Cho trẻ làm quen với nghệ thuật múa ba-lê qua giờ kể chuyện ở trường mầm non

1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Về mặt lí luận Múa Ba-lê là bộ môn nghệ thuật rất đặc sắc – tích hợp trong nó những đặc điểm của các lĩnh vực khác nhau: + Múa với đời sống: là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ, nghệ thuật múa là “bức điêu khắc sống” qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra còn, phát triển thể chất, giáo dục trí tuệ cho trẻ. + Múa với âm nhạc: Đối với múa nói chung và múa ba-lê nói riêng, âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường nói “Âm nhạc là linh hồn của múa ”, múa chịu sự qui định của nội dung và tính chất âm nhạc, thể hiện ra những hình tượng tư tưởng tình cảm có trong âm nhạc. Vì ngay trong động tác múa đã chứa đựng tiết tấu âm nhạc.Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng “Nhạc cổ điển nuôi dưỡng tâm hồn trẻ” + Múa với văn học: Chúng ta đã biết một điệu múa dù đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học. Nếu không có nội dung văn học thì không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những động tác đơn thuần, máy móc. Nghệ thuật múa càng phát triển cao càng gắn liền với sự phát triển của văn học. Trên thế giới nhiều tác phẩm văn học đã được dựng thành những vở kịch múa nổi tiếng dành cho thiếu nhi như: Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ, Những tác phẩm này đã trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa. + Múa với sân khấu – mỹ thuật – hội họa: Nghệ thuật múa mang tính tạo hình, những khắc họa trong chuyển động (tạm dừng) liên tục theo quy luật vận động của nghệ thuật múa Ba-lê. Điểm chủ đạo của nghệ thuật múa là sự tạo hình, điêu khắc nối tiếp nhau chuyển động trong âm thanh, tiết tấu đem lại sự thu hút say sưa cho người xem. Chính vì vậy người ta vẫn gọi múa là những bức điêu khắc sống.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cho trẻ làm quen với nghệ thuật múa ba-lê qua giờ kể chuyện ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 150 CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI NGHỆ THUẬT MÚA BA-LÊ QUA GIỜ KỂ CHUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Khánh Ly, Mai Lê Quế Anh, Nguyễn Thị Tú Oanh (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: Đinh Huy Bảo Múa Ba-lê (Balette) ra đời thế kỉ XVII (năm 1661), từ múa cung đình Pháp, phát triển sang Ý, Nga Thể loại múa Ba-lê có hình thức kịch múa là hình thức cao nhất trong các loai hình thức múa, mang giá trị thẩm mỹ rất cao, là một môn học quyết định hình thể, kĩ thuật, nhạc cảm, phong cách biểu diễn của các diễn viên múa chuyên nghiệp. Múa Ba -lê, cấu trúc tác phẩm bằng các nhân tố: văn học, âm nhạc, nhảy múa đích thực nghệ thuật tạo hình múa. 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Về mặt lí luận Múa Ba-lê là bộ môn nghệ thuật rất đặc sắc – tích hợp trong nó những đặc điểm của các lĩnh vực khác nhau: + Múa với đời sống: là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ, nghệ thuật múa là “bức điêu khắc sống” qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra còn, phát triển thể chất, giáo dục trí tuệ cho trẻ. + Múa với âm nhạc: Đối với múa nói chung và múa ba-lê nói riêng, âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường nói “Âm nhạc là linh hồn của múa ”, múa chịu sự qui định của nội dung và tính chất âm nhạc, thể hiện ra những hình tượng tư tưởng tình cảm có trong âm nhạc. Vì ngay trong động tác múa đã chứa đựng tiết tấu âm nhạc.Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng “Nhạc cổ điển nuôi dưỡng tâm hồn trẻ” + Múa với văn học: Chúng ta đã biết một điệu múa dù đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học. Nếu không có nội dung văn học thì không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những động tác đơn thuần, máy móc. Nghệ thuật múa càng phát triển cao càng gắn liền với sự phát triển của văn học. Trên thế giới nhiều tác phẩm văn học đã được dựng thành những vở kịch múa nổi tiếng dành cho thiếu nhi như: Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ, Những tác phẩm này đã trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa. + Múa với sân khấu – mỹ thuật – hội họa: Nghệ thuật múa mang tính tạo hình, những khắc họa trong chuyển động (tạm dừng) liên tục theo quy luật vận động của Năm học 2012 - 2013 151 nghệ thuật múa Ba-lê. Điểm chủ đạo của nghệ thuật múa là sự tạo hình, điêu khắc nối tiếp nhau chuyển động trong âm thanh, tiết tấu đem lại sự thu hút say sưa cho người xem. Chính vì vậy người ta vẫn gọi múa là những bức điêu khắc sống. 1.2. Về mặt thực tiễn Những nước phát triển từ trẻ em cho đến người lớn đều được tiếp cận với nền nghệ thuật múa Ba-lê qua hình thức cao nhất đó là các vở kịch múa, vì ở đó có đủ các điều kiện như: nhà hát, dàn nhạc giao hưởng, đủ diễn viên có chuyên môn cao, đủ lượng khán giả có trình độ hiểu biết về ngôn ngữ múa tham gia cổ vũ và ủng hộ. Chúng tôi những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cảm thấy buồn và thiệt thòi cho trẻ em Việt Nam. Do trường lớp không có đầy đủ phòng chức năng, do giáo viên mầm non chưa có kĩ năng và hiểu biết đầy đủ về múa Ba-lê. Vì những lí do đó đã thôi thúc chúng tôi tìm cách cho trẻ tiếp xúc loại hình nghệ thuật múa bale qua hình thức kịch múa được chúng tôi chuyển thể thành một đĩa kể chuyện theo hình thức phụ đề - thuyết minh mang tên “Công chúa ngủ trong rừng” 2. Mục đích nghiên cứu - Cho trẻ bước đầu làm quen và nhận biết về những nét đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật phương tây này. - Giáo dục cho trẻ những cảm xúc nghệ thuật về múa, nhạc, hội họa, ðiêu khắc ngay từ lứa tuổi mầm non, khi mà trẻ chýa học môn nghệ thuật này. Tạo tiền ðề thuận lợi sau này hình thành ðam mê cho trẻ có nãng khiếu muốn học môn này. - Làm mới hình thức kể chuyện bằng cách tích hợp giữa văn học và nghệ thuật múa Ba - lê. 3. Quá trình thực hiện và thực nghiệm sư phạm 3.1. Quá trình thực hiện 3.1.1. Lựa chọn tác phẩm Ngay từ bước đầu cho trẻ làm quem với loại hình nghệ thuật múa Ba-lê, chúng tôi chủ tâm đưa đến cho trẻ những hình ảnh, biểu tượng chính xác nhất, chân thực nhất về bộ môn này. Vì thế, chúng tôi không sử dụng các tác phẩm Ba-lê thể loại phim hoạt hình ( công chúa Babie) mà sử dụng tác phẩm múa Ba-lê do các vũ công Ba-lê biểu diễn. 3.1.1.1. Giới thiệu vở kịch “Công chúa ngủ trong rừng” Tác phẩm “ Công chúa ngủ trong rừng” được ra mắt lần đầu tiên vào 1/1890 (124 năm). Một nhà nghiên cứu lịch sử Ba-lê người Nga đã gọi vở Ba-lê này là bách khoa toàn thư của nghệ thuật múa Ba-lê cổ điển.“Công chúa ngủ trong rừng” bao gồm rất nhiều các điệu múa (gần 30 điệu) với các hình thức vô cùng phong phú. Từ hơn 2 thế kỉ nay vở “ công chúa ngủ trong rừng đã được trình diễn tại nhiều nước, nhà hát lớn ( Mariinsky, St. Petersburg) Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 152 Với sự tài ba trong biên đạo múa, âm nhạc cổ điển hoành tráng, cùng với dàn diễn viên múa Ba-lê chuyên nghiệp và sự đầu tư về trang phục, sân khấu, hóa trang được kết hợp với nhau một cách hoàn hảo đã đưa đến sự thành công vang dội cho vở diễn này. Chính sự thành công, nổi tiếng cùng giá trị nhân văn của tác phẩm, chúng tôi đã quyết định lấy tác phẩm “ Công chúa ngủ trong rừng” để tiến hành khảo sát, xây dựng đề tài. 3.1.1.2. Xử lí hình ảnh , phân cảnh và thời lượng clip: Vở múa Ba-lê “ Công chúa ngủ trong rừng” dài hơn 2 tiếng. Để phù hợp với tâm lí trẻ, chúng tôi đã chọn những đoạn tiêu biểu, có nội dung chính để tạo thành clip dài 15 phút. Tất cả các trường mầm non ở Việt Nam hiện nay, việc cho trẻ học văn học qua giờ kể chuyện chủ yếu là các phương pháp: kể diễn cảm, đàm thoại, trực quan. Ngoài giờhọc ở trường, trẻ còn được học, tiếp xúc với các câu chuyện khác bằng các cách như: các chương trình truyền hình ( truyện được chuyển thể thành phim, truyện được chuyển thể thành kịch, dạy trẻ qua băng, đài, tivi) Đây là những hình thức cũ, đã được sử dụng từ xưa tới nay. Trong đề tài này, chúng tôi đưa ra một hình thức kể chuyện mới bằng cách tích hợp giữa văn học và nghệ thuật múa Ba-lê bằng cách xây dựng clip kể chuyện Karaoke “ Công chúa ngủ trong rừng”. Đây hoàn toàn là một hình thức mới, lạ, hấp dẫn, thu hút được mọi đối tượng quan tâm. 3.1.2. Ứng dụng -Đĩa DVD này, gồm có 2 phần: +) Một là: clip có thuyết minh => Giáo viên có thể sử dụng trong các giờ chơi tự do, hoạt động chiều, hay trẻ và phụ huynh có thể xem ở nhà +) Hai là: clip có phụ đề => Giáo viên dùng để kể chuyện cho trẻ nghe, trong giờ làm quen tác phẩm văn học. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm đĩa DVD “ Công chúa ngủ trong rừng” tại trường mầm non: +) Giới thiệu, khơi gợi sự hứng thú của trẻ về câu chuyện. +) Kể chuyện cho trẻ nghe. +) Đàm thoại, trao đổi với trẻ. 3.2. Thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Bảng câu hỏi điều tra sự hiểu biết và hứng thú của giáo viên và phụ huynh 3.2.1.1. Địa điểm khảo sát  Trường Mầm non Phường 1, Quận 10;  Trường Mầm non Hoa Lư.  Trường Mầm non Măng Non. 3.2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Năm học 2012 - 2013 153  30 giáo viên lớp mẫu giáo lớn tại 3 trường mầm non (Tổng số phiếu phát ra 30 phiếu, thu về 30 phiếu).  110 phụ huynh của trẻ lớp mẫu giáo lớn (tổng số phiếu phát ra 110 phiếu, thu về 92 phiếu). 3.2.1.3. Phương pháp khảo sát  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phiếu điều tra.  Phương pháp thống kê, xử lí số liệu thu nhận được. 3.2.1.4. Kết quả - Về phía giáo viên: +) Có một số hiểu biết về múa Ba-lê. +) Nhạc cổ điển rất có lợi cho sự phát triển của trẻ về mọi mặt. +) Nhiều ý kiến đồng tình rằng clips sản phẩm rất có hiệu quả, tạo cho trẻ sự hứng thú hơn trong tiết học. +) Đặc biệt, ít người thấy được phương pháp nào tương tự, cho thấy đây là phương pháp hòan tòan mới, khả năng ứng dụng cao. Cần tạo thêm nhiều tác phẩm và phổ biến đại trà. - Về phía phụ huynh: +) Ít phụ huynh có khái niệm về việc cho con tiếp xúc với nghệ thuật múa Ba – lê. +) Đại đa số chưa bao giờ xem qua hay có sự quan tâm đến loại nghệ thuật múa Ba-lê. +) Vì thế nên ứng dụng phương pháp này vào tiết kể chuyện để trẻ dần được làm quen với bộ môn mới, đồng thời tăng sự hứng thú trong tiết học cho trẻ. 3.2.2. Câu hỏi phỏng vấn Thực tế việc cho trẻ làm quen hình thức kịch múa Cổ điển qua tiết kể chuyện ở trường mầm non - Về phía giáo viên đứng lớp:  Theo cô, múa ba lê vào nội dung câu chuyện thì rất là mới mẻ, lôi cuốn được trẻ, phù hợp, trẻ hứng thú. Hình thức này cũng cuốn hút, hấp dẫn trẻ.Một số cảnh với tiết tấu âm nhạc khá nhanh kết hợp với giọng kể của cô, chính điều này đã lôi cuốn trẻ.  Rất lôi cuốn và thu hút trẻ. Hình ảnh có màu sắc đẹp, âm thanh rõ ràng. Có chỗ nhấn nhá lúc gay cấn, làm cho trẻ luôn phải theo dõi, không bị phân tâm. - Về phía hiệu phó chuyên môn:  Với mục đích làm quen cho trẻ, thì chị thấy nó rất hợp lí, phù hợp, không có vấn đề gì. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 154  Cách cho trẻ làm quen múa Ba-lê qua tiết kể chuyện như thế này là rất hay, rất cảm xúc. Khi xem xong đĩa, ngay bản thân chị cũng thấy rất cảm xúc. Chị không ngờ người ta có thể xây dựng nên những vở kịch như thế này. - Về phía trẻ:  Trẻ nắm được nội dung, tính cách của các nhân vật qua từng phân cảnh múa.  Trẻ nhận biết được tên của thể loại múa nay, sự khác biết của hình thức múa ba-lê mới này.  Đối với hầu hết các trẻ, đây là một hình thức hoàn toàn mới. Trẻ chưa được biết tới. Song trẻ rất thích thú, hào hứng và nhiệt tình khi tham gia câu chuyện.  Các cháu mầm non (XEM PHIM) Ngoài việc thực tế giáo dục, Chúng tôi đã nhận được nhiều sự phản hồi, chia sẻ và góp ý về đề tài từ các chuyên gia hàng đầu về nghệ thuật. Chúng tôi đã trao đổi với nghệ sỹ Nhân Dân Kim Quy (Tổng thư ký Hội nghệ sỹ múa TPHCM), Nghệ sỹ Nhân Dân Công Nhạc( Chủ tịch hội đồng múa Việt Nam). Và chúng tôi đều nhận được sự ửng hộ rất nhiệt tình của các nghệ sỹ. Một trong những nghệ sỹ đó là Nghệ sỹ Ưu tú: TrầnVăn Lai đã tâm sự : “ Ở Việt Nam từ hơn 50 năm qua. Được sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia Liên Xô từ năm 1959, đã hình thành nhiều thế hệ làm nghệ thuật Ba-lê, nhiều tài năng Ba-lê tỏa sáng trên sân khấu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tuyệt nhiên không có các công trình, giáo trình, sách, ảnh, băng đĩa nhằm giúp cho trẻ tiếp xúc làm quen với nghệ thuật múa Ba-lê. Nay được biết, trường ĐH SP TP.HCM, Khoa GDMN đã bắt đầu quan tâm như những hoạt động đầu tiên nhằm giúp trẻ nhỏ làm quen với nghệ thuật Ba-lê thông qua việc tóm tắt vở Ba-lê bất hủ “ Công chúa ngủ trong rừng” của nhạc sỹ thiên tài Traicôpxki có thuyết minh, phụ đề tiếng việt trong vòng 15 phút, đó là một việc làm rất tâm huyết và rất đáng hoan nghênh”. 4. Kết luận và kiến nghị sư phạm. 4.1. Kết luận chung - Nghệ thuật múa Ba-lê là một loại hình mới mẻ so với trẻ mầm non. Chúng tôi cho trẻ làm quen với múa Ba-lê một cách có mục đích, có định hướng là góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ: a. Ngôn ngữ: +) Mở rộng vốn từ cho trẻ. +) Kích thích phát triển ngôn ngữ: trẻ được thoải mái cảm nhận nghệ thuật và nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình b. Nhận thức: +)Trẻ nắm bắt được nội dung câu chuyện. +) Trẻ biết một số đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật múa ballet thông qua việc xem clip. Năm học 2012 - 2013 155 +) Làm giàu thêm trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ khi trẻ kể lại câu chuyện này theo cách riêng của mình. c. Thể chất: +) Âm nhạc, hình ảnh sinh động và màu sắc đẹp kích thích sự phát triển của giác quan của trẻ (mắt, tai). +) Cách học này tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, giúp cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả. Từ đó sức khỏe của trẻ được tăng cường. +) Những giờ hoạt động tự do, đắm chìm trong môi trường nghệ thuật, trong bầu không khí thoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng. Chính sự vui vẻ, phấn khởi này có tác động tích cực đến hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Có thể coi đây như “một món ăn tinh thần” đặc biệt cho sự phát triển tâm sinh lí trẻ em. d. Về mặt tình cảm. Âm nhạc, hình ảnh, nội dung chuyện kể phù hợp giúp trẻ dễ dàng cảm nhận nội dung của vở nhạc kịch, từ đó hình thành những tình cảm, thái độ đúng đắn với các nhân vật. Qua đó, giáo dục trẻ lòng yêu thương con người, tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. e. Về mặt thẩm mĩ: +) Thông qua âm nhạc, trang phục bắt mắt, ngôn ngữ hình thể của các nhân vật cùng nội dung câu chuyện là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những cảm xúc thẩm mĩ.giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp quá trình cảm thụ thẩm mĩ. +) Qua múa phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, lĩnh hội được vẻ đẹp của thế giới xung quanh. - Những thực trạng để có thể dạy múa ở một số trường thật sự bị hạn chế bởi rất nhiều lý do : + Số lượng học sinh thì quá đông, trong khi các phòng chức năng thì thiếu thốn và chưa đảm bảo cho việc học múa nói chung và múa Ba-lê nói riêng. + Giáo viên có năng khiếu, có sáng tạo chưa đủ trình độ hay có thể chưa được phát huy. + Dù muốn đưa bộ môn múa Ba-lê vào chương trình cho trường mầm non, nhưng bộ môn múa Ba-lê thực sự kén chọn học viên: Số trẻ yêu thích loại hình múa thì nhiều, nhưng số trẻ có năng khiếu thì ít, và vì không có nhiều thời gian để được rèn luyện và học chuyên sâu tại trường mầm non. Do trẻ không có cơ hội để được tiếp xúc, làm quen với múa bô môn múa mang tầm quốc tế này, nên ta cũng không thể biết được các bé có năng khiếu hay không. - Kết quả thực nghiệm cho ta thấy rằng nếu chúng ta hoạch định một phương pháp cho trẻ làm quen với múa Ba-lê , thì chính từ việc làm quen này đưa trẻ đến với Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 156 một đam mê hoài bão về một vũ công chuyên nghiệp sau này, sẽ nâng cao kĩ năng và khả năng thể hiện nghệ thuật múa Ba-lê trên các sàn diễn nổi tiếng trong và ngoài nước. Trẻ mầm non rất thích các giờ kể chuyện của cô giáo, đặc biệt hơn khi ta tích hợp giữa văn học và nghệ thuật múa Ba-lê cùng với nhau, điều đó đã tạo nên một sự khác biệt lớn so với các hình thức quen thuộc mà các cô thường áp dụng trong trường (rối, tranh, đóng vai), làm tăng sự hứng thú,kích thích sự tò mò, ham học hỏi ở các trẻ. Trong quá trình sử dụng phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với múa Ba-lê qua giờ kể chuyện, chúng tôi nhận thấy chất lượng hoạt động được nâng cao rõ rệt: Đa số trẻ rất thích được xem clip nhạc kịch múa Ba-lê “ Công chúa ngủ trong rừng” này, tự nguyện tham gia và tích cực hoạt động trong giờ kể chuyện này, và mạch cảm xúc của trẻ về nội dung chuyện cũng như đặc điểm các nhân vật qua từng điệu múa được kéo dài ở những lần xem lại câu chuyện. Trẻ rất tích cực và yêu thích môn nghệ thuật múa Ba-Lê. Qua hình thức kể chuyện này trẻ tiếp thu nhanh chóng và tập trung với tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ. Trên cơ sở lí luận và thực tiến đề tài: " Cho trẻ làm quen với nghệ thuật múa Ba-lê qua giờ kể chuyện ở trường mầm non.” Tạo cơ hội trẻ mẫu giáo lớn nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với hoại hình nghệ thuật mới, bước đầu hình thành đam mê, nâng cao khả năng tập trung nhạc cảm cho trẻ. 4.2. Kiến nghị sư phạm 1. Cần trang bị cơ sở vật chất để giúp cho hoạt động làm quen và bước đầu tiếp xúc với nghệ thuật múa Ba-lê đạt hiệu quả cao hơn như: phòng múa, trang phục ,đạo cụ, băng đài, màn chiếu, các bài luyện tập cơ bản về muá Ba-lê lứa tuổi mầm non. 2. Các nhà giáo dục mầm non cần phải quan tâm hơn đến lĩnh vực nghệ thuật có tâm cỡ quốc tế nói chung và nghệ thuật múa cổ điển nói riêng, để trẻ em Việt Nam, ngay từ khi còn học bậc học mầm non được làm quen, tiếp xúc và học tập các loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Đây là việc làm thiết thực để nâng cao trình độ của trẻ em Việt Nam. 3. Việc cho trẻ làm quen với múa cổ điển thông qua giờ kể chuyển là một cách rất thú vị, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh, giáo viên giảng dạy, hiệu phó chuyên môn của các trường mầm non và đặc biêt, nó rất hấp dẫn trẻ. Vì vậy, nếu có thể các cấp có thẩm quyền nghiên cứu thêm và phát hành trên diện rộng, để cho các trẻ đều được học tập và theo dõi. Đây là cách để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ và chúng tôi tin rằng sẽ đạt hiểu quả cao. 4. Vì lí do khách quan về thời gian và chuyên môn chính của chúng tôi là nghiên cứu về múa Ba-lê nên chúng tôi chỉ đề cập tới một số tác động của nhạc Cổ điển chứ không nghiên cứu sâu về nó. Thông qua đề tài của chúng tôi, hi vọng sẽ là một ý tưởng hay cho những ai yêu thích dòng nghệ thuật Cổ điển có thể nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về nhạc Cổ điển. Năm học 2012 - 2013 157 Nghiên cứu khoa học là một vấn đề bắt đầu từ hiện thực khách quan và sẽ quay trở lại để phục vụ cuộc sống. Chúng tôi- Nhóm nghiên cứu khoa học rất vui và hài lòng với đề tài của mình. Vì sản phẩm của chúng tôi làm ra đã được sự ủng hộ nhiệt tình của những người làm công tác chuyên nghiệp, giáo viên, phụ huynh và đặc biệt sự hứng thú của trẻ. Mong rằng sản phẩmnày sẽ là một món quà đối với những ai đam mê nghệ thuật múa nói chung và trẻ em nói riêng. Mong đĩa DVD này sớm thành một tài liệu trong việc giáo dục thẩm mỹ, múa – nhạc- họa trong thư viện của các trường mầm non. Đó là niềm động viên, khích lệ chúng tôi vượt qua rất nhiều khó khăn để thực hiện đề tài này. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn Trường ĐHSP và quý thầy cô Khoa Giáo Dục Mầm Non đã tạo điều kiện về vật chất, thời gian, chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn, thầy: Đinh Huy Bảo đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm (Chủ biên) – Trịnh Dân- Nguyễn Thị Hòa- Đinh Văn Lang “ Giáo Dục Mầm Nom” (Tập II) - NXB ĐHSP- 2002. 2. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) – Nguyễn Như Mai- Đinh Kim Thoa “ Tâm Lí Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non” ( Từ lọt lòng đến 6 Tuổi) – Nxb ĐHSP- 1994. 3. Phạm Ngọc Chi (sưu tầm và biên dịch): “ Âm nhạc và múa trên thế giới” – Nhà xuất bản thế giới Hà Nội_ 2002. 4. TS. Lê Xuân Hồng (Chủ biên) “Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non” _ Nhà xuất bản phụ nữ_2002. 5. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý- PGS.TS. Lê Thị ÁnhTuyết , “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học”_ NXB ĐHSP Địa chỉ web 1. Hồ Bích Ngọc, Những vở Ba- lê đi cùng năm tháng, hoa/nhung-vo-bale-di-cung-nam-thang-624331.htm , Thứ hai, 30/07/2012 - 03:53 2. Sóng Việt Đàm Giang, Pyotr Ilyich Tchaikovsky , 28- 10- 2011 3. Thái Linh , Thái Linh 12- 4- 2013 at 2:41 pm 4. ngày 23 Tháng Ba 2013 tại 18:40. 5. ngày 18 Tháng Tư 2013 lúc 06:28. 6. Chủ đề trong 'Mẹ và bé' bởi dong-tay-nam-bac, 13/04/2011 7. Theo Zing, nam-duoc-chuyen-the-thanh-phim.vnn, Thứ tư, 13/03/2013 11:09 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 158 8. Theo Sức khỏe đời sống, tu-viec-mua, Ngày: 19/03/2013 - 10:51 9. Bích Ngọc, Theo Listverse, ballet-danh-tieng-665487.htm Thứ Năm, 22/11/2012 - 08:28 10. Bùi Anh ,“Tchaikovsky nhà soạn nhạc thiên tài” , 11. Đào Duy Anh“Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực”, , /Nghe- Thuat/B1428AB4B9594E0C919628ADEA6B3E87/6597.viePortal?print=Nhan_thuc_ng he_thuat-tu_cach_hinh_thuc_tai_hien_hien_thuc$13186 , 01/12/2010 12. Dương Vân Anh ,“Với ballet cổ điển, Việt Nam hoàn toàn có thể”, hoan-toan-co-the-n20111111152058777.htm, ChủNhật, 13/11/2011 13. Lê Ngọc Cách, “Khái niệm về nghệ thuật múa”. NXB Văn hóa thông tin Hà Nội. 14. Tuấn Giang, “đặc trưng nghệ thuật múa”, d=14744,Hà Nội tháng 9 năm 2010 15. Việt Lâm ,Vở ballet "Người đẹp say ngủ" của Bolshoi đông kín khán giả, khan-gia/52/7396312.epi, 21/11/2011 16. Thái Linh, “Người đẹp ngủ trong rừng”, , 23-4- 2009 17. Uyên Ly ,“Ươm mầm khán giả tương lai cho nhạc và múa cổ điển”, dien/40001666/181/, 18-9-2003 18. Vũ Thị Mỹ Nhân , “Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non” , tháng 9/2010 19. ‘Ngư
Tài liệu liên quan