Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

-Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi nhất của lý luận kinh tế. Khi nói tăng trương kinh tế , thường người ta nói đến sự gia tăng vế GDP-GNT, sản lượng, sản phẩm chủ yếu * Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên thuần tuý về kinh tế, không tính đến các giá trị XH của các thành tựu KT đó. - Khái quát nội hàm của khái niệm: Tăng trưởng KT- xét đơn thuần ở góc độ KT: Nói cách khác, tăng trưởng KT được xem xét, giới hạn trong phạm vi tốc độ, qui mô, trình độ và chất lượng ở gốc độ KT, chưa phản ảnh và xem xét đến khía cạnh tiến bộ XH.

doc64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tải xuống tệp đính kèm gốc MÔN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KT-XH Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là gì? Quan niệm về lượng và chất lượng của tăng trưởng kinh tế? Trả lời: 1./ Tăng trưởng là gì: -Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi nhất của lý luận kinh tế. Khi nói tăng trương kinh tế , thường người ta nói đến sự gia tăng vế GDP-GNT, sản lượng, sản phẩm chủ yếu… * Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên thuần tuý về kinh tế, không tính đến các giá trị XH của các thành tựu KT đó. - Khái quát nội hàm của khái niệm: Tăng trưởng KT- xét đơn thuần ở góc độ KT:       Nói cách khác, tăng trưởng KT được xem xét, giới hạn trong phạm vi tốc độ, qui mô, trình độ và chất lượng ở gốc độ KT, chưa phản ảnh và xem xét đến khía cạnh tiến bộ XH. 2./ Quan niệm về lượng và chất của tăng trưởng kinh tế:       Hiện nay tăng trưởng KT có hai mặt: lượng và chất lượng  tăng trưởng. Khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng cần phải xem xét một cách đầy đủ trên cả hai mặt này.       + Mặt lượng của tăng trưởng KT được thể hiện ở qui mô trình độ, tốc độ tăng trưởng.       + Mặt chất lượng TTKT là tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình TTKT, được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên TTKT trong một điểu kiện  KT-XH và giai đoạn nhất định.       Với quan niệm trên, chất lượng TTKT được thể hiện ở các khía cạnh:       - Tính ổn định       - Đặc điểm của các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành;       -Xét trong một điều kiện KT-XH và giai đoạn phát triển cụ thể./.  Câu 2: Các yếu tố tác động đến TTKT? Trả lời:       Có thể biểu diễn sự tác động của các yếu tố đến hiện tượng TTKT bằng công thức tổng quát sau:                   Y =  f (V , L, CN)        Trong đó: Y :    là tổng GDP.                   V:     là là yếu tố vốn                   L:     là yếu tố lao động                   CN: là yếu tố công nghệ. 1- Về vốn đầu tư: (V): Gồm tài chính, máy móc, thiết bị nhà xưởng, cơ sở hạ tầng…       - Vốn là vấn đề quyết định bao trùm. Đối với Việt Nam để đẩy mạnh tăng trưởng cần tích cực thu hút vốn đầu tư trên cả hai kênh: nguồn đầu tư trong nước, và nguồn đầu tư nước ngoài ( trực tiếp: FDI và gián tiếp FPI). Mặt khác cần có một lãi suất tín dụng phù hợp để khuyết khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư.       Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta vấn đề không chỉ tạo vốn mà yêu cầu đầu tư đúng và hiệu quả đầu tư  luôn có ý nghĩa quyết định. 2- Yếu tố lao động (L):  Gồm số lượng, trình độ, kỹ năng…       Lao động phải phản ảnh qui mô nền sản xuất song cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến các giá trị xã hội (việc làm, đời sống, ANTT…). Muốn có lao động giỏi phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện bao gồm các vấn đề:       -Cai tạo nòi giống, quan tâm đầu tư đến sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn. Thực hiện sinh sản có trách nhiệm, vì sự phát triển, hưng thịnh của dân tộc.       -Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phải đổi mới căn bản chất lượng  giáo dục và đào tạo. Tôn vinh, bảo vệ và ưu đãi  người tài.       Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là đầu tư dài hạn cho sản xuất, cần có một chu kỳ tương đối dài, nhưng khi phát huyấo sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tăng gấp bội. 3- Yếu tố công nghệ (CN):       -Cần chú trọng cho đầu tư phát triển công nghệ, trong đó việc nghi6n cứu tạo ra công nghệ trong nước có vai trò cực kỳ quan trọng.       -Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải nghĩ đến việc nhanh chóng chuyển từ thúc đẩy tăng trưởng nhờ đầu tư sang giai đoạn thức đẩy tăng trưởng nhờ phát triển công nghệ.       -Sự chuyển biến này có tính qui luật và là một quá trình dài. Nhưng trong điều kiện toàn cầu hoá chúng ta có thể tận dụng cơ hội để rút ngắn quá trình chuyển trên.       Ngoài các yếu tố cơ bản trên, TTKT còn chịu sực tác động của nhiều yếu tố khác , chẳng hạn:       * Tài nguyên thiên nhiên: Gồm: đất đai, nước, khoáng sản, khí hậu…       Tài nguyên dồi dào tạo ra lợi thế rất lớn cho TTKT. Song dù quốc gia giàu hay nghèo tài nguyên thì vấn đề khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên luôn là yếu tố cần thiết phát triển bền vững.       *Thông tin (thông tin tổng hợp): Thông tin ngày càng trở thành lực lượng vật chất to lớn. Trong nền kinh tế thị trường ai nắm được thông tin người đó sẽ có nhiều lợi thế và cơ hội chiến thắng. Kinh tế tri thức và Internet đang là vấn đề lớn được loài người quan tâm trong kỹ nguyên mới. Nó tạo ra lợi thế, cơ hội chiến thắng trong quá trình hợp tác và cạnh tranh gay gắt.       * Môi trường đầu tư: có tác động rất lớn tới thu hút đầu tư và TTKT. Môi trường đầu tư thường được xem xét bởi ba nho1mtie6u chí cơ bản sau đây:       -Nhóm các tiêu chí về chi phí: Chi phí gia nhập thi trường, chi phí về thời gian và thực hiện các qui định cùa NN; các chi phí không chính thức khác.       - Nhóm các tiêu chí về lợi thế về tiềm năng và CSHT: Lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, mặt bằng đất đ1i, nhiên liệu…) Lợi thế nhân tạo ( chất lượng, nguồn nhân lực. Tiềm lực, khoa học công nghệ). Điều kiện CSHT( CSHT kinh tế và CSHT xã hội). Đặc biệt là giao thông, điện nước, thông tin liên lạc.       - Nhóm tiêu chí môi trường pháp lý và chính quyền: Chính sách ưu đãi: thực hiện các chính sách  của TW, tính minh bạch của các qui định, thái độ và trách nhiệm của chính quyền, tính năng động và tiên phongcủa lãnh đạo địa phương ; cải cách HC.       * Tâm lý tăng trưởng: Tăng trưởng là vấn đề của toàn xã hội, tăng trưởng phải là niềm khao khát , là đích gay đua của toàn XH. Nhiệm vụ cùa các nhà hoạch định chính sách phát triển nói chung và  của các nhà chiến lược nói riêng là phải huy động được mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng.       TTKT trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó mang tính chính trị-XH sâu sắc. TTKT là hy vọng mong nuốn thường trực của mọi quốc gia. Song tăng trưởng như thế nào là vấn đề có tính chiến lược của mỗi nước, làm thế nào để tăng trưởng nhanh và bền vững.  Câu 3: Các tiêu chí phản ảnh chất lượng TTKT: Trả lời:       Theo quan điểm của WB. Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc và một số kinh tế nổi tiếng được giải Nobel gần đây như  G. Becker, R. Lucas .. thì chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở các tiêu chí cơ bản sau:       Thứ nhất: Tốc độ TTKT ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài;       Thứ hai: TTKT theo chiều sâu được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất cao và không ngừng gia tăng;       Thứ ba: tăng trưởng phải đảm bảo năng cao hiệu qua3kinh tế và năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;       Thứ tư: Tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững;       Thứ năm: Tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lúc nó  thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn;       Thứ sáu: Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi XH và giảm được đói nghèo.  Câu 4: Thế nào là phát triển kinh tế, kinh tế phát triển? Trả lời: 1- Phát triển kinh tế: * Khái niệm : Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình đạt đến một nền kinh tế gắn liền với sự tiến bộ XH và là cơ sở để tạo nên các thành tựu của sự tiến bộ XH, được phản ảnh bằng các chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân. - Khái quát nội hàm của khái niệm: phát triển KT- TTKT, chất lượng sống của cộng đồng và các giá trị XH khác.       Như vậy, thực chất của phát triển KT là TTKT gần với việc nâng cao chát lượng sống của cộng đồng và các giá trị XH khác.       Phát triển KT là một vấn đề phức tạp, đa dạng. Nó được thể hiện trên hai mặt cơ bản sau:       Thứ nhất: Sự tăng trưởng về KT       Thứ hai: Nâng cao đời sống chính trị, tiến bộ XH và bản sắc VH dân tộc.       Ngay nay, quan điểm về phát triển ngoài hai khía cạnh trên, nó còn phải gắn với các yêu cầu:       1/ Hoà bình, độc lập và ổn định chính trị;       2/ Phát triển bền vững: Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Jannero (Bracil) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg * Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định ba trụ cột của phát triển bền vững, đó là:       -Tăng trưởng kinh;       - Phát triển XH thực hiện tiến bộ, công bằng XH, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm;       -Bảo vệ môi trường, khắc phục, xử lý, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.       3/ Phát triển để phát triển: Phát triển phải tạo ra được  các tiền đề cho giai đoạn sau, đảm bảo an ninh kinh tế mà trọng tâm là vấn đề thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo. 2- Phát trển kinh tế:       Khi nghiên cứu về nền kinh tế, người ta không chỉ đánh giá nền kinh tế “tạo ra cái gì?, làm ra bao nhiệu?” mà còn ở chỗ “nó tạo ra bằng cách nào?”.       * Khái niệm: Kinh tế phát triển là nền kinh tế có chất lượng từ trong nội bộ tổ chức và trang bị kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh.       Khái quát nội hàn của khái niệm: Kinh tế phát- phát triển KT- Trình độ lượng TC- trang thiết bị KT và QL SX kinh doanh.    Câu 5: Các yếu tố đảm bảo sự phát triển kinh tế? Trả lời: Gồm 2 nhóm yếu tố cơ bản  sau: 1- Điều kiện tự nhiên: 1.1- Đặc điểm dân cư:       Được xem xét trên các mặt:       - Số lượng (dân số): Được xemxe1t trong mối quan hệ với diện tích quốc gia, quỹ tài nguyên quốc gia, qui mô tối ưu về nhân lực, do các chương trình sản xuất (bao gồm nhân lực cho SX và người tiêu dùng), tốc độ tăng dân số so với tốc độ TTTKT.       - Sự phân bố dân cư: Dân cư được phân bố tập trung hay phân tán, đồng đều hay dồn tụ đều ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ lực lượng sản xuất qua đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. 1.2- Nguồn tài nguyên:      Đặc điểm tài nguyên của quốc gia được thể hiện trên các mặt: cơ cấu tài nguyê; chất lượng tài nguyên, gồm giá trị sử dụng của tài nguyên, hàm lượng và điều kiện khai thác; sự phân bố tài nguyên.     Khi khai thác tài nguyên thiên nhiên cân lưu ý phân thành 3 loại:     +Tài nguyên không có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có quy mô không tăng. Hoặc những tài nguyên khi sử dụng thì hết dần và cạn kiệt.     +Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Tài nguyên rừng và động thực vật trên cạn dưới nước.     +Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: đó là năng lượng mặt trời; năng lượng nước thủy triều; năng lượng gió; thủy năng sông ngòi, nguồn nước, khí hậu, không khí.     1.3. Khí hậu, môi trường tự nhiên:     1.4.Vị trí địa lí quốc gia:     Tác động đến phát triển kinh tế trên các mặt: Khả năng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế; điều kiện an toàn tự nhiên cho kinh tế và con người; mức độ an ninh quốc gia.     2/ Các nhân tố kinh tế - xã hội:     2.1.Đặc trưng văn hóa dân tộc:     -Vừa là đối tương, vừa là điều kiện cho sự phát triển kinh tế.     -Đặc trưng của văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thông qua: dân trí thể hiện ở trình độ phổ thông của công dân, trình độ của đội ngũ trí thức trong xã hội; tập quán sản xuất và tiêu dùng; các xu thế về sở hữu, pháp lý quan hệ cộng đồng quốc gia và quốc tế….; tín ngưỡn tôn giáo.     2.2.Đặc điểm lịch sử quốc gia, dân tộc:     -Lịch sử quôc gia dân tộc có liên quan đến sự phát triển kinh tế thông qua các yếu tố:     +Tính phức tạp của hệ thống mục tiêu phát triển do phải trãi qua nhiều giai đoạn cách mạng.     +Tính phức tạp của biện pháp phát triển: tùy thuộc việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của mỗi thời kỳ, mà có biện pháp phát triển khác nhau.     -Ảnh hưởng đến các mặt của sự phát triển:     +Sự lựa chọn, theo đuổi các mục tiêu xã hội nhân văn;     +Sự lựa chọn chế độ kinh tế, mà nội dung cơ bản của nó là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất;     +Khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế;     +Sự linh hoạt, uyển chuyển của cộng đồng trong quá trình phát triển     2.3.Môi trường chính trị trong nước và quốc tế:     -Sự hòa thuận trong nội bộ quốc gia (nhân hòa): Bao gồm quan hệ giai cấp, quan hệ chủng tộc, sắc tộc, quan hệ tôn giáo, quan hệ địa phương.     +Sự hòa thuận với quốc tế và khu vực;     Hai yếu tố trên tạo ra: sự ổn định chính trị nôi bộ, tạo ra sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia và quốc tế     2.4.Khả năng đáp ứng về vốn đầu tư (cả quy mô và thời gian)     2.5.Cơ sở vật chất- kỹ thuật đã có từ trước: thông qua các yếu tố:     -Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế     -Các cơ sở kinh tế     Sự tác động của cơ sở vật chất- kỹ thuật tác động đến sự phát triển trên cả hai mặt thuận- nghịch.     2.6.Sự quản lý đúng đắn của nhà nước: đây là nhân tố có vai trò bao trùm.  Câu 6:Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội? Ý nghĩa của việc nhận thức rõ mối quan hệ này trong công tác quản lý nhà nước.     1.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội: tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội như là điều kiện cần và đủ trong quá trình phát triển nền kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội được hiểu trên hai mặt:     1.1.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng:     Với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hơn bao giờ hết các quốc gia luôn phải xem xét vấn đề kinh tế gắn liền với các vấn đề về xã hội, ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng, cụ thể là:     -Tăng cường kinh tế là “điều kiện cần” để thực hiện tiến độ xã hội.     Mới chỉ là “điều kiện cần” thôi, vì ngoài yêu cầu “ấm no’’ để đạt được “hạnh phúc” cần có sự công bằng, văn minh, tiến bộ XH và các giá trị tinh thần khác, còn đòi hỏi sự nổ lực nhiều mặt khác từ phía nhà nước.     Trên thực tế nhiều nước có tăng trưởng kinh tế không thấp, nhưng các chỉ số về phát triển xã hội không cao hơn hoặc bằng các nước có GDP thấp hơn. Các nước XHCN trong thời kỳ thịnh vượng là một ví dụ về vấn đề này. Bên cạnh đó, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của một quốc gia cũng không hẳn luôn là tỉ lệ thuận.     Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng XH.     -Mặt khác tiến bộ XH là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy  tăng trưởng kinh tế , vì mọi nền kinh tế đều có môi trường tự nhiên và môi trường XH để tăng trưởng. Môi trường XH vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng.     -Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn định chính trị và có điều kiện cũng cố an ninh quốc phòng. Và đến lượt mình, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế     1.2.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các biện pháp tạo ra sự tăng trưởng.     -Một mặt, tăng trưởng kinh tế là kết quả của các tiến bộ về: về tổ chức sản xuất, quản lý và khoa học – công nghệ.     -Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế là điều kiện thúc đẩy việc tổ chức lại SX, hoàn thiện quản lý và đầu tư đổi mới công nghệ     Hai mối quan hệ cơ bản trên luôn phải được xem xét cả hai chiều thuận nghịch. Đây là mối quan hệ nhân quả, song vấn đề đặt ra ở đây là giải bài toán “con gà và quả trứng”. Đòi hỏi trong từng điều kiện cụ thể phải tìm được đáp án nào để được hiệu quả cao nhất.     2.ý nghĩa của việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển XH trong công tác quản lý nhà nước.     Nhận thức về tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quản lý NN và còn đối với doanh nghiệp. Nhận thức được các phạm trù trên cho chúng ta một cách nhìn toàn diện, đó là cách nhìn theo quan điểm duy vật biện chứng; xem xét sự vật, hiện tượng về cái chất và lượng cũng như các mối quan hệ giữa chúng cụ thể:     1.Khi xác định và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải có chiến lược và sách lượt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế- Xh cụ thể.     2.Khi theo đuổi mục tiêu kinh tế phải đồng thời đảm bảo mục tiêu có liên quan (tác động đến các mục tiêu đó)     3.Phải có cái nhìn toàn diện và trong chừng mực nào đó phải biết huy sinh cái cục bộ, nhất thời.  Câu 7:Các chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân.     Để đo và đánh giá sự phát triển kinh tế quốc dân, qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của quốc gia, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau đây:     1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế     1.1.Tổng sản phẩm quốc nội-GDP (Gross Domeslic Product)     GDP được tính theo 3 phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp sản xuất:     Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị thường trú và thuế nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ nhất định thường là 1 năm.     1.2.Tổng thu nhập quốc gia- GNI (Gross Natinnal Income)     Tổng thu nhập quốc gia đánh giá kết quả sản xuất thuộc một quốc gia, không phân biệt sản xuất đó được thực hiện ở trong nước hay ở ngoài nước.     Giữa GDP và GNI có mối quan hệ sau:     GNI = GDP         Cộng: thu nhập nhân tố từ bên ngoài                                 Trừ: thu nhập nhân tố trả nước ngoài     Chỉ tiêu này nói lên giá trị mới sáng tạo, là phần mà người sản xuất có quyền thụ hưởng.     Chỉ tiêu GNI/người thể hiện sức sản xuất của XH, thể hiện lượng của cải vật chất mà con người trong XH có thể sử dụng được. Trong GDP còn có chi phí để tái sản xuất, do vậy XH không được phép sử dụng toàn bộ GDP. Nói cách khác GDP lớn chưa hẳn là nước giàu mà chỉ khi nào có GNI lớn thì quốc gia đó mới được gọi là giàu có     1.3.Thu nhập quốc gia- NI (National Income)                   NI = GNI- KHTSCĐ     1.4.Sản lượng một số SP chủ yếu của nền kinh tế: có thể tính chung cả nước hoặc đầu người.     -Tùy từng giai đoạn và vị trí của từng loại SP mà SP được chọn làm biểu trưng cho tiềm lực nền kinh tế. Tuy nhiên, một số sản phẩm luôn ở vị trí hàng đầu trong đánh giá tiềm lực của nền kinh tế như: vàng, bạc, đá quí, than đá, xi măng, gang, thép, kim loại màu, điện năng, dầu mỏ, hóa chất cơ bản, lương thực, thực phẩm…     -Một số sản phẩm tự sản, tự tiêu song luôn thể hiện được tiềm lực của nền kinh tế như: phát dẫn điện, xi măng, vật liệu xây dựng…     1.5.Tốc độ tăng trưởng:     Được tính hàng năm hoặc bình quân năm của một thời kỳ nào đó (5-10 năm) của các chỉ tiêu GDP, GNI…theo tổng số và theo đầu người.     2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển XH     2.1.Tuổi thọ bình quân: nói lên sự tốt đẹp của XH trên các mặt sau: điều kiện sống của bà mẹ, điều kiện làm việc, thu nhập lao động, an toàn tính mạng…     2.2.Số calo cung cấp theo đầu người: phản ánh tổng hợp trình độ giải quyết vấn đề lương thực của quốc gia. Dinh dưỡng, học lao động tính toán nhu cầu calo tối thiểu cần cho một lao động là 2.100 Kcalo/ngày/người.     Hạn chế của chỉ tiêu này là: phản ảnh không hoàn toàn chính xác về nhu cầu dinh dưỡng, khó khăn trong tính toán và không thể cào băng cho mọi dân tộc.     2.3.Tỷ lệ người mù chữ (hoặc tỷ lệ người biệt chữ).     2.4.Mức độ đảm bảo y tế: được tính bằng số thầy thuốc hoặc giường bệnh/10 ngàn, 100 ngàn dân.     2.5.Sự chênh lệch giàu nghèo của cộng đồng dân cư: tiêu chí giàu nghèo tùy thuộc vào điều kiện kinh tế -Xh của từng quốc gia và giai đoạn phát triển. Thực tế cho thấy nước càng giàu thì mức độ chênh lệch giữa giàu và nghèo càng lớn     2.6.Tỷ lệ thất nghiệp; theo tính toán của các chuyên gia tỉ lệ thất nghiệp trên 5% là không thể chấp nhận được.     3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sản xuất XH và trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế     3.1.Các chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sản xuất:     a/Cơ cấu kinh tế:     -Phản ánh sự biến động các tỉ lệ tương quan của các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ trong tổng GDP của nền kinh tế.     +Cơ cấu theo ngành kinh tế: % GDP ngành/tổng GDP.     +Cơ cấu theo thành phần kinh tế: % thành phần kinh tế/tổng GDP     Các thành phần kinh tế tồn tại ở nước ta hiện nay gồm: kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể -tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn FDI. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng: huy động tốt các nguồn lực cho phát triển kinh tế tr
Tài liệu liên quan