Chiêu thức làm đẹp doanh nghiệp để thoát hàng

Vào một ngày đầu tháng 5 vừa qua, người viết nhận được điện thoại của lãnh đạo một DN niêm yết trên HOSE có trụ sở tại Hà Nội. Đề nghị của lãnh đạo DN này rất chân tình: mong ĐTCK quan tâm đưa tin về hoạt động kinh doanh của DN đến NĐT, để NĐT hiểu chính xác về DN hơn mà không bán hớ. Lãnh đạo DN trên chia sẻ, bản thân Công ty đang có ý định bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài với mức giá không dưới 6x, trong khi giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường lúc đó chỉ là 4x. Mang thắc mắc về cổ phiếu "bị lãng quên" này tới anh bạn làm phân tích tại CTCK (vốn là đơn vị tư vấn niêm yết, đồng thời là cổ đông lớn của DN trên), thật bất ngờ, người viết nhận được câu trả lời: đừng dây vào hàng lởm em ạ! Bên anh sau khi phát hiện đã bán lại toàn bộ cho khách hàng, chỉ giữ tên do thực hiện repo cổ phiếu lại cho khách

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiêu thức làm đẹp doanh nghiệp để thoát hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiêu thức làm đẹp doanh nghiệp để... thoát hàng Chiêu thức phổ thông được các cổ đông gốc của DN sử dụng để "làm đẹp" báo cáo tài chính (BCTC) là tìm cách tạo hoạt động kinh doanh giả khiến con số lợi nhuận của DN cao đột biến. Vào một ngày đầu tháng 5 vừa qua, người viết nhận được điện thoại của lãnh đạo một DN niêm yết trên HOSE có trụ sở tại Hà Nội. Đề nghị của lãnh đạo DN này rất chân tình: mong ĐTCK quan tâm đưa tin về hoạt động kinh doanh của DN đến NĐT, để NĐT hiểu chính xác về DN hơn mà không… bán hớ. Lãnh đạo DN trên chia sẻ, bản thân Công ty đang có ý định bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài với mức giá không dưới 6x, trong khi giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường lúc đó chỉ là 4x. Mang thắc mắc về cổ phiếu "bị lãng quên" này tới anh bạn làm phân tích tại CTCK (vốn là đơn vị tư vấn niêm yết, đồng thời là cổ đông lớn của DN trên), thật bất ngờ, người viết nhận được câu trả lời: đừng dây vào hàng lởm em ạ! Bên anh sau khi phát hiện đã bán lại toàn bộ cho khách hàng, chỉ giữ tên do… thực hiện repo cổ phiếu lại cho khách. Theo lời chia sẻ của anh bạn này thì, sở dĩ CTCK cũng là cổ đông lớn của DN trên là do ban đầu thấy hấp dẫn lắm! Nhưng sau thời gian "đi chung đường", CTCK mới phát hiện ra, đây chỉ là một "cái bánh" được trang trí bằng "phẩm màu công nghiệp" để bán. Vị này còn nhân tiện… giới thiệu một số DN khác cũng trong tình trạng "quét ve tường mục" để mang đi bán với lời khuyên là… tốt nhất hãy tránh xa. Theo vị này, đây chủ yếu là các DN được lập ra để bán nên kết quả kinh doanh chỉ là kết quả của một quá trình phù phép, sau khi Ban lãnh đạo đạt được mục tiêu của mình thì rất khó biết DN sẽ đi về đâu. Chiêu thức phổ thông được các cổ đông gốc của DN sử dụng để "làm đẹp" báo cáo tài chính (BCTC) là tìm cách tạo hoạt động kinh doanh giả khiến con số lợi nhuận của DN cao đột biến. NĐT hiện tại vẫn chủ yếu nhìn vào con số cuối cùng mà ít khi tìm hiểu về nguyên nhân và chất lượng của khoản thu nhập ấy. Đó là nguyên nhân của việc xuất hiện hàng loạt chiêu thức, thậm chí còn tinh vi hơn cả Enron. Với hoạt động kinh doanh không mấy đặc sắc, khó ai có thể hiểu vì sao DN đạt được mức lợi nhuận khổng lồ, vượt cả các DN tên tuổi trong cùng lĩnh vực. Lý giải cho việc cả DN chỉ có khoảng ba chục nhân viên, không có dự án nào hoành tráng, hoạt động kinh doanh đơn thuần mang tính thương mại, nhưng lợi nhuận lớn, lãnh đạo DN này cho rằng: đấy là do Chủ tịch HĐQT có quan hệ tốt, DN chỉ cần kiếm dự án rồi outsourcing (thuê ngoài làm) toàn bộ. Nhưng, kịch bản thực mà DN áp dụng thời gian vừa qua được phía CTCK tư vấn phát hiện ra là: DN "đạo diễn" các hợp đồng kinh doanh và… bơm tiền tạo doanh thu, dòng tiền thực và lợi nhuận lớn! Sau đó lại dùng chính lợi nhuận này để chia cổ tức! Từ đó, DN có một BCTC với các chỉ tiêu đẹp nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao và… thoát hàng. Giả thiết, nếu Ban lãnh đạo nắm 60% vốn điều lệ của một DN có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, DN cần lãi 8.000 đồng/cổ phiếu (trong đó 2.000 đồng/cổ phiếu là lãi thực), thì số tiền cần "bơm" vào DN là 60 tỷ đồng. Sau đó, với việc chia cổ tức 6.000 đồng/cổ phiếu, số tiền thiệt hại thực tế của nhóm cổ cổ đông này là 24 tỷ đồng. Trong khi đó, định giá một cổ phiếu có EPS là 8.000 đồng, chia cổ tức 6.000 đồng/cổ phiếu trong bối cảnh TTCK bình thường là khoảng 64.000 đồng/cổ phiếu! Chỉ cần bán được1 triệu cổ phiếu với giá 60.000 đồng/cổ phiếu, sau khi trừ chi phí, lãnh đạo DN vẫn lời được 26 tỷ đồng. Một trường hợp khác cũng được đặt nghi vấn liên quan đến một DN ngành dược (tạm gọi là X). Nghi vấn này xuất phát từ việc, khi giá cổ phiếu X niêm yết trên sàn đang ở mức gần 60.000 đồng/cổ phiếu thì thành viên HĐQT Công ty lại âm thầm đi chào bán với mức giá... 23.000 đồng/cổ phiếu. Tra cứu lại lịch sử mã này, một vài CTCK đã tá hỏa khi phát hiện, Chủ tịch HĐQT Công ty cũng đã tranh thủ… cầm cố cổ phiếu đúng thời điểm giá cổ phiếu này ở mức đỉnh. Điều đáng nói là, chính thời điểm đó, vị Chủ tịch đã đích thân nhắn tin cho những cổ đông sở hữu trên 100.000 cổ phiếu trở lên rằng: hãy nắm giữ cổ phiếu vì giá sẽ còn tăng tiếp! Lý do khiến cổ phiếu này đã một thời tăng mạnh cũng là kết quả kinh doanh đẹp cùng nhiều dự án khả thi. Tuy nhiên, lãnh đạo một DN hàng đầu trong ngành dược lại nhận định, những con số tính toán lợi nhuận các dự án mà Công ty X đưa ra là hoàn toàn không khả thi. Theo vị lãnh đạo này, quy mô dự án của X cũng như đặc trưng ngành nghề không cho phép mức siêu lợi nhuận như vậy. "Lý giải hợp lý nhất trong tình huống này là Công ty bơm lợi nhuận và thổi phồng về các dự án tương lai", vị này nhận xét. Một chiêu khác cũng được không ít DN sử dụng để làm đẹp BCTC là thực hiện hợp đồng ký gửi hàng hóa theo kiểu hợp đồng bán hàng mà khách hàng có thể trả lại hàng (nếu không bán được), rồi ghi nhận thẳng lợi nhuận vào kỳ kế toán. Thế nên đã có không ít đơn vị, doanh thu và lợi nhuận cao ngất ngưởng nhưng dòng tiền không thấy đâu. Đây là chiêu thức phổ biến mà không ít DN đang áp dụng, từ việc giấu đi các khoản đầu tư thua lỗ sang đầu tư dài hạn khác, đến việc đẩy lỗ "tạm thời" ra bên ngoài bằng các hợp đồng có thỏa thuận ngầm sẽ mua lại… Việc làm đẹp BCTC bằng cách giấu diếm hoặc xào nấu dữ liệu thì bằng cách này hay cách khác, cũng sẽ bị lộ tẩy ở đâu đó, nhưng với chiêu thức lãnh đạo DN chủ động bơm tiền để làm đẹp doanh thu, lợi nhuận, cổ tức thì nếu không tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh, NĐT sẽ khó phát hiện được. Lúc này, TTCK đang cần những chuyên gia phân tích thực thụ có kiến thức, trách nhiệm để tránh những cú sốc kiểu… Enron Việt Nam.
Tài liệu liên quan