Chủ đề: Quân đội tham gia khắc phục sự cố môi trường (thiên tai, cháy rừng…) các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh

Thời điểm này nếu có dịp đặt chân đến Trường sỹ quan Pháo binh chúng tôi các đồng chí sẽ được sống trong không gian rập bóng cây xanh, bầu không khí trong lành không với những đường đầy hoa uốn lượn, đó chính là thành quả, là tâm huyết của cán bộ chiến sỹ qua các thế hệ đã xây dựng, làm cảnh quan môi trường tất cả đều với mục đích gìn giữ vì môi trường sống, vì hành tinh xanh góp phần cải thiện hiện tượng ô nhiễm môi trường đáng báo động trong giai đoạn hiện nay.

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Quân đội tham gia khắc phục sự cố môi trường (thiên tai, cháy rừng…) các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Quân đội tham gia khắc phục sự cố môi trường (thiên tai, cháy rừng…) các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác, gây ra những căn bệnh và ngày càng đe dọa sự sống của toàn cầu. Hầu như, ô nhiễm môi trường là do con người gây ra. Đối với nước Việt Nam chúng ta được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là: 1. Tác hại của sự cố môi trường (thiên tai, cháy rừng…) chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam. 2. Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn. 3. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ. 4. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... do sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên. 5. Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn. 6. Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường. 7. Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp. 8. Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia. Mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc các vấn đề nêu trên và đặc biệt chú ý đến vấn đề thứ nhất bởi đấy là vấn đề từng ngày, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta. Thực tế những năm qua đất nước và con người Việt Nam phải hứng chịu nhiều mất mát, đau thương (cả về vật chất và con người) do thiên tai gây ra, và chính hậu quả của thiên tai đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng: Bên cạnh sự cố thiên tai thì Đất nước thân yêu và môi trường sống trong lành, hòa bình của chúng ta còn bị ảnh hưởng nặng nề của tàn dư chiến tranh sót lại, còn đó các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, bòm mìn còn sót lại nằm sâu trong lòng đất….là những hiểm họa mang đến những tang thương mất mát bất cứ lúc nào đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay. Ngày nay môi trường sống của mỗi chúng ta còn bị ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động vô ý thức ( hoặc vô thức )của chính mỗi con người trong cộng đồng như: thói quen đốt rơm rạ của các vùng quê khi thời vụ đến, hoạt động không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về môi trường của các phương tiện, hay thói quen xả rác thải bừa bãi, vô tội vạ của một bộ phận người dân…. Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất. Các đồng chí thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường. Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các đồng chí có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn xã hội đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn (như bệnh lạ ở Quảng Ngãi), con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Đứng trước thực trạng môi trường bị ô nhiễm bởi sự cố của thiên nhiên (như đã nêu trên) và hoạt động của con người. Quân đội đã và đang là một trong những lực lượng vô cùng quan trọng góp phần củng cố khắc phục hậu quả làm trong sạch môi trường sống: Hẳn chúng ta còn nhớ trận lũ lịch sử “Khúc ruột miền Trung năm 2010” thời điểm đó những trận mưa lớn dồn dập khiến lũ dữ kéo về vùi dập tang thương cả một vùng miền Trung mênh mông biển nước. Trong những thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc ấy”, ngày đêm lăn lộn để chống chọi với dòng nước lũ ngày một dâng cao, sát cánh với đồng bào, màu áo xanh bình dị của các anh bộ đội đã trở thành một hình ảnh quá đỗi thân thuộc, trở thành chỗ dựa, niềm tin và sự hy vọng với nhân dân miền Trung. Ở đâu có các anh, ở đó sẽ bớt đi một phần tang thương, đau khổ. Ở đâu có các anh, ở đó sẽ có những sinh mạng được cứu vớt. Đứng bên người dân chống chọi với lũ một cách thầm lặng và bền bỉ, lực lượng vũ trang mà đi đầu là các đơn vị bộ đội đã trở thành nòng cốt trong lực lượng đương đầu với lũ dữ. Trong thời điểm đó hầu hết chỉ thấy màu xanh áo lính cứu dân giữa những thôn xóm chỉ còn lác đác vài mái nhà cao nhô mái. Có thể nói rằng các đơn vị bộ đội đã huy động một cách tối đa tất cả mọi nguồn nhân lực người và phương tiện để đến với đồng bào một cách nhanh nhất. Hơn ai hết mỗi cán bộ chiến sỹ hiểu rằng một phút nhanh hay chậm của mình sẽ phải trả giá bằng mạng sống của người dân. Nhân dân đang cần chúng ta hơn bao giờ hết. Mỗi anh em chiến sĩ đều khắc ghi trong tim của mình lời nhắn nhủ ấy để lao vào vùng lũ dữ với nhân dân”. Ngày đêm không ngủ, kiên cường buất khuất, anh dũng mưu trí, các anh bộ đội đến với nhân dân trong tâm niệm phải vận dụng hết sức lực và mưu trí của mình để giúp người dân và cả bản thân mình phải hạn chế tối đa thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về người. Vì thế mà thời điểm nào cũng vậy, giai đoạn nào cũng thế bộ đội trong cả nước đã cứu hộ được hàng ngàn người dân thoát chết trong những cơn lũ lịch sử. Hiện nay gặp nhân dân vùng lũ, nhắc đến các anh bộ đội là từ trong đôi mắt các mẹ, các chị, các em lại ánh lên sự xúc động và yêu thương tha thiết. Chưa bao giờ tình quân dân được thử thách một cách khốc liệt như vậy khi con người phải mang sức lực hạn hữu của mình mà chống chọi với sức mạnh khủng khiếp của những thảm họa bão lũ. Không những thế ngay sau khi cơn lũ đi qua cũng chính cán bộ, chiến sỹ các Quân khu, Quân đoàn trong cả nước chung tay thu dọn làm sạch môi trường tránh ô nhiễm lây lan dịch bệnh…! Ngoài những hành động thiết thực bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong vũng lũ ra các cán bộ chiến sỹ trong toàn quân còn ủng hộ tiền mặt là các ngày lương, phụ cấp của mình với mong muốn giúp nhân dân trong vùng lũ sớm khắc phục hậu quả của thiên tai một cách nhanh nhất tránh các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống. Chiến tranh đã lùi xa trên đất nước ta hơn 30 năm, song nỗi đau vẫn còn đó. Nỗi đau mất mát thể hiện trên những hàng bia mộ của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc; nỗi đau hiển hiện trên những cơ thể bị dị tật bởi di chứng của chất độc da cam/dioxin. Và còn có một nỗi đau khác mang tên “Bom mìn, vật nổ”, vẫn đang từng ngày, từng giờ ám ảnh con người trên nhiều vùng đất của Tổ quốc ta. Ngày nay bảo vệ môi trường sống an toàn, trong sạch của nhân dân trong cả nước đối với Quân đội còn là tích cực thu gom bom đạn, chất độc hóa học còn sót lại sau chiến tranh Sau ngày giải phóng, các đơn vị quân đội ngoài việc tập trung xây dựng, củng cố lực lượng sẵn sàng chiến đấu, quản lý trật tự xã hội, việc khai hoang, phục hóa, rà tháo, tiêu hủy bom mìn, chất độc hóa học được xác định là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đẩy mạnh hoạt động lao động sản xuất, tạo ra của cải để bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội... Đã có hàng triệu lượt người, không phân biệt tầng lớp và các lực lượng vũ trang (LLVT) đã hăng hái hưởng ứng tích cực để giải phóng hàng ngàn hecta đất hoang hóa, bị ô nhiễm bom mìn và chất độc hóa học để phục vụ cho nhiệm vụ trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, xây dựng công trường, nhà máy và làm nhà ở góp phần giữ môi trường sống trong sạch, an toàn không ô nhiễm. Hưởng ứng phong trào khai hoang phục hóa ngày đó, hàng ngàn lượt cán bộ, sỹ quan, QNCN, HSQ-BS trong quân đội tích cực tham gia và làm nòng cốt đi đầu trong rà tìm, tháo gỡ, thu gom tiêu hủy hàng ngàn tấn bom mìn, vật liệu nổ, chất độc hóa học còn sót lại sau chiến tranh. Nhiều cán bộ, chiến sĩ LLVT, cụ thể là lực lượng công binh đã hy sinh và để lại phần thân thể trên mặt trận thầm lặng này. Tất cả họ đều trung một mong muốn góp phần để môi trường trong sạch hơn, để cuộc sống của nhân dân bình yên hơn. Trong thời bình, mặc dù thành tích của cán bộ, chiến sĩ công binh trong toàn quân còn khiêm tốn so với các thế hệ cha anh đã mở đường cho các đoàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn, nhưng nhiệm vụ thầm lặng để góp phần cùng cả nước khắc phục hậu quả bom mìn của các chiến sĩ công binh nói riêng và trong toàn Quân nói chung cũng đáng được trân trọng, biểu dương và đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ, bảo vệ môi trưởng sống của chúng ta ngày nay nói riêng và trái đất của nhân loại nói chung. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc hóa học Điôxin xuống miền nam Việt Nam nhằm hủy hoại mội trường sống của chúng ta. Tài sản giá trị nhất của những người lính chiến đấu chống Mỹ có lẽ là những cánh rừng thiên nhiên của miền nam Việt Nam, bỡi vì “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Những khu rừng nhiệt đới ba tầng tán lá che phủ, những tấm thảm ruộng lúa và những khu rừng rậm rạp bao trùm chiến trường làm cho quân địch không phát hiện ra lực lượng của ta. Để chống lại điều này, quân đội Mỹ đã sử dụng chất hóa học làm rụng lá nhằm phá hủy các “pháo đài tự nhiên” của ta. Trong hơn 10 năm, quân đội Mỹ đã rải gần 20 triệu lít chất diệt cỏ xuống đất nước ta. Phần lớn việc rải chất hóa học này diễn ra ở miền nam, nhưng cũng có ở cả những khu vực biên giới với Lào và Campuchia. Mặc dù chất Da cam là chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất, thực tế có cả nửa tá chất diệt cỏ mang màu sắc khác như Trắng, Xanh nước biển, Đỏ tía, Hồng và Xanh lá cây. Khoảng 65% số đó chứa chất TCDD-một dạng dioxin có độc tố cao. Hành động bẩn thỉu này của Quân đội Mỹ đã làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống đất nước Việt Nam thân yêu. Đặc biệt để lại những di chứng nhiễm chất độc da cam của những người lính và thế hệ con cháu của họ. đây là một hành động tàn phá môi trường không thể tha thứ của quân đội Mỹ. Trước những lỗi đau mất mát quá lớn trên của đồng bào trong cả nước Đảng và Nhà nước một mặt đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đỡ, chia sẻ đối với nạn nhân chất độc da cam mặt khác tiến hành các biện pháp tẩy rửa các vùng đất bị nhiễm các chất độc hóa học trong chiến tranh, nhằm bảo đảm môi trường sống được trong sạch, lành mạnh đi đầu và là lực lượng lòng cốt trong vấn đề này chính là lực lượng quân đội: Đặc biệt mới đây nhất dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng chính thức được khởi động vào ngày 9/8/2012, theo đó 29ha đất sẽ được làm sạch với chi phí lên tới hàng chục triệu USD. Hiện nay, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ cùng nhau thực hiện dự án ước tính khoảng hơn 43 triệu USD để xử lý đất ô nhiễm tại Đà Nẵng bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại với hiệu quả đã được chứng minh. Sau khi hoàn thành việc xử lý vào cuối năm 2016, đất sẽ an toàn để sử dụng trong công nghiệp, thương mại và dân cư… sau Đà Nẵng sẽ là Biên Hòa và các thành phố khác…! Như vậy, có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, những năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường. Không chỉ tuyên truyền, giáo dục trong nội bộ, các đơn vị quân đội còn tích cực tham gia tuyên truyền và vận động nhân dân trên các địa bàn đóng quân nâng cao ý thức, tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Các hoạt động như “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường", Tháng hành động vì môi trường… hằng năm được toàn quân hưởng ứng tích cực, đem lại hiệu quả thiết thực. Số lượng các đơn vị quân đội, nhất là các doanh nghiệp quốc phòng, bệnh viện quân y… được khảo sát về môi trường ngày càng tăng. Phong trào xây dựng cảnh quan, môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng môi trường lao động trong quân đội. Không chỉ tham gia tích cực xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Quân đội còn giữ vai trò nòng cốt trong khắc phục các sự cố môi trường, xử lý các vấn đề môi trường sau thiên tai. Đặc biệt quân đội là lực lượng đi tiên phong trong xử lý hàng chục vạn tấn chất độc hóa học, giải phóng hàng chục vạn mét khối đất phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của đất nước đang dẫn đến những hệ lụy không nhỏ về môi trường. Công tác bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tình hình môi trường vẫn diễn biến phức tạp có tác động chi phối không nhỏ đến hoạt động quân sự, quốc phòng. Do đó tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ cấp thiết vừa là vấn đề cơ bản, lâu dài của Quân đội ta. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới hàng năm, Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nâng cao ý thức, hưởng ứng và tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường. Nội dung công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường phải được đưa vào kế hoạch xây dựng cơ quan, đơn vị. Từng đơn vị phải tổ chức cho bộ đội tích cực trồng cây, vệ sinh doanh trại và địa bàn khu vực đóng quân. Các kế hoạch, phương án tham gia trồng và bảo vệ rừng, khắc phục hậu quả, xử lý môi trường sau thiên tai phải được rà soát để chủ động trước mọi diễn biến. Toàn quân phát động phong trào tiết kiệm nước, năng lượng, tăng cường tìm kiếm, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Đồng thời quân đội phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực môi trường… Nhiệm vụ bảo vệ môi trường đang đặt ra cho cán bộ, chiến sĩ quân đội trọng trách nặng nề. Làm tốt được những nội dung cơ bản mà Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo vừa là hành động thiết thực hướng ứng Ngày Môi trường thế giới vừa bảo đảm cho Quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt trong ứng cứu, khắc phục các sự cố về môi trường. Trong những năm qua cán bộ chiến sỹ Binh chủng Pháo binh nói chung và ở trường sỹ quan Pháo binh nói riêng ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn đóng quân về ý thức bảo vệ môi trường còn đóng góp hàng ngàn ngày công giúp nhân dân các địa phương tích cực lao động xây dựng cảnh quan môi trường thông thoáng, sạch sẽ và khắc phục những hậu quả mưa lũ tránh để lây lan dịch bệnh. Hiện nay trong công tác giáo dục tại đơn vị cán bộ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền cổ động về vai trò, vị trí của môi trường sống và tác hại của hành động vô thức, vô ý thức của các quân nhân vô tình đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong nhận thức của các cán bộ, chiến sỹ Nhà trường hiện nay đã không còn đơn giản hóa không còn nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày và chính điều này đã nâng cao nhận thức để mọi thế hệ cán bộ chiến sỹ trong toàn trường cùng hiểu, biết và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chúng ta khẳng định rằng chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Trong công tác giáo dục của đội ngũ cán bộ đơn vị hiện nay đã tuyên truyền sâu rộng để thấm nhuần những nội dung: Hãy hành động vì môi trường ngay từ ngày hôm nay…đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể để bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ: Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi phòng, tránh để nước rò rỉ… Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố. Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết… Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển… Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là lực lượng tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các ngày thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố địa bàn nơi đóng quân cũng như trong đơn vị, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện. Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh… Mỗi khi đi siêu thị các đồng chí hãy đừng lạm dụng việc sử dụng bao nilon để đựng hàng hóa. Thay vào đó là túi sinh thái được bán giá chỉ vài nghìn đồng, có thể sử dụng nhiều lần. Mỗi khi ra ngoài đi ăn, dù ở trong nhà hàng sang trọng hay quán cóc vỉa hè cũng hãy giữ thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Đặc biệt những quán ăn vỉa hè hầu như ai cũng tiện tay ở đâu xả rác ở đó. Mỗi khi tắm giặt hãy sử dụng vừa đủ lượng nước, đừng phí phạm nước vì nó là tài nguyên và bạn phải mất tiền để sử dụng. Hãy tiết kiệm nước để tiết kiệm chi phí và để mọi người đều có nước để dùng. Trong các hoạt động quân sự cũng đề cao vệ sinh khu vực sạch sẽ thực hiện khẩu hiệu: ở đâu có bộ đội ở đó có màu xanh. Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ đồng chí nào cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi quân nhân cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đơn vị xanh- sạch- đẹp hơn. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, các đồng chí sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các đồng chí ạ