Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang và
trải dài theo hướng á kinh tuyến
Toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh
hưởng của“yếu tố biển”
Tạo ra có lợi thế “mặt tiền” hướng biển: Thuận lợi cho
giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng
xung yếu về mặt an ninh quốc phòng
Với trên 3000 đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều
khu vực địa lý quan trọng ở ven biển đã tạo cho vùng
biển này một vị trí địa kinh tế và địa chính trị trọng yếu.
Lịch sử đã chứng minh biển và hải đảo có ý nghĩa sống
còn đối với an ninh, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ của VN
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược bảo tồn biển ở Việt Nam: các vấn đề và hàm ý chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN BIỂN ỞVIỆT
NAM: CÁC VẤN ĐỀ VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH
CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN BIỂN Ở VIỆT NAM:
CÁC VẤN ĐỀ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang và
trải dài theo hướng á kinh tuyến
Toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh
hưởng của “yếu tố biển”
Tạo ra có lợi thế “mặt tiền” hướng biển: Thuận lợi cho
giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng
xung yếu về mặt an ninh quốc phòng
Với trên 3000 đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều
khu vực địa lý quan trọng ở ven biển đã tạo cho vùng
biển này một vị trí địa kinh tế và địa chính trị trọng yếu.
Lịch sử đã chứng minh biển và hải đảo có ý nghĩa sống
còn đối với an ninh, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ của
VN.
Vị thế và tiềm năng biển Việt Nam
Bờ biển dài trên 3260km
với không gian biển rộng
chứa đựng nguồn tài
nguyên phong phú và đa
dạng cho phép phát triển
nhiều lĩnh vực kinh tế biển
quan trọng
Biển gắn bó mật thiết
và ảnh hưởng lớn đến
phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường
Các thế hệ người Việt đã gắn bó với biển và có sinh
kế phụ thuộc vào biển cả, đặc biệt đối với người dân
sống ở các huyện ven biển và hải đảo
Thế đứng tự nhiên - lịch sử như
vậy tạo cho VN một vị thế trọng
yếu trong hình thế chiến lược phát
triển toàn cầu và khu vực
Nhận diện một “Việt Nam biển”
như vậy cũng chính là cách nhìn
mới và đầy đủ về chân dung kinh
tế Việt Nam trong Thế kỷ 21
Tiến ra biển là một định hướng
phát triển chiến lược quan trọng
trong thế kỷ XXI của VN.
Trong bối cảnh thế giới như vậy, thì quy mô phát triển kinh
tế biển VN như hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với
tiềm năng và những giá trị mà biển sẽ đem lại.
Muốn tiến ra biển phải chấp nhận đầu tư lớn và phải duy
trì được tính bền vững về mặt tài nguyên-môi trường.
Thực trạng sử dụng và quản lý biển, đảo
● Tài nguyên biển Việt Nam gồm các mỏ dầu và khí, các loại
khoáng sản, thủy sản, ruộng muối; các hệ sinh thái biển, các vùng
đất ngập nước ven biển, khu bảo tồn biển để phát triển du lịch;
các thuỷ vực nước sâu ven bờ và ven đảo để xây dựng cảng,
phát triển kinh tế hàng hải,…
● Biển còn có ý nghĩa lớn đối với điều hòa khí hậu, có khả năng
cung cấp nguồn năng lượng biển (thủy triều, sóng, gió,...) trong
tương lai.
● Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam các
năm 2000-2005 bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước,
trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng
GDP cả nước.
• Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển bước
đầu phát triển, nhưng quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm 2% kinh
tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước)
● Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém,
lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ nên hiệu quả sử dụng
thấp; các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so
với các nước trong khu vực
o Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào
tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh
báo biển, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...còn
nhỏ bé, trang bị thô sơ
o Nhận định chung: phát triển kinh tế biển VN còn quá nhỏ bé
và nhiều yếu kém về quy mô (năm 2005 chỉ đạt dưới 130 lần
sản lượng kinh tế biển của thế giới).
¾Việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền
vững.
Để khắc phục, Nhà nước đã ban hành một số chính
sách và luật pháp liên quan tới biển và vùng ven biển,
như: Luật Bảo vệ Môi trường (1994, 2004), Pháp lệnh
Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989) và Luật Thuỷ sản
(2004), Luật Dầu khí (1993, 2000), Luật Hàng hải
(1990), Pháp lệnh du lịch, Kế hoạch quốc gia về Môi
trường và Phát triển bền vững đến 2010, Kế hoạch
hành động đa dạng sinh học (ĐDSH) quốc gia (1995),
Luật ĐDSH, Nghị định CP về QLTH TN&MT (2009),…
Việt Nam cũng tích cực tham gia các Công ước quốc
tế liên quan đến môi trường biển (khoảng 20 công
ước), như: Công ước MARPOL 73/78, Công ước
Luật biển, Công ước BASEL, RAMSA và Công ước
ĐDSH,...
¾ Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc
về nhiều bộ, ngành, cơ quan và phối hợp với
nhau lỏng lẻo; quản lý tài nguyên và môi trường
biển xem như còn trống.
Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc
gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có chức năng
quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải
đảo
Quản lý tổng hợp biển đòi hỏi xác lập một cơ chế phối hợp
liên ngành
Giải quyết đồng bộ các quan hệ phát triển khác nhau, trong
đó quan hệ giữa các mảng không gian cho phát triển kinh
tế biển và tổ chức không gian biển hợp lý cho phát triển
Công tác quy hoạch sử dụng biển và hải đảo ở Việt Nam vì
thế cần đi trước một bước
TỔNG CỤC TRƯỞNG
CÁC TỔNG CỤC PHÓ
Vụ Kế hoạch và Tài
chính
Vụ Hợp tác Quốc tế và
Khoa học công nghệ
Văn phòng
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Điều tra và Kiểm
soát Tài nguyên-Môi
trường Biển
Cục Quản lý khai thác
biển và hải đảo
Trung tâm Địa chất và
Khoáng sản biển
Trung tâm Hải văn
Trung tâm Trắc địa
bản đồ biển
Trung tâm Quy hoạch,
Điều tra, Đánh giá tài
nguyên-môi trường biển
va ̀ hải đảo
Viện Nghiên cứu quản lý
biển và hải đảo
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC THUỘC
CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
Trung tâm Quy hoạch
và quản lý tổng hợp
vùng duyên hải
Trung tâm Thông tin,
dữ liệu biển và hải đảo
CƠ CẤU TỔ CHỨC VASI
Biển là nơi dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và
của dân tộc VN nói riêng về lương thực, thực phẩm và các
nguyên nhiên liệu.
Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển
các kế hoạch và chính sách biển mà về nguyên tắc chính là
phát triển một nền kinh tế- sinh thái biển (ecosystem-based
economy).
Mục tiêu của CLB VN 2020: “Việt Nam phải trở thành một
quốc gia mạnh về biển, giầu lên từ biển vào năm 2020”,
trong khi trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở
tình trạng lạc hậu so với khu vực
Bốn tiêu chí: (1) xây dựng được một nền khoa học - công
nghệ biển hiện đại, (2) phát triển được một nền kinh tế biển
hiệu quả, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế, (3) có
một phương thức QLTH biển và (4) bảo đảm được an ninh
chủ quyền vùng biển.
Những hạn chế và thách thức
¾ Phát triển kinh tế biển ở VN đến nay còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi
tụt hậu.
¾ Cơ cấu ngành nghề kinh tế biển chưa hợp lý, mới phát triển
một phần ở vùng biển quốc gia, chưa chuẩn bị điều kiện để
vươn xa hơn
¾ Tập trung khai thác các dạng tài nguyên vật chất “nhìn thấy”,
chưa chú ý đến các dạng tài nguyên phi vật thể, các gía trị
không gian và gía trị dịch vụ của biển
¾Nguyên nhân: (1) về kinh tế, gắn với sự nghèo nàn, manh
mún của một nền kinh tế kém phát triển, (2) về KHCN, gắn với
sự lạc hậu, tụt hậu về trình độ phát triển, (3) bao trùm và mang
tính tiền đề là nguyên nhân gắn với tư duy và tầm nhìn phát
triển
¾ Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược biển là VN phải trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giầu từ biển, phát huy
mọi tiềm năng từ biển, với tầm nhìn dài hạn.
¾ Định hướng đó được cụ thể hóa trong quan điểm kết hợp
chặt chẽ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng;
phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng
nội địa; bảo vệ môi trường, tranh thủ hợp tác quốc tế và giữ
vững nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
¾ Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu
quả, thiếu bền vững
¾ Môi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu
¾ Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ hải sản giảm sút
¾ Hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo còn thiếu đồng
bộ, không ít điểm chồng chéo, hiệu lực thi hành yếu, công
tác hỗ trợ pháp lý cho người dân địa phương còn ít được
chú ý và lúng túng,…
Đời sống của dân cư ven biển, trên đảo và làm nghề biển
(có lẽ chỉ trừ ngành dầu khí) vẫn còn nghèo, còn gặp không
ít khó khăn và chịu nhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp.
Nhận thức về môi trường và tài nguyên biển, về quản lý
nhà nước về biển và hải đảo của xã hội, địa phương và
người dân còn yếu.
Tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý
còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu/sử dụng đất
ven biển và mặt nước biển cho người dân.
¾ Tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ (shared
resources), chứa đứng “yếu tố không gian”, là tiền đề phát triển
đa ngành (multi-use). Song, quản lý biển, đảo vẫn theo cách
tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo
ngành (sectoral management).
Các cách tiếp cận mới chậm được áp dụng, và chưa
có khả năng nhân rộng, như: tiếp cận hệ thống, tổng
hợp, liên ngành, dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý
(co-management)
Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên
việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế
ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn.
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển,
những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài
nguyên biển (sea-use) chưa có các quy định cụ thể
mang tính pháp quy và còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, VN là một trong 5 nước chịu tác động mạnh
mẽ nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ
thể về vấn đề này, cũng chưa có giải pháp lồng ghép
và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và mực
nước biển dâng ở vùnd ven biển, biển và hải đảo.
Quan điểm và mục tiêu quản lý biển - đảo
• Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường
khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, phấn đấu trở
thành một quốc gia giầu mạnh từ biển.
• Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng ven
biển với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tái tạo và phát
triển các nguồn tài nguyên biển, đảm bảo phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường biển, ven biển và hải đảo.
Quan điểm và mục tiêu…
Kiểm soát được tình hình sử dụng biển và hải
đảo đến năm 2020 trên cơ sở bảo đảm an toàn
sinh thái và an sinh xã hội, đặc biệt đối với các
cộng đồng dân cư ven biển và trên các hải đảo.
Đổi mới và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực quản lý biển, vùng ven biển và hải đảo,
trong bảo vệ tài nguyên và môi trường biển,
trong ứng phó với các tác động của biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng đến vùng bờ và
đảo nhỏ.
Định hướng chính
Tăng cường công tác điều tra cơ bản biển, đảo; trước mắt
rà soát và đẩy nhanh tiến độ để thực hiện tốt đề án tổng
thể (đề án 47) về điều tra cơ bản và tổng hợp tài nguyên và
môi trường biển.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu biển thống nhất về mặt
nhà nước.
Nghiên cứu và triển khai các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng ở vùng ven biển và hải
đảo.
Xây dựng tiềm lực khoa học-công nghệ biển mạnh, hiện
đại, đạt trình độ tiên tiến
Đánh giá và nắm vững tình hình sử dụng biển, vùng ven
biển và hải đảo và tiến hành quy hoạch sử dụng tài nguyên
và môi trường biển đến năm 2020
Định hướng…2
Phân vùng chức năng vùng bờ và phối hợp các địa
phương ven biển xúc tiến chương trình quản lý tổng hợp
vùng bờ đến năm 2010, 2015 và 2020.
Đánh giá, xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách,
pháp luật quản lý biển, đảo; trước mắt xây dựng Luật
Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển,…
Hoàn thiện hệ thống chính sách biển: cơ chế, chiến
lược, kế hoạch hành động, phí, lệ phí, các hướng dẫn,
định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến
việc khai thác, sử dụng và bảo vệ biển, đảo.
Thực thi việc cấp và thu hồi giấy phép khai thác và sử
dụng biển, đảo kết hợp tăng cường hoạt động kiểm soát
môi trường và tài nguyên biển
Định hướng…3
Xây dựng các quan hệ đối tác lâu dài về quản lý biển, vùng
bờ và tài nguyên biển, đảo. Tăng cường năng lực và đào tạo
nguồn nhân lực quản lý biển đảo chất lượng cao.
Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền và nâng
cao nhận thức cho các cấp về quản lý biển, vùng bờ và hải
đảo.
Xây dựng và triển khai phương án phân chia ranh giới biển
cho cấp tỉnh, giao mặt nước biển cho cộng đồng sử dụng và
tự quản lý dưới sự giám sát của Nhà nước để phân cấp
quản lý cho địa phương theo vùng chức năng và quản lý
dựa vào hệ sinh thái.
Áp dụng phương thức đồng quản lý tài nguyên và môi
trường biển dựa vào cộng đồng (community-based co-
management).
Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường biển và
tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng biển và hải đảo (dựa
theo tính bền vững).
Định hướng…4
Xây dựng cơ chế phối thuộc kiểm soát môi trường biển (với các
địa phương, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng,…), mạng lưới
tuyên truyền biển đảo (các hội, các tổ chức phi chính phủ trong
nước, quốc tế, các viện, trường).
Xây dựng năng lực dự báo biển, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến
để giám sát, quan trắc, giảm thiểu và xử lý các thảm họa thiên
tai, sự cố môi trường biển, ven biển và hải đảo.
Lồng ghép các cân nhắc, các vấn đề môi trường - tài nguyên
biển và các rủi ro vào các dự án đầu tư phát triển, các quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, biển
và hải đảo.
Mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển và xây dựng thương hiệu
biển Việt Nam
Triển khai đề án hợp tác quốc tế về biển đến 2020 (ĐA 80)
37
Hệ thống KBTB
Xin cảm ơn !