Như chúng ta đã biết thực vật có khả năng tự bảo vệ mình bằng cách tiết ra các chất dịch, các mùi hoặc thay đổi khá nhiều về hình thái bên ngoài như thân, lá để có thể sinh tồn. Con người ngay từ xa xưa đã biết sử dụng những vũ khí lợi hại này nhằm bảo vệ mùa màng cây trồng của mình. Những chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật đã được sử dụng từ xa xưa trong dân gian để xua đuổi sâu hại. Ở Novgorodxkaia và Tvrexkaia (Nga), nông dân đã rải anh đào dại quanh ruộng lúa, vì mùi anh đào dại làm cho bướm sâu xám đông sợ hãi. Hạt trước khi gieo, được thấm nước cành anh đào dại hoặc xông khói cành anh đào dại, nhờ đó khỏi bị sâu bọ dưới đất làm hại. Nông dân ở tỉnh Xamara (Nga), khi gieo đậu lại trộn lẫn cả hạt gai, vì rệp đậu không chịu được mùi gai. Còn ở tỉnh Kiev và Ponđonxkaia người ta lại gieo gai xung quanh ruộng củ cải đường để chống lại bọ nhảy củ cải đường.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Tình hình ứng dụng độc tố sinh học vào các lĩnh vực trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level ‹#› 5/11/2014 Chủ đề: Tình hình ứng dụng độc tố sinh học vào các lĩnh vực trên thế giới và việt nam TỔNG QUAN 1. Độc tố sinh học 2. Phân loại độc tố sinh học và ứng dụng Độc tố thực vật Độc tố động vật Độc tố vi sinh vật 3. Kết luận 1. Độc tố sinh học Như chúng ta đã biết thực vật có khả năng tự bảo vệ mình bằng cách tiết ra các chất dịch, các mùi hoặc thay đổi khá nhiều về hình thái bên ngoài như thân, lá để có thể sinh tồn. Con người ngay từ xa xưa đã biết sử dụng những vũ khí lợi hại này nhằm bảo vệ mùa màng cây trồng của mình. Những chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật đã được sử dụng từ xa xưa trong dân gian để xua đuổi sâu hại. Ở Novgorodxkaia và Tvrexkaia (Nga), nông dân đã rải anh đào dại quanh ruộng lúa, vì mùi anh đào dại làm cho bướm sâu xám đông sợ hãi. Hạt trước khi gieo, được thấm nước cành anh đào dại hoặc xông khói cành anh đào dại, nhờ đó khỏi bị sâu bọ dưới đất làm hại. Nông dân ở tỉnh Xamara (Nga), khi gieo đậu lại trộn lẫn cả hạt gai, vì rệp đậu không chịu được mùi gai. Còn ở tỉnh Kiev và Ponđonxkaia người ta lại gieo gai xung quanh ruộng củ cải đường để chống lại bọ nhảy củ cải đường. Cũng nhằm mục đích đó, người ta khuyên nên dùng 15 loại thực vật phổ biến rộng rãi ở Nga. Ví dụ, những người làm vườn khuyên phun nước lá ngải lên lý gai, phúc bồn tử vào táo để xua đuổi bướm sâu đục thân và sâu đục quả táo. Rắc trấu rơm gai ra ruộng có tác dụng làm sạch đất khỏi ấu trùng bọ dừa, còn gieo gai dưới tán cây ăn quả sẽ bảo vệ được vườn cây khỏi bướm của nhiều loại sâu bọ. Bằng cách điều hòa khối lượng chỉ một hợp chất hóa học do chúng tiết ra, cây có thể không chỉ xua đuổi mà còn dẫn dụ những thiên địch có lợi (hại cho sâu) biết bò, biết bay đến với mình. Những ví dụ về ứng dụng độc tố thực vật rất nhiều, ví dụ nồng độ các chất do cây lãnh sam duglat tổng hợp có thể làm cho bọn côn trùng có cảm tình hay ác cảm với cây đó. Dùng lá cây bình bát giã nhỏ, thả vào ruộng có diệt được rầy nâu hại lúa. Cây cỏ hôi vừa làm phân xanh bón ruộng vừa diệt côn trùng, sâu hại. Những người vùng Pirênê đã dùng những chiếc lá hẹp bàn, có chất dính của cây bẫy dính bắt côn trùng để làm bẫy ruồi. Và có thể nói rằng nhiều khi nó còn có hiệu lực cao hơn cả những băng dính do nhà máy công nghiệp sản xuất ra. Độc tố động vật Độc tố thực vật Độc tố vi sinh học 2.1, Phân loại 2. Phân loại độc tố sinh học và ứng dụng 2.2, Ứng dụng Cây bã đậu Độc tố chứa trong cây bã đậu (crontontiglium linn), được trồng làm cây bóng mát trước sân nhà; quả bằng đầu ngón tay út, tháng 8-9 quả chín, thu lấy hạt. Hạt có vị cay, rất độc, đem giả, bọc giấy bản ép rồi rang vàng hạ thổ gọi là bã đậu sương - là một loại thuốc độc nhưng với một lượng nhỏ nhất định cũng có tác dụng trừ hàn tích, phá kết, trừ đàm. Để chữa hàn tích, táo bón, khó thở, ngày dùng 0,05 - 0,2g bã đậu sương, 1-2g hắc bã đậu (bã đậu sương sao đen). Thuốc không thể dùng cho người suy nhược, phụ nữ có thai, táo bón do nhiệt kết. Nếu ngộ độc, chữa bằng đậu xanh giã nhỏ, nấu kỹ hoặc uống nước giã hạt đậu. A. Độc tố thực vật Cây bã đậu Quả cây bã đậu Cây đại Cây có chất độc như: Iridoid, alcaloid, vỏ cây đại (cây sứ) có vị đắng, ít độc Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thuỷ thũng. Hoa trị sốt, chữa ho, tiêu đờm. Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu. Nhựa: Bôi trị các vết ghẻ lở, viêm tấy. Cà độc dược Người ta dùng lá cà độc dược vì có hoạt chất là hyoxinvà atropine, làm dãn nở cơ vòng, giảm sự tiết nước bọt và mồ hôi. Atropine có tác dụng giảm đau nên được dùng điều trị các bệnh về đường ruột. Cà độc dược có tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Nước sắc dùng để rửa những nơi da tê dại, hàn thấp cước khí; cuộn thành thuốc lá hút chữa ho do cảm lạnh. Những người thể lực yếu không dùng được. Lá cây cà độc dược Thân cây cà độc dược Quả cây cà độc dược Cây trúc đào Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Dùng lá vì có chứa glucosite: oleandrin,nerian, neriantin,advenerin. Liều thấp dùng làm điều trị chứng tụ nước trong ngũ tạng làm bụng to, gây lợi tiểu và có tác dụng chính là trợ tim. Cây xương rồng Thân Xương rồng chứa các triterpenoid: taraxerol,taraxerone,friedelan-3a-ol,friedelan -3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.Nhựa cây xương rồng rất độc, gây bỏng rát da, được dùng chữa đau bụng, đau răng và làm thuốc sát trùng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa; vỏ rễ có tác dụng xổ; nhựa cây có tác dụng xổ, kích thích. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt, nhựa cây gây xổ. Một số ứng dụng khác Người ta có thể ứng dụng độc tố trong cây trâm bầu hay hạt na để diệt côn trùng. Diệt chấy rận bámngười và bám gia súc gia cầm bằng nước lá xoan. Lá bình bát giã nhỏ có thể diệt rầy nâu hại lúa. Lá trầu không diệt đỉa. Lá thuốc lào chống vt. B. Độc tố động vật 1. Trên thế giới Nọc rắn: Ngày naỵ, nọc rắn được dùng để điều chế huyết thanh trị độc rắn và sản xuất một số dược phẩm trị bệnh. Trên thị trường thế giới, nọc rắn khô có giá trị đắt hơn vàng đến 12 lần (1g nọc rắn khô = 12 - 15g vàng) có khi đến hàng chục lần. Người ta cho rắn cắn vào thành lọ thủy tinh và thu được trong lọ một chất lỏng trong, màu hơi vàng, có độ dính cao, tỉ trọng thay đổi từ 1,03 - 1,05, chứa 50 - 70% nước. Nếu để sau 24 giờ, nọc rắn sẽ biến chất và có mùi hôi. Nếu làm khô sẽ thu được nọc dưới dạng tinh thể nhỏ màu vàng và giữ nguyên tính chất hàng chục năm. Nọc rắn Ứng dụng của nọc rắn Năm 1895, bác sĩ A.Calmette, Giám đốc Viện Vi trùng học Pasteur ở Sài Gòn, đã dựa vào các công trình nghiên cứu về nọc rắn độc của Phisalix và Bertrand ở Viện Bảo tàng thiên nhiên Pháp, đề xướng nguyên tắc chế tạo huyết thanh để chữa rắn độc cắn. Lần đầu tiên trên thế giới, huyết thanh kháng nọc độc rắn hổ mang (Naja naja) đã được sản xuất thành công tại Viện Pasteur Sài Gòn. Liệu pháp huyết thanh kháng nọc rắn độc được ứng dụng trong tất cả các nước trên thế giới, đã cứu mạng cho nhiều người và gia súc bị rắn độc cắn. Huyết thanh kháng nọc rắn có khả năng chống độc tố, khả năng phòng ngừa và khả năng chữa bệnh. Ngày nay, kỹ thuật điều chế huyết thanh kháng nọc rắn ngày càng được cải thiện. Người ta đang nghiên cứu chế ra huyết thanh đa trị, dùng cho mọi trường hợp bị các loài rắn độc khác nhau cắn. Hầu hết các nước tiên tiến đều có huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa đông khô, dự trữ với số lượng lớn, sẵn sàng phục vụ cấp cứu nạn nhân, nhưng giá thành rất cao, từ 600 tới 1.200 USD/lọ. Hơn nữa, rắn độc mang đặc trưng về sinh học, độc học cho từng vùng địa lý; vì vậy, hầu hết các nuớc trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu, chế tạo huyết thanh kháng nọc rắn cho chính quốc gia của họ. Ong: người ta đã sử dụng một số loài ong dại giống như một “thiên địch” ăn sâu bọ có hại cho mùa màng. Thống kê sơ bộ thấy rằng, trung bình trong hai tháng một tổ ong vàng vespađã ăn hết 210.000 con ruồi. Ong là bạn của người quá rõ ràng nhưng đôi bạn này chẳng bao giờ ăn ý hòa hợp với nhau, tựu trung cũng do mục đích của con ngườitrong việc sử dụng ong khác nhau tùy từng chỗ, từng nơi. Chẳng hạn, những nhà lâm nghiệp lao động trên rừng thì chẳng ưa ong vàng, ong bắp cày, ong vò vẽ. Chỉ vì bảo vệ tổ mà ong vò vẽ đã giết chết không biết bao nhiêu người. Thế nhưng ong vò vẽ cũng đã giúp người đánh giặc khá đắc lực trong chiến tranh. Ong bắp cày Ong vò vẽ Ứng dụng của nọc độc ở ong Trong chiến dịch thập tự chinh Thổ Nhĩ Kỳ, vua Risa đệ nhất đã cho ném vào quân địch những hũ đất sét trong đó có đựng ong. Sử sách còn ghi nhiều trận đánh oanh liệtlàm cho kẻ thù hoảng sợ phải chạy tán tác khi có ong. Trong kháng chiến chống Mỹ, du kích và bộ đội đã biết huấn luyện cho ong vò vẽ tự tìm địch mà đánh. Nhiều trận, quân Mỹ với các trang phục hiện đại từ đầu đến chân đã phải bỏ mạng dưới vói chích ong vò vẽ đã được ta huấn luyện. Kiến: nọc độc có chứa Axít fomic. Nó là con vật được người ta sử dụng như người lính gác cây trồng và cây rừng. Cần cù suốt ngày đêm, kiến giúp con người tiêu diệt khá nhiều sâu hại. Từ lâu, sau khi trồng cây, người ta thường mang kiến vống đến thả, để trừ sâu hại. Ở các vườn cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân thả kiến vàng để diệt sâu hại cam rất hiệu quả. Ở Ý, người ta đã tính được rằng trong 20 ngày, một tổ kiến vống có 3 tỷ con có thể tiêu diệt hết 150 tấn côn trùng có hại. Tác dụng to lớn của kiến formicatrong việc bảo vệ rừng. Người ta tính rằng, chỉ cần một tổ kiến này cũng có thể bảo vệ được 1 ha rừng khỏi bị sâu hại tấn công. Kiến lửa Kiến ba khoang Ứng dụng của kiến Một số nơi ở Nam Mỹ, thổ dân da đỏ còn dùng kiến để khâu vết thương. Phương pháp của họ chủ yếu dựa vào tập tính của loài kiến dorylus khi tấn công thì đôi hàm kẹp chặt vào đối phương cho đến chết cũng không chịu buông ra. Vì vậy, sau khi mép các vết thương được kiến cặp chặt lại thì người ta bấu từ cổ chúng để cho đầu nó dính chặt vào vết thương cho đến khi lành. 2.Ở Việt Nam a) Rắn và nọc rắn Trong Đông y, rắn được dùng dưới dạng rượu rắn (tam xà, ngũ xà) chữa đau nhức chân tay, sưng khớp xương, mỏi trong xương. Phụ nữ có thai không dùng được. Xác rắn (xà thoái) có tác dụng khứ phong, sát trùng, tan mộng; dùng chữa những chứng động kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ. Ngày dùng 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay đốt cháy. Tương truyền, vua Minh Mạng có bài thuốc rượu ngâm rắn rất hay tăng cường sinh lực và nam tính. Nhiều nhà có bình rượu ngâm rắn dùng hàng ngày. b) Nọc ong Hằng năm có khoảng 20.000 người chết do ong gây ra. Ong thường đốt nhiều vết do chúng thường tụ thành đàn và vết đốt gây dị ứng khắp cơ thể. Qua quan sát, người ta nhận thấy những người nuôi ong thường không bị thấp khớp vì trong quá trình tiếp xúc với ong họ không thể tránh khỏi một vài lần bị ong đốt. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nọc của nhiều loài ong và chế tạo được dược phẩm có chất mellitine có tác dụng kháng viêm giảm đau mạnh gấp nhiều lần hydrocortison, dùng trong bệnh thấp khớp. Melltine còn được dùng trong phẫu thuật chỉnh hình và thẩm mỹ để làm các tế bào được mịn màng hơn khi trở thành sẹo sau khi mổ.Đang hy vọng từ nọc ong chế tạo một loại vaccin dùng trong phòng chống bệnh dị ứng vì 20 năm gần đây bệnh dị ứng đã tăng rất nhanh trên thế giới. Mủ cóc rất độc nhưng từ lâu trong Đông y đã dùng với tên gọi thiềm tô (mủ cóc lấy từ các hạch ở da cóc), với công dụng: giải độc, tiêu sưng, chữa: mụn nhọt, sưng đau họng, đau bụng (do bị cảm), còn dùng chữa cảm sốt, kinh giật, mê sảng. Dùng uống hoặc dùng ngoài, thường phối hợp với một số vị thuốc khác. Ở Canada, dân nghiện ma túy đã sử dụng một chất độc có trong da một loài cóc khổng lồ (xuất xứ từ châu Úc), chất này tạo cảm giác "phê" như ma túy. Việc này đã tạo ra một chiến dịch săn bắt loại cóc trên nên chính phủ Canada phải ra lệnh cấm. c) Mật cá trắm Mặc dù mật cá trắm dễ gây ngộ độc, làm đau bụng, đi ỉa lỏng, nôn, khó thở, khạc ra máu và chết nhưng vẫn được dùng với liều nhỏ thích hợp để làm thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ kéo màng, chữa trẻ em đờm dãi, ủng trệ. Cá trắm C. Độc tố vi sinh vật 1) Trên thế giới Chúng ta đừng quên rằng khí hậu, thời tiết và viêm phế quản, viêm hầu họng có liên quan chặt chẽ vào những tháng đổi mùa, tháng lạnh rét. Trời lạnh ta vẫn thường hay đóng kín cửa, không khí ít lưu thông, do đó, khả năng lây truyền bệnh của siêu vi trùng (virus) rất cao. Thời tiết lạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ em bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng. Do đó, không được để con trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là trẻ sơ sinh. Vào những tháng khí trời giá lạnh và ẩm, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ hơn, giữ cơ thể trẻ ấm một chút. Hệ tiêu hóa làm việc khó khăn và mạch máu chỉ hút một lượng chất dinh dưỡng đủ dùng. Các tuyến tiêu hóa tiết ra một lượng dịch tiêu hóa vừa phải để hóa hợp thực phẩm. Nếu ăn uống quá mức, lượng thực phẩm dư trong bao tử tạo nên sự mệt mỏi… và gây nên bệnh tật nếu tình trạng trên thường xuyên tái diễn. Chất đường khó tiêu, đọng lại rất lâu, do đó dễ sinh ra men chua, làm đầy hơi, khó được hấp thụ. Về bệnh môi trường, nếu ô nhiễm, thường xuất hiện nhiều bệnh; thí dụ, sốt rét, sốt xuất huyết, cúm, đau mắt đỏ…, nhất là vào mùa mưa. Môi trường không xử lý ô nhiễm phân và rác một cách thích hợp thì dễ gây bệnh đường ruột, tiêu chảy và bệnh giun sán … ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Thế nhưng, do đâu mà có môi trường xấu như vậy ? Cuối cùng lại có thể qui trách nhiệm cho thói quen, tập quán ăn uống, buôn bán đồ ăn, xả rác, phóng uế, đi tiêu bừa bãi, không đúng vào nơi qui định! Trước khi nhà nước kiếm đủ kinh phí lo cho những tiện nghi vệ sinh công cộng, thiết nghĩ cũng vẫn có thể có những nỗ lực cá nhân và cộng đồng để bảo vệ môi trường chung cho mọi người: tập thói quen không khạc nhổ bừa bãi, không phóng uế, đi cầu bừa bãi. Trái lại, cố tham gia đóng góp phần riêng cá nhân làm sạch đẹp những nơi của chung mọi người như công viên, lối đi, đường sá, hồ bơi, ... ỨNG DỤNG VSV Người ta đã ứng dụng độc tố vi sinh vật như sau: • Tạo chất kháng sinh - Vi khuẩn +Interformacho chất kháng sinh formaxin A, B + Aureofacieus cho chất kháng sinh tetracycline + Erytharaluscho chất kháng sinh eruthromycine + Venezuelaecho chất kháng sinh cloramphenicol - Nấm: ganodermateceallà loại nấm độc, dùng điều trị mụn nhọt và tác dụng với vi khuẩn gram (+) và một số vi khuẩn kháng axite. penixillin • Chế vaccine phòng bệnh - Vaccine phòng bệnh là hình thức tiêm vào cơ thể một lượng vi trùng gây bệnh đã làm yếu đi để cơ thể có khả năng miễn dịch, phòng trước được bệnh, ví dụ như vaccine phòng chống bệnh uốn ván, bệnh dại, bạch hầu, viêm gan siêu vi... • Tạo kháng viêm - Lợi dụng tác dụng của một số độc tố để tạo ra các kháng viêm, giúp cho quá trình hình thành độc tố miễn dịch (Độc tố miễn dịch là phức hợp tạo nên bởi liên kết cộng hóa trị giữa một kháng thể và độc tố tiết ra). Tiêm vaccine 2. Ở Việt Nam Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy, những nhóm bệnh truyền nhiễm do chất thải gây nên tồn tại phát triển được là nhờ những điều kiện về khí hậu và thu nhập người dân cũng như tập tục sinh hoạt nếp sống văn hóa, vệ sinh môi trường. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng và ẩm làm cho côn trùng truyền bệnh phát triển nhanh chóng, mùa đông ngắn và không lạnh lắm không đủ hạn chế và tiêu diệt ký sinh trùng. Tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại lâu. Ở Viêt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng các VSV để lên men hiếu khí hoặc kị khi. Kết luận Độc tố trong sinh học rất đa dạng, chúng có những ảnh hưởng nhất định tới con người, tuy nhiên nếu biết sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì độc tố trong sinh học sẽ là một nguồn lợi rất lớn trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học… Độc tố sinh học cần được nghiên cứu, chế biến cũng như phát triển một cách có định hướng để có thể ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống.