Livermore sinh năm 1877 tại Bang Massachusetts, Mỹ. Livermore
cho rằng, hầu hết NĐT mất tiền là do giao dịch ngẫu hứng, thiếu
kỷ luật và không có kế hoạch hay quy tắc định trước. Ông luôn
tuân thủ quy tắc đầu tiên của mình là cắt lỗ khi giá cổ phiếu giảm
10% hay ít hơn.
Vào năm 1901, khi TTCK New York trong giai đoạn tăng trưởng,
ông bỏ ra 10.000 USD mua cổ phiếu của Công ty Northern Pacific
và giá trị tài khoản "biến" thành 50.000 USD. Nhưng ông đã bán
khống hai cổ phiếu khác và làm mất trọn số tiền trong tài khoản
hai ngày sau đó. Qua đó, ông nhận ra rằng, người ta cần phải bị
thua lỗ mới học được cách điều chỉnh của thị trường. Đồng thời,
khi "tiên đoán" thị trường là đồng nghĩa với đánh bạc, việc dự
đoán thị trường như thế nào là rất khó. Việc đầu cơ cần khả năng
kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường phát ra tín hiệu đầu cơ.
Ông cũng nhận ra rằng, ông đã phạm sai lầm khi bán ra quá sớm
để chốt lời khi thị trường đang tăng và điều quan trọng là cần
quan sát thị trường xem nó diễn biến ra sao và nó ảnh hưởng
đến hầu hết cổ phiếu ra sao, chứ không phải là cố dự đoán nó sẽ
biến động như thế nào trong tương lai. Trải qua những kinh
nghiệm thực tiễn, vào năm 30 tuổi, Livermore đã trở thành NĐT
thành công với chiến lược đầu tư nổi tiếng là "thăm dò" và "kim tự
tháp"
5 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược kim tự tháp và thăm dò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược "kim tự tháp"
và "thăm dò"
Nhiều NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam
hiện nay tham gia thị trường với mục
đích đầu cơ nhằm làm giàu nhanh
chóng. Có lẽ cuộc đời của Jesse
Livermore sẽ giúp cho họ rút tỉa ít nhiều từ những bài học
của ông.
Livermore sinh năm 1877 tại Bang Massachusetts, Mỹ. Livermore
cho rằng, hầu hết NĐT mất tiền là do giao dịch ngẫu hứng, thiếu
kỷ luật và không có kế hoạch hay quy tắc định trước. Ông luôn
tuân thủ quy tắc đầu tiên của mình là cắt lỗ khi giá cổ phiếu giảm
10% hay ít hơn.
Vào năm 1901, khi TTCK New York trong giai đoạn tăng trưởng,
ông bỏ ra 10.000 USD mua cổ phiếu của Công ty Northern Pacific
và giá trị tài khoản "biến" thành 50.000 USD. Nhưng ông đã bán
khống hai cổ phiếu khác và làm mất trọn số tiền trong tài khoản
hai ngày sau đó. Qua đó, ông nhận ra rằng, người ta cần phải bị
thua lỗ mới học được cách điều chỉnh của thị trường. Đồng thời,
khi "tiên đoán" thị trường là đồng nghĩa với đánh bạc, việc dự
đoán thị trường như thế nào là rất khó. Việc đầu cơ cần khả năng
kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường phát ra tín hiệu đầu cơ.
Ông cũng nhận ra rằng, ông đã phạm sai lầm khi bán ra quá sớm
để chốt lời khi thị trường đang tăng và điều quan trọng là cần
quan sát thị trường xem nó diễn biến ra sao và nó ảnh hưởng
đến hầu hết cổ phiếu ra sao, chứ không phải là cố dự đoán nó sẽ
biến động như thế nào trong tương lai. Trải qua những kinh
nghiệm thực tiễn, vào năm 30 tuổi, Livermore đã trở thành NĐT
thành công với chiến lược đầu tư nổi tiếng là "thăm dò" và "kim tự
tháp".
Chiến lược "kim tự tháp" là mô hình mua thêm cổ phiếu khi giá cổ
phiếu đó đang tăng. Vào thời điểm đó, chiến lược này quá khác
biệt với chiến lược phổ biến là "mua thấp, bán cao". Livermore
lập luận, khi giá cổ phiếu ông mua tăng giá, nó chứng minh rằng
ông đã quyết định đúng, nên tiếp tục mua vào. Còn trong chiến
lược "thăm dò", ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò
một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi
nhuận của những cổ phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn,
còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào "kim tự tháp" của
mình.
Chiến lược "kim tự tháp" và "thăm dò" cũng được Livermore áp
dụng thành công trong thời kỳ thị trường suy giảm vào năm 1907,
giúp ông trở thành triệu phú khi bước sang tuổi 31. Trong giai
đoạn suy thoái đó, ông đã kiếm được 3 triệu USD trong một ngày
- 24/10/1907.
Khi chuyển qua kinh doanh cotton trong thời kỳ chiến tranh thế
giới thứ I (1910 -1914), Livermore bị phá sản, nhưng lại thành
công trên TTCK từ năm 1916. Trong những năm 1920, Livermore
trở thành NĐT thành công nhất thời đó. Ông nghiệm ra rằng, kinh
nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành
công. Ông tiếp tục thành công lớn trong thời kỳ đại suy thoái kinh
tế thế giới 1929.
Do những khó khăn trong đời sống riêng tư, ông đã khai phá sản
vào năm 1934 và tự sát do trầm cảm vào năm 1940, nhưng tên
tuổi và chiến lược đầu tư của ông đã đi vào huyền thoại. Nhiều
NĐT trên thế giới đã và đang áp dụng chiến lược của ông để
giành lợi nhuận trên TTCK.