Chiến lược của taxi vinasun

Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam  Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM SUN CORPORATION  Tiền thân của Công ty là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Giấy phép kinh doanh số : 052184 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với hoạt động chính là kinh doanh ăn uống và du lịch nội địa.  Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu TAXI VINASUN.  Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

pdf16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược của taxi vinasun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam:  Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam  Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM SUN CORPORATION  Tiền thân của Công ty là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Giấy phép kinh doanh số : 052184 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với hoạt động chính là kinh doanh ăn uống và du lịch nội địa.  Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu TAXI VINASUN.  Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh : 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.  Ngày 25/5/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt động dịch vụ Taxi.  Tháng 2/2007, Công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007.  Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng để: Quá trình tăng vốn điều lệ của Cty VINASUN 6/15/1995, 0 ₫ 7/17/2003, 8 ₫ 5/25/2006, 16 ₫ Feb-07, 100 ₫ Oct-07, 170 ₫ 0 ₫ 20 ₫ 40 ₫ 60 ₫ 80 ₫ 100 ₫ 120 ₫ 140 ₫ 160 ₫ 180 ₫ Ju n-9 5 Ju n-9 6 Ju n-9 7 Ju n-9 8 Ju n-9 9 Ju n-0 0 Ju n-0 1 Ju n-0 2 Ju n-0 3 Ju n-0 4 Ju n-0 5 Ju n-0 6 Ju n-0 7 Bi lli on s Mốc thời gian Vố n đi ều lệ  Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi  Đầu tư dự án Cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I, Tp. HCM (Diện tích đất: 680 m2 )  Đầu tư Chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, Tp. HCM (Diện tích đất : 2.659 m2  Đầu tư dự án Trung tâm Thương mại Tản Đà (Diện tích đất: 1.200 m2), 2. Cơ sở lý luận: 2.1. Khái niệm: Chiến lược đa dạng hoá là loại chiến lược mà doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản phẩm/thị trường hay đầu tư phát triển sang những lĩnh vực kinh doanh mới. Lĩnh vực kinh doanh mới có thể có hoặc không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Yếu tố liên quan thường là sự đồng nhất, giống nhau ở khía cạnh sản xuất, marketing, hoặc công nghệ giữa hai lĩnh vực kinh doanh. Thông thường, các công ty nghĩ đến chiến lược đa dạng hoá khi đã tạo ra nguồn lực tài chính thặng dư, vượt mức cần thiết để duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chính.  Ưu điểm:  Khai thác hiệu quả nguồn lực của công ty  Tăng quy mô  Tăng tính an toàn trong kinh doanh do đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên rủi ro sẽ được phân tán.  Khuyết điểm:  Đòi hỏi trình độ quản lý cao  Dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nhanh, rộng đánh mất tính ưu việt đặc thù  Có thể chia chiến lược đa dạng hoá thành 2 loại:  Đa dạng hoá liên quan  Đa dạng hoá không liên quan 2.2. Đa dạng hoá liên quan: Đa dạng hóa liên quan nghĩa là lĩnh vực kinh doanh mới và hiện tai có sự tương đồng, giống nhau về khía cạnh sản xuất, marketing, công nghệ,.. Đa dạng hoá liên quan được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức chuyển giao kỹ năng và chia sẻ nguồn lực. 2.2.1. Chuyển giao kỹ năng: Với chiến lược này, công ty sẽ thực hiện đa dạng hóa, mở rộng sang lĩnh vực có liên hệ với lĩnh vực hiện tại, cũng có thể là tận dụng khả năng sở trường nhất của mình khi mua lại một công ty khác đang yếu kém về kỹ năng đó. Những kinh nghiệm, kỹ năng về sản xuất, marketing, hoặc bán hàng sẽ được “chuyển giao” nhằm củng cố, tăng cường vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh mới. Ví dụ hãng Philip Morris đầu tiên kinh doanh ở lĩnh vực thuốc lá, chuyển giao kỹ năng tiếp thị và định vị nhãn hiệu sau khi tiếp quản Miller Beer (một công ty chuyên sản xuất đồ uống) là một điển hình thành công đã đưa Miller từ vị trí thứ sáu lên tới vị trí thứ hai trong thị trường đồ uống. Tóm lại điều kiện đầu tiên để thực hiện phương thức chuyển giao kỹ năng là phải có điểm chung nhất đáng kể. 2.2..2 Chia sẻ nguồn lực: Giống như chuyển giao kỹ năng, đa dạng hóa theo hướng chia sẻ nguồn lực chỉ có thể thực hiện khi có sự tương đồng, giống nhau giữa các bộ phận marketing, sản xuất, công nghệ,.của công ty ở lĩnh vực hiện tại và lĩnh vực kinh doanh mới. Mục tiêu nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh là giảm chi phí nhờ mở rộng phạm vi hoạt động. Các nguồn lực có thể chia sẻ cho nhau: tài nguyên, phương tiện sản xuất, mạng lưới phân phối, quảng cáo, R&D (nghiên cứu và phát triển).Bằng việc chia sẻ này mỗi đơn vị kinh doanh sẽ giảm được chi phí đầu tư. Hơn nữa, năng lực ở một bộ phận nào đó có thể sử dụng tốt hơn. Chẳng hạn, một thiết bị nào đó có thể dùng để sản xuất các bộ phận cho hai dây chuyền sản xuất ở hai đơn vị kinh doanh khác nhau. Do vậy ngoài lợi thế do phạm vi còn đạt được lợi thế do qui mô, sử dụng tốt hơn năng lực máy móc thiết bị. Ví dụ như ngành hàng sản xuất tả giấy và khăn giấy của hãng Procter & Gamble. Những hoạt động này chia sẻ chi phí thu gom nguyên liệu và chi phí chuyển giao công nghệ dành cho sản phẩm mới. Ngoài ra, một đội ngũ bán hàng kết hợp bán cả hai sản phẩm cho các siêu thị, đống thời cả hai sản phẩm này đều được phân phối cùng với một mạng lưới hoặc kênh tiêu thụ duy nhất. Sự chia sẻ này đã giúp cho hai ngành hàng sản xuất khăn giấy và tã lót một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ ít đa dạng hoá hơn so với hãng Procter & Gamble nhờ hiệu quả giảm chi phí do mở rộng các hoạt động của mình.  Ưu điểm:  Ít rủi ro do công ty đã có kinh nghiệm, hiểu biết ít nhiều về lĩnh vực kinh doanh mới.  Khuyết điểm:  Đa dạng hoá liên quan chỉ có thể thực hiện khi có sự tương đồng, giống nhau về những kỹ năng cần thiết giữa lĩnh vực kinh doanh hiện tại và lĩnh vực kinh doanh mới. Điều này không phải bao giờ cũng xảy ra, nhất là các công ty ở lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, phạm vi áp dụng hẹp.  Có nhiều vấn đề nảy sinh như: khó khăn về mặt tổ chức, khó phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh độc lập, hạch toán giữa các đơn vị kinh doanh- giá thành, phân phối chi phí, lợi nhuận. 2.3. Đa dạng hoá không liên quan: Đa dạng hoá không liên quan nghĩa là lĩnh vực kinh doanh mới và lĩnh vực kinh doanh hiện tại không có mối tương quan với nhau, không có điểm tương đồng về sản xuất, marketing, công nghệ, .. Chiến lược này được thực hiện thông qua phương thức cấu trúc kinh doanh hoặc cấu trúc kinh doanh hoặc tái cấu trúc. 2.3.1. Cấu trúc kinh doanh: Đa dạng hoá theo hướng cấu trúc kinh doanh là việc tìm kiếm đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng, có khả năng sinh lợi nhuận cao. Các công ty áp dụng chiến lược này bằng cách tập trung quyền lực vào một văn phòng đầu não của công ty với 3 nhiệm vụ chính: Ấn định kế hoạch chiến lược về cấu trúc kinh doanh của công ty- đưa ra các quyết định về tiếp nhận hoặc từ bỏ một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Đặt ra các mục tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh chiến lược. Phân bổ nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị kinh doanh chiến lược này. 2.3.2. Tái cấu trúc: Mục đích của chiến lược này là tìm kiếm các doanh nghiệp bên ngoài có quá trình hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phát triển để mua lại, sau đó tổ chức lại hoạt động, thay đổi bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh với nguồn lực công nghệ, tài chính mới. Nhờ vậy, vị thế cạnh tranh của công ty được mua lại sẽ được củng cố, cải thiện, góp phần tăng cường dây chuyền giá trị cho công ty.  Ưu điểm:  Tận dụng được nguồn lực dư thừa.  Tạo cho doanh nghiệp khả năng để tăng trưởng vị thế.  Có thể tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn nhờ nắm bắt cơ hội đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới.  Khuyết điểm:  Nhiều rủi ro hơn chiến lược đa dạng hoá có liên quan do đầu tư vào lĩnh vực mà doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hiện tại..  Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực thực hiện, có đủ năng lực để quản trị ngành mới  Thực hiện đa dạng hóa không liên quan đòi hỏi phải đầu tư lớn dẫn đến suy giảm lợi nhuận trước mắt.  Đòi hỏi phải dự báo chính xác về nhu cầu thị trường, nếu dự báo không chính xác sẽ dẫn đến bị động trong sản xuất kinh doanh. Dựa vào tính liên kết giữa các lĩnh vực kinh doanh, và mức độ tác động, quản lý, kiểm soát của công ty đối với các lĩnh vực kinh doanh đó, có thể tổng hợp bốn chiến lược trên trong sơ đồ sau: Có liên kết Không liên kết Mức độ quản lý, kiểm soát sâu. Mức độ quản lý, kiểm soát ít. Bảng: Tổng hợp các chiến lược đa dạng hóa Mức độ liên kết Mức độ tác động Chiến lược chia sẻ nguồn lực Chiến lược chuyển giao kỹ năng Chiến lược tái cấu trúc Chiến lược cấu trúc kinh doanh 3. Các lĩnh vực kinh doanh của Vinasun : 3.1. Nhà hàng và du lịch : ( 1995-2003) Lĩnh vực hoạt động ban đầu của Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam là kinh doanh nhà hàng và du lịch. Trong 8 năm hoạt động , công ty đã thiết lập được một hệ thống nhà hàng như:  Phố ẩm thực Tản Đà Cao Lâu.  Phố ẩm thực Hai Lúa.  Nhà hàng Nam Bộ ẩm thực phố và các trung tâm tiệc cưới như Phượng Gòn, Lê Thị Riêng,. Hầu hết được đặt tại các địa điểm gần khu trung tâm nên thu hút được một lượng khách hàng dồi dào và ổn định.Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ trong một không gian giao hòa giữa phong cách Trung Hoa cổ điển và Việt Nam, tạo sự thoải mái ,gần gũi thân thiện với nền văn hóa ẩm thực Nam bộ phong phú ,và đặc sắc. Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển ngành du lịch nội địa, thu hút được một lượng khách nhất định , tạo được sự tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu du lịch của Vinasun. Ngoài ra, năm 2003, công ty đã tăng được 7,7 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên tới 8 tỷ đồng , tạo được một nguồn kinh tế mạnh, làm nền tảng để công ty mở rộng sang các lĩnh vực khác. 3.2. Kinh doanh Taxi : 3.2.1. Quá trình thành lập và hoạt động của lĩnh vực kinh doanh taxi: Tháng 1 năm 2003, một đội xe taxi chỉ gồm 27 chiếc đã ra đời, với vai trò ban đầu là chuyên chở khách du lịch và thực khách của hệ thống nhà hàng Trầu Cau thuộc công ty. Từ đó đến nay mới chỉ là quãng đường gần 6 năm, nhưng taxi Vinasun đã có những bước phát triển vượt bậc cả về tầm cỡ và chất lượng. Số lượng xe cứ thế tăng dần lên. Đến cuối năm 2003 là 300 xe. Năm 2004 tăng lên 525 xe. Đến 30-6-2007 là 1128 xe. Và cho đến nay, tính tới tháng 10 năm 2008, taxi Vinasun đã có số lượng xe lên đến trên 2300 chiếc (tức tăng gần 100 lần sau gần 6 năm) hoạt động chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các khu vực lân cận của TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Taxi Vinasun bao gồm hai loại xe, 4 chỗ và 7 chỗ, tất cả đều là xe của hãng sản xuất ôtô số 1 thế giới là Toyota. Loại xe 4 chỗ gồm có 2 dòng xe là Toyota Corolla J (tương tự như Corolla Altis) và Toyota Vios. Đây đều là hai dòng xe nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm thiểu khí thải, rất thích hợp cho các tuyến giao thông nội thành đông đúc và chật hẹp. Loại xe 7 chỗ với hơn 100 xe đời mới cũng gồm 2 dòng xe, đó là Toyota Zace và Toyota Innova, với nội thất tiện nghi và sang trọng, không gian thoáng rộng, thích hợp với các gia đình và các đoàn công tác.Với tiêu chí an toàn là ưu tiên hàng đầu, hơn 95% tổng số xe taxi của Vinasun hiện nay đều có thời gian sử dụng không quá 3 năm. 3.2.2. Vị thế trong ngành (18/09/2008): Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 10.000 xe taxi hoạt động, trong đó có khoảng 6000 xe trực thuộc các công ty taxi và khoảng 4000 xe trực thuộc các Hợp tác xã và chạy tự do. Với hơn 1300 đầu xe ở thành phố, công ty chiếm khoảng 20% số đầu xe của các công ty và hơn 10% so với số đầu xe của toàn thành phố. Xét về doanh thu (bình quân 900.000 đồng/xe/ngày) và số Km vận hành mà công ty đạt được (trên 54%) thì công ty chiếm hơn 30% thị phần của taxi thành phố và hơn 50% thị phần tại tỉnh Bình Dương. Hiện nay, Công ty đang dẫn đầu về số lượng xe (chỉ tính số lượng xe mà công ty trực tiếp đầu tư, không tính xe góp của các tài xế và xe nhượng quyền thương hiệu) và là công ty dẫn đầu về doanh thu bình quân cũng như dẫn đầu về số Km vận hành có khách. Hiện cty phục vụ khoảng 15 triệu khách 1 năm. Với số lượng và chất lượng xe như trên, theo dự đoán, Vinasun sẽ nâng thị phần tại TP Hồ Chí Minh từ 35% lên 40% và trên 60% tại Bình Dương. Đây là con số rất đáng tự hào nếu biết rằng các thương hiệu Taxi thuộc tập đoàn Mai Linh có tới 5000 đầu xe tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chất lượng phục vụ cũa Taxi Vinasun cũng thuộc vào hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh Taxi vận tải. Đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, luôn niềm nở và tận tình phục vụ hành khách. Gần đây, với số lượng xe tăng lên, Vinasu đã khắc phục được tình trạng chờ đợi lâu và thiếu xe của khách hàng. Công ty còn đưa ra các hình thức thanh toán đa dạng để hỗ trợ khách hàng, với mức chiết khấu phù hợp hoặc dùng thẻ đa năng như Membership card, Taxi card, Coupon… Kết hợp với Vinasun Travel, Vinasun Taxi đưa ra dịch vụ mới Đưa đón theo lộ trình phục vụ các đoàn khách và chuyên gia nước ngoài đến công tác và làm việc tại Việt Nam ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vinasun cũng là hãng taxi duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ Gọi trực tiếp cho tài xế. Với dịch vụ này, khách hàng có thể không cần thông qua tổng đài gọi tới cho tài xế trực ở gần khu vực mình nhất, với số điện thoại tài xế và khu vực trực được đăng tải trên trang web của công ty, tránh được việc phải chờ đợi lâu. Cùng với những thành công ấy, Vinasun liên tục nhận được những danh hiệu cao quý như: Thương hiệu nổi tiếng năm 2006; Cúp vàng thương hiệu Việt 2007; Cúp vàng thương hiệu mạnh Export 2007… 3.2.3 Tỷ trọng doanh thu của ngành kinh doanh Taxi trong tổng doanh thu: Qua gần 6 năm hoạt động, dịch vụ taxi Vinasun từ một lĩnh vực kinh doanh phụ giờ đã trở thành một hoạt động kinh doanh chính, nếu không muốn nói là chủ chốt của công ty Vinasun Corp. Thật vậy, tỷ trọng doanh thu của dịch vụ taxi tăng rất nhanh qua từng năm. Đến cuối năm 2007 đã chiếm đến 89% tỷ trọng doanh thu (235,6 tỷ đồng) của toàn công ty, và đến 6 tháng đầu năm 2008 vừa rồi thì đã chiếm đến 97% tỷ trọng doanh thu (359 tỷ đồng). Mốc son đánh dấu cho sự phát triền vượt bậc ấy là ngày 7-7-2003, khi công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam, với vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Và đến 25-5-2006 thì vốn điều lệ tăng lên thành 16 tỷ đồng và có vốn để đầu tư xe mới. Đây chính là tiền đề cho cú nhảy vọt năm 2007 với hai đợt phát hành cổ phiếu thành công giúp tăng vốn điều lệ của công ty từ 16 tỷ lên đến 170 tỷ đồng, tức tăng tới 963% vốn cổ phần. 3.2.4. Tiềm năng thị trường, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển. Việt Nam đã gia nhập WTO và thị trường Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa trong khoảng 2 năm tới đây, việc chiếm lĩnh và tạo một vị thế vững chắc ở một thành phố đầu não kinh tế đầy năng động, với tiềm năng khách hàng trong tương lai của dịch vụ taxi là vô cùng to lớn như TP Hồ Chí Minh là chiến lược hết sức đúng đắn và hợp lý của những nhà điều hành Taxi Vinasun. Với việc taxi tăng từ 5000 đầu xe lên đến trên 10000 đầu xe, rõ ràng thị trường TP Hồ Chí Minh, thị trường chủ lực của Vinasun, là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng nhưng cũng hứa hẹn sẽ có cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, và về lâu dài, chiến thắng sẽ thuộc về ai tạo được uy tín cho thương hiệu của mình và sự tin tưởng của khách hàng. Mà điều này thì hiện nay Vinasun đang nắm rất nhiều ưu thế, qua những phân tích ở trên về chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu. Tới đây, Vinasun còn triển khai hình thức bán quảng cáo trên màn hình LCD lắp đặt trên các xe taxi, là đơn vị tiên phong thực hiện hình thức quảng cáo này trong ngành. Không những giúp taxi Vinasun có thêm một nguồn thu nhập đáng kể, mà còn làm cho khách hàng thích thú vì sự mới lạ và vui tươi của những mẫu quảng cáo trong thời gian ngồi trên xe, làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ của Vinasun, tạo sự khác biệt cho thương hiệu và ấn tượng nơi khách hàng. Một điểm mạnh khác của Vinasun Taxi chính là lượng vốn tài chính dồi dào. Nhờ lượng tiền mặt từ hai đợt phát hành cổ phàn năm 2007 nên tài sản lưu động của công ty tăng từ 18 tỷ lên 148 tỷ, dẫn tới tăng tỷ lệ thanh toán hiện hành của toàn công ty từ 0,34 năm 2006 lên 2,45 năm 2007. Trong năm 2008 này, khoảng thu nhập 20 tỷ từ các hoạt động kinh doanh khác đã giúp lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm đạt hơn 30 tỷ, tăng 443% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khoản thu nhập từ thanh lý tài sản cố định để đầu tư cho việc mua mới và trang bị hiện đại cho một loạt xe taxi chất lượng cao phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Taxi Vinasun đã trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành dịch vụ taxi niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Đây là một bước đi đúng đán nhằn tăng hơn nữa nguồn vốn cho hoạt động của công ty. Cổ phiếu VNS xếp thứ 159 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. 3.3. Bất động sản: Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng và dùng một phần trong số tiền đó để đầu tư vào các dự án bất động sản:  Trung tâm Thương mại Tản Đà  Nhu cầu vốn đầu tư: 48 tỷ đồng.  Nguồn vốn: tự có  Diện tích đất: 1.200 m2  Diện tích sàn xây dựng: 7.026 m2 gồm 1 tầng hầm, 1 trệt, 4 lầu và 1 sân thượng.  Mục đích : Trung tâm Thương mại và tiệc cưới. Theo lộ trình hội nhập WTO, năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường phân phối và bán lẻ, nắm bắt được thông tin này, sau thời gian dài đàm phán và làm việc với các đối tác nước ngoài, Ban Tổng giám đốc Vinasun Corporation quyết định chọn 1 đối tác Hàn Quốc làm đối tác chiến lược trong việc hợp tác, xây dựng cũng như phân phối các mặt hàng cao cấp tại trung tâm sau này.  Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Bản vẽ thiết kế, thỏa thuận kiến trúc, giấp phép phòng cháy chữa cháy, khảo sát địa chất, hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng - kinh doanh dự án Trung tâm TM-DV Tản Đà, lập báo cáo phương án khả thi.  Đang tiến hành các thủ tục pháp lý như: thủ tục thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng.  Hiệu quả của dự án (tạm tính): với lãi suất đầu tư kỳ vọng: 15%. o Thời gian hoàn vốn (PP): 2,5 năm  Doanh thu bình quân: 2,46 triệu USD  Lãi sau thuế bình quân: 712.000 USD  Dự án cao ốc VINASUN TOWER :  Nhu cầu vốn đầu tư: 200 tỷ đồng, trong đó giá trị đất: 145 tỷ đồng, giá trị xây dựng: 55 tỷ đồng.  Nguồn vốn : tự có  Giấy tờ pháp lý: Biên bản cam kết giữa Công ty VINASUN và gia đình ông Đặng Phước Thành về việc cam kết bán lô đất 26-28-30-32-24/1-24/3-24/5 đường Thủ Khoa Huân Q.1 cho Công ty.  Công văn số 224/UBND-ĐT của UBND quận 1 về việc Ủy ban Quận 1 ủng hộ Công ty đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng trên khu đất này.  Công văn số 2102/UBND-ĐT ngày 11/4/2007 về việc chấp thuận kiến nghị của Sở Giao thông công chánh hoán chuyển nhà 32 Thủ Khoa Huân cho Công ty VINASUN để xây dựng cao ốc văn phòng.  Diện tích đất: 675 m2  Diện tích sàn xây dựng: 7.040 m2 gồm 2 tầng hầm, 1 trệt, 1 lửng, 12 lầu và 1 sân thượng.  Mục đích : Cao ốc văn phòng và Trung tâm thương mại.  Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện tại: Thực hiện việc đặt cọc để mua lô đất, bản vẽ kiến trúc và đang tiến hành việc hoán chuyển nhà 32 cũng như thương lượng mua nhà 28, 24/7 và 24/9 Thủ Khoa Huân.  Hiệu quả của dự án (tạm tính): với lãi suất đầu tư kỳ vọng: 12% o Hiện giá thuần (NPV): 2,79 triệu USD o Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 15,1% o Thời gian hoàn vốn (PP): 6,8 năm  Doanh thu bình quân /năm: 2,99 triệu USD  Lãi sau thuế bình quân/năm: 1,45 triệu USD  Dự án Chung cư Quận 8  Nhu cầu vốn đầu tư: 75 tỷ đồng  Nguồn vốn: tự có  Giấy tờ pháp lý: Giấy chứng nhậ
Tài liệu liên quan