Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung về giáo dục. Vì số học sinh, sinh viên và do đó vấn đề ngân sách cần cho giáo dục trong tương lai có mối quan hệ chặt chẽ với dự báo dân số, bài này nhằm phân tích dự báo dân số trong các độ tuổi đi học, để từ đó đánh giá tình hình giáo dục hiện nay và khả năng sắp tới. Từ thông tin cơ sở này, bài tiếp theo sẽ đi vào phân tích việc tài trợ cho chiến lược phát triển giáo dục trong đó bao gồm ngân sách nhà nước và học phí. Cũng nhờ cơ sở số liệu xây dựng trong bài này, có thể rút ra những kết luận như sau:
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời đại mớiTẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Số 13 - Tháng 3/2008
Chiều hướng phát triển dân số và học sinh,hiện tại và tương lai
Vũ Quang Việt
Bài viết này nằm trong dự án nghiên cứu chung về giáo dục. Vì số học sinh, sinh viên và do đó vấn đề ngân sách cần cho giáo dục trong tương lai có mối quan hệ chặt chẽ với dự báo dân số, bài này nhằm phân tích dự báo dân số trong các độ tuổi đi học, để từ đó đánh giá tình hình giáo dục hiện nay và khả năng sắp tới. Từ thông tin cơ sở này, bài tiếp theo sẽ đi vào phân tích việc tài trợ cho chiến lược phát triển giáo dục trong đó bao gồm ngân sách nhà nước và học phí. Cũng nhờ cơ sở số liệu xây dựng trong bài này, có thể rút ra những kết luận như sau:
Mặc dù dân số Việt Nam nhìn chung tăng từ 77,6 triệu năm 2000 lên 84,2 năm 2006 nhưng dân số trong độ tuổi 6-10 đã giảm mạnh, từ trên 9 triệu năm 2000 còn 6,8 triệu năm 2006, tức là giảm 25% trong khi đó, số học sinh còn giảm mạnh hơn, ở mức 28% từ 9,7 triệu xuống 7 triệu. Giảm dân số là lý do chính cho hiện tượng giảm số học sinh nhưng bỏ học cũng là vấn đề.
Cấp tiểu học: Từ năm 2006 trở đi, dân số nói chung sẽ tiếp tục tăng, đạt con số gần 104 triệu năm 2030, nhưng dân số ở tuổi tiểu học sẽ tiếp tục giảm xuống 6,5 triệu vào năm 2020, và 6,3 triệu vào năm 2030.
Cấp trung học: Sau năm 2006, số dân đến tuổi học trung học sẽ giảm mạnh, từ 12,8 triệu năm 2006 sẽ chỉ còn 10,4 triệu năm 2015 và tiếp tục ở mức thấp này sau đó.
Nói chung học sinh cấp phổ thông kể cả trung học và tiểu học nếu tính từ 2006 đến năm 2020, sẽ giảm hơn 3 triệu và sau đó vẫn còn giảm nhẹ.
Cấp đại học: Số dân ở độ tuổi đi học đại học vừa qua vẫn tăng, trung bình 1,5% từ năm 2000 đến năm 2006, nhưng tương lai sẽ khác. Nếu so với hiện nay, số dân ở độ tuổi đại học sẽ thấp hơn hiện nay 10% vào năm 2015, 20% vào năm 2020 và 24% vào năm 2030. Vì giảm dân số như thế cho nên nếu tổng số sinh viên đại học chỉ bằng như ngày nay thì tỷ lệ đi học vẫn tăng lên mức 26% so với hiện nay là 20,5%. Do đó cả hai kế hoạch của Bộ:
(a) Tăng số học sinh đại học mỗi năm trung bình 10%, thì vào năm 2020 số sinh viên kế hoạch sẽ bằng 97% số dân ở tuổi học đại học và đến năm 2030 số sinh viên kế hoạch sẽ bằng 265% số dân ở tuổi học đại học. Cả hai tỷ lệ này đều hoàn toàn phi thực tiễn.
(b) Tăng số sinh viên trên tỷ lệ dân số lên 4,5% vào năm 2020 tức là đạt được4,4 triệu sinh viên. So với số dân ở độ tuổi học đại học, tỷ lệ đi học trong kế hoạch như thế sẽ đạt 67% (so với mức 20% hiện nay) tương đương với tỷ lệ mà các cường quốc đạt được hiện nay.
Theo đánh giá của bài này, cần xem xét lại chiến lược mà Bộ giáo dục đề ra, thường có những chỉ tiêu duy ý chí và phi thực tiễn. Đánh giá này cũng không khác mấy đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cho rằng Chiến lược Đổi mới của Bộ 2006-2020 rất tham vọng, tăng lượng sinh viên gấp 3, 4 lần hiện nay nhưng nó còn sơ lược(still incipient) và tuy đưa ra mục tiêu muốn đạt nhưng lại không bàn gì đến cách làm sao thực hiện chúng.[1] Thực tế cho thấy áp lực ngân sách chi cho giáo dục ở cấp phổ thông sẽ giảm vì số luợng học sinh giảm. Điều này cho phép nhà nước tập trung vào nâng cao chất lượng thay vì phải chạy theo việc đáp ứng nhu cầu của số lượng.
Dự báo về giáo dục các cấp không thể không gắn với dự báo về phát triển dân số theo độ tuổi. Sẽ rất lãng phí và người có trách nhiệm về giáo dục không thể đặt đúng mục tiêu, thậm chí vẽ voi, khi chính sách hoạch định về giáo dục không dựa trên nghiên cứu dự báo về dân số nhiều năm trước mắt. Nếu như trong tương lai số trẻ em tăng thì việc lo lắng nhằm có tài chính, giáo viên, trường sở để đảm đảm cho trẻ em được học hành là điều ưu tiên, nhưng nếu số trẻ đến tuổi đi học giảm thì việc thuần túy chạy theo các biện pháp nhằm mở rộng cơ sở tiếp nhận số lượng người đi học khi số dân ở độ tuổi đi học giảm không những lãng phí và có thể tạo ra đội quân có bằng cấp thất nghiệp. Cho đến nay hình như thiếu vắng các nghiên cứu này ở Việt Nam; và nếu có thì những nghiên cứu như thế này chưa thấy xuất hiện trên báo chí, đặc biệt là chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐT) nêu lên, làm cơ sở cho các chính sách cải cách giáo dục của Bộ.
Cho nên thông tin dự báo phải được coi là thông tin nền tảng cho bất cứ một chương trình cải cách giáo dục có tầm nhìn phóng chiếu 10 hay 20 năm về phía trước. Phần viết này, có tính khỏi động, đặt nền móng số liệu cho những nghiên cứu tiếp theo. Những tính toán trong bài này tất nhiên không phải hoàn hảo, do đó tác giả hy vọng những tác giả khác sẽ tiến hành nghiên cứu nhằm cung cấp số liệu cơ bản hoàn hảo hơn.
I. Dự báo dân số đến năm 2030
Dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2030. Số dân sẽ tăng từ 84,1 triệu lên gần 104 triệu năm 2030. Điều quan trọng là tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm dần; mức tăng hàng năm từ trên 1,2% sẽ giảm dần xuống 0,5% vào năm 2030. Sự kiện này phản ánh chiều hướng biến động hiện nay trong dân số: (a) tỷ suất sinh giảm, mặc dù có tăng đôi chút vào năm 2001 và đặc biệt là năm 2003 do lòng tin tử vi sinh con vào năm tốt; (b) tỷ suất tử giảm nhanh so với các nước láng giềng, có thể vì đời sống được nâng cao góp phần nâng cao sức khoẻ và chi tiêu cho bảo vệ sức khoẻ. Cơ cấu dân số chuyển từ nông thôn sang thành thị cũng góp phần làm giảm số sinh.
Kết quả dự báo này (coi thêm phụ lục 1 về chi tiết và phương pháp luận) cho thấy những nét điển hình sau:
Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, 2000-2030 (%)
Độ tuổi
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65+
Tổng
2000
9,4
11,8
11,9
10,8
9,1
8,6
7,9
7,3
6,0
4,1
2,8
2,3
2,3
5,8
100
2006
7,5
8,2
10,6
10,8
8,8
7,8
7,7
7,6
7,3
6,4
4,8
3,3
2,2
7,0
100
2010
7,1
7,3
9,0
9,8
8,5
8,5
7,8
7,8
7,2
6,8
6,0
4,1
2,7
7,2
100
2015
6,9
6,9
7,7
8,0
7,7
8,4
8,6
8,1
7,5
6,7
6,8
5,5
3,7
7,4
100
2020
6,7
6,8
7,4
7,0
6,4
7,7
8,5
8,9
7,8
7,1
6,8
6,3
4,9
7,7
100
2030
5,5
6,1
7,1
6,7
5,4
5,7
6,6
8,3
8,8
8,4
7,7
6,8
5,8
11,0
100
Chú thích: Nhóm độ tuổi ở đây là theo chuẩn báo cáo của LHQ, có khác với nhóm độ tuổi trong Bảng Phụ lục vì Bảng Phụ lục đã được tác giả chuyển đổi sang nhóm độ tuổi phù hợp với các cấp học ở Việt Nam để có thể tính toán so sánh.
· Dân số ở tuổi 5-9, 10-14, 16-19 sẽ giảm mạnh về tỷ lệ dân số và giảm cả về lượng. Đặc biệt là nhóm tuổi 15-19, tuổi học trung học phổ thông; số lượng giảm từ 9 triệu năm 2006 xuống 7 triệu năm 2030.
· Dân số ở tuổi 20-24, tuổi đi học đại học sẽ giảm mạnh về cả tỷ lệ và lượng; số lượng giảm từ 7 triệu năm 2006 xuống 5,6 triệu năm 2030.
· Dân số ở tuổi 60-64 và 65 trở lên sẽ tăng mạnh cả về tỷ lệ lẫn số lượng. Đây là tuổi về hưu. Như thế tỷ lệ những người trong độ tuổi này là 8,1% vào năm 2006 sẽ tăng lên 16,8% vào năm 2030. Những người này sẽ phải dựa vào lương hưu hoặc con cái, và là vấn đề mà xã hội phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
II. Ảnh hưởng thay đổi dân số trên lượng học sinh, sinh viên trong thời gian 2000-2006
Mẫu giáo
Mẫu giáo theo tiêu chuẩn quốc tế thường không được coi là giáo dục cưỡng báchvì nhiều năm mẫu giáo mang chỉ là nhà trẻ, chủ yếu tạo sự dễ dàng cho cha mẹ tham gia vào thị trường lao động, và đồng thời giúp trẻ em tham gia sinh hoạt với trẻ em đồng tuổi nhằm phát huy các tiềm nămg giao tiếp xã hội. Khi ra khỏi nhà trẻ để đi vào hệ tiểu học, học sinh không cần biết nhiều hơn là đánh vần và đếm số, cho nên chỉ có năm cuối cùng của mẫu giáo dạy đánh vần và đếm số mới mang tính giáo dục phổ cập vì cần thiết cho việc vào tiểu học.
Do đó tùy chính sách xã hội và khả năng kinh tế của từng nước mà mẫu giáo mang tính phổ cập và thuộc trách nhiệu tài chính của nhà nước hay không. [2] Một số nước tiên tiến như Úc, New Zealand, Nam Triều Tiên, Ireland cũng chỉ có chương trình mẫu giáo một năm. Nhiều nước châu Âu có chương trình kéo dài 3 năm, Nga và các nước Đông âu thậm chí có chương trình kéo dài 4 năm. Tỷ lệ ở độ tuổi đi học do đó rất khác nhau, khó có nền tảng so sánh. Thí dụ ở Mỹ là 60%, Canada 65%, Anh 77%, Nhật 84%, Thụy Sĩ 93%, Úc 100%, Pháp 113%, Mã Lai 99%, Thái Lan 92%, Trung Quốc 36%, Indonesia 22%.[3] Việt Nam hiện nay là 63%.
Ở Việt Nam, chương trình mẫu giáo kéo dài 3 năm, mà nhiều cha mẹ coi đó là bệ phóng “thiên tài”, nên ngay từ tuổi nhỏ này đã bị nhồi nhét. Trong thời điểm kỳ giữa năm 2000-2006, số lượng trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đã giảm (coi bảng 3), nhưng số lượng học sinh mẫu giáo vẫn tăng mạnh, từ 2,1 lên 2,6 triệu, tức là 24%, đưa tỷ lệ trong độ tuổi đi học tăng từ 47% lên 63%. Số chi ngân sách cho mẫu giáo là 4.096 tỷ đồng gần bằng ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho đại học 4.881 tỷ đồng. Nếu tính theo đầu học sinh thì NSNN chi cho mỗi học sinh mẫu giáo cao hơn chi cho một học sinh trung học phổ thông là 38%. Đấy là chưa kể cha mẹ còn phải trả học phí và phụ phí xây trường rất cao, có nơi lên tới 200 ngàn đồng một tháng. Bộ GDĐT không công bố về số liệu phân bổ giữa nông thôn và thành thị, nhưng chỉ quan sát sơ lược ta cũng có thể kết luận là NSNN chi tiêu chủ yếu phục vụ người thành phố.
Bảng 2. số học sinh, sinh viên hai năm 2000, 2006
Mẩu giáo
Phổ thông
Tiểu học
Trung học
THCS
THPT
Đại học
Năm/Tuổi
3-5
6-17
6-10
11-14
15-17
18-22
2000
2.113.574
17.776.100
9.741.100
8.035.000
5.863.600
2.171.400
918.228
2006
2.617.167
16.256.600
7.029.400
9.227.200
6.152.000
3.075.200
1.666.200*
*Số sinh viên là theo TCTK, cao hơn 100 ngàn so với số của Bộ GDĐT vì bộ chưa tính sinh viên hệ khác cho năm 2006.
Bảng 3. dân số theo nhóm tuổi, 2000-2030
Dân số theo nhóm tuổi theo Tổng cục Thống kê và dự báo của tác giả
3-5
6-17
6-10
11-17
11-14
15-17
18-22
2000
4.463.854
21.717.410
9.045.916
12.671.494
7.377.955
5.293.539
7.386.302
2006
4.134.217
19.949.483
7.106.005
12.843.478
7.344.182
5.499.296
8.127.069
2015
4.194.699
16.872.401
6.415.414
10.456.987
5.929.887
4.527.100
7.348.098
2020
4.238.850
16.555.043
6.530.957
10.024.086
5.893.065
4.131.021
6.492.855
2030
3.764.385
16.659.383
6.350.359
10.309.024
6.095.466
4.213.558
6.202.966
Tỷ lệ thay đổi (%)
2000-06
-7,4
-8,1
-21,4
1,4
-0,5
3,9
10,0
2000-30
-15,7
-23,3
-29,8
-18,6
-17,4
-20,4
-16,0
2006-30
-8,9
-16,5
-10,6
-19,7
-17,0
-23,4
-23,7
Tiểu học
Cũng như mẫu giáo, số trẻ đến tuổi đi học tiểu học giảm mạnh, từ 9 triệu xuống còn 7 triệu, từ năm 2000 đến 2006. Nếu so với dân số trong độ tuổi thì số trẻ đi học tiểu học (6 đến 10 tuổi) còn giảm mạnh hơn, từ 9,7 triệu xuống 7 triệu. Tỷ lệ đi học do đó giảm từ 107,7%[4] xuống còn 98,9% (coi bảng 4), tức là giảm 8,8% trong vòng 6 năm. Tỷ lệ giảm này cho ta thấy có hiện tượng học sinh bỏ học ở Việt Nam trong thời gian qua, hoặc vì lý do không muốn đi học hoặc vì lý do không có tiền đi học. Nếu tỷ lệ này tiếp tục giảm trong tương lai thì rõ ràng có hiện tượng bỏ học. Dù sao, tỷ lệ đi học trong độ tuổi này ở Việt Nam là tỷ lệ có thể so sánh với với hầu hết các nước trên thế giới.
Bảng 4. Tỷ lệ đi học theo độ tuổi 2000-2030
Tỷ lệ đi học năm 2000, 2006, 2015 và 2030 (%)
Mẩu giáo
Phổ thông
Tiểu học
Trung học
THCS
THPT
Đại học
3-5
6-17
6-10
11-17
11-14
15-17
18-22
2000
47,3
81,9
107,7
63,4
79,5
41,0
12,4
2006
63,3
81,5
98,9
71,8
83,8
55,9
20,5
Tỷ lệ đi học nếu không tăng số học sinh/sinh viên
2015
62,4
96,4
109,6
88,2
103,7
67,9
22,7
2020
61,7
98,2
108,8
92,1
104,4
74,4
25,7
2030
69,5
115,1
110,7
89,5
100,9
73,0
26,9
Tỷ lệ đi học nếu tăng số sinh viên 5% năm
2015
35,2
2020
50,8
2030
86,6
Số sinh viên nếu tăng 5% năm
2015
2.584.823
2020
3.298.962
2030
5.373.662
Trung học
Khác với độ tuổi mẫu giáo và tiểu học bị tác động giảm sinh mạnh những năm sau này, độ tuổi 11-17 giảm nhẹ hoặc không tăng, nhưng rõ ràng đã báo hiệu tình trạng giảm trong tương lai. Đối với cấp trung học phổ thông, số học sinh tăng, do đó tỷ lệ đi học tăng từ 41% lên gần 56% từ năm 2000 đến 2006. Nếu so với nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ đi học trung học ở Việt Nam dù còn thấp so với các nước phát triển cao, đã bằng hoặc trội hơn so với các nước đang phát triển có thu nhập đầu người cao hơn (coi bảng 5). Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học trung học phổ thông (15-17 tuổi) ở Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc.
Bảng 5. Tỷ lệ đi học trung học phổ thông (%)
Việt Nam
56*
Nhật
102
Thái Lan
65
Úc
2343
Indonesia
46
Đức
96
Philippines
66
Pháp
111
Trung Quốc
36*
Mỹ
87
Mã Lai
52
Anh
223
Nguồn: UNESCO, Global Education Digest 2006: Comparing Education Statistics Across the World.
*Tỷ lệ của Việt Nam và TQ thuộc năm 2006 là do tác giả tự tính và không cộng trung cấp chuyên nghiệp, các nước khác cũng thế. Số liệu TQ là từ China Statistical Yearbook 2007. Các nước khác là số liệu năm 2004. Nếu kể thêm trung học chuyên nghiệp (THCN) thì tỷ lệ của VN là 65%, và TQ là 47%. Điều này cho thấy tỷ lệ học sinh THCN ở VN chỉ bằng 14% học sinh TH, nhưng TQ là 23,4%.
Đại học
Ở độ tuổi đi học đại học, tỷ lệ đi học tăng rất nhanh, từ 12,4% năm 2000 lên 20,5% năm 2006. Tỷ lệ này vào cùng năm 2006 ở TQ chỉ là 18%[5]. Người ta có thể hiểu được là tỷ lệ đi học đại học tăng vọt vì TQ chỉ mở cửa tuyển vào đại học vào đầu năm cuối những năm 1970 và đầu1980 khi Mao mất năm 1976. Nếu so với các nước ở châu Á, dù có thu nhập GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều, thì tỷ lệ đi học đại học ở Việt Nam trong độ tuổi 18-22 không phải là thấp (coi bảng 6). Tất nhiên so với các nước tư bản phát triển Việt Nam còn rất thấp. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nước cho phép ta rút ra vài nhận xét sau:
· Những nước có tỷ lệ học đi học đại học cao không nhất thiết có thu nhập đầu người cao hơn các nước có tỷ lệ đi học thấp hơn. Điều này phản ánh tỷ lệ thấp hơn ở Nhật, Thụy Sĩ và Pháp so với Úc, Mỹa
· Các nước có khuynh hướng xã hội (hay từng theo xã hội chủ nghĩa) thường có tỷ lệ đi học đại học rất cao so với các nước có cùng mức thu nhập đầu người, và tỷ lệ này tương đương hoặc thậm chí cao hơn các nước tư bản phát triển. Như vậy tỷ lệ đi học đại học cao không nhất thiết đưa đến phát triển kinh tế.
Bảng 6. Tỷ lệ đi học đại học (%) và GDP bình quân đầu người (USD)
GDP đầu người 2006
GDP đầu người 2006
Tỷ lệ đi học
GDP đầu người 2006
Tỷ lệ đi học
Việt Nam $675
21*
Nhật $34661
54
Thụy Điển $42170
82
Thái Lan $3251
41
Úc $37924
72
Nga $ 6877
68
Indonesia $1592
16
Thụy Sĩ $50247
47
Ukraine $ 2287
66
Philippines $1356
29
Pháp $35375
56
Hungary $11134
52
Trung Quốc $2055
18*
Mỹ $43562
82
Ba Lan $8801
59
Mã Lai $5704
29
Anh $39207
60
Cuba** $4050
33
Nguồn: UNESCO, Global Education Digest 2006: Comparing Education Statistics Across the World
*Tỷ lệ đi học của các nước là cho năm 2004. Riêng của Việt Nam và TQ thuộc năm 2006 là do tác giả tự tính. Số liệu TQ là từ China Statistical Yearbook 2007.
**Số liệu của Cuba là dựa vào hối suất phi thị trường do nhà nước quyết định nên không mang tính so sánh với các nước phát.
Mặc dù bảo đảm mọi người được đi học tiểu học và rồi trung học phổ thông là mục tiêu cần thực hiện vì nó đã được minh chứng rõ là điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế. Việt Nam vẫn còn xa mới tới mức được coi là đạt được mục đích phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước, Việt Nam đã đang tham dự vào cuộc chạy đua về phổ cập đại học. Tuy nhiên cũng như kết quả nhiều nước đạt được, đó là sự xuống cấp nhanh chóng của chất lượng đại học. Điều này sẽ được bàn them ở một bài khác.
III. Nhìn về phía trước
Có thể nói, Việt Nam gần như đã phổ cập cấp tiểu học, dù chưa nhưng không cần cố gắng lắm vẫn có thể đạt được việc phổ cập cấp trung học cơ sở, nhưng sẽ phải cố gắng nhiều mới có thể đạt được sự phổ cập trung học phổ thông.
Nhìn tới phía trước đến năm 2015, 2020 và 2030, ta có thể thấy như sau:
Ở cấp mẫu giáo (3-5 tuổi), số lượng trẻ đến tuổi đi học cấp này sẽ giảm hẳn về số lượng, từ 4,1 triệu xuống 3,7 triệu. Dù số trẻ em đi học được giữ nguyên như hiện nay, tỷ lệ đi học sẽ tăng từ 63% hiện nay lên 70% năm 2030.
Cấp tiểu học là gia đoạn đầu của giáo dục cưỡng bách. Hiện nay có thể nói là Việt Nam đã đạt mức phổ cập dù có hiện tượng bỏ học như đã phân tích ở trên. Do việc giảm số lượng dân trong độ tuổi đi học, từ 7,1 triệu hiện nay xuống 6,3 triệu vào năm 2030, số dân như vậy thấp hơn cả số học sinh đang đi học tiểu học hiện nay là 7 triệu. Số lượng học sinh hiện nay sẽ bằng 110,7% dân số ở tuổi đi học vào năm 2030 (coi bảng 4). Khả năng rất lớn là phải giảm số lượng học sinh, lượng giáo viên và cơ sở giáo dục so với lượng học sinh tiểu học hiện nay.
Cũng tương tự như tiểu học, dân số đến tuổi trung học cơ sở (11-14 tuổi) sẽ giảm mạnh, khoảng 1,3 triệu từ 7,3 triệu hiện nay xuống 6 triệu ngay vào năm 2015 và cho đến 2030 vẫn giữ nguyên như thế. Hiện nay giáo dục phổ thông cơ sở coi như phổ cập. Trong tương lai, giáo viên, có sở giáo dục có thể nói là không cần tăng về số lượng vẫn có thể đạt mức phổ cập cấp.
Giáo dục trung học phổ thông (15-17 tuổi) vẫn cần phải tăng về số lượng để đạt mức phổ cập. Tuy nhiên dù không tăng số lượng học sinh thì tỷ lệ học sinh đi học vẫn tăng từ 60% năm 2006 lên 68% năm 2015, và 74% năm 2020. Việc phổ cập giáo dục cho đến hết cấp phổ trung học phổ thông là điều cần thiết cho phát triển kinh tế và sở nước ta ẽ không tốn kém như người ta tưởng.
Giáo dục đại học như đã nói ở trên đạt tỷ lệ 20,5% số người ở tuổi 18-22 vào năm 2006, và dù số lượng sinh viên không tăng trong tương lai, tỷ lệ cũng tự tăng lên 23% năm 2015, 26% năm 2020, và 27% năm 2030. Nếu số sinh viên hàng năm tăng 5% thì tỷ lệ ở tuổi 18-22 đi học sẽ là 35% năm 2015, 51% năm 2020 và 87% năm 2030. Như vậy chỉ tăng 5% một năm thì đến năm 2020, Việt Nam đã có thể so sánh với rất nhiều nước phát triển cao về số lượng. Câu hỏi cần đặt ra là: chúng ta cần chạy theo số lượng hay chất lượng? Bài viết tới sẽ phân tích nguyên nhân sự xuống cấp của nền giáo dục đại học Việt Nam và qua đó bàn đến các giải pháp.
5 tháng 1, 2008
Phụ lụcDự báo dân số
Phương pháp
Dự báo dân số ở đây dựa vào mô hình dự báo của Cục Thống kê Mỹ (US Bureau of Census) về dân số Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng đã điều chỉnh mô hình của Cục Thông kê Mỹ nhằm đem vào thêm các thông tin về cơ cấu dân số theo tuổi dựa trên điều tra biến động dân số năm vào 1/4/2005 của Tổng cục Thống kê (TCTK). Tháp tuổi năm 2000 là dựa vào tháp tuổi năm 1999, kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số của TCTK năm đó.[6]
Mô hình của Cục Thống kê Mỹ dựa vào phương pháp dự báo nhóm - tuổi và giới tính - (cohort component projection). Đây là phương pháp cũng được LHQ và Ngân hàng Thế giới sử dụng. Liên quan đến Việt Nam, sau khi so sánh số liệu của LHQ và Mỹ, tác giả quyết định dùng mô hình Mỹ, với điểm khởi đầu là năm 2000, vì kết quả cho đến năm 2006 đi gần với số liệu hàng năm của Việt Nam. Phương pháp này dựa nhiều vào đánh giá chuyên gia về tương lai, nhất là về số sinh, số tử trong các nhóm tuổi và cho phép đưa các thông số mới nhất vào dự báo dựa vào điều tra chọn mẫu hàng năm.
Việc tác giả dùng mô hình Mỹ thay vì tạo dựng một mô hình riêng có ba lý do là: (a) việc làm này đòi hỏi thời gian và sự hiểu biết sâu về dân số, ngoài khả năng của tác giả; (b) sự cần thiết có thông tin ngay để sử dụng trong dự án đánh giá nền giáo dục Việt Nam, (c) tính khả tín về chuyên môn của Cục Thống kê Mỹ, một cơ quan chuyên môn hàng đầu của thế giới về dân số hiện nay. Điều này không có nghĩa là các chuyên gia Việt Nam không có thể có dự báo riêng thay thế dự báo này. Phương pháp chỉnh lý của tác giả cũng khá đơn giản:
· Sử dụng số liệu dân số năm 2006 của TCTK, áp dụng nhóm độ tuổi theo điều tra biến động vào tháng 4 năm 2005 cho số liệu dân số 2006.
· Sử dụng tốc độ tăng theo nhóm độ tuổi của mô hình Mỹ vào số liệu cho năm 2006 để tính các năm tương lai.
·