, CII sẽ bỏ ra 40 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ để chi trả cho các cổ đông. Với các NĐT, nếu bỏ ra 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu CII tại mức giá 4.7 vào cuối tuần qua, số tiền nhận được sắp tới sẽ vào khoảng 21 triệu đồng. Với những ai nắm giữ CII từ lúc thông tin chi trả cổ tức được công bố cho đến cuối tuần qua, thị giá cổ phiếu CII đã tăng 17%. Nhiều quan điểm đầu tư khác nhau sẽ có thể đánh giá mức chi trả cổ tức của CII có hấp dẫn hay không? Tuy nhiên, một số hệ lụy có thể xảy đến sau thời điểm chia cổ tức. Với đặc tính biến động mạnh trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu sau khi có thông tin chia cổ tức thường tăng giá rất mạnh, đôi khi NĐT mua vào cổ phiếu không để nhận cổ tức mà chỉ để bán ra và hưởng chênh lệch thị giá. Tỷ lệ chia cổ tức 5-10% khôgn thấm thía nếu tính trên giá cổ phiếu. Một cổ phiếu thị giá 4.0 chia cổ tức 4%, tỷ lệ cổ tức được hưởng thật sự chỉ là 1%. Nhưng với DN, 5-10% trên vốn điều lệ lại không phải là chuyện nhỏ. Như trường hợp của REE, với tỷ lệ chi trả 7%, số tiền phải bỏ ra cũng lên đến gần 57 tỷ đồng. Sẽ có những cổ đông tán thành phương án của REE, vì điều này chứng tỏ REE đã lại ăn nên làm ra sau 1 năm hiếm hoi thua lỗ. Nhưng vẫn có những ý kiến thắc mắc, 57 tỷ đồng, tại sao REE không dùng để tiếp tục đầu tư tài chính, để đem lại những nguồn lợi lớn hơn nữa. Vì thực chất, không cần cổ tức, ngay cả khi REE kinh doanh thua lỗ trong năm 2008, cổ phiếu này vẫn luôn có song, luôn sinh lời cho nhiều NĐT Một lo ngại khác không mới, nhưng cũng cần cân nhắc. Đó là những trường hợp DN đi vay tiền để rồi chia cổ tức, hoặc ngược lại chia cổ tức xong lại huy động vốn chỗ khác. Việc DN dùng cổ tức làm mồi nhử để cổ phiếu tăng giá, rồi bán ra cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Tài liệu liên quan