Chiến Dịch Online Marketing Hiệu Quả Khi đã có một không gian riêng trên Internet, bạn cần quảng bá để khách hàng mục tiêu biết đến chiến dịch online marketing của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa video clip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu… Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến dịch Online Marketting hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến Dịch Online Marketing Hiệu Quả
Khi đã có một không gian riêng trên Internet, bạn cần
quảng bá để khách hàng mục tiêu biết đến chiến dịch online
marketing của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa
video clip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các
“hot” blogger viết bài giới thiệu… Có rất nhiều công cụ
quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa
chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả
thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến
với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng
có thể trả lời.
I – Blogging – Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm
Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng
blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ
năm trong giới truyền thông.
Một câu chuyện có thực tại Malaysia
Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại
Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên
chuyến bay của Hãng hàng không Air Asia trên blog của
mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả
trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất
lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận
được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn
mới cho chuyến bay. Một chút do dự, nhưng rồi Kenny
quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi
vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau
chương trình, đích thân Tony Fernandes – Chủ tịch Tập
đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của
Kenny. Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn
tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải
toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của
Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời
bình tích cực.
Blogging – gắn thương hiệu với “hot“ blogger
Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh
bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam
khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360.
Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay
những tên tuổi lớn trong thế giới blog(hot blogger) hơn là
những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình
thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing
truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính
xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của
blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger
là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các
hoạt động cộng đồng như , mạng xã hội… Và có thể nhận
được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh
chóng.
“Công thức” truyền miệng hiệu quả trên blog
Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger
cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì
tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.
1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer):
Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan
đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô,
đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng
blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng,
hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực
nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên
quan đếnthương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh
hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng
đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định
dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách
bạn bè của họ.
2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp: Chỉ khi
cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm, thì
các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn
hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc
điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích
họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm
thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không
đơn thuần là một người đưa tin.
3. Kiểm soát chất lượng của bài viết: Doanh nghiệp hay các
công ty Quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ
làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog.
Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng
cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra
trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện
bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến
khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm. 4. Kết hợp với các
công cụ online khác: Quảng bá bằng blog nên kết hợp với
các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao
như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia
tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.5. Thu nhận và đánh giá
phản hồi: Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về
phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến
trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do
các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích
hợp.
6. Duy trì mối quan hệ với blogger: Các hot blogger, những
người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với
bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong
các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự
kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách
mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot
blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng
mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến
dịch tiếp theo.
II – Brand widget – sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo
Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans
và giày dép mới đây, Levi’s đã tung ra một widget gồm các
slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc để tăng
sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy
điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay
thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng. Kết quả, sản phẩm đã
được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Quảng bá thương hiệu bằng widget
Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể
được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML
riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính,
blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không
cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML,
JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương
trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức,
thời tiết, đồng hồ, game…
Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một
chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản
phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy
tính, trang Web, blog, mạng xã hội… Widget nhận được sự
tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính
họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự
tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn
hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có
thể được chia sẻ với nhiều người.
Bí quyết tạo một widget hiệu quả
Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu
phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên,
có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng
khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các marketer cần lưu ý:
1. Đem lại giá trị cho người dùng: Widget phải có những
yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo
phim…), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với
cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những
cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng cấp chủ đề tin
nhắn, tạo playlist trong MP3… đồng thời phải thường
xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người
dùng quay trở lại.
2. Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một
vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ
sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.
3. Gia nhập vào những trang web quyền lực: Các mạng xã
hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các
platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận
dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành
viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép
người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.
4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt
đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh
chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu
cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc
điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh
quảng bá tốt nhất.
5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến
dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget,
bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách
tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.
6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao
tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay
đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất
phát từ profile trong … Do đó, bạn phải tạo ra các widget
phù hợp với những hành mạng xã hội vi mới của người
dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại
trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo
mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc
để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.
III – Email marketing – khó nhưng không phải là không thể
38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi
18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%.
Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư
trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet.
Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và
thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA
2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ
qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.
Lợi thế của email marketing
Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới
hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí
chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường; nội dung sống động
với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in
ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thể đo
lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ
khách hàng… Đó là những ưu điểm mà email marketing có
thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email
marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp
thư của khách hàng.
Thực hiện email marketing hiệu quả
Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ
thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của
các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:
1. Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email
marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý
nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những
mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện
online/offline… Đây chính là những người có quan tâm
đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ
rất cao.
2. Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có
hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự
liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong
một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ
thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với
các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị
coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách
hàng này ra khỏi danh sách. Để tạo nội dung hấp dẫn, email
mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề
dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để
thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay
thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsofr Outlook
có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung
nên được thiết kế động và cá nhân hóa.
3. Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để
email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh
nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email
cho người tiêu dùng thì nên gửi vào thứ Hai hoặc thứ Năm
là lúc người ta sử dụng email nhiều nhất.
4. Đúng tần suất: Những email có cùng một nội dung chỉ
nên gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối tượng. Ít hơn số
này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây
phản cảm.
5. Đúng kênh truyền thông: Email khi kết hợp với các công
cụ khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct
mail (dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp
đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao
hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương
trình).
Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp,
doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng
số email được gửi đi, tỉ lệ email bị trả về, tỉ lệ email bị từ
chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở đâu, tỉ lệ click
đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ
từ chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để
tính được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông
thường sẽ phải nhờ đến agency.
IV – SEM: cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu
Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng
Internet ở cả hai nhóm 17-24 và 25-30 tuổi đều có sử dụng
công cụ tìm kiếm trong ba tháng qua, trong số đó có hơn
50% sử dụng ít nhất một lần/ngày. Tìm kiếm thông tin
đứng thứ hai trong số những lý do truy cập Internet (chỉ sau
đọc tin tức). quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search
Engine Marketing – SEM) là phương pháp tiếp cận khách
hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp
hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả của các
công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN…
Theo ông Chandler Nguyễn, chuyên gia SEM Công ty
DGM, đây là hình thức Quảng cáo hiệu quả trong bối cảnh
suy thoái hiện nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong
việc thu hút khách hàng đến mua hàng tại trang Web hay
cửa hàng, dễ dàng kiểm soát, đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên
vốn đầu tư một cách chính xác, minh bạch.
Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: Pay Per
Click – Trả tiền theo click và Search Engine Optimization
(SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tại thị trường Việt
Nam hay một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông
Á, nhiều người làm tiếp thị thường hiểu nhầm SEM chỉ bao
gồm Pay Per Click còn SEO là một mảng riêng. Chính vì
vậy khi lập kế hoạch hoặc phê duyệt chiến lược quảng cáo
trên các công cụ tìm kiếm, họ thường bỏ qua SEO.
Pay Per Click – Cơ hội sau mỗi cú click chuột
Pay Per Click (hay còn gọi là Paid Search) là cách hiển thị
thông điệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ
(Sponsored Links) trong trang kết quả tìm kiếm của
Google, Yahoo… khi người tiêu dùng tìm kiếm những từ
khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi
click và trả tiền cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách
hàng tới trang web. Càng có nhiều người truy cập trang
web, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán
hàng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời có thể giảm chi
phí quảng cáo vì các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google
có chính sách thưởng cho khách hàng có những quảng cáo
chất lượng, được nhiều người truy cập nhằm đem đến cho
người dùng những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn phải lưu
ý vì nếu chọn một từ khóa quá phổ biến, có thể bạn sẽ nhận
được nhiều tìm kiếm nhưng đó không thật sự là những
khách hàng tiềm năng và bạn sẽ phải trả một mức phí rất
lớn.
Làm thế nào để có được một chiến dịch Pay Per Click hiệu
quả?
1. Xây dựng một chiến lược quảng cáo dài hơi. Các doanh
nghiệp và cả agency truyền thống cần nhận ra rằng người
dùng Internet liên tục tìm kiếm thông tin trên mạng 365
ngày/năm. Sẽ là rất lãng phí nếu doanh nghiệp xây dựng
chiến dịch Pay Per Click giống như chạy quảng cáo banner,
rầm rộ xuất hiện rồi lại nhanh chóng kết thúc trong một
thời gian ngắn. Họ cũng sẽ mất dấu trên thị trường, mất
điểm và khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ.
2. Thực hiện chiến dịch với một số bước cơ bản sau. Phân
tích từ khóa, kiểm tra, đánh giá trang web và tình trạng
kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng thông điệp quảng
cáo, đưa chiến dịch lên các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt
giá cho từ khóa.
3. Đo lường và đánh giá kết quả hàng tháng. Mỗi công ty
đều có những đặc thù riêng và cần báo cáo những thông số
riêng. Một số thông số cơ bản cần nắm được là: số lần hiển
thị quảng cáo, số lần click chuột, tỉ lệ click, giá mỗi lần
click, số lượng giao dịch kinh doanh thu được, tỉ lệ chuyển
đổi… Khi thu thập báo cáo, cần so sánh kết quả từ các hoạt
động quảng cáo khác nhau theo thời gian để từ đó biết được
hoạt động nào có hiệu quả hơn đồng thời nắm bắt được
những thay đổi theo thời vụ trong năm.
4. Tối ưu hóa chiến dịch dựa vào các báo cáo.Báo cáo sẽ
trở nên vô ích nếu không biết nhận xét và áp dụng những
thông tin thu thập được để tối ưu hóa chiến dịch. Phần lớn
các khách hàng gặp phải tình trạng là có trong tay một kết
quả báo cáo rất đẹp mắt bằng Excel hay Powerpoint, tuy
nhiên doanh nghiệp hay agency không biết phải làm gì với
báo cáo này, không biết liên hệ những con số trên báo cáo
với các mục đích kinh doanh của mình.
SEO – thủ thuật tăng hạng trang web
SEO là quá trình tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm
kiếm nhằm nâng cao vị trí của trang web trong phần kết
quả tìm kiếm tự nhiên của Google, Yahoo… khi người tiêu
dùng đánh vào một từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp
không cần trả phí nếu xuất hiện trong phần kết quả tìm
kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí khi chạy Pay Per Click do các
công cụ tìm kiếm đưa vào khái niệm Quality Score
(Google) hay Quality Index (Yahoo). SEO được chia làm
hai phần: on-page optimization và off-page optimization.
On-page optimization là cách xây dựng cấu trúc trang web,
nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang
trong trang của bạn (links)… Off-page optimization là quá
trình phổ biến trang web của bạn đến với nhiều người.
Làm thế nào để có được một chiến dịch SEO hiệu quả?
Để sử dụng SEO hiệu quả, có một số điều cơ bản mà doanh
nghiệp cần nắm được:
1. Mỗi trang web cần được tối ưu hóa theo những cách
khác nhau dựa vào tính cạnh tranh của ngành, mức độ phức
tạp của trang web, hệ thống quản lý dữ liệu đang sử dụng…
2. Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích kinh doanh, đối
tượng khách hàng, thị trường mục tiêu khác nhau, vì thế
các giai đoạn trong quá trình tối ưu hóa cũng khác nhau.
Nhưng nhìn chung, SEO chỉ có kết quả khi thực hiện trong
khoảng thời gian tối thiểu là sáu tháng đến một năm, với rất
nhiều công việc khác nhau như: tìm hiểu kỹ đối tượng mục
tiêu, xây dựng kế hoạch từ khóa (keyword analysis), liên hệ
với web-masters để tìm hiểu về hạn chế của CMS, công ty
quảng cáo…
3. Một điều tối quan trọng đối với SEO là kết quả xếp hạng
(Search Engine Ranking) cho các từ khóa quan trọng. Vì
vậy khi chọn lựa từ khóa, bạn phải tự đặt mình vào vị trí
khách hàng, họ là ai và thường chọn những từ khóa nào để
tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đồng thời, bạn phải
khảo sát thị trường: từ khóa đó được tìm kiếm bao nhiêu
lần trong tháng, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đối với từ
khóa đó.
Nhiều người thường tối ưu hóa cho những từ khóa được
tìm kiếm nhiều nhưng chưa chắc đã là từ khóa tiềm năng.
Từ khóa càng mang tính tập trung (targeted keyword) thì
càng nhận được ít lượng truy cập, nhưng sẽ mang đến
những khách hàng tiềm năng vì đây là những người quan
tâm đến lĩnh vực của bạn và khả năng mua hàng của họ là
rất cao. Bạn nên chọn 2-3 từ khóa tập trung cho mỗi trang
web trên trang của bạn.
4. Mỗi công cụ tìm kiếm có cách đánh giá, xếp hạng hiển
thị riêng, nhưng đều đặt mục tiêu cung cấp cho người dùng
những kết quả tốt nhất (những trang web chất lượng) qua
các tiêu chí như kỹ thuật, đồ họa, nội dung… và thường
xuyên thay đổi bí mật thuật toán của mình để tránh bị lạm
dụng. Do đó, không một công ty nào có thể đảm bảo trang
web của khách hàng sẽ xếp hạng thứ bao nhiêu, cho từ
khóa nào, sau khoảng thời gian bao lâu.
Việc xây dựng chất lượng nội dung trang web liên quan
đến từ khóa đó nhằm mang đến cho khách viếng thăm
những th