Chiến lược phát triển đô thị ở thành phố Cần Thơ với việc giảm nghèo đô thị

Chiến lược phát triển đô thịgắn với tổ chức cuộc sống người dân về vấn đề an sinh xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộvà chính quyền các cấp thành phố Cần Thơ, là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển thành phố. Để góp phần cho Hội nghị, tôi xin phát biểu một số vấn đề chung quanh về thực trạng và định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược phát triển đô thị ở thành phố Cần Thơ với việc giảm nghèo đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tâ ̀m nhi ̀n tới tăng trưởng va ̀ xóa ₫o ́i gia ̉m nghe ̀o PHIÊN HỌP TOÀN THỂ II: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THI ̣ Ở THA ̀NH PHỐ CÂ ̀N THƠ VỚI VIỆC GIA ̉M NGHÈO ĐÔ THI ̣ Ông Nguyễn Thanh Sơn Phó Chủ tịch U ̉y ban Nhân dân Thành phô ́ Cần Thơ 24 — 26 tháng 11 năm 2004 Hà Nôi, Viêt Nam Chiến lươc Phát triê ̉n thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Nguyễn Thanh Son - 1 Chiến lược phát triển đô thị gắn với tổ chức cuộc sống người dân về vấn đề an sinh xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền các cấp thành phố Cần Thơ, là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển thành phố. Để góp phần cho Hội nghị, tôi xin phát biểu một số vấn đề chung quanh về thực trạng và định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai. I. Một số đặc điê ̉m cơ bản cu ̉a Thành phố Cần Thơ 1. Mạng lưới đô thị thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ trước đây thuộc tỉnh Cần Thơ và được Chính phủ công nhận đô thị loại II vào năm 1992. Đầu năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương với diện tích 138.959,99 ha, dân số 1.121.141 người. Hiện nay mạng lưới đô thị của thành phố Cần Thơ bao gồm 04 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh. Thành phố Cần Thơ có đặc điểm chung cũng giống như các tỉnh khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sự hình thành các tuyến dân cư bám theo sông rạch và các cụm dân cư tập trung bao giờ cũng ở các điểm giao của đầu mối giao thông thủy bộ. Các quận nội ô, các thị trấn, thị tứ đã được hình thành và phát triển theo thời gian, dọc theo các tuyến giao thông thủy chính như: sông Hậu, sông Cần Thơ và các rạch lớn như Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt... hình thành một mạng lưới đô thị với 30 phường và 04 thị trấn, 33 xã. Các đô thị vừa và nhỏ hình thành sớm muộn khác nhau và phát triển rất đa dạng nhưng đã phát huy được vai trò quan trọng về kinh tế xã hội trong phạm vi khu vực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng và quản lý đô thị đã xuất hiện nhiều bất cập, một bộ phận người dân thành phố vẫn đang sống trong những điều kiện thiếu thốn về vật chất, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện vệ sinh môi trường chưa được bảo đảm, nhất là đối vơi khu đô thị cũ, các khu dân cư tự phát; ý thức chấp hành pháp luật không cao, nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, mất cơ hội đầu tư do nền địa chất yếu,... 2. Hiện trạng lao động và cuộc sống người dân Tổng số lao động xã hội của thành phố là 696.000 người; trong đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp là 44.599 người, dịch vụ 295.870 người, nông nghiệp 355.530 người. Cơ cấu lao động của thành phố Cần Thơ chưa phản ánh được cơ cấu lao động của một thành phố là đô thị trên 60% lao động phi nông nghiệp. Lao động dịch vụ tại các quận nội thành chiếm 62,89% là quá cao phản ánh đúng thực Chiến lươc Phát triê ̉n thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Nguyễn Thanh Son - 2 tế thành phần “phi chính quy” chiếm tỷ lệ cao trong các đô thị Việt Nam nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Trong tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ, các dòng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm, nhưng thiếu trình độ văn hóa và không có tay nghề nên tìm kiếm công việc khó khăn. Vấn đề thất nghiệp, sự nghèo túng có tác động tiêu cực đến chất lượng sống ở đô thị nhiều hơn bất cứ yếu tố nào khác. Theo thống kê trong tổng số từ 14.000 đến 16.000 lao động trong khu công nghiệp Trà Nóc (tuỳ theo thời vụ) thì có đến 2/3 (tức khoảng 9.500 đến 10.500 lao động) chưa có nhà ở, phải thuê mướn chỗ ở tạm bợ; trong khu vực nội ô có khoảng 19.000 hộ nghèo về cơ sở hạ tầng đô thị, chiếm 27% dân số nội thị. II. Một số thành tựu đạt được trong chính sách xóa đói gia ̉m nghe ̀o đô thi ̣ 1. Một số chính sách hỗ trợ, xoá đói giảm nghèo của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua Nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo của cư dân đô thị trong việc phát triển kinh tế, ổn định an ninh, trật tự xã hội. Thành phố đã có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện sống của những người nghèo trong các đô thị thông qua các chương trình, dự án với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, cá nhân, những nhà hảo tâm và các cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế. Năm 2001, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) đã phê duyệt “Chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh Cần Thơ trong giai đoạn 2001 - 2005” trong đó đề ra mục tiêu, chương trình, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhằm tạo điều kiện để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển tăng thu nhập, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: ăn, mặc, được học hành, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ các thành qủa về văn hóa tinh thần..., giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng cường đào tạo nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra còn có một số dự án đang thực hiện tại thành phố Cần Thơ: - Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo. - Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo. - Dự án hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo: như xây dựng nhà tình thương... - Dự án nâng cấp đô thị của trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở các chương trình xoá đói giảm nghèo, trong năm 2004 đã giải quyết được: - Nhà tình nghĩa: 687 căn. Chiến lươc Phát triê ̉n thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Nguyễn Thanh Son - 3 - Nhà tình thương: 1.365 căn. - Đào tạo nghề: 3.589 lao động. - Giải quyết việc làm: 23.495 lao động. - Xuất khẩu lao động: 220 lao động. - Nhà ở khu dân cư vùng ngập lũ: 1.284 căn (từ khi triển khai chương trình đến nay). - Vay vốn từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (trong 10 tháng năm 2004): 155 dự án, với tổng kinh phí thực hiện: 6.423 triệu đồng, thu hút: 3.906 lao động. Tổng gía trị sản xuất năm 2003 đạt 19.196 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tốt sang công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng gía trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 2.130 tỷ đồng chiếm 35,53%, ngành dịch vụ đạt 2.852 tỷ đồng chiếm 42,65%, ngành nông nghiệp đạt 1.451 tỷ đồng chiếm 21,82%. Đặc biệt trên điạ bàn thành phố Cần Thơ có 73 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu dân cư. Tổng diện tích đất đô thị hoá bố trí cho các dự án là 2.948,11ha. Chính sách của thành phố đối với các dự án này là khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ để tăng thêm việc làm và thu nhập đồng thời hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người dân trong khu vực dự án. Hiện nay đang triển khai Dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ với sự tài trợ của ngân hàng thế giới: với mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của các cộng đồng người thu nhập thấp. Phạm vi của dự án bao gồm 11 phường nội ô của quận Ninh Kiều và Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, số hộ nằm trong phạm vi dự án là 9.828 hộ, 54.544 người. Khi dự án hoàn thành sẽ mang lại các hiệu qủa về mặt xã hội, kinh tế cho các hộ trong vùng dự án. Dự án xử lý nước thải do nguồn vốn nước ngoài tài trợ. Đang triển khai thiết kế và thi công. Với những kết quả nêu trên, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố Cần Thơ và giải quyết cuộc sống người dân trong các khu lao động. 2. Chiến lược phát triển đô thị của thành phố Cần Thơ trong việc xóa đói, giảm nghèo đô thị: (1) Định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương đến năm 2010 nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững cho đô thị trên 03 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. – Xác định tính chất của thành phố Cần Thơ: là đô thị quốc gia, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, du lịch, TDTT, y tế, dịch vụ, thương mại, tài chính và là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực và quốc tế. Có vị trí Chiến lươc Phát triê ̉n thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Nguyễn Thanh Son - 4 trọng yếu về an ninh quốc phòng, phấn đấu lên đô thị loại I trực thuộc Trung ương. – Phát triển hạ tầng: phải đặt trong mối quan hệ vùng, cả nước và quốc tế. Thúc đẩy và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: nhanh chóng mở rộng sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế, phải có đường bộ, đường sắt, đường thủy nối liền khu vực và cả nước, sớm hoàn thành xây dựng cảng Cái Cui thành cảng quốc tế, hoàn thành đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa cấp vùng, xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, mở rộng Trường Đại học Cần Thơ, đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược và các điểm trường chuyên ngành, các Viện nghiên cứu giống nông nghiệp, khoa học công nghệ, phát triển các dịch vụ thương mại. – Phát triển công nghiệp: Mở rộng và phát triển các khu công nghiệp ven sông Hậu, phấn đấu lấp đầy khu công nghiệp Trà Nóc 315ha, Khu công nghiệp Hưng Phú 575ha và khu công nghiệp huyện Thốt Nốt 150ha, sẽ thu hút được 200.250 công nhân lao động thường xuyên. Đặc thù của Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có những ưu thế để phát triển các ngành nhiều nhân lực như chế biến nông, thủy sản, may mặc ..., từ đó tạo tích luỹ để tiến lên công nghệ điện tử, công nghệ cao. Nghiên cứu mô hình khu công nghiệp đa chức năng ở khu vực phía Tây Bắc khu trung tâm thành phố, ven sông Hậu tại phường Phước Thới và phường Thới Long, quận Ô Môn với mô hình như là khu đô thị tổng hợp, trong đó có công nghệ cao, dịch vụ thương mại, Viện nghiên cứu, nhà ở, vui chơi giải trí... tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần đô thị hóa 02 phường này hiện vẫn còn tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao. (2) Tổ chức đào tạo và phổ cập nghề cho người lao động để có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, ưu tiên và có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ một phần về tài chính để xúc tiến việc làm. Khai thác tối đa mọi tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm...) đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các dự án việc làm có mục tiêu. Quy hoạch và tổ chức cư dân đô thị gắn với tạo việc làm. Chiến lươc Phát triê ̉n thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Nguyễn Thanh Son - 5 (3) Chính sách phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp: Tập trung và có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở cho người thu nhập thấp dưới hình thức cho thuê hoặc bán trả góp. Có chính sách tạo điều kiện, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhà, tín dụng cho hộ nghèo vay vốn xây dựng nhà không phải thế chấp. Với chính sách nêu trên sẽ kéo theo thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, trang bị nội thất sẽ trở nên sôi động, tạo thêm nhiều việc làm mới. Xây dựng chiến lược và chính sách nâng cấp đô thị có tính đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, trong đó ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người nghèo. Hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện đầu tư khu tái định cư với diện tích 112ha cho người thu nhập thấp và các hộ sống ven kênh rạch. Tạo mọi điều kiện để người nghèo được tham gia lao động tại các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại điạ phương để tăng thêm việc làm và thu nhập. Trên đây là một số nét chính mang tính khái quát tình hình chung về hiện trạng, những việc đã và đang làm của thành phố Cần Thơ trong việc giảm nghèo đô thị và chiến lược phát triển đô thị thành phố. Xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã tạo điều kiện cho thành phố Cần Thơ tham dự và phát biểu trước hội nghị. Trân trọng kính chào!