Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển của kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chñ ®Ò
Vai trß cña m«i trêng tù nhiªn
®èi víi sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña con ngêi,
sù ph¸t triÓn cña kinh tÕ-x· héi
I. M«i TRêNG vµ VAI TRß Cña M«i TRêNG tù nhiªn ®èi víi sù PH¸T TRIÓN Cña con ngêi
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không quan bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí. Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người.
Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường lià tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
* Ph©n biÖt sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ®ã lµ:
Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại.
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc khu vui chơi giải trí, các tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống của con người, con người không thể tồn tại nếu không có môi trường xung quanh. Môi trường còng là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Lễ Phát động quốc gia Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”
S¸ng ngµy15/9, tại TP Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2012”. Tham dự Lễ phát động quốc gia có ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng đại diện các Bộ, ban, Ngành Trung ương, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và hơn 1.500 cán bộ và người dân TP Đà Nẵng.
Phát biểu tại buæi Lễ, ông Bùi Cách Tuyến cho biết: “Cùng với hơn 130 quốc gia trên thế giới, Việt Nam long trọng tổ chức Lễ phát động và triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2012 tại TP Đà Nẵng - Thành phố vừa được công nhận là thành phố bền vững về môi trường các nước ASEAN. Kinh nghiệm từ các nước phát triển đã cho thấy, quá trình phát triển kinh tế mà không quan tâm tới các vấn đề môi trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm”.
Cũng theo Thứ trưởng, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, được đồng loạt tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia. Chiến dịch là dịp quy tụ các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, trường học, cá nhân và các quốc gia trên toàn cầu cùng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, phục hồi tài nguyên, thu gom, xử lý, tái chế chất thải, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh: Năm 2012, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” có chủ đề “Nơi sinh sống của chúng ta… Hành tinh của chúng ta… Trách nhiệm của chúng ta”, được phát động và hưởng ứng trên phạm vi toàn cầu. Chủ đề này đã nhấn mạnh, nêu cao những hành động của mỗi cá nhân trong các hoạt động chung của cộng đồng sẽ tác động lên toàn cầu, từ đó nâng cao nhận thức của cá nhân, của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường, góp phần vào những nỗ lực vì môi trường toàn cầu.
Nh©n buæi LÔ, Thứ trưởng cũng kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Bộ, ban ngành, các tỉnh, thành phố và các địa phương trong cả nước có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường; cùng nhau liên kết, tạo nên một sức mạnh to lớn để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững của đất nước; cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng; biến nhận thức về bảo vệ môi trường thành ý thức tự giác và hành động cụ thể. Lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phương châm hành động, khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường, đồng thời huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, là nhiệm vụ của mỗi người, hãy bắt đầu từ những hoạt động bảo vệ môi trường tại chính nơi sinh sống của chúng ta, sẽ có tác động lan tỏa đến toàn cầu, làm cho thế giới sạch hơn. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020; nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005 cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới… Đồng thời, vận động, khuyến khích phát triển những công nghệ, mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tại buổi Lễ phát động, ông Hugh Borrowman, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Australia đã liên tục hỗ trợ kể từ khi Việt Nam tham gia vào chiến dịch toàn cầu này. Sự tham gia của mọi người sẽ sẽ giúp tất cả chúng ta bảo tồn môi trường sống. Ông Hugh Borrowman cũng kêu gọi các thành viên ở gia đình và bạn bè có những hoạt động tương tự ở cộng đồng.
Phát biểu tại Lễ phát động, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vui mừng trước sự kiện Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2012 được tổ chức ngay tại Đà Nẵng. Trong nhiều năm qua, Đà Nẵng liên tục được TW đánh giá là đô thị sạch nhất cả nước, du khách đến Đà Nẵng cũng hài lòng về vệ sinh môi trường của thành phố. Cũng theo ông Tuấn, ngay từ bây giờ, từ cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, nhất là các cơ quan, ban ngành phải tham gia vào chiến dịch này với các hoạt động thiết thực nhất: trồng cây, dọn vệ sinh, nạo vét cống rãnh… nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng vµ các địa phương, các ngành cần có biện pháp duy trì thường xuyên các hoạt động về bảo vệ môi trường.
Ngay sau khi kết thúc Lễ phát động, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu và người dân Đà Nẵng đã ra quân làm vệ sinh môi trường và trồng cây xanh tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà); ra quân làm vệ sinh môi trường cấp quận, huyện để hưởng ứng thu gom rác, làm sạch bờ biển và vớt rác trên kênh, mương thoát nước, nạo vét cống rãnh ở tất cả các quận, huyện của thành phố.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2012 diễn ra sáng ngày 15/9 tại Đà Nẵng, còn có các hoạt động sôi nổi khác nh: Lễ trồng cây hưởng ứng Chương trình Quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang; “Ngày hội tái chế chất thải và tiêu dùng xanh” tại Trường tiểu học Lý Công Uẩn với các hoạt động chính như trưng bày, triển lãm tranh ảnh về thảm họa môi trường, ô nhiễm đại dương... những nỗ lực bảo vệ môi trường của Đà Nẵng; thi làm các sản phẩm tái chế; trao đổi chất thải lấy quà tặng, trao đổi kinh nghiệm xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo...
II. VAI TRß Cña M«i TRêNG tù nhiªn ®èi VíI Sù PH¸T TRIÓN CóA kinh tÕ - x· héi
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau.
Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
Phát triển kinh tế mù quáng sẽ huỷ hoại môi trường. Song, phát triển một nền kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường sẽ được đảm bảo.
Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển mới của xã hội loài người. Đó là “sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (1).
“Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện rất không hoàn hảo của tiến bộ xã hội” (2). Vậy, sự không hoàn hảo của tăng trưởng kinh tế trong tương tác của nó với môi trường trong phát triển bền vững được thể hiện như thế nào?
Điều rất dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người. Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người” (3).
Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ.
Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ (4).
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra có tỉ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng điểm. WB nhận định: ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xóa đi tất cả các thành tựu đã đạt được từ trước tới nay… Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, nhưng cứ tăng 1 GDP mà không có chiến lược môi trường thì sẽ mất đi 3GDP về môi trường.
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm phương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai là một yêu cầu bức thiết của phát triển bền vững. Vì thế, phát triển bền vững về kinh tế và phát triển bền vững về môi trường thực chất là phát triển “ bình đẳng và cân đối” để duy trì sự phát triển mãi mãi, để cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ… do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế.
Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của phát triển bền vững.
Để thực hiện được vấn đề đó, cần phải:
Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định