Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF, tiền thân là Xí Nghiệp Dịch Vụ
Kỹ Thuật trực thuộc của Công ty AGIFISH được thành lập từ ngày ngày 8 tháng 04
năm 2007.
Ngành nghềkinh doanh: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông công chánh. Cơ
khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật lạnh công nghiệp và dân dụng. Sản xuất bột cá, thức ăn gia
súc, thủyhải sản. Sau 4 tháng thành lập từ ngày 8/4/2007 đến ngày 31/8/2007 công ty
hoạt động hiệu quả với doanh thu toàn công ty đạt 16,65 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 862 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của
ngành sản xuất cá tra-basa, mở ra tiềm năng phát triển ngành sản xuất phụ phẩm như
bột cá nên Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF đã cắt giảm những
ngành khác để tập trung đầu tư và phát triển vào ngành có lợi thế truyền thống tạo ra
nhiều lợi nhuận cho công ty đó là ngành bột cá
33 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta Agf, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NHÓM 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG DELTA AGF
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
BÀI TẬP NHÓM
An Giang, tháng 11 năm 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................i
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG
DELTA AGF VÀ NGÀNH SẢN XUẤT BỘT CÁ. ......................................................1
1.1. Tổng quan về công ty. .................................................................................................................... 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.....................................2
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô ........................................................................................................... 2
2.1.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................................................................ 2
2.1.1.1. Tỷ lệ lạm phát .................................................................................................................. 2
2.1.1.2. Lãi suất ngân hàng ........................................................................................................... 2
2.1.1.3. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................................. 3
2.1.1.4. Chính sách Tài chính – Tiền tệ ........................................................................................ 3
2.1.2. Yếu tố chính trị và luật pháp.................................................................................................... 4
2.1.3. Yếu tố tự nhiên ......................................................................................................................... 5
2.2. Phân tích môi trường tác nghiệp................................................................................................... 5
2.2.1. Khách hàng .............................................................................................................................. 6
2.2.1.1. Nhóm khách hàng trực tiếp.............................................................................................. 6
2.2.1.2. Nhóm khách hàng gián tiếp ............................................................................................. 7
2.2.2.Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................................... 8
2.2.2.1. Cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. ....................................................... 8
2.2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh ..................................................................................................... 9
2.2.3.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.................................................................................................... 11
2.2.4. Sản phẩm thay thế.................................................................................................................. 12
2.2.5. Nhà cung cấp.......................................................................................................................... 12
2.3. Phân tích môi trường nội bộ ........................................................................................................ 14
2.3.1. Các hoạt động chủ yếu ........................................................................................................... 14
2.3.1.1. Hậu cần đầu vào ............................................................................................................ 14
2.3.1.2. Hậu cần đầu ra ............................................................................................................... 14
2.3.1.3. Marketing và bán hàng .................................................................................................. 15
2.3.1.4. Dịch vụ .......................................................................................................................... 16
2.3.2. Các hoạt động hỗ trợ.............................................................................................................. 16
2.3.2.1. Thu mua......................................................................................................................... 16
2.3.2.2. Quản trị nguồn nhân lực ................................................................................................ 16
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp .................................................................................... 17
2.4. Ma trận đánh giá nội bộ............................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC............................................................20
3.1. Mục tiêu của công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Delta AGF năm 2011 -2015 ...................... 20
3.2. Hoạch định chiến lược cấp công ty ............................................................................................. 21
3.3. Hoạch định chiến lược cấp đơn vị kinh doanh........................................................................... 22
3.3.1. Chiến lược kinh doanh tổng quát .......................................................................................... 22
3.3.2.Các phương án chiến lược cụ thể.......................................................................................... 23
3.4. Lựa chon các phương án chiến lược tối ưu ( Ma trận QSPM) ................................................. 25
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ............................................................................................27
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty ngành chế biến bột cá ....................11
Bảng 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành chế biến bột cá .......................13
Bảng 2.3. Các Chỉ Số Tài Chính .....................................................................................17
Bảng 2.4. Ma trận đánh giá nội bộ ngành chế biến bột cá ..............................................19
Bảng 3.1. Ma trận QSPM của công ty Delta Agf – Nhóm chiến lược tập trung ............25
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc ....................26
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Chuỗi giá trị của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Delta Agf ...................... 14
Hình 3.1 Ma trận bên ngoài – bên trong (ma trận IE) .............................................................. 21
Hình 3.2 Phân tích vốn đầu tư dựa vào giai đoạn phát triển của ngành (Ma trận Charles
Hofer) ........................................................................................................................... 21
Hình 3.3 Ma trận Chi phí/ Giá trị SPA ......................................................................................... 22
Hình 3.4 Ma trận SWOT .................................................................................................................. 24
Hình 3.5 Ma trận chiến lược chính ................................................................................................ 24
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG
DELTA AGF VÀ NGÀNH SẢN XUẤT BỘT CÁ.
1.1. Tổng quan về công ty.
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF
Trụ sở chính: Số 18, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long Xuyên, An
Giang.
Website:
Vốn chủ sở hữu (năm 2010): 42.067.315.487 VNĐ; tổng tài sản: 329.428.271.814 VNĐ
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF, tiền thân là Xí Nghiệp Dịch Vụ
Kỹ Thuật trực thuộc của Công ty AGIFISH được thành lập từ ngày ngày 8 tháng 04
năm 2007.
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông công chánh. Cơ
khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật lạnh công nghiệp và dân dụng. Sản xuất bột cá, thức ăn gia
súc, thủy hải sản. Sau 4 tháng thành lập từ ngày 8/4/2007 đến ngày 31/8/2007 công ty
hoạt động hiệu quả với doanh thu toàn công ty đạt 16,65 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 862 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của
ngành sản xuất cá tra-basa, mở ra tiềm năng phát triển ngành sản xuất phụ phẩm như
bột cá nên Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF đã cắt giảm những
ngành khác để tập trung đầu tư và phát triển vào ngành có lợi thế truyền thống tạo ra
nhiều lợi nhuận cho công ty đó là ngành bột cá.
Sứ mệnh:
Cam kết cung cấp cho khách hàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá hợp lý, giao
hàng đúng số lượng, đúng thời gian.
Tầm nhìn:
Công ty phấn đấu trở thành doanh nghiệp xuất khẩu bột cá đứng đầu tỉnh An Giang giai
đoạn 2011-2015
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang 2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1. Yếu tố kinh tế
2.1.1.1. Tỷ lệ lạm phát
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn tăng
cao. Lạm phát bình quân tám tháng năm 2011 lại tiếp tục tăng 17,64% so với bình quân
cùng kỳ năm 20101. Chính lạm phát tăng cao, từ đó làm tăng chi phí đầu vào các doanh
nghiệp xuất khẩu bột cá như: chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, giá nhân
công. Ảnh hưởng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm tăng giá thành xuất khẩu.
Điều đó, làm sản phẩm bột cá giảm tính cạnh tranh về giá giữa các công ty trong ngành,
gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu, gây sức ép
cho doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2012 định hướng
của Chính phủ kiềm chế lạm phát dưới 10% trong khi vẫn cần duy trì tốc độ tăng trưởng
để bảo đảm việc làm và an sinh xã hội.2 Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp
trong ngành, làm giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp
mở rộng đầu tư và sản xuất.
2.1.1.2. Lãi suất ngân hàng
Lãi suất là nhân tố có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp trong
ngành sản xuất bột cá, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay cao. Trong
những năm gần đây lãi suất không ngừng tăng cao cụ thể năm 2009 là 15 -17%3, năm
2010 và tháng 8 năm 2011 là khoảng 20%4 làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ tăng chi
phí sử dụng vốn làm cho lợi nhuận bị giảm xuống. Các kế hoạch đầu tư sản xuất và mở
rộng thị trường của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều rủi ro. Mặt khác đối với
các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh không phụ thuộc nhiều vào vốn vay thì vấn
đề tăng lãi suất được xem là cơ hội nó có thể là yếu tố góp phần làm giảm đối thủ cạnh
tranh vì các doanh nghiệp nhỏ có nguồn tài chính yếu sẽ không ứng phó được với biến
động nên kinh doanh đi xuống nhiều kỳ liên tục có thể dẫn đến nguy cơ phá sản hoặc là
giảm thị phần trên thị trường. Điển hình, năm 2010 công ty DELTA AGF có vốn vay
ngắn hạn là 111.870.407.528 VND và dài hạn là 38.636.921.720 VND trong tổng nguồn
vốn là 329.428.271.814 VND. Tổng nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ là
45,69% trong tổng nguồn vốn công ty. Tỷ lệ này khá cao điều đó cho thấy lãi suất tăng
có ảnh hưởng lớn đến công ty DELTA AGF làm cho chi phí sử dụng vốn công ty tăng
tác động đến lợi nhuận. Theo TS. Nguyễn Minh Phong : lãi suất 12-13%/năm khó chấp
1 Không tác giả. Không ngày tháng. Thông tin thống kê hàng tháng [online]. Đọc từ:
Ngày: 03.09.2011
2 Mai Thảo. Không ngày tháng. Biến động từ ngoại lai [online]. Đọc từ:
Đọc ngày: 20/11/2011.
3 Không tác giả.09.12.2009. Lãi suất cho vay chạm mức 17%/năm. Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam [online]. Đọc từ:
muc-17nam/200912/166484.laodong Ngày 10.09.2011
4 Nga Anh.24.03.2010. Lãi suất cho vay cao nhất lên tới 20%/năm. Báo Hànộimới - CQCQ: Thành ủy Hà
Nội [online]. Đọc từ:
toi-20nam.htm Ngày 10.09.2011
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang 3
nhận và năm 2012 lãi suất phải trên 15%/năm.5 Điều này sẽ tạo một sức ép đối với các
doanh nghiệp có tỉ lệ sử dụng vốn vay cao.
2.1.1.3. Tỷ giá hối đoái
Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 - 2011 là khá phức tạp. Những bất ổn trên thị trường
ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập
khẩu. Cán cân thanh toán năm 2009 bị âm đến 9.4 tỷ USD và dự kiến năm 2010 cũng
âm khoảng 6 tỷ USD6. Từ đó, làm tăng tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giao dịch bình
quân năm 2010 là 1 USD = 17.941 VND, năm 2011 là 1 USD = 20.628,00 VND7, tăng
16,7%. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thu ngoại
tệ. Theo dự báo của ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Đông Nam Á của Ngân
hàng Standard Chartered, tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 20.600 cuối quý 3 năm 2011,
nhưng sẽ tăng lên mức 22.000 đồng vào cuối quý 4 năm 20128. Xu hướng tăng tỷ giá
tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời cũng làm tăng
chi phí nhập khẩu máy móc từ nước ngoài, tuy nhiên máy móc thiết bị dùng cho sản
xuất bột cá nhập từ nước ngoài đa phần có giá cao 7 tỷ - 8 tỷ VND9, vì vậy chi phí đầu
tư dây chuyền máy móc thiết bị là lớn nên các doanh nghiệp ít đổi mới máy móc thiết
bị, vì vậy sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị là
không đáng kể. Tóm lại, tỷ giá hối đoái tăng giúp các doanh nghiệp trong ngành xuất
khẩu bột cá thu được nhiều ngoại tệ hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.1.4. Chính sách Tài chính – Tiền tệ
Để kiềm chế lạm phát tăng cao trong thời gian năm 2009 đến nay, Chính phủ đã không
ngừng đặt ra các chính sách phù hợp ổn định kinh tế vĩ mô tạo nền tảng cho sự tăng
trưởng vững chắc của nền kinh tế. Các chính sách này cũng phần nào gây tác động đến
các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất kinh doanh bột cá nói riêng.
Năm 2009 chính phủ thực hiện các chính sách như hỗ trợ vay lãi suất cho các doanh
nghiệp, chính sách miễm giảm thuế10. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động, làm giảm chi phí vốn vay và chi phí thuế.
5Mai Thảo. Không ngày tháng. Biến động từ ngoại lai [online]. Đọc từ:
Đọc ngày: 20/11/2011
6 Không tác giả.02.01.2011. Cán cân thanh toán 2010 [online]. Đọc từ
2010&catid=105:t-vn&Itemid=137 Ngày 12.09.2011
7 Không tác giả. Không ngày tháng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 2/1/2010
như sau BHXH Bình Dương [online]. Đọc từ
2010 Ngày 11.09.2011
Không tác giả. Không ngày tháng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 12/09/2011
như sau. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đọc từ:
Lx2BjA09_Z29LA3dvIxNfU_2CbEdFABUon_k!/ Ngày 12.09.2011
8 Đoàn Trung Hiếu.28.06.2011. Standard Chartered thay đổi dự báo về tỷ giá tiền đồng Việt Nam.
[online]. Đọc từ:
tien-dong-viet-nam.chn Ngày 12.09.2011
9 Hàn Sơn Đỉnh. 30.6.2008. Anh thợ cơ khí liều và dây chuyền bột cá siêu rẻ[online]. Đọc từ:
Ngày 09.9.2011
10 K.V 03.10.2009. Chính sách tài chính tiền tệ năm 2009 đã tạo kết quả tích cực cho tăng trưởng kinh tế
và thực hiện dự toán thu chi ngân sách [online]. Đọc từ:
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang 4
Năm 2010 chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cũng nhằm mục tiêu kiềm
chế lạm phát đang ở mức cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ thực hiện
cũng linh động cho phù hợp với tình hình sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Năm 2011 chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ nhằm kiềm chế lạm
phát trong nước và ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc ban hành nghị quyết 11/NQ-CP. Để
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt này thì ngân hàng nhà nước đã hạ mục tiêu tăng
trưởng tín dụng từ 23% xuống 20%/ năm, yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm. Mức tăng
trưởng tín dụng giảm xuống chứng tỏ ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong việc cho vay.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng
được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.11 Từ
chính sách này đã làm tăng lãi suất gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy
động vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng bởi tỷ lệ cho vay sẽ giảm xuống và lãi
suất tăng. Doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ chịu lãi suất cao hoặc thiếu vốn do
không vay được từ nguồn này. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ hoạt động trong ngành vì khả năng huy động vốn thông qua hình thức vay ngân
hàng sẽ gặp nhiều trở ngại hơn nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu không đảm
bảo khả năng chi trả thì ngân hàng có thể không cho vay. Tuy nhiên vấn đề trên lại là cơ
hội để các doanh nghiệp có quy mô lớn đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay và các
doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào vốn vay giảm thiểu được số lượng đối thủ
cạnh tranh.
Theo dự báo thì chính phủ sẽ vẫn tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong năm 2012 để kiềm chế
lạm phát về mức một con số12. Xu hướng này cho thấy doanh nghiệp có tỷ trọng vốn
vay cao phải chịu tác động của việc tăng lãi suất và gặp khó khăn trong vấn đề vốn vay
trong tương lai, gây cản trở cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay khi gia nhập
ngành.
2.1.2. Yếu tố chính trị và luật pháp
Theo nghị định 108/2010/NĐ-CP tại khoản 2 điều 1 các doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng II phải áp dụng mức lương cơ bản 1.200.000 đồng/tháng từ ngày 1
tháng 1 năm 2011. Với nghị định này đã tạo không ít khó khăn cho doanh nghiệp chế
biến – sản xuất bột cá vì các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng do lãi
suất tăng và lương tăng. So với nghị định 108/2010/NĐ-CP thì nghị định 107/2010/NĐ-
CP có mức lương cao hơn 160 ngàn đồng. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ
khó thích nghi hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Dựa theo lệnh 118 của Trung Quốc, ngày 30/8 Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh thông
báo quy định về kiểm nghiệm kiểm dịch đối với sản phẩm bột cá tại Trung Quốc theo
đó bộ công thương đưa tin “Kể từ 2011, bột cá của doanh nghiệp chưa đăng ký sẽ không
Ngày
12.09.2011.
11 Lan Ngọc.07.04/2011. Thắt chặt tài chính - tiền tệ năm 2011: Một chính sách sáng suốt trong ngắn hạn
của Việt Nam[online]. Đọc từ:
chinh--tien-te-nam-2011-Mot-chinh-sach-sang-suot-trong-ngan-han-cua-Viet-Nam/6022181.epi Ngày
12.09.2011
12 M. Đồng .02.09.201.Chính phủ sẽ thắt chặt tiền tệ đến 2012[online]. Đọc từ:
2012/6921120.epi Ngày 12.09.2011
Tiểu luận nhóm Chiến Lược Kinh Doanh
Nhóm 3 Trang 5
được xuất khẩu vào Trung Quốc”13. Hiện tại thị trường tiêu thụ bột cá của nước ta là
Trung Quốc, Đài Loan. Nhưng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ bột cá chính trong
những năm qua với 1,2 triệu tấn14. Các doanh nghiệp sản xuất bột cá trong nước sẽ gặp
khó khăn vì phải sản xuất đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc thì doanh nghiệp mới có thể
xâm nhập vào thị trường. Đồng thời, lệnh 118 tạo cơ hội cho doanh nghiệp đã đạt tiêu
chuẩn này trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc. Trước tình hình này, công ty
DELTA AGF có sự chuẩn bị để đáp ứng các quy định do Trung Quốc đặt ra.
2.1.3. Yếu tố tự nhiên
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.424 km2 , có tiềm
năng về nuôi trồng thủy sản như cá tra, cá basa, tôm càng xanh,... Trong đó, đặc biệt là
cá tra, là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của Đồng bằng Sông