Hiện nay, việc quản lý tài chính của các công ty đang trong tiến trình toàn cầu hóa
ngày càng có nhiều rủi ro hơn và đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức mới
cho các CFO.
Từ trước tới nay, chính sách tài chính của các doanh nghiệp lớn ở Mỹ và Châu Âu
thường tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát chi phí, phân phối nguồn ngân sách
và kiểm toán nội bộ.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tài chính trong các doanh nghiệp toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách tài chính trong các
doanh nghiệp toàn cầu
Hiện nay, việc quản lý tài chính của các công ty đang trong tiến trình toàn cầu hóa
ngày càng có nhiều rủi ro hơn và đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức mới
cho các CFO.
Từ trước tới nay, chính sách tài chính của các doanh nghiệp lớn ở Mỹ và Châu Âu
thường tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát chi phí, phân phối nguồn ngân sách
và kiểm toán nội bộ.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra trong khắp các công ty,
cánh cửa thế giới tài chính mới mở ra, mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức
cho các CFO (Giám đốc Tài chính).
Chẳng hạn như trước đây họ chỉ đơn giản phải ban hành các quyết định liên quan
tới việc chi trả cổ tức hoặc cơ cấu vốn tập trung trong nội bộ công ty, thì nay họ
thường xuyên phải vật lộn với hệ thống tài chính mới với những chính sách thu
hồi lợi nhuận từ các công ty con ở nước ngoài.
Trong quá trình tính toán giá trị các khoản thu chi cũng như cân đối tài chính, khi
xuất hiện sự chênh lệch, thay vì chỉ đơn thuần phản ánh đúng giá trị của khoản
chênh lệch đó, thì những biến số, nhân tố tác động tới nó (như tiền tệ, thuế quan,
rủi ro đầu tư) cũng cần được phản ánh một cách đầy đủ.
Chính vì thế, chế độ lương thưởng hiện hành của mỗi công ty cần phát hiện để
biểu dương và tặng thưởng cho những giám đốc, những nhà quản lý đang hoạt
động tốt tại môi trường kinh tế - tài chính đa văn hóa.
Xét một cách toàn diện thì sự hình thành và tồn tại của thị trường nội bộ đã tạo
tiền đề cho những doanh nghiệp toàn cầu đặt ra một cơ chế hữu hiệu để tiến hành
tốt các giao dịch chứng khoán trên thị trường tài chính xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, trong quá trình điều hành thị trường nội bộ nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh, bản thân các CFO phải hết sức khéo léo cân đối giữa cơ hội tài chính do thị
trường nội bộ mang lại với những cơ hội và cả thách thức gặp phải khi hoạt động
trong các môi trường đa thể chế khác, bởi mỗi môi trường đều tiềm ẩn những rủi
ro riêng về luật pháp và chính trị.
Ngoài ra, cũng cần phải xem xét một vấn đề nữa là: Đôi lúc, nhìn bề ngoài tưởng
chừng việc quản lý tài chính đang diễn ra một cách trơn tru, khéo léo thì thực tế nó
lại đang dần phá hủy những động lực của các cá nhân và toàn bộ doanh nghiệp.
Chúng ta sẽ thấy tác động của việc quản lý thông qua ba chính sách: tài chính,
quản lý rủi ro và phân bổ ngân sách ảnh hưởng như thế nào tới những cơ hội tài
chính cho các doanh nghiệp toàn cầu.
Quản lý tài chính ở thị trường vốn nội bộ
Với những quyết định tài chính sáng suốt, thì chính sự khác biệt về định chế tài
chính trong cùng một công ty có thể cho phép mở rộng phạm vi giúp các doanh
nghiệp xây dựng giá trị riêng của mình. Lãi suất vốn là một hình thức điển hình
mà giá trị của nó có thể khấu trừ được.
Chẳng hạn như, một CFO có thể làm giảm đáng kể giá trị của một hóa đơn tiền
thuế bằng cách đi vay một khoản tiền tại các quốc gia có mức thuế suất cao, và
cho vay khoản tiền mặt dôi ra cho những hoạt động tại các quốc gia đánh thuế
thấp.
Hơn nữa, các CFO cũng có thể khai thác sự chênh lệch thuế quan bằng cách tính
toán cẩn thận về thời gian cũng như quy mô của dòng lợi nhuận từ các công ty con
chuyển về cho công ty mẹ. Tuy vậy, thuế không phải là nhân tố liên quan duy
nhất: Sự bất bình đẳng về quyền của các chủ nợ trên thế giới cũng là nguyên nhân
gây ra sự chênh lệch về chi phí đi vay.
Chính sự khác biệt về định chế tài
chính đã giúp các doanh nghiệp xây
dựng giá trị riêng của mình.
Do đó, nhiều công ty toàn cầu hiện nay thực hiện chính sách tự mình đi vay ở một
quốc gia nước ngoài nhất định hoặc ngay trong nước rồi mới cho các công ty con
của họ vay lại.
Các công ty đa quốc gia cũng tận dụng thị trường nội bộ doanh nghiệp để tạo ra
lợi cạnh tranh tại những quốc gia mà chi phí tài chính cho các công ty địa phương
quá đắt đỏ.
Một ví dụ vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi các nước Viễn Đông phải
trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ và các doanh nghiệp trong khu vực phải vật
lộn để tăng tích lũy tư bản, thì cũng chính lúc đó có rất nhiều những công ty đa
quốc gia của Mỹ và Châu Âu quyết định đầu tư tài chính vào các công ty con đang
hoạt động tại khu vực này.
Nước cờ này đã giúp cho các doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ không những giành
được thị phần mà còn cả lòng tin của chính quyền địa phương, những người coi
việc tăng đầu tư tài chính như một biểu hiện của tinh thần đoàn kết.
Dù việc thực hiện chiến lược tài chính thông qua các phương thức như đã nêu có
thể rất hiệu quả, nhưng các CFO cũng cần lưu tâm tới mặt trái của nó. Việc dồn tất
cả trách nhiệm các khoản nợ cho những nhà quản lý chi nhánh sẽ làm che lấp phần
nào những thành quả về lợi nhuận mà họ đạt được, dẫn đến việc họ trở nên lu mờ,
ít được biết đến giữa các tổ chức lớn hơn, đồng nghĩa với việc các cơ hội nghề
nghiệp cũng bị giới hạn.
Những cân nhắc tương tự cũng cần hài hòa với chính sách phân phối lợi nhuận của
công ty. Ví dụ như tại các công ty của Mỹ, các khoản ưu đãi thuế hoặc các khoản
lợi nhuận bất thường sẽ chuyển cả về công ty mẹ.
Tuy nhiên, nhiều công ty khác chọn giải pháp duy trì luồng thu nhập thường
xuyên từ công ty con chuyển về công ty mẹ bởi yêu cầu phải hoàn trả tiền mặt sẽ
hạn chế việc các nhà quản lý doanh nghiệp thổi phồng kết quả hoạt động kinh
doanh của họ thông qua kế toán.
Cuối cùng, việc các giám đốc chi nhánh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn đầu tư tài
chính dễ dãi từ công ty mẹ sẽ làm giảm đi tinh thần chủ động, táo bạo của họ, đây
cũng là lý do tại sao nhiều tập đoàn thường yêu cầu các công ty chi nhánh thuê
những người bản địa, dù với mức lãi suất không mấy thuận lợi.
Quản lý rủi ro toàn cầu
Sự tồn tại của thị trường tài chính nội bộ cũng cũng mang lại cơ hội cho một công
ty mở rộng phương thức quản lý rủi ro. Lấy thí dụ như một doanh nghiệp toàn cầu,
thay vì phải quản lý tất cả các khoản rủi ro tổn thất hối đoái trên thị trường tài
chính, thì có thể bù đắp khoản tổn thất đó thông qua bộ máy hoạt động rộng khắp
trên thế giới của mình.
Chẳng hạn như một chi nhánh tại Châu Âu mua nguyên vật liệu đầu vào tại địa
phương và bán thành phẩm sang thị trường Nhật Bản. Như vậy doanh thu của
công ty sẽ thu được chủ yếu dưới dạng là đồng Yên thay vì là đồng Euro.
Điều này sẽ có lợi cho công ty nếu đồng Yên lên giá và sẽ bất lợi nếu đồng Euro
lên giá. Các nhà quản lý chi nhánh có thể hạn chế phần nào rủi ro tổn thất hối đoái
này bằng cách chuyển giao toàn bộ tổn thất vào một nhóm nào đó hoặc cho công
ty mẹ vay khoản tiền thu về ở trên, việc này đồng nghĩa với sự biến động của
khoản tài sản bằng Yên sẽ được triệt tiêu bởi sự biến động của khoản công nợ
bằng Yên.
Nhiều công ty đa quốc gia giao cho các chi nhánh địa phương toàn quyền giải quyết
rủi ro một cách độc lập cũng là một phương án hay.
Ngoài biện pháp như đã nêu ở trên, để tối thiểu hóa rủi ro, việc nhiều công ty đa
quốc gia giao cho các chi nhánh địa phương toàn quyền giải quyết rủi ro một cách
độc lập cũng là một phương án hay.
Trong trường hợp này, phải kể đến tập đoàn General Motors (GM). Bộ phận quản
lý nguồn vốn của GM được coi là nơi tập hợp đông đảo nhất những nhân tài về
lĩnh vực này trong công ty, đây cũng là một trong những phòng quản lý vốn tốt
nhất trên toàn thế giới.
Chính sách tự bảo hiểm của tập đoàn này yêu cầu chi nhánh ở mỗi vùng, mỗi khu
vực phải tự bảo hiểm các rủi ro tổn thất hối đoái một cách độc lập, nhưng cũng
chính vì thế mà làm mất đi lợi ích của một bộ phận quản lý tập trung mạnh như ở
công ty mẹ. Vậy đâu là lý do mà GM yêu cầu phải có nhiều chính sách tự bảo
hiểm đến vậy?
Có thể nói rằng, chính sách tự bảo hiểm của mỗi chi nhánh tương ứng với đặc
điểm từng vùng, từng khu vực đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp GM đánh
giá chính xác hơn hoạt động của mỗi một đơn vị trong tập đoàn, cũng như của
giám đốc điều hành đơn vị đó.
Một xu hướng liên quan tới vấn đề này là các công ty thường giới hạn chuyên môn
tài chính của họ trong việc quản lý rủi ro tổn thất hối đoái bằng những cách có
phần hơi bó buộc. Nhiều công ty buộc các nhà quản lý tài chính phải thực hiện
những chính sách “bị động”, được áp dụng một cách đại trà.
Thêm một ví dụ nữa về GM, tập đoàn này dù chủ động đánh giá các rủi ro tổn thất
hối đoái khác nhau, nhưng sau đó đưa ra một yêu cầu chung cho các chi nhánh đều
phải tự bảo hiểm 50% rủi ro đó với một tỷ lệ nhất định giữa số giao dịch kỳ hạn và
giao dịch quyền chọn.
Nhiều công ty gắn bó với các chiến lược bị động kiểu như vậy thường là do họ
muốn hạn chế mức độ các nhà quản lý tài chính đảm nhận vị trí công việc vì
những lý do liên quan đến đầu cơ tích trữ.
Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, dù cho việc đưa ra các chính
sách đòi hỏi một đội ngũ đông đảo những người có chuyên môn tài chính, nhưng
chiến lược của các công ty đó lại cũng nhấn mạnh việc phải giới hạn chuyên môn
đó ở mức mà những động cơ tài chính không lấn át những mục tiêu hoạt động
khác.