Unilever là một công ty đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập, là
công ty chuyên sản xuất những mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất, giặt
tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm,. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của
Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated,
Reckitt Benckiser và Henkel. Unilever có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, tới nay
công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở thành một trong các nhà đầu tư
thành công nhất ở Việt Nam.
OMO là thương hiệu bột giặt lớn trong thị trường chất tẩy rửa. OMO tham
gia và thị trường Việt Nam năm 1995 ngay khi Unilever xâm nhập thị trường
Việt Nam. Thị phần của OMO liên tục tăng qua các năm khi tham gia vào thị
trường Việt Nam. Đến năm 2010 thị phần OMO chiếm khoảng gần 80% thị trường
bột giặt ở Việt Nam.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 15566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược marketing cho sản phẩm OMO của Unilever, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO
SẢN PHẨM OMO
CỦA UNILEVER
LÊ MINH BÍCH
Đ7QL6
2013
MINH BICH
HÀ NỘI
7/5/2013
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
1
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
Giới thiệu về công ty Unilever và sản phẩm OMO
Unilever là một công ty đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập, là
công ty chuyên sản xuất những mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất, giặt
tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm,... Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của
Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated,
Reckitt Benckiser và Henkel. Unilever có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, tới nay
công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở thành một trong các nhà đầu tư
thành công nhất ở Việt Nam.
OMO là thương hiệu bột giặt lớn trong thị trường chất tẩy rửa. OMO tham
gia và thị trường Việt Nam năm 1995 ngay khi Unilever xâm nhập thị trường
Việt Nam. Thị phần của OMO liên tục tăng qua các năm khi tham gia vào thị
trường Việt Nam. Đến năm 2010 thị phần OMO chiếm khoảng gần 80% thị trường
bột giặt ở Việt Nam.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công đó cho OMO chính là chính
sách marketing- mix hiệu quả theo mô hình 4P của OMO. 4P đó là Product (sản
phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến hỗn hợp).
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
2
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX (4P)
A. SẢN PHẨM (PRODUCT)
I. Khái quát về thị trường mục tiêu và định vị thị trường
1. Phân khúc thị trường
- Thị trường kinh doanh:
Thị trường bột giặt, cung cấp sản phẩm có khả năng giặt tẩy tốt, chất
lượng cao.
- Tiêu thức để phân khúc thị trường:
Unilever phân khúc thị trường cho hàng OMO theo: dân số và địa lý, dựa
vào các biến số sau:
+ Quy mô và mật độ dân số: OMO chủ yếu tấn công vào các thành phố
lớn, thị trấn lớn trong cả nước. Vì đây là thị trường hấp dẫn và khả năng sinh lời
cao. Mật độ dân số ở các vùng này tương đối lớn nên nhu cầu tiêu dùng các chất
giặt tẩy cao.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
3
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
+ Giới tính: Bao gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên đối tượng nhắm tới chủ
yếu là các bà nội trợ, là người quyết định chính trong việc lựa chọn nhãn hiệu các
sản phẩm tiêu dùng cho gia đình. Cụ thể là khi lựa chọn nhãn hiệu bột giặt cho gia
đình, tiêu chí đầu tiên mà họ quan tâm đến chính là khả năng giặt tẩy. Do đó, OMO
chọn chức năng chính của mình là khả năng giặt tẩy vết bẩn.
+ Độ tuổi: Tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng bột giặt. Nhưng vẫn
chủ yêu nhắm đến khách hàng từ 18 tuổi trở lên, những người trưởng thành, có
công ăn việc làm, có mức thu nhập ổn định hoặc đã có gia đình.
+ Thu nhập: Mức thu nhập ổn định từ trung bình trở lên.
- Phân khúc thị trường:
Khúc thị trường mà OMO chọn cho mình là:
+ OMO tẩy trắng hướng đến những đối tượng tiếp xúc với môi trường
nhiều vết bẩn hoặc những người sử dụng đồ trắng.
+ OMO hương ngàn hoa hướng đến những người thích mùi hương, thích
khẳng định mình và các đối tượng muốn tiết kiệm thời gian và nước xả vải.
+ OMO Matic dùng cho các đối tượng khách hàng sử dụng máy giặt.
2. Định vị thị trường
Bột giặt OMO được định vị bằng một số slogan sau:
- OMO- Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn
- OMO- Đánh bật vết bẩn đã khô
- OMO- Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn
- OMO- Tết làm điều phúc, sung túc cả năm
- OMO- Đánh bật 99,9% vết bẩn
Chiến lược định vị này rất thành công vì khi nghĩ đến OMO, người ta sẽ
nghĩ ngay đến tính năng giặt tẩy vết bẩn vượt trội và ngược lại. Và còn quan trọng
hơn, OMO muốn người tiêu dùng khi nghĩ đến bột giặt thì sẽ nghĩ ngay đến OMO.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
4
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
II. Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm
1. Sản phẩm theo ý tưởng
Mang lại cho người tiêu dùng không chỉ là khả năng giặt tẩy vết bẩn và cả
những lợi ích khác như: tẩy vết ố, trắng sáng, hương thơm.Đặc biệt, OMO còn phát
triển và cho ra loại nước giặt OMO không chỉ mang đầy đủ những tính năng trên
của bột giặt mà còn có khả năng hòa tan nhanh và không để lại cặn bột giặt trên
quần áo.
2. Sản phẩm hiện thực
2.1. Nhãn hiệu
- Tên nhãn hiệu: OMO. Đó là một tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ
nằm lòng. Dấu hiệu là biểu tượng hình vết bẩn đơn giản nhưng nổi bật.
- Chính sách nhãn hiệu mà OMO sử dụng là : Mở rộng giới hạn sử
dụng tên nhãn hiệu. Khi bột giặt OMO đã có chỗ đứng trên thị trường, công ty
Unilever đã phát triển thêm những dòng sản phẩm mới mang thương hiệu OMO
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
5
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
như nước giặt OMO, và các loại bột giặt khác với những tính năng khác nhau như
OMO hương ngàn hoa, OMO matic, OMO comfort,..
2.2. Bao bì sản phẩm
- Mỗi sản phẩm được đóng gói trong các loại bao bì khác nhau:
+ Nước giặt OMO được đựng trong các chai nhựa,
+ Bột giặt OMO được đóng trong các gói nilon hay hộp giấy.
+ Bột giặt OMO 9kg được đóng trong thùng nhựa.
Ngoài ra đối với nước giặt, OMO còn có loại túi có thể đổ vào chai nhựa
đã qua sử dụng giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
- Bao bì của OMO rất sặc sỡ, nổi bật và bắt mắt. Màu truyền thống là đỏ,
trắng và xanh dương đậm.
- Trên bao bì ghi đầy đủ các thông tin về sản phẩm, các đặc tính kĩ thuật
an toàn khi sử dụng , hướng dẫn sử dụng , cách bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử
dụng.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
6
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
2.3. Trọng lượng
Để đáp ứng những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng, OMO đã đưa
ra nhiều loại bột giặt và nước giặt với nhiều trọng lượng và dung tích khác nhau.
- Bột giặt: 90g; 400g; 800g; 1,5kg; 3kg; 4,5kg; 6kg. 5 gói/ thùng
- Thùng: 9kg.
- Nước giặt: 1 lít, 2 lít, 4 lít.
2.4. Chủng loại và danh mục sản phẩm
Khi mới xuất hiện trên thị trường, Unilever chỉ tung ra bột giặt OMO. Sau
một thời gian phát triển, Unilever đã phát triển và tạo ra loại nước giặt không
những có sức mạnh giặt tẩy cao mà còn khắc phục những hạn chế của bột giặt. Đó
là hòa tan nhanh và không để lại cặn trên quần áo.
- Danh mục sản phẩm
+ Các loại bột giặt OMO:
• OMO tẩy an toàn: mang đến một công nghệ đột phá với các hạt năng
lượng xoáy giúp giải phóng thêm sức mạnh giặt tẩy khi giặt. Đây là sản phẩm xuất
hiện từ ngày đầu khi OMO mới gia nhập thị trường Việt Nam và đang nằm trong
giai đoạn suy thoái.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
7
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
• OMO Comfort: sức mạnh giặt tẩy vết bẩn của OMO được bổ sung hạt
làm mềm tự nhiên và hương thơm nhẹ nhàng cho cảm giác dịu êm. Sản phẩm này
thuộc giai đoạn bão hòa.
• OMO Matic: được thiết kế chuyên biệt cho máy giặt giúp xoáy tan vết
bẩn hoàn toàn cho một lần giặt. Với sức mạnh gấp 3 lần giúp giặt sạch quần áo
nhanh chóng trong môi trường máy giặt. Công thức ít bọt giúp bảo vệ tốt nhất cho
máy giặt. OMO Matic được các chuyên gia hàng đầu máy giặt khuyên dùng. Đây
là loại sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển của nhãn hiệu OMO.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
8
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
Do nhu cầu của thị trường, Unilever đã phát triển thêm OMO Matic
comfort và OMO Matic sáng màu.
• OMO đỏ: Với những hạt năng lượng xoáy giúp đánh bật nhiều loại vết
bẩn khô cứng chỉ trong một lần giặt. Các hạt năng lượng xoáy sẽ hòa tan giải
phóng thêm sức mạnh giặt tẩy trong khi giặt.
+ Các loại nước giặt OMO:
• Nước giặt OMO Matic: Là loại nước giặt chuyên dùng cho máy giặt,
giúp hòa tan vết bẩn hoàn toàn trong một lần giặt, không để lại cặn bột giặt trên
quần áo. Công thức ít bọt giúp bảo vệ máy giặt.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
9
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
• Nước giặt OMO lốc xoáy: Với công thức ưu việt của bột giặt OMO
đỏ, có thể thấm sâu vào từng thớ vải và đánh bật vết bẩn gấp 2 lần so với bột giặt
thường.
3. Sản phẩm bổ sung.
Dịch vụ sản phẩm
- Chính sách chiết khấu tiền mặt của OMO là sự giảm giá 20% - 30%
cho những đại lý nào thanh toán sớm. OMO có chính sách chiết khấu số lượng và
giảm giá cho những người mua nhiều.
- Chính sách chiết khấu chức năng hay chiết khấu thương mại công ty
dành cho những thành viên trong kênh nhằm kích thích họ hoàn thành công việc.
- Các chương trình khuyến mại cho khách hàng rất đa dạng, phong phú.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
10
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội và số điện thoại tư vấn
miễn phí.
B. CHÍNH SÁCH GIÁ (PRICE)
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá của OMO
1. Nhân tố bên trong
1.1. Mục tiêu marketing
- Tối đa hóa lợi nhuận hiện hành
- Dẫn đầu về thị phần
- Đảm bảo về chất lượng
- Đảm bảo sống sót
- Các mục tiêu khác
1.2. Chiến lược định vị và các biến số khác của marketing mix
- Giá chỉ là một công cụ của marketing – mix mà Unilever sử dụng để
đạt được mục tiêu của mình. Quyết định về giá của OMO luôn được đặt trong
chính sách tổng thể , chịu sự chi phối của các chiến lược định vị và các chữ “P”
khác.
- Chiến lược định vị => Lựa chọn 4Ps => Quyết định về giá
1.3. Chi phí
- Chi phí là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá. Công ty
Unilever đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ, địa phương để tìm ra các nguyên liệu
tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu. Điều này vừa giảm được chi phí mua
hàng, vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Ngoài ra, công ty cũng phân bố việc sản
xuất đóng gói cho các vệ tinh ở khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận
chuyển vào kho bãi.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
11
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
- Unilever đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh
nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ
chức các chương trình huấn luyện sản xuất.
1.4. Các nhân tố khác
- OMO thuộc nhóm tiêu dùng hàng ngày, là sản phẩm không thể thiếu,
do đó có hệ số co giãn của cung thấp nên cầu chính là nhân tố chủ yếu làm thay đổi
giá. Cầu tăng chính là áp lực để tăng giá.
- Cơ cấu quản lý giá được xác lập, ban lãnh đạo OMO trực tiếp ra các
quyết định về các mức giá cụ thể(“ cơ chế cứng”). Giá của sản phẩm OMO được in
trực tiếp trên bao bì. Theo đó, những người quản lý giá và những người bán hàng
chỉ là những người thực hiện.
2. Những yếu tố bên ngoài.
2.1. Đặc điểm của thị trường và cầu
- Đối với nhóm người có thu nhập thấp và trung bình, cầu và giá của
OMO có quan hệ nghịch, nghĩa là giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại.
- Đối với những người có thu nhập khá trở lên, cầu và giá của OMO có
quan hệ thuận, nghĩa là giá cả càng cao thì cầu càng cao và ngược lại.
2.2. Cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của OMO là Tide của P&G. Bột giặt
OMO và Tide đang chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh gay gắt. Trong môi trường
có thị phần ngang bằng nhau, đối thủ nào tăng thị phần có thể dành sự khác biệt cả
về doanh số và chi phí.Do đó đưa đến lợi nhuận cạnh tranh mạnh mẽ. Không có lý
do mất thị phần vì việc mất thị phần luôn đi kèm với việc giảm lợi thế cạnh tranh
giảm lợi nhuận chi phí cao hơn và là mối đe dọa mất luôn thị trường
- Trong cuộc chạy đua với đối thủ cạnh tranh là Tide OMO định vị sản
phẩm là “Trắng sạch” trong khi Tide định vị sản phẩm là “ Không hại da tay” thì
OMO đã được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn vì theo người tiêu dùng thì bột
giặt nào cũng có chất tẩy rửa nên không tránh khỏi “ Không hại da tay” nên Tide
lấy “Không hại da tay ” làm tiêu chí là sự thất bại rõ ràng. Cuối năm 1995 khi
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
12
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
OMO chính thức ra mắt và dồn dập quảng bá thương hiệu nhãn hiệu Tide cũng lao
vào cạnh tranh thì cuộc chiến dành thị phần mới thực sự diễn ra.
- Số lượng khách hàng đã từng dùng OMO chiếm tỷ lệ cao nhất là 75%,
ở vị trí tiếp theo là Tide(43%), Suf(34%).
2.3. Các nhân tố bên ngoài khác
- Môi trường kinh tê
Các yêu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát tăng trưởng hay suy
thoái lãi suất thất nghiệp ....đều ảnh hưởng đến các quyết định về giá của OMO vì
chúng ảnh hưởng đến sức mua chi phí cung ứng và sự nhạy cảm về giá của khách
hàng
- Những đạo luật về giá
OMO luôn tuân thủ những đạo luật về giá như các đạo luật liên quan đến
sự thỏa thuận về giá trong giao dịch, đạo luật chống các thủ doạn lừa bịp dối trá(
luật quảng cáo về giá)
II. Xác định mức giá cơ bản
1. Xác định mục tiêu định giá
- Mục tiêu định giá của OMO là tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo được
yếu tố cạnh tranh.
- Theo điều tra cho thấy 80% Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập
thấp. Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại
mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.
- Giá cả phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng.
2. Xác định cầu ở thị trường mục tiêu
- Số lượng khách hàng đã từng sử dụng bột giặt OMO chiếm tỷ lệ cao
nhất(75%) ở vị trí tiếp theo là Tide (43%) suf (34%)
OMO là loại bột giặt được khách hàng sử dụng nhiều nhất(68%), tiếp
theo là Surf(16%), Tide(9%).
=> OMO là loại bột giặt được yêu thích nhất trên thị trường Việt Nam
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
13
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
3. Xác định chi phí cho việc định giá
Tổng chi phí = Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí biến đổi
- Tổng chi phí cố định: là toàn bộ chi phí cho các đầu vào cố định. Nó
không thay đổi theo mức đọ sản xuất hay doanh số bán. Đó là các chi phí như: chi
phí nhà xưởng, máy móc thiết bị, tiền lương của cán bộ quản lý...
- Tổng chi phí biến đổi: là toàn bộ chi phí cho các đầu vào biến đổi. Nó
thay đổi cùng với sản lượng sản xuất. VD: Chi phí về nguyên liệu, vật liệu, tiền
lương cho công nhân sản xuất
4. Phân tích sản phẩm và giá của đối thủ cạnh tranh
OMO luôn thu thập các thông tin về giá thành, giá bán, chất lượng và đặc
tính khác nhau của sản phẩm cạnh tranh thái độ của khách hàng, tương quan về giá
và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh mà OMO quan tâm nhất là Tide điển hình là năm 2002
thị trường chứng kiến cuộc chiến giữa OMO và Tide. Tide đã mở đầu cuộc cạnh
tranh với việc giảm giá 20%, ngay lập tức doanh thu của Tide tăng vọt. Không
chịu ngồi yên, OMO lập tức giảm giá 20%. Tide tiếp tục giảm thêm 15% giá bán,
đồng thời thanh toán bồi giá cho toàn bộ lượng hàng thị trường đã nhập về đợt
trước. Lần này OMO cũng phản ứng lại bằng cách giảm giá 2 lần và đẩy mạnh việc
khóa công suất sản xuất của đối thủ cạnh tranh bằng các hợp đồng gia công bột
giặt độc quyền với các tháp phun sấy bột giặt trên toàn quốc. Khi giảm giá đến
mức sàn không thể tiếp tục giảm giá được nữa OMO và Tide đã quyết định cùng
nhau tăng giá. Lúc này người tiêu dùng đã quen với thương hiệu OMO nên dù có
tăng giá đôi chút họ sẵn sàng bỏ tiền ra trả. Từ đó OMO đã bảo vệ được thị phần
và vươn lên xếp vị trí cao nhất trong thị trường bột giặt trong nước.
5. Lựa chọn phương pháp định giá
OMO sử dụng 3 phương pháp định giá cơ bản mà Marketing thường dùng
bao gồm: định giá dựa vào chi phí, định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng,
định giá cạnh tranh.
5.1. Phương pháp định giá dựa vào chi phí
OMO sử dụng phương pháp này căn cứ chính xác để xác định giá từ chi
phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
14
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + lãi dự kiến
5.2. Định giá theo giá trị cảm nhận
Ngoài phương pháp định giá dựa vào chi phí, OMO còn sử dụng phương
pháp này để định giá cho các sản phẩm của mình. OMO đã nghiên cứu kỹ thị
trường mục tiêu để đo lường nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm. Giá cao
đồng nghĩa với chất lượng cao tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh.
Theo một số nghiên cứu thì người tiêu dùng Việt Nam thường thích
những loại giá lẻ. Ví dụ: khi mua 1 gói bột giặt OMO hương ngàn hoa 800g người
tiêu dùng thích mức giá 29.500đ hơn là 30.000 đ mặc dù giữa chúng có khoảng
cách không lớn. OMO đã dựa vào xu hướng đó của người tiêu dùng để định giá
cho sản phẩm của mình.
5.3. Định giá cạnh tranh
Giá bán là 1 nhân tố quan trọng trong việc cạnh tranh của bất kì doanh
nghiệp nào.
OMO đặt giá cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh. OMO áp dụng cách
định giá này vì sản phẩm OMO có những khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh như bao bì, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn, nhiều tính năng hơn... Tuy
nhiên khoảng cách chênh lệch giữa giá mà OMO tạo ra với các sản phẩm khác
cũng không quá lớn để tránh ảnh hưởng tới những khách hàng nhạy cảm về giá.
Nhất là sự khác biệt về sản phẩm trong tâm trí khách hàng không rõ ràng.
III. Các chiến lược giá
1. Xác định giá cho sản phẩm mới
Chiến lược bám chắc thị trường
Trong 5 năm đầu OMO vẫn giữ giá bán và chất lượng không thay đổi dù
giá các loại sản phẩm khác cùng loại tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu, giá
xăng dầu tăng. Các biện pháp này giúp OMO giành lấy thị phần cao.
2. Giá áp dụng cho danh mục sản phẩm
Dưới đây là giá một số dòng sản phẩm tiêu biểu của OMO:
- OMO hương ngàn hoa:
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
15
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
+ 400g là 16.00đ
+ 800g là 29.500đ
+ 3kg là 105.000đ
+4kg là 143.000đ
- OMO đỏ:
+400g là 17.000đ
+800g là 33.500đ
+3kg là 107.000đ
+4,5kg là 162.000đ
- OMO matic cửa trước:
+ 3kg là 160.000đ
+4,5kg là 222.000đ
- OMO matic cửa trên:
+3kg là 136.000đ
+4,5kg là 195.000đ
- Nước giặt OMO đỏ:
+ 1l: 48.000đ
+ 2l: 87.000đ
=> Nhận xét: Giá của OMO còn khá cao so với thu nhập của người dân
nhất là người dân ở vùng nông thôn.
3. Các chiến lược điều chỉnh về giá cơ bản
3.1. Chính sách chiết giá và giảm bớt
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
16
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
- Chiết khấu tiền mặt OMO giảm 20% đến 30% cho những đại lí nào
thanh toán sớm.
- Chiết giá cho số lượng mua lớn OMO giảm giá cho những người mua
nhiều áp dụng cho mọi khách hàng.
- Chiết khấu chức năng: OMO áp dụng chính sách này cho các thành viên
trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hoàn thành tốt các công việc của mình.
3.2. Định giá khuyến mại
OMO đẩy mạnh các chương trình khuyến mại như: Tặng thêm khối lượng
sản phẩm giá không đổi, mua OMO tặng sản phẩm đính kèm như: chậu giặt, giỏ
đựng quần áo, nước xả vải...
4. Thay đổi giá
4.1. Chủ động tăng giá
OMO sẽ cân nhắc để chủ động tăng giá do các nguyên nhân sau:
- Do nạn “ lạm phát chi phí”: Điều này sẽ giúp OMO đảm bảo lợi
nhuận của mình trước sự tăng giá của các nguyên liệu, chi phí nhân công...
- Do cầu tăng quá mức so với cung: Tăng giá trong thời điểm này sẽ
giúp gia tăng lợi nhuận của OMO.
4.2. Đối phó với việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của OMO là Tide của P&G vì thế việc thay
đổi giá của Tide cũng phần nào ảnh hưởng đến thay đổi giá của OMO. OMO sẽ
nghiên cứu kỹ việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh và thái độ của khách hàng
trước sự thay đổi đó để chủ động xem xét việc thay đổi giá của mình.
C. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI (PLACE)
Phân phối là một biến số marketing hỗn hợp. Các quyết định về phân phối
rất phức tạp và có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong marketing. Các kênh
CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM OMO
17
LÊ MINH BÍCH- Đ7QL6
phân phối cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc khách hàng công nghiệp
các lợi ích về thời gian địa điểm và sở hữu.
I. Chức năng của kênh phân phối OMO
Chức năng cơ bản chung nhất của tất cả các kênh phân phối là giúp
Unilever đưa sản phẩm Omo đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua,
đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu. Nhờ có mạng
lưới phân phối và tiếp thị trên toàn quốc bao quát trên 100.000 địa điểm, Unilever
đã khắc phục được những khác biệt về thời gian và địa điểm; và quyền sở hữu giữa
người sản xuất với những người tiêu dùng. Các thành viên trong kênh phân phối
của Omo thực hiện các chức năng sau:
- Nghiên cứu thị trường : nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến
lược phân phối; đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường của Omo đ