Chủ đề Phân tích và đầu tư chứng khoán

- Vốn hoạt động thuần - Chỉ số tài sản lưu động Chỉ số tài sản lưu động chỉ ra khả năng thanh toán của công ty về nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động. Chỉ số này ít nhất phải là >=2 thì mới đảm bảo sự an toàn về khả năng thanh toán. - Chỉ số tài sản nhạy cảm Chỉ số tài sản nhạy cảm >1 được xem là an toàn bởi vì công ty có thể thanh toán các món nợ ngắn hạn trong 1 thời gian ngắn mà không cần thêm lợi tức hay doanh thu.

doc13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Phân tích và đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT_KT VINATEX TP.HCM KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN ĐẶNG PHƯƠNG HIỀN THÀNH VIÊN NHÓM: Lê thị bích chung Ngô thị thiết Lê thị lệ trinh Lê vy phương Phù thị ngọc phú ĐỒNG NAI, NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2011 Chương 5: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN PHÂN TÍCH CƠ BẢN Các chỉ số hoạt động Vốn hoạt động thuần Chỉ số tài sản lưu động Chỉ số tài sản lưu động chỉ ra khả năng thanh toán của công ty về nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động. Chỉ số này ít nhất phải là >=2 thì mới đảm bảo sự an toàn về khả năng thanh toán. Chỉ số tài sản nhạy cảm Chỉ số tài sản nhạy cảm >1 được xem là an toàn bởi vì công ty có thể thanh toán các món nợ ngắn hạn trong 1 thời gian ngắn mà không cần thêm lợi tức hay doanh thu. Chỉ số tiền mặt. Lưu lượng tiền mặt Một lưu lượng tiền mặt dương chỉ ra rằng công ty có thu nhập đầy đủ để chi trả các chi phí và phân chia cỏ tức. Một thu nhập âm có nghĩa công ty bị thua lỗ và nó có thể găp khó khăn trong thanh toán nợ ngằn hạn. Các chỉ số về phương cách tạo vốn Chỉ số trái phiếu Chỉ số về cách tạo vốn phân tích các thành phần vốn dài hạn của công ty còn gọi là cấu trúc vốn của công ty bao gồm: Chỉ số trái phiếu chỉ ra số phần trăm trong vốn dài hạn có thể huy động bằng traí phiếu. Chỉ số này nói lên tình trạng nợ nần của các công ty, một cấu trúc vốn chắc chắn không cho phép có quá nhiều nợ, nên nó chỉ ở khoản dưới 50%. Có những công ty mặt dù khả năng sinh lời hiện tại rất cao nhưng chỉ số nợ lại chiếm đa số trrong cơ cấu nguồn vốn thì sẽ biến khả năng sinh lời thành rủi ro tiềm ẩn, chỉ cần một sự cố trong kinh doanh như không có khả năng thah toán các khoản nợ đáo hạn và rủi ro phá sản rất có thể sẽ xảy ra. Chỉ số cổ phiếu ưu đãi Chỉ số cổ phiếu ưu đãi chỉ ra tỷ lệ vốn dài hạn có được từ cổ phiếu ưu đãi. Phát hành cổ phiếu ưu đãi là một giải pháp dung hòa, khi công ty không muốn tăng thêm nợ mà cũng không muốn chia sẽ quyền kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, tuy nhiên nó lại gây ra cho công ty một định phí phải trả lãi. Do dố tỷ trọng của nó thường rất khiêm tốn. Chỉ số cổ phiếu thường Chỉ số cổ phiếu thường chỉ ra phần trăm của vốn dài hạn huy động được từ cổ phiếu thường Chỉ số này nói lên thực lực vốn tự có của công ty, chỉ số này cang cao thì tính tự chủ về tài chính càng chắc chắn. Nếu công ty cho một mức cổ tức có thể chấp nhận được thì nhà đàu tư có thể yên tâm khi mua cổ phiếu này vì nó rất ít rủi ro. Tuy nhiên, nếu chiến lược đầu tư là xâm nhạp vào công ty tham gia vào việc điều hành công ty, với tư cách là cổ đông lớn nhà đầu tư nên kiến nghị với công ty có thêm các dự án đầu tư hiệu quả và khả thi, huy động thêm vốn nợ để khuyêch đại lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho các cổ đông. Do đó chỉ tiêu này ở mức hợp lý là khoản trên 50%, nếu thaapf hơn thì rủi ro tăng lên , còn nếu quá cao thì khả năng sinh lợi lại thấp. Chỉ số nợ trên vốn cổ phần Chỉ số nợ trên vốn cổ phần nói lên tỷ lệ giữa các nguồn tài trợ gây ra định phí trả lãi cho công ty như traí phiếu hay cổ phiếu ưu đãi và vốn cổ phân thường. Chỉ số này được xem là an toàn khi < hoặc = 1. Các chỉ số bảo chứng Bảo chứng tiền lãi trái phiếu Các chỉ số bảo chứng tính toán khả năng đáp ứng việc thanh toán của công ty đối với lãi cho các trái chủ và thanh toán cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi Tuy việc không làm tròn trách nhiệm chi trả cho cổ phiếu ưu đãi không đặt công ty vào tình trạng mất khả năng chi trả nhưng nó có thể ảnh hưởng đến CPUD trên thị trường, nên phải xác định độ an roàn cho việc thanh toán cổ tức ưu đãi. Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của công ty Chỉ số lợi nhuận hoạt động Chỉ số lợi nhuận ròng Thu nhập mỗi cổ phần Đây là một chỉ số rất quan trọng vì nó là yếu tố chính chi phối thị giá cổ phần, nó chỉ ra số thu nhập mà cổ đông thường được hưởng Chỉ số thanh toán cổ tức Chỉ tiêu DPS là chỉ tiêu được các cổ đông cũng như các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm nhất, vì nó chính là khoản lợi tức trên cổ phần họ nắm giữ. Giữa chỉ tiêu DPS và EPS có mối quan hệ qua chỉ số thanh toán cổ tức. Chỉ số này được tuyên bố tại Đại hội cổ đông thường niên nói lên lợi ích của cổ đông chiêm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập. Nó cũng nói lên chính sách chia cổ tức của công ty, mà chính sách này lại thay đỏi trong từng thời kỳ, là một phần của chiến lược kinh doanh. Cổ tức mỗi cổ phiếu CP Chỉ số thu nhập giữ lại Chỉ số thu nhập giữ lại là một yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty cho tương lai, góp phần vao tốc độ phát triển của công ty sau này Chỉ số thu hồi vốn cổ phần thường Các chỉ số về triển vọng phát triển công ty Chỉ số giá trên thu nhập Chỉ số giá trên giá trị sổ sách Tốc độ tăng trưởng Như vậy tốc độ tăng trưởng của công ty được quyết định bởi 2 yếu tố: Sự tích lũy trong nội bộ công ty được biểu thị qua tỷ lệ thu nhập giữ lại Khả năng sinh lời được biểu thị qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỏ hữu (ROE) PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Lý thuyết DOW Charles Henry Dow được xem là cha đẻ của ngành phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau: Chỉ số giá chứng khoán Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hóa lại tất cả các biến động từng ngày, và các điều kiện tác động lên cung cầu cổ phiếu. Ba xu thế thị trường Xu thế cấp 1: đó là xu thế chung về sự đi lên, đi xuống kéo dài trong 1 hoặc vài năm. Mỗi đợt gí tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mõi đợt phản ứng giá vẫn ở mức cao hơn đợt pản ứng giá lần trước , nhưng xu thế câp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp 1 này được gọi là “thị trường con bò tót” Ngược lại, mỗi đợt giảm mới lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trơ về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp 1 là xu thế giảm giá. Xu thế cấp 1 này được gọi là “ thị trường con gấu”. Xu thế cấp 2: đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm xuống của xu thế cấp 1. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên “thị trường con bò tót” hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên “thị trường con gấu”.Thường xu thế này kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị từ khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng (giảm) lần trứơc trong quá trình diễn biến của xu thế cấp 1. Xu thế cấp 3: đó là các biến động nhỏ(thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trog 3 tuần) và đối với các nhà thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp 2 có khoản 3 đợt “sóng nhỏ” có thể phân biệt được. Xu thế cấp 3 là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng. Kết luận của lý thuyết Dow đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán là: Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu lên giá thì nên bắt đầu mua chuwgs khoán vào. Khi có xác nhận trào lưu xuống giá thì nên bắt đầu bán chứng khoán ra. Dựa vào trào lưu lên hay xuống giá mà có thể dự đoán những thăng trầm của nền kinh tế có thể xảy ra. Chỉ số giá chứng khoán Chỉ số giá chứng khoán (CSCK) là số bình quân giá của các loại chứng khoán (cổ phiếu - CP) giao dịch trên thị trường tại một thời điểm. Các loại chứng khoán được chọn để tính chỉ số, tùy thuộc mỗi loại chỉ số có cách lựa chọn khác nhau. Ví dụ : Tại Mỹ có ba loại chỉ số: chỉ số Dow Jones là chỉ số bình quân của 65 loại CP tiêu biểu (30 CP của ngành công nghiệp, 20 CP ngành vận tải và 15 CP ngành dịch vụ); chỉ số S/P 500 là chỉ số giá bình quân của 500 CP tiêu biểu; chỉ số AMEX là chỉ số giá bình quân của toàn bộ CP trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hoặc chỉ số Hang seng của Hồng Kông, chỉ số Nikkey của Nhật..., tất cả đều là chỉ số giá bình quân của một loại CP tiêu biểu. CSCK của Việt Nam hiện nay là chỉ số giá bình quân của tất cả các loại CP vì CP được cấp phép mua bán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán của ta còn quá ít. Tuy nhiên CSCK chỉ nói lên cho nhà đầu tư thấy nên mua vào lúc nào, nên bán vào lúc nào, không nói lên được là nên mua loại nào hoặc bán loại nào. Câu hỏi thứ hai này người đầu tư phải tìm ở các báo cáo tài chính của các công ty có CP đang mua bán tại thị trường chứng khoán được các công ty chứng khoán cung cấp. Và CSCK chỉ nói lên xu thế thị trường và tình hình kinh tế khi có được một lượng CP có ý nghĩa và tiêu biểu cho nền kinh tế để tính chỉ số. Ví dụ, với chỉ số Dow Jones, gần đây người ta đã bỏ ra những C.P của các ngành khai khoáng mà đưa vào đó CP của các công ty thuộc ngành tin học và truyền thông, vì ngành này đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và tiêu biểu cho nền kinh tế của nước đó. Ở ta do số CP được mua bán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán còn quá ít nên chỉ số trong giai đoạn đầu chỉ nói lên được xu thế của thị trường chứng khoán, chưa thể nói lên thông tin về nền kinh tế. Chỉ số giá chứng khoán (VNIndex) Trong đó: P1: giá hiện hành chứng khoán Q1: khối lượng CP đang lưu hành Po: giá CP thời kỳ gốc Qo: khối lượng CK thời kỳ gốc *Khi thị trường có thêm nhiều mã CK mới; Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Đầu tư chứng khoán là việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán để kiếm lời. Việc kiếm lời có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức cũng có thể từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. Muc tiêu của đầu tư chứng khoán là nhằm kiếm lời từ 2 nguồn thu nhập nói trên, nhưng an toàn về vốn trong đầu tư chứng khoán là vấn dề quan trọng. Mục tiêu đầu tư chứng khoán có đạt được như ý muốn trông chính cách đầu tư hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các rủi ro trong đầu tư. Đối với các chủ đầu tư, rủi ro là nhan tố khách quan vượt ra ngoài tầm quản lý và khống chế của họ. Tác động của rủi ro đén mục tiêu đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Do đó, đầu tư chưng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư. CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Các nhà đầu tư đều mong muốn tìm kiếm được lợi nhuận trong việc đầu tư của mình tuy nhiên mọi cuộc đầu tư đều bao hàm nhiều điều không chắc chắn làm cho lợi nhuận đầu tư trong tương lai có tính rui ro. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, như các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giá cả hàng hoá giảm gọi là giảm phát. Cả lạm phát và giảm phát đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. Nói chung, rủi ro sức mua thị trường đi kèm với lạm phát, hiện tượng giảm phát ở các nước hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân chính của lạm phát là do giá thành sản phẩm và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ tăng so với mức cung. Rủi ro thị trường Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thế rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Rủi ro phá sản Các nhà đầu tư trái phiếu, cổ phiếu vào các công ty cổ phần sẽ phải chịu rủi ro khi công ty mất khả năng chi trả đe dọa phá sản. Nếu giá trị tài sản củ công ty thấp hơn so với các khoản nợ, các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro phá sản của công ty. Thị giá của cổ phiếu chắc chắn sẽ suy giảm , có thể gần bằng 0. Nếu công ty bị tuyên bố phá sản, tài sản của công ty sẽ phải thanh lý ở một cuộc bán đấu giá công khai, số tiền thu được có đủ đẻ chi trả cho các chủ ợ hay không, thì đây là rủi ro phá sản mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ Trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư không thể xem việc đầu tư vào chứng khoán là một cuộc chơi may rủi mà muốn đạt được hiệu quả caotrong đầu tư chứng khoán, vấn đề nghiên cứu thị trường và lựa chon chiến lược đầu tư là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư có tổ chức. Các vấn đề cần phải xem xét trước khi lựa chọn chiến lược đầu tư -Tổng quỹ đầu tư là bao nhiêu, là nguồn nhàn rỗi hay ngắn hạn. -Xác định mục đích đầu tư và rủi ro có thể chấp nhận được. -Lựa chon tập chứng khoán thich hợp trong các hàng hóa trên thị trường. -Lựa cho thời điểm mua bán và công ty môi giới phục vụ mình. 2.Các chiến lược đầu tư - chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu: nếu thâý rằng trong quá khứ giá chứng khoán gia tăng đều đặn thì nhà đầu tư có thể lựa chọn chiến lược này với kỳ vọng tương lai sẽ theo chiều hướng như vậy mà không phải theoo dõi sát xao các biến động hằng ngày. Chiến lược này khá đơn giản thích hợp với các nhà đâu tư mới tham gia vào thị trường. - chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình: sử dụng nững khoản tiền cố định đẻ mua cổ phiếu vào những thời điểm xác định theo tháng, quý hay nửa năm. Vậy khi giá cổ phiếu hạ thì nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn khi gia tăng. Chiến lược này kỳ vọng trong tương lai daì thì chi phí trung bình để mua một cổ phiếu thấp hơn giá trung bình của cổ phiếu trên thị trường. Nhưng nếu giá hạ liên tục nhà đầu tư có thể bị lỗ. - chiến lược đầu tư giá cố định: luôn luôn duy trì một khoản tiền đầu tư cố định vào một hỗn hợp cổ phiếu cả trong trường hợp giá tăng hay giảm.khi giá tăng bán bớt cổ phiếu thu lời, giá giảm mua thêm cổ phiếu để đưa tổng giá trị đầu tư về mức ban đầu. - Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa cổ phiếu và trái phiêu: chiến lược này cho phép nhà đầu sử dụng lợi nhuận từ các chứng khoán giá tăng để đầu tư vào các chứng khoán khác. Nó khá ổn định song không đảm bảo đem lại lợi nhuận. -chiến lược mua trả chậm: dành cho những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, thích đầu tư ngắn hạn và cố tính chất đầu cơ. Nó cho phép nhà đầu tư chỉ phải trả 1 phần tiền mua cổ phiếu. Phần còn lại vay từ công ty môi giới chứng khoán. ĐẦU TƯ THEO DANH MỤC Trước hết nhà đầu tư phải thiết lập 1 danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại trái phiếu và cổ phiếu của nhiều công ty, không nên dồn hết tiền vốn vào một loại cổ phiếu mà nên phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu khác nhau, vấn đề còn lại là lựa chọn loại cổ phiếu nào nên mua, nên bán vào những thời điểm thích hợp. Ở các nước phát triển,việc sử dụng tiền nhàn rỗi để mua các tài sản tài chính trái phiếu, cổ phiếu là phổ biến và hầu hết các nhà đầu tư không đầu tư một cách đơn điệu vào một loại cỏ phiếu mà đầu tư tổng hợp.
Tài liệu liên quan