Chiêm nghiệm của một doanh nhân

Chiêm nghiệm của một doanh nhân từng bị “bầm dập” Vẻ bề ngoài của doanh nhân Nguyễn Quang A quá trẻ so với độ tuổi ngoài 60, sơ mi kẻ sọc, áo len buộc ngang hông, mái tóc dày và mượt. Ông nói, giọng trầm vang: “Tính đến đầu năm 2007 này, vừa tròn 20 năm tôi tham gia vào thương trường. Nếu như bây giờ - khi đã rút ra khỏi kinh doanh trực tiếp - ngồi lại tự hỏi mình đâu là câu chuyện đáng nhớ nhất, thì quả thật rất khó trả lời”. Với bản thân người từng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị VPBank và bắt tay “cứu” ngân hàng này từ miệng vực phá sản, thì có lẽ khó nói, nhưng khi hỏi giới doanh nhân đã từng “vào sinh ra tử” trong thời đổi mới của đất nước, thì câu chuyện đáng nhớ nhất của Nguyễn Quang A chính là việc ông bị dư luận coi là người trốn thuế lớn nhất nước với 25,1 tỷ đồng vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, Công ty 3C do ông Nguyễn Quang A thành lập đang ăn nên làm ra với việc làm “cầu nối” buôn bán máy tính giữa Pháp, Đài Loan với Liên Xô và các nước Đông Âu, nguyên do là các nước này có nhu cầu rất lớn về máy tính nhưng lại không thể nhập trực tiếp từ các nước tư bản Việc làm ăn này giúp ông Nguyễn Quang A và các cộng sự trở thành những doanh nhân phát đạt và có nhiều rúp trong tài khoản. Biết Confectimex (nay là Tổng công ty Dệt may Vinatex) có bạn hàng Đức có hàng bán có thể trả bằng rúp, Công ty 3C đã chủ động đề xuất hợp tác với Confectimex: hai bên cùng đàm phán với đối tác Đức, Confectimex ký hợp đồng nhập hàng; 3C cung cấp toàn bộ vốn trả cho Đức; hai bên hợp tác bán hàng cho Confectimex; Confectimex trả vốn cho 3C, đóng thuế và lời thì chia nhau theo tỷ lệ: 3C 30%, Confectimex 70%. Thương vụ đó đưa lại lợi nhuận 56 tỷ đồng, nhưng không lâu sau đó 3C bị các cơ quan chức năng báo cáo với Quốc hội là doanh nghiệp tư nhân trốn lậu thuế lớn nhất nước! Dĩ nhiên Công ty 3C phải vác đơn đi “gõ” nhiều cửa để minh oan cho mình, nhưng dẫu sau đó có được kết luận là không có vụ trốn lậu thuế 21,5 tỷ đồng nào; và 3C không dính dáng gì đến vụ đó, thì tiếng tăm 3C và Nguyễn Quang A cũng chịu nhiều bầm dập vì “không phải ai cũng hiểu cho mình” như chính lời ông nói. Tôi hỏi ông bài học nhớ đời qua câu chuyện nói trên là gì, ông chỉ trả lời ngắn gọn và giản dị “là mải làm ăn mà không biết tự PR (quan hệ công chúng) cho doanh nghiệp của mình”!

doc3 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiêm nghiệm của một doanh nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiêm nghiệm của một doanh nhân từng bị “bầm dập” Vẻ bề ngoài của doanh nhân Nguyễn Quang A quá trẻ so với độ tuổi ngoài 60, sơ mi kẻ sọc, áo len buộc ngang hông, mái tóc dày và mượt. Ông nói, giọng trầm vang: “Tính đến đầu năm 2007 này, vừa tròn 20 năm tôi tham gia vào thương trường. Nếu như bây giờ - khi đã rút ra khỏi kinh doanh trực tiếp - ngồi lại tự hỏi mình đâu là câu chuyện đáng nhớ nhất, thì quả thật rất khó trả lời”. Với bản thân người từng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị VPBank và bắt tay “cứu” ngân hàng này từ miệng vực phá sản, thì có lẽ khó nói, nhưng khi hỏi giới doanh nhân đã từng “vào sinh ra tử” trong thời đổi mới của đất nước, thì câu chuyện đáng nhớ nhất của Nguyễn Quang A chính là việc ông bị dư luận coi là người trốn thuế… lớn nhất nước với 25,1 tỷ đồng vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, Công ty 3C do ông Nguyễn Quang A thành lập đang ăn nên làm ra với việc làm “cầu nối” buôn bán máy tính giữa Pháp, Đài Loan với Liên Xô và các nước Đông Âu, nguyên do là các nước này có nhu cầu rất lớn về máy tính nhưng lại không thể  nhập trực tiếp từ các nước tư bản… Việc làm ăn này giúp ông Nguyễn Quang A và các cộng sự trở thành những doanh nhân phát đạt và có nhiều rúp trong tài khoản. Biết Confectimex (nay là Tổng công ty Dệt may Vinatex) có bạn hàng Đức có hàng bán có thể trả bằng rúp, Công ty 3C đã chủ động đề xuất hợp tác với Confectimex: hai bên cùng đàm phán với đối tác Đức, Confectimex ký hợp đồng nhập hàng; 3C cung cấp toàn bộ vốn trả cho Đức; hai bên hợp tác bán hàng cho Confectimex; Confectimex trả vốn cho 3C, đóng thuế và lời thì chia nhau theo tỷ lệ: 3C 30%, Confectimex 70%. Thương vụ đó đưa lại lợi nhuận 56 tỷ đồng, nhưng không lâu sau đó 3C bị các cơ quan chức năng báo cáo với Quốc hội là doanh nghiệp tư nhân trốn lậu thuế lớn nhất nước! Dĩ nhiên Công ty 3C phải vác đơn đi “gõ” nhiều cửa để minh oan cho mình, nhưng dẫu sau đó có được kết luận là không có vụ trốn lậu thuế 21,5 tỷ đồng nào; và 3C không dính dáng gì đến vụ đó, thì tiếng tăm 3C và Nguyễn Quang A cũng chịu nhiều bầm dập vì “không phải ai cũng hiểu cho mình” như chính lời ông nói. Tôi hỏi ông bài học nhớ đời qua câu chuyện nói trên là gì, ông chỉ trả lời ngắn gọn và giản dị “là mải làm ăn mà không biết tự PR (quan hệ công chúng) cho doanh nghiệp của mình”! Bài học thương trường từ những điều sơ đẳng “Bây giờ nhớ lại những chuyện làm ăn hồi trước, ngẫm ra đó là những chuyện không có gì đáng phải rối trí, thậm chí còn thấy buồn cười. Đơn thuần đó chỉ là những thử thách mà đằng nào cuộc đời mình rồi cũng phải trải qua. Thế nhưng chuyện mệt mỏi nhất với tôi lại đến vào những năm cuối của cuộc đời kinh doanh, ở chính Ngân hàng VPBank này”, ông Nguyễn Quang A tâm sự . Vào năm 1993, sau khi đã kinh doanh máy tính có được một số vốn kha khá, ông Nguyễn Quang A và một số bạn bè bàn nhau mở… ngân hàng. VPBank ra đời trong khi chính các cổ đông sáng lập đều là những “tay gà mờ” về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, họ quyết định thuê một số cán bộ của Ngân hàng Nhà nước về làm việc cho mình. Chỉ sau một thời gian ngắn, các cổ đông của VPBank nhận ra rằng đa số các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước không phải là những chuyên gia ngân hàng thực thụ mà chỉ đơn thuần là những… cán bộ Nhà nước! Vì thế, các cổ đông sáng lập đã quyết định tự mình vận hành VPBank và đã phạm vào một sai lầm sơ đẳng nhất, nhưng lại khủng khiếp nhất. Ông Nguyễn Quang A nói: “Đó là chúng tôi đã coi VPBank đơn thuần như là một công cụ để hỗ trợ cho việc kinh doanh ngoài ngân hàng của riêng mình. Đây là điều mà tất cả những ai có hiểu biết về ngân hàng trên thế giới đều coi là cấm kỵ”. Dĩ nhiên, chỉ sau 1 đến 2 năm tính từ thời điểm trên, nhiều vấn đề bất cập bắt đầu lộ diện tại VPBank và ngân hàng lâm vào khủng hoảng. Nếu như số vốn lúc đó của VPBank là 175 tỷ đồng, thì nợ xấu (nợ quá hạn, nợ khó đòi…) đã gấp hơn 6 -7 lần số vốn đó, cộng thêm 50 triệu USD cam kết với nước ngoài (do các doanh nghiệp ký hợp đồng mở tín dụng thư trả chậm nhưng không thể trả) chưa trả được. Suốt 7 năm trời, VPBank phải vận hành trong tình trạng “nợ ngập đầu” như vậy, bộ máy thì rệu rã, Nhà nước thì kiểm soát không cho hoạt động trong nhiều lĩnh vực… Bản thân ông Nguyễn Quang A và nhiều cổ đông khác của ngân hàng đứng trước nguy cơ trắng tay, “thiếu mỗi một điều nhảy lầu như các chủ ngân hàng Hàn Quốc vào năm khủng hoảng tiền tệ”, ông Nguyễn Quang A nói. Khi lên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VPBank, công việc đầu tiên mà ông Nguyễn Quang A làm là thực hành theo bài học sơ đẳng nhất của ngành ngân hàng. Đó là: yêu cầu ban giám đốc đưa ra các quy trình rạch ròi và nghiêm ngặt; yêu cầu những người chủ chốt, như tất cả các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành của VPBank không ai được dính dáng gì đến mọi chuyện vay mượn hoặc bảo lãnh ở ngân hàng (tuy Ngân hàng Nhà nước có cho phép ở một mức độ nhất định, nhưng VPBank thì “cấm tiệt”); tìm phương án giải quyết khủng hoảng và thuyết phục các cơ quan chức năng chấp nhận kế hoạch ấy. Cầm cự và nỗ lực, đến tháng 7/2004, VPBank đã giải quyết xong mọi hậu quả của cái “thủa ban đầu” và từng bước phát triển, tăng vốn, mở rộng mạng lưới, đào tạo đội ngũ nhân viên, thay đổi hệ thống công nghệ… như hiện nay. Và chia sẻ thời gian của thương trường cho nghiên cứu Giờ đây, ông Nguyễn Quang A đã không còn điều hành kinh doanh trực tiếp, chỉ là một thành viên của Hội đồng quản trị VPBank. “Ít nhất để hàng ngày có chút thời gian ngắm mặt nước hồ Gươm, dành thời gian cho sở thích nghiên cứu”, ông nói. Ông vốn xuất thân là một chuyên gia về khoa học kỹ thuật, nhưng chỉ sau 3 tháng làm việc đã bỏ nghề để đi buôn, thì giờ đây ông lại quyết định dành  nhiều thời gian ở những năm tháng còn lại của cuộc đời để nghiên cứu về “phần mềm” xã hội. Ông tâm sự: “Tôi vốn xuất thân là dân tin học, nên rất coi trọng vấn đề phần mềm, hoạt động của bất kỳ hệ thống nào cũng phụ thuộc rất lớn vào phần mềm. Xã hội là một hệ thống rất phức tạp, nhưng cái gì quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự vận hành của xã hội? Tôi nghĩ đó là những cái vô hình, rất khó cân đong đo đếm như nền văn hoá, các chính sách, thiết chế vận hành… Khi làm tủ sách SOS2, tôi chỉ quan tâm đến những loại sách gắn với phần mềm xã hội như thế, với mong muốn giúp người đọc hiểu và có thể hoạch định ra những chính sách phù hợp trong mỗi tình hình hòan cảnh, để thúc đẩy sự vận hành của toàn xã hội”. Trước khi chia tay trí thức - doanh nhân Nguyễn Quang A, tôi hỏi ông có điều gì nuối tiếc khi đã để lại sau lưng những sóng gió của thương trường, ông nói: Thực lòng, tôi không nuối tiếc bất cứ điều gì. Thời gian và trí tuệ là rất quý, không nên bỏ phí vào chuyện “giá như”. Nhìn lại quá khứ để rút ra bài học là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tập trung vào việc hôm nay và việc sẽ làm trong tương lai
Tài liệu liên quan