Chiến lược giá của các đại gia bán lẻ

Khi WalMart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, cửa hàng này sẽ làm ăn thắng lợi nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản nhưng hiệu nghiệm: giá cả luôn thấp hơn khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở nơi khác. Ở một góc độ nào đó, chiến lược giá của Walmart có phần bí ẩn. Khi nhìn vào Walmart, khách hàng chỉ thấy đây là một thiên đường mua sắm cho với đủ lựa chọn, và tất nhiên giá cả luôn thấp hơn các nơi khác.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược giá của các đại gia bán lẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược giá của các đại gia bán lẻ Chiến lược giá - Cùng hướng tới mục tiêu "sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất", nhưng Walmart và Amazon lại sử dụng những phương thức khác nhau để đạt được mục đích. Chiến lược giá của Walmart: Ép giá nhà cung cấp Khi WalMart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, cửa hàng này sẽ làm ăn thắng lợi nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản nhưng hiệu nghiệm: giá cả luôn thấp hơn khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở nơi khác. Ở một góc độ nào đó, chiến lược giá của Walmart có phần bí ẩn. Khi nhìn vào Walmart, khách hàng chỉ thấy đây là một thiên đường mua sắm cho với đủ lựa chọn, và tất nhiên giá cả luôn thấp hơn các nơi khác. Tại sao Walmart có thể bán sản phẩm với giá thấp như vậy? Giá rẻ nhất là tiêu chí của Walmart Một trong những bí quyết chính của hãng mà ta không thể không nhắc tới đó là việc ép giá các hãng cung cấp. Sức phát triển khổng lồ đã giúp Walmart có đủ sức mạnh buộc các nhà cung cấp sản phẩm cho mình phải giao hàng với giá rẻ nhất. Nhà cung cấp cho Walmart chỉ có hai lựa chọn: hoặc chấp nhận giá Walmart đưa ra dù họ chỉ được lãi vài xu trên mỗi sản phẩm, hoặc Walmart sẽ cắt không đặt hàng nữa. Nếu các hãng cung cấp có ý định đi ngược lại tiêu chí của Walmart,các hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và khả năng phá sản là rất cao. Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lượng lớn, ổn định. Nhưng để đảm bảo việc hợp đồng sẽ được ký kết, hãng cung cấp phải đưa được mức giá thấp nhất. Nắm được điểm yếu đó của các nhà cung cấp, Walmart tìm cách buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh lẫn nhau, rồi tìm nơi nào hiến giá thấp nhất. Chiến lược giá này của Walmart đặc biệt mạnh với các nhà sản xuất nước ngoài. Nhất là ở các quốc gia đang phát triển chuyên sản xuất mặt hàng giá rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ. Mỗi năm Wal-Mart mua khoảng 1,5 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc, môt nửa mua trực tiếp, một nửa qua các nhà sản xuất trung gian. Đó cũng là lý do khiến Walmart luôn bị chỉ trích về cái mà người ta gọi là "độc quyền mua", vắt kiệt các nhà cung cấp cho đến khi họ phá sản. Walmart bị dính vào rất nhiều vụ kiện bóc lột lao động, phần lớn do nhân viên của hãng khởi tố Không chỉ vậy, Walmart cũng nổi tiếng về việc bóc lột lao động. Dẫn chứng cho cáo buộc trên là việc Walmart luôn bị kiện cáo liên miên. Trung bình công ty này lúc nào cũng đang phải đối phó với 8.000 vụ kiện, phần lớn là do nhân viên khởi tố. Tình trạng bóc lột của Walmart đã trở thành một đề tài tranh cãi trong xã hội Mỹ. Ngay cả những người ủng hộ tự do thương mại nhiệt tình nhất cũng đều cho rằng phương thức làm mọi cách để giảm giá thành của Walmart như vậy là khó có thể chấp nhận được. Nhiều tổ chức đã phát động việc tẩy chay hàng hóa của Walmart và chủ nghĩa toàn cầu hóa mà hãng là biểu tượng. Chính nhờ phương thức kinh doanh và chiến lược giá có phần độc đoán như vậy, Walmart đã vượt lên tất cả trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới hiện nay. Nhưng cách kinh doanh này cũng để lại nhiều hậu quả tiêu cực, khiến Walmart gặp khó khăn trong việc vươn ra ngoài thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, hay các quốc gia châu Âu khó tính như Đức. Chiến lược giá của Amazon: Tránh tối đa các khoản thuế Amazon có lợi thế của hãng bán lẻ trực tuyến số 1 Thế giới Không sở hữu hệ thống siêu thị khổng lồ cũng như không sử dụng sức mạnh để ép giá các hãng cung cấp, Amazon có ưu thế riêng của mình trong cuộc chiến giá cả. Thậm chí, mức hạ giá cho nhiều loại sản phẩm còn thấp hơn cả Walmart. Một chiếc MacBook mới 11 inch của Apple được niêm yết giá 999 USD tại Apple.com, các cửa hàng của Apple, BestBuy và các nhà bán lẻ khác. Nhưng ở Amazon, cùng một model này bạn chỉ mất 979 USD. Nếu sự khác nhau chỉ là 20 USD thì dường như nó còn tương đối nhỏ, nhưng đó chưa phải là giá cuối cùng. Tại website của Apple hay BestBuy giá cuối cùng cho mỗi chiếc MacBook niêm yết 999 USD là 1,101 USD. Nhưng tại Amazon, giá cuối cùng cũng chỉ vẫn là 979 USD. Tức là rẻ hơn 100 USD. Như vậy khi mua hàng tại Amazon, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Nhờ đâu mà Amazon có thể bán hàng với mức giá thấp hơn hẳn mà vẫn thu được lợi nhuận? Câu trả lời nằm ở thuế bán hàng. Theo quy định của nhiều các bang ở nước Mỹ, các cửa hàng chỉ bị đánh thuế bán hàng nếu có tồn tại cơ sở vật chất ở đó. Và đây chính là lúc những hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon phát huy tối đa lợi thế của mình. Bởi dù người mua có thể chọn mua các sản phẩm của Amazon từ bất cứ đâu, nhưng hãng lại không có một cửa hàng bán lẻ nào, trừ trụ sở chính đặt tại Seattle và kho chứa hàng tại một số bang. Vì vậy hầu hết các bang khác của Mỹ cũng không đánh thuế bán hàng đối với người mua các sản phẩm từ Amazon. Đối với các hãng bán lẻ thông thường, mức thuế bán hàng được áp dụng ở từng bang luôn giao động trong khoảng từ 8 - 10% giá trị sản phẩm. Nghĩa là nếu được miễn trừ loại thuế này, Amazon sẽ chiếm một lợi thế rất lớn về giá. Amazon có những kho hàng khổng lồ nhưng lại không có cửa hàng vật lý nên không phải chịu thuế Thuế bán hàng tạo nên sức cạnh tranh lớn và cũng là chủ để nhạy cảm đối với Amazon. Nhiều hãng bán lẻ trong nước đã lên tiếng phản đối ưu thế về giá này. Vì vậy Amazon cũng đã cánh giác hơn, họ không chào các mặt hàng tiết kiệm thuế ở tất cả mọi nơi trên website của mình. Mặc dù có nhiều lợi thế về thuế, Amazon vẫn tiếp tục tận dụng bằng lách thuế thông qua thủ đoạn thông minh. Chẳng hạn tại Nevada, hãng đã coi kho hàng của mình và trang web như hai thực thể tách biệt để lập luận rằng mình không có một sự hiện diện cụ thể nào tại đây, và từ chối việc đóng thuế. Kindle cũng là một ví dụ điển hình cho chiến lược trốn thuế của hãng. Chiếc máy đọc sách điện tử này được phát triển tại Lab126, một trụ sở của Amazon tại California, nhưng với việc coi Lab126 là một công ty con hợp pháp, Amazon đã không phải đóng bất cứ khoản thuế nào cho bang. Trong một báo cáo về chiến lược thuế, đại diện công ty này cho rằng họ coi lợi thế về thuế của Amazon không phải là lợi thế cạnh tranh chính. Thế nhưng, không thể phủ nhận đây là ưu thế lớn nhất của hãng ngay từ những ngày đầu. Tất nhiên, việc được miễn giảm thuế hay lách luật như vậy thực sự không công bằng. Là một doanh nghiệp, Amazon đã chối bỏ các khoản thuế nghĩa vụ, và đóng góp rất ít tiền vào việc xây dựng đường xá, cầu cống, các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng vốn phục vụ cho các hoạt động buôn bán của mình. Kết lại, trong chiến lược giá bán lẻ, cả Amazon lẫn Walmart đều có con bài tủ của riêng mình. Với Walmart, đó là sự độc quyền, chèn ép các nhà cung cấp, là chính sách rẻ mạt giành cho nhân viên. Còn với Amazon, đó là lợi dụng ưu thế của thương mại điện tử để tránh các loại thuế, tránh các nghĩa vụ với Nhà nước. Như vậy, chữ "rẻ" trong từng sản phẩm của Amazon hay Walmart cũng không hề "rẻ" chút nào.