Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010

I. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG 1. Khái niệm: - Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế . - Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. - Tùy điều kiện mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). - Vị trí CSTT: Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại, .

doc7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3795 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG 1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế . Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHTW thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Tùy điều kiện mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). Vị trí CSTT: Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại, ... 2. Mục tiêu cuối cùng của CSTT: Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Để đạt được hai mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đảm bảo công ăn việc làm: Công ăn việc làm cao là một mục tiêu có giá trị bởi vì nếu thất nghiệp cao sẽ gây cho các gia đình khốn khổ về mặt tài chính, mất đi lòng tự trọng cá nhân và làm tăng tệ nạn xã hội. Đồng thời khi thất nghiệp cao thì nguồn tài nguyên sẽ không được khai thác hiệu quả, từ đó làm giảm tổng sản phẩm xã hội. Do đó đảm bảo tạo công ăn việc làm, giảm áp lực thất nghiệp cho xã hội là một mục tiêu mà NHTW phải theo đuổi khi hoạch định CSTT. Tuy nhiên mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với không có thất nghiệp vì trong xã hội luôn tồn tại một bộ phận thất nghiệp tự nhiên. Bộ phận này có lợi cho nền kinh tế, họ gồm những người tự nguyện quyết định rời khỏi công việc để tìm một công việc khác họ ưa thích. Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Mặc dù các mục tiêu đưa ra là nhất trí với nhau song không phải lúc nào cũng vậy. Mục tiêu công ăn việc làm và ổn định giá cả mâu thuẫn với nhau trong thời hạn ngắn. Thứ nhất: việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thường kéo theo CSTT mở rộng và sự tăng giá. Còn nếu giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện CSTT thắt chặt, lãi suất tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu dẫn đến giảm tổng cầu của nền kinh tế, thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Thứ hai: mục tiêu ổn định giá cả và công ăn việc làm mâu thuẫn với nhau còn thể hiện thông qua phản ứng của NHTW với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, kết quả là giá cả tăng lên. Thứ ba: mâu thuẫn này còn thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Với việc hạ giá đồng bản tệ, các ngành xuất khẩu có khả năng mở rộng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp giảm, kèm theo sự tăng lên của mức giá chung. Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm không mâu thuẫn với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn, công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. Vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả mục tiêu trên. Hầu hết NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Tuynhiên, trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Có thể nói NHTW theo đuổi một mục tiêu dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 3. Mục tiêu trung gian của CSTT: Mục tiêu trung gian là các chỉ tiêu được lựa chọn để đạt được mục tiêu cuối cùng. Nó thường là khối lượng tiền cung ứng (M1, M2, M3), lãi suất thị trường. Mục tiêu trung gian phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Có thể đo lường nhanh chóng và chính xác: vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng. NHTW dựa vào các dấu hiệu này để điều chỉnh hưởng tác động khi cần thiết. Có thể kiểm soát được: NHTW chỉ có thể điều chỉnh mục tiêu trung gian cho phù hợp với định hướng CSTT khi NHTW có khả năng kiểm soát mục tiêu trung gian. Ví dụ như sự kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ quyết định tới tổng đầu tư nhưng nếu chọn chỉ tiêu này làm mục tiêu trung gian thì ảnh hưởng của NHTW tới nó là rất ít. Do đó nếu lựa chọn chỉ tiêu mà NHTW không kiểm soát được thì sẽ ảnh hưởng tới định hướng và hiệu quả CSTT và lãng phí mọi cố gắng. Có mối quan hệ với mục tiêu cuối cùng: khả năng có thể đo lường chính xác và khả năng kiểm soát của NHTW sẽ trở lên vô nghĩa nếu chỉ tiêu lựa chọn không quan hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng. 4. Các công cụ điều tiết: Công cụ CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó mà đạt được các mục tiêu của CSTT. a. Công cụ trực tiếp: Là các công tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông hoặc các mức lãi suất trung và dài hạn. Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến trong thời kỳ các hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ. Các công cụ được sử dụng đó là: Hạn mức tín dụng Ấn định lãi suất Ấn định tỷ giá Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM: Khái niệm: là việc NHTW quy định  tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ..) sau  đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy định  pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá  cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên Quản lý lãi suất của các NHTM: Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất  hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định  đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Tỉ giá hối đoái: Khái niệm : Tỉ giá hối đoái là đại lượng biều thị mối tương quan về mặt giá trịgiữa hai đồng tiền.nói cách khác tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác. Cơ chế tác động: Tác động đến hoạt động kinh tế , từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Đặc điểm: Ngân hàng trung ương có thể ấn định tỉ giá cố định hay tha nổi theo quan hệ cung cầu ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỉ gía cố định nhưng di động khi cần thiết và tỉ giá thả nổi có quản lý.khi vận dung công cụ này không phải NHTU đẩy tỉ giá lên cao hay kéo tỉ gái xuống thấp mà ổn định tỉ gái ở một mức độ hợp lí phù hợp vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc của nó là tốt nhất. b.Công cụ gián tiếp: Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được lan truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở: Khái niệm: Là những hoạt động mua bán  chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng. Cơ chế tác động : Nghiệp vụ thị trường mở có 2 loại: được phép mua bán chứng khoán vào những thời điểm nhất định sau khi nghiệp vụ được tiến hành và loại không được phép mua bán lại. Khi NHTW đem chứng khóan ra thị trường mở để bán nó thu tiền hay séc về, cho nên: Giảm lượng cung tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian. Khi ngân hàng trung gian mua chứng khóan của NHTW thì dự trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giảm và do đó tiền trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và ngược lại khi NHTW ra thị trường mở để mua chứng khoán. Như vậy khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua. Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ   rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua ( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí , dễ đảo ngược tình thế. Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phả có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn. Dự trữ bắt buộc: Khái niệm : Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ  đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc đIều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. 5. Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ qua các kênh. Tác động qua kênh lãi suất. Đối với tiêu dùng và đầu tư: khi khối cung tiền tăng lên làm cho mức lãi suất giảm xuống, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Về phía cá nhân hộ gia đình được lợi do chi phí vốn vay để mua hàng hóa giảm xuống, do đó sẽ gia tăng chi tiêu bao gồm cả chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu vào hàng hóa lâu bền. Hơn nữa, lãi suất tiết kiệm giảm xuống không hấp dẫn họ gửi tiết kiệm, tiêu dùng hiện tại của họ sẽ tăng lên. Đối với khu vực doanh nghiệp, lãi suất vay vốn giảm xuống khiến cho chi phí vay vốn ngân hàng giảm, các dự án đầu tư, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư sử dụng vốn đi vay ngân hàng tăng lên. Ngoài ra, với mức lãi suất thấp cũng làm giảm chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng tồn kho) và do đó các khoản đầu tư dưới dạng vốn lưu động có thể tăng lên. Khi lãi suất thực tăng lên sẽ có tác động ngược lại làm giảm đầu tư, tiêu dùng. Lưu ý,nhu cầu đầu tư nhạy cảm với mức lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Khi có một sự gia tăng tiền cung ứng M, mức giá cả dự tính P* và mức lạm phát dự tính ∏* tăng, kéo theo sự giảm xuống của mức lãi suất ir (Hiệu ứng Fisher: ir = I-∏*). Có thểkhái quát ảnh hưởng như sau: M↑→P↑→ ∏*↑→ ir↓→I ↑→Y ↑. Xét tác động dưới ảnh hưởng của thu nhập: Lãi suất thực giảm xuống người gửi tiền tiết kiệm sẽ bất lợi, nhưng người đi vay thì được lợi sẽ dẫn đến sự phân phối thu nhập từ người gửi tiền sang người vay tiền. Người đi vay sẽ tăng cường đi vay phục vụ tiêu dùng, đầu tư vào các danh mục, dự án đầu tư nhằm tăng thu nhập, trong khi người tiết kiệm chi tiêu bị hạn chế do thu nhập từ lãi tiền gửi giảm. Tuy nhiên, sự giảm chi tiêu này thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người đi vay. Do vậy, tổng chi tiêu sẽ tăng, GDP tăng lên. Xét trên một khía cạnh khác, khi lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn người gửi tiền thì họ sẽ có xu hướng nắm giữ nhiều tài sản tài chính hơn (cổ phiếu,trái phiếu), giá của các tài sản tài chính này sẽ tăng khi lãi suất giảm, làm tăng thi nhậpcho họ và do đó chỉ tiêu tiêu dùng của họ có thể tăng lên Tác động qua kênh giá tài sản. Sự thay đổi của mức lãi suất thị trường sẽ ảnhhưởng đến giá cả thị trường của các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) và tài sản thực (bất động sản), do đó mà ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, chi tiêu của các chủ thể kinh tế. Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá cả của thị trường là giá trị của tài sản là nghịch chiều, khi lãi suất thị trường giảm xuống, các chủ thể sẽ có sự di chuyển vốn sang các kênh đầu tư vào các tài sản tăng lên, xu hướng đầu tư, tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng GDP. Và ngược lại khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm GDP. Một cách tiếp cận khác là xem xét ảnh hưởng của CSTT đến giá cổ phiếu của công ty, thể hiện ở tỷ lệ giữa giá trị thị trường của công ty với giá thay thế tài sản. Khi NHTW giảm cung tiền sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm bớt vì 2 lý do: Khi cung tiền giảm làm các cá nhân, hộ gia đình thiếu phương tiện thanh toán, buộc họ phải giảm chi tiêu và các khoản giảm chi tiêu được giảm trước hết là giảm việc mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Do đó cầu chứng khoán giảm, dẫn tới giá chứng khoán giảm. Với sự giảm xuống của cung tiền có tác động làm lãi suất thị trường tăng, lãi suất tiết kiệm ngân hàng tăng, sẽ hấp dẫn và khuyến khích người dân gửi tiền ngân hàng hơn là mua chứng khoán, do vậy mà giá chứng khoán giảm xuống. Và ngược lại khi cung tiền tăng lên sẽ có tác dụng làm cho giá cổ phiếu tăng lên. Sự tăng lên của giá cổ phiếu của công ty có tác dụng nâng cao giá trị của công ty trên thị trường, giá trị này của công ty có thể cao hơn giá thay thế tài sản (chỉ số q>1),điều này kích thích doanh nghiệp đầu tư mới vào nhà xưởng, máy móc trang thiết bịbởi giá của chúng rẻ một cách tương đối so với giá cổ phiếu. Và ngược lại, chỉ số q<1,nhu cầu đầu tư mới của doanh nghiệp sẽ giảm. Có thể khái quát hiệu ứng này như sau: M↑→P*↑→q↑→I↑→Y↑ Thông qua kênh tỷ giá hối đoái. Sự biến động của lượng tiền cung ứng sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Áp dụng mô hình Mundell-Flemingtrong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái linh hoạt, chúng ta sẽ xem xét tác động của CSTT đến nền kinh tế. Thứ nhất, làm thay đổi giá cả tương đối của hàng hóa.Trong điều kiện cơ chế tỷ giá linh hoạt khi NHTW sử dụng CSTT mở rộng làm tăng lượng cung tiền đường LM dịch chuyển sang phải, trongkhi đường IS không thay đổi đẩy lãi suất đồng nội tệ giảm xuống làm cho lãi suấttrong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài, sẽ khuyến khích luồng vốn chảy ra, cầu ngoại tệ sẽ tăng sẽ đẩy tỷ giá danh nghĩa tăng, do đó làm tăng tỷ giá thực. Nhà đầu tư tìm cách chuyển hướng đầu tư từ tài sản nội tệ sang tài sản ngoại tệ, đồng nội tệ sẽ giảm giá so với đồng ngoại tệ. Sự giảm giá của đồng nội tệ khiến cho giá của hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ cao hơn, nhu cầu xuất khẩu tăng lên, nhập khẩu giảm và do đó tổng cầu và sản lượng tăng. M↑→i↓→E↑→ xuất khẩu ↑, nhập khẩu ↓→AD↑→Y↑. Thứ hai, ảnh hưởng đến giá trị tài sản bằng ngoại tệ trên bảng cân đối tài sản của các chủ thể kinh tế. Biến động về mặt tỷ giá có thể cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thể. Tài sản của các chủ thể là các khoản vay nợ bằng ngoại tệ, khi tỷ giá thay đổi làm thay đổi giá trị tài sản ròng. Họ sẽ dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá, từ đó đưa ra quyết định chi tiêu của mình. Xem xét ở một số quốc gia duy trì tỷ giá cố định, CSTT có thể tác động tới tỷ giá thực thông qua giá cả trong nước và do vậy dẫn đến có thể tác động tới xuất khẩu ròng mặc dù với mức độ thấp hơn và chậm hơn. Tùy theo điều kiện và mức độ phát triển của thị trường, đặc biệt điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong từng quốc gia mà CSTT tác động qua kênh tỷ giá là khác nhau. Tác động của kênh tín dụng Trung gian tài chính trong đó chủ yếu là ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với tài trợ vốn cho nền kinh tế. Sự mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay của nó quyết định tới quy mô của tổng cầu, từ đó quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế. Kênh tín dụng là kênh truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT tới khả năng cấp tín dụng của trung gian tài chính. Kênh này truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT qua 2 giác độ là hoạt động tín dụng ngân hàng và sự điều chỉnh bảng tổng kết tài sản. Ở Việt Nam, thị trường tài chính chưa phát triển nên tín dụng trở thành mắt xích trọng yếu trong phát triển kinh tế. Vì vậy tín dụng trở thành kênh quan trọng trong sự truyền tải CSTT tới nền kinh tế. Theo quan điểm của Bernanke (1953) và Blinder (1988), tác động của CSTT thôngqua tín dụng được thể hiện qua 2 kênh cho vay và bằng cân đối kế toán.Tác động của CSTT thông qua 2 con đường: hoạt động tín dụng của ngân hàng và quá trình điều chỉnh bảng tổng kết tài sản của khách hàng. Thứ nhất, ảnh hưởng qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. NHTW thực thi CSTT nới lỏng hay thắt chặt sẽ làm thay đổi mức cung tiền tệ, dẫn tới sự thay đổi về khối lượng tín dụng cung ứng của hệ thống ngân hàng, truyền ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế. Điều này thể hiện thông qua tác động về mặt lượng và mặt giá (lãi suất). Về mặt giá, sự thay đổi về mặt lãi suất của NHTW sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường, truyền dẫn tác động thay đổi lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại. Theo quan đi