Chủ đề Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm do túi nilông gây ra ở thành phố Hồ Chí Minh

Lâu nay người dân trên hầu khắp hành tinh hơn 6 tỉ người đã trở nên quen thuộc với việc sử dụng túi ni-lông hàng ngày. Tuy nhiên, những người sử dụng túi ni-lông đa phần mới chỉ quan tâm tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc túi ni-lông được tạo ra từ Poyethylen, một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng túi ni lông tràn lan sẽ gây tác động xấu tới môi trường ra sao. Mỗi năm, tồn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni-lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi ni-lông thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại trong môi trường đến hàng nghìn năm.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm do túi nilông gây ra ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề : NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DO TÚI NI-LÔNG GÂY RA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Lớp K13M1 Nhóm: 5 …..Gồm các SV: SV1: NGUYỄN TUẤN NGHỊ SV2: MAI VĂN DŨNG SV3: VÕ HỒNG SANG SV4: BÙI TẤN THIÊN KIM SV5: TRẦN MINH HÙNG SV6: NGUYỄN QUỐC ĐẠT TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Lời nói đầu Lâu nay người dân trên hầu khắp hành tinh hơn 6 tỉ người đã trở nên quen thuộc với việc sử dụng túi ni-lông hàng ngày. Tuy nhiên, những người sử dụng túi ni-lông đa phần mới chỉ quan tâm tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc túi ni-lông được tạo ra từ Poyethylen, một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng túi ni lông tràn lan sẽ gây tác động xấu tới môi trường ra sao. Mỗi năm, tồn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi ni-lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi ni-lông thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại trong môi trường đến hàng nghìn năm. Hiện nay, túi ni-lông hiện đang trở thành “thảm họa” môi trường ở Việt Nam. Việc hạn chế việc dụng bừa bãi túi ni-lông và tiến tới từng bước loại trừ túi ni-lông ra khỏi đời sống là việc cần phải làm và phải làm ngay trước khi Việt Nam trở thành một “bãi rác ni-lông”. Túi ni-lông được làm từ những chất khó phân hủy. Muốn túi ni-lông phân hủy hồn tồn phải mất hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam số lượng túi ni-lông được tập trung về bãi rác để xử lý tập trung chiếm tỷ lệ không cao, đa phần còn lại bị vứt xuống sông, hồ, cống rãnh, kênh rạch, gây ngập úng… Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi ni-lông sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả trực tiếp và gián tiếp. Thực tế, có nhiều loại túi ni-lông có lẫn lưu huỳnh, được làm từ dầu mỏ nguyên chất. Không thể loại trừ khả năng nhiễm độc từ túi ni-lông được dùng để bọc các loại thực phẩm tươi sồng, đồ ăn chín…Ngồi ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước,đất, sức khỏe của cộng đồng, ngồi ra còn gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG * Bối cảnh của nghiên cứu Hiện nay tình hình ô nhiễm tui nilon đang là một vấn đề cần được quan tâm ,vì túi nilon chỉ đem lại cái lợi nhỏ trước mắt nhưng sau đó là những tác hại vô cùng khủng khiếp đó là gay ô nhiễm môi trường Túi ni-lông được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi xốp vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Khi không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa ra biển thông qua đường cống thải, sông rạch. Theo Cơ quan Khảo sát Nam cực Anh Quốc, túi nhựa được thấy trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Bắc cực trong khi Trung tâm bảo tồn môi trường biển của Mỹ gần đây cho biết túi nhựa chiếm hơn 10% số rác tấp vào đường bờ biển nước này. Túi ni-lông có thể là thảm họa kết liễu đời sống của nhiều sinh vật. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 lồi sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa...) đã chết sau khi nuốt phải túi ni-lông do nhầm là thức ăn; nhiều lồi thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi ni-lông. Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi ni lông có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi người và động vật. Tệ hơn, túi ni lông làm bằng nhựa PVC có chứa clo, khi cháy tạo ra chất đioxin và axit clohiđric vô cùng độc hại. *Địa điểm ,khu vực nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. PHẦN II TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT 1. Tên đề tài tiểu luận NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DO TÚI NI-LÔNG GÂY RA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2. Cơ quan quản lý Sở tài nguyên môi trường 3. Cơ quan chủ trì Khoa Công nghệ và Quản lý môi trường- trường ĐHDL Văn Lang. 4. Các cơ quan phối hợp Bộ Tài nguyên và Quản lý môi trường. Sở tài nguyên và môi trường. Cục Bảo vệ Môi trường. 5. Tình hình nghiên cứu 5.1 Trong nước: Ở Việt Nam, mỗi ngày các bà nội trợ cũng thải ra hàng triệu túi, bao bì bằng ni-lông. Chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt đi vô tội vạ không chỉ gây lãng phí về kinh tế, mà còn đặt ra nhiều vấn đề về môi trường. Việc quá lạm dụng sản phẩm ni-lông trong bao gói, đựng, chứa thực phẩm, hàng hóa, cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người đã tạo thành thứ rác rưởi lan tràn khắp nơi, từ các khu du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, đến đồng ruộng, hồ ao, sông ngòi... Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên WWF, các bãi biểncủa Pháp luôn bị ô nhiễm bởi khoảng 122 triệu chiếc túi ni-lông. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thế, nhưng chắc chắn mức độ ô nhiễm và khối lượng rác thải ni-lông sẽ vượt qua con số này nhiều. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng bao bì ni-lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của plastic. Bao bì ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các lồi thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cây cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni-lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống thốt nước thải sẽ làm cho ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni-lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải hoặc mắc phải. Nhưng nguy hại hơn cả là tác hại của bao bì ni-lông đối với sức khoẻ con người. Những bao bì ni-lông nhuộm màu sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do chúng chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi (một loại kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng) gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Khi bị đốt cháy, các các loại bao bì ni-lông sẽ tạo thành nhiều khí độc, đặc biệt là chất dioxin có thể gây ngộ độc, gây ngất, nôn ra máu, khó thở, gây rối loạn chức năng, bị ung thư, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết. Với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai,khi hít phải loại khí này, rất dễ đứa trẻ sinh ra đời sẽ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, từ nhận thức đến việc nâng lên thành chính sách còn một khoảng cách quá xa. Cũng đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về mối hiểm hoạ này nhưng đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định nào quy định việc cấm hay hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống. Các địa phương cũng chưa tổ chức được việc tái chế túi ni lông nên phó mặc cho những cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu, không hợp vệ sinh. Trong hoàn cảnh hiện tại nước ta còn sử dụng rất nhiều túi nilon thì việc tuyên truyền giáo dục ý thức bao hàm việc giáo dục việc bỏ túi nilon đúng nơi quy định thay vì bỏ khắp nơi trên mặt đất và song rạch. 5.2Ngồi nước Trung Quốc Trung Quốc là nước đi đầu trong việc hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng ni-lông trong bao gói sản phẩm, đựng hàng hóa. Nhiều nước cũng đã tham gia "Một ngày không có ni-lông" vì môi trường sống, vì sức khỏe của con người. Nhưng trong tương lai, vẫn cần các nhà nghiên cứu chế tạo ra một loại hợp chất có thể thay thể được ni-lông nhưng lại dễ phân hủy, không độc hại đến môi trường, môi sinh. Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã sử dụng túi ni lông tự phân huỷ ngay từ những thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhưng ở ta, mọi chuyện gần như mới chỉ bắt đầu. Trong “cuộc chiến” với túi ni lông, đã có những đơn vị đi tiên phong như Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm này đã sản xuất túi không độc từ nguyên liệu polymer thiên nhiên. Công ty sản xuất kinh doanh của Người tàn tật Hà Nội cũng mạnh dạn mở một hướng đi mới bằng việc nhập khẩu một dây chuyền sản xuất túi ni lông tự phân huỷ hiện đại của Đài Loan. Không khí cacbonic, không metan, không dioxin độc hại nhưng sản phẩm làm ra lại khó đưa ra thị trường vì giá bán ra cao gấp 3-4 lần túi ni lông bình thường. Không tiêu thụ kịp, những chiếc túi tự tiêu này lâu ngày cũng bị phân huỷ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp này, gánh nặng kinh doanh không đùa với những người “ưa mạo hiểm”. Ngay cả trên thế giới, việc tìm hướng đi cho vấn đề rác túi ni lông bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi ni lông tự phân huỷ là một giải pháp tối ưu vì dung hồ được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để thành công, trong giai đoạn đầu, những người đi tiên phong cần một chỗ dựa cả về chính sách lẫn ưu đãi về tài chính để họ không “đơn độc”. Chia sẻ trách nhiệm với những doanh nghiệp này cũng là cách mà người tiêu dùng nên làm, chẳng hạn như đóng phí cho những loại túi ni lông dùng một lần rồi bỏ. Ở các siêu thị tại Pháp, người mua hàng phải trả 5 xu cho một chiếc túi sinh thái được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tiền phí này được tính trực tiếp trên hố đơn tính tiền của siêu thị. Số tiền nhỏ nhoi nhưng khiến người ta nhớ mãi bởi nó nhắc nhở người sử dụng về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường. Nước Anh Theo Telegraph, xứ Wales sẽ là nơi đầu tiên tại đảo quốc sương mù áp dụng thuế đối với túi nilon đựng hàng hóa. Cơ quan lập pháp xứ Wales hôm qua thông báo sắc thuế mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ đầu năm 2011. Với mỗi túi nilon người sử dụng phải nộp 15 xu (khoảng 4.500 VNĐ) cho cửa hàng. Số tiền thu được sẽ dành cho các dự án bảo vệ môi trường. Những người ủng hộ chủ trương này hy vọng sắc thuế mới sẽ khuyến khích người dân đựng hàng hóa bằng loại túi sử dụng nhiều lần hoặc có khả năng phân hủy nhanh. Ảnh minh họa của Telegraph. Jane Davidson, Bộ trưởng Môi trường xứ Wales, nói: "Những túi nilon bị vứt bỏ là nguồn tài nguyên lãng phí. Chính quyền nhận thấy việc kêu gọi người dân tình nguyện tẩy chay túi nilon không phát huy tác dụng đáng kể. Vì thế chúng tôi phải hành động. Ở nhiều nước khác, tình trạng sử dụng túi nilon giảm hẳn khi người dân phải chịu thuế". Telegraph cho biết, mỗi năm người dân xứ Wales vứt 480 triệu túi nilon. Loại túi này chỉ phân hủy hồn tồn sau ít nhất 1.000 năm. Ireland đã áp dụng thuế túi nilon từ năm 2002 với mức thuế 15 xu/túi. Kể từ đó tới nay số tiền thu được đã đạt 109 triệu bảng (153 triệu USD). Số lượng túi nilon mà người dân Ireland sử dụng giảm tới 90% và chi phí xử lý rác thải cũng giảm rõ rệt. Nước Pháp Ở nhiều siêu thị của Pháp, người mua hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng loại lớn và siêu thị sẽ không phát các túi nylon đựng hàng cỡ thông thường nữa. Các túi nylon cỡ lớn này giá rất rẻ (khoảng 0,1 euro, tương đương với 2.000 đồng), có thể sử dụng nhiều lần và khi rách thì có thể đem đến siêu thị để đổi lấy túi mới. Có nhiều chất liệu, loại nylon thông thường, loại nylon có thể phân huỷ sinh học (biodegrable), loại bằng chất liệu giấy... và các kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, của từng gia đình. Chiến dịch này đã rất được người dân Pháp ủng hộ và đang được nhân rộng trên tồn nước Pháp. . Ấn Độ Hiện nay ở ẤN ĐỘ nhiều bang của nước này cũng chính phủ cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm xử dụng túi nilon, từ năm 2005 nhiều bang của nước này cũng đã đưa ra quyết định cấm sử dụng túi nilon. Tuy nhiên việc xử dụng tui nilon đã trở thành thoi quen của người dân ẤN ĐỘ cho nên việc áp dụng chính sách moi cũng chưa được hiệu quả Đức đã có các chủ trương cấm sử dụng túi nilon và khuyến khích người tiêu dùng  sử dụng túi bằng giấy và các loại vật liệu thân thiện với môi trường khác,và tui sinh học là diều mà các nhà kdoa hoc nghĩ đên đầu tiên,bởi vì tính tiện lợi của loại túi này nhưng vấn đề túi giả túi sinh học đã xuất hiện ,làm ảnh hưởng tới môi trường và sự tin cậy của người dân 5.3 Tính cần thiết của nghiên cứu Hiện nay, mỗi ngày số lượng túi nilon được tập trung về bãi rác thành phố Hồ Chí Minh lên tới gần 50 tấn, đó là còn chưa kể tới số túi nilon vứt ở trên đường phố và các cống rãnh. Phần lớn các túi nilon là không phân hủy sinh học nên khi lẫn vào đất, nó làm giảm sự tăng trưởng của cây trồng, kẹt cống rãnh, không thốt nước được gây ra ngập cục bộ, ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị. Nhưng số người có ý thức sử dụng hạn chế sử dụng túi nilon không nhiều. Để góp phần bảo vệ môi trường, nhiều hệ thống siêu thị cũng đã triển khai giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon bằng cách thay thế túi nilon thường bằng túi tự phân hủy. Trung bình mỗi ngày tại siêu thị Maximark sử dụng hết 80kg túi nilon phân hủy để đựng đồ cho khách hàng. Hiện nay, một số siêu thị khác của TP. HCM cũng đang khuyến khích khách hàng dùng túi sử dụng nhiều lần thay cho túi nilon sử dụng một lần. Tuy nhiên, để hạn chế sử dụng túi nilon, nếu chỉ có sự nỗ lực của các doanh nghiệp thôi thì chưa đủ, quan trọng là mỗi người tiêu dùng phải thay đổi thói quen đã tồn tại từ rất lâu nay.Nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp thuyết phục để người dân thay đổi dần thói quen xử dụng túi nilon Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy được tác hại của túi nilon tới môi trường như thế nào, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người và một tác hại to lớn về sau đó là làm thay đổi khí hậu ,góp một phần lớn vào việc hủy hoại môi trường 6. Mục tiêu của đề tài - Làm quen với các phương pháp đánh giá tác động môi trường. - Nhận biết các vấn đề môi trường. - Hiểu được cách giải quyết. - Các vấn đề còn tồn tại. - Xác định các ảnh hưởng nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt. Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất. 7. Nội dung nghiên cứu chính - Xác định hiện trạng ô nhiễm môi trường do túi ni_lông gây ra. - Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động chôn lấp chất thải rắn đối với môi trường; - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm; - Đề xuất các biện pháp quản lý phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. 8. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế, lấy ý kiến của người dân, người mua hàng về tác hại của việc sử dụng túi ni-lông. - Thu thập số liệu từ cơ quan quản lý trực thuộc, tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đánh giá tác động tổng hợp bằng các phương pháp đã học: sơ đồ lưới, bảng liệt kê, ma trận, … 9. Sản phẩm của đề tài - Ngiên cứu về vấn đề xử dụng túi ni-long hiện nay của người dân trên địa bàn thành phố HỒ CHÍ MINH ,trình bày dưới dạng báo cáo do bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt 10. Dự tốn kinh phí -Khoảng 50 nghìn đồng tiền truy cập internet và 100 nghìn đồng tiền xăng đi khảo sát 11. Tiến độ thực hiện Nội dung Tuần 1 Tuần 2 Thu thập số liệu Khảo sát khu vực ô nhiễm Nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm do tui nilon Xây dựng báo cáo tổng hợp Nộp bài PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 3.1 Giới thiệu về thành phố HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hồn tồn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam)[1], mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. 3.2 Vị trí địa lí Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, tồn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. 3.3 Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngồi ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu liên quan