Chủ nghĩa cộng sản (gốc tiếng Latin: commūnis - chung), là một cấu trúc kinh tế
xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước,
không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với
các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.
[1][2][3]
Karl Marx cho rằng chủ nghĩa
cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc
cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến
một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó
các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa
chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình
quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải
được tiến hành công bằng giữa các công dân.
39 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ nghĩa cộng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ nghĩa cộng sản
Bài này nói về chủ nghĩa cộng sản như một hình thái xã hội và như một
phong trào chính trị..
Chủ nghĩa cộng sản (gốc tiếng Latin: commūnis - chung), là một cấu trúc kinh tế
xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước,
không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với
các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.[1][2][3] Karl Marx cho rằng chủ nghĩa
cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc
cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến
một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó
các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa
chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình
quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải
được tiến hành công bằng giữa các công dân.
Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là
một nhánh chính của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học truyết triết học về chính
trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ
các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng
Pháp.[4] Nhánh kia là là các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây
Âu và Bắc Âu. Do cùng chia sẻ học thuyết Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã
hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là
cánh tả.
Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc.
Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao
động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật
chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên
làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư bản để thiết lập một xã hội tự do, không
phân biệt giai cấp hay chủng tộc.[2] Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng
sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ
nghĩa Trosky, đều có nền tảng là Chủ nghĩa Marx. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản
cũng có những phiên bản khác không liên quan đến chủ nghĩa Marx, chẳng hạn
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ
(anarcho-communism).
Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành
như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền
kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản
xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên
và nhân lực, cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx.
Khác với chủ nghĩa xã hội - một chủ thuyết tương thích với kinh tế thị trường, một
nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa được lập kế hoạch một cách dân chủ ở mức địa
phương hoặc cộng đồng.[cần dẫn nguồn]
Chủ nghĩa Marx- Lenin là một hình thái của chủ nghĩa cộng sản, bên cạnh đó nhiều
người phân tích các hình thái của chủ nghĩa cộng sản bao gồm chủ nghĩa Marx,
chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa
Tito, chủ nghĩa Castro, học thuyết Đặng Tiểu Bình, học thuyết chủ thể (Kim Nhật
Thành), chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ...
Các khái niệm như Chủ nghĩa Bolshevik cũng được nhắc đến.
Lịch sử
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp
các lý luận (chính trị, kinh tế, xã hội), tư tưởng, tâm lý và thực tế thể hiện, các hình
thức tồn tại... của một phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ 19, nở rộ và
bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ
nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối
với tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người
bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng"
khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng
lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
Theo như lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa này thì chủ nghĩa xã hội là
giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản. Thuật ngữ này được nêu ra lần đầu tiên
bởi Lê-nin, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà
nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Tại đó vẫn tồn tại đan xen các
nhân tố, hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản, nguyên tắc
phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao
động".[cần dẫn nguồn]
Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân
đạo, là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của
nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế
giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của
nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ 20.[cần dẫn nguồn]. Tuy
vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn
giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành
hiện thực.[cần dẫn nguồn]
Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "chủ nghĩa xã hội" là cuộc đấu tranh
khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì
những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của
thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế trên phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc
đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong
quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách
thức của thời đại và đã vượt lên được đối thủ và hiện đang giành được ưu thế trên
thế giới.[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, sự xuất hiện của các phong
trào Cộng sản đã tạo áp lực buộc các quốc gia Tư bản phải có các biện pháp tự điều
chỉnh để giảm bớt đối kháng xã hội như tăng lương, giảm giờ làm, mở rộng an sinh
xã hội, công hữu hóa một số lĩnh vực kinh tế... Do vậy có thể nói chính chủ nghĩa
xã hội đã tác động lại, thay đổi tự bản thân chủ nghĩa tư bản, dung hòa một phần
các yếu tố tiến bộ của chủ nghĩa xã hội vào trong lòng nó.
Một trong những minh chứng cho thấy sự dung hòa của 2 lực lượng này là quá
trình tư hữu hóa tư liệu sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa đa
dạng ở một loạt các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia theo chủ
nghĩa xã hội. Ngược lại, ở các quốc gia tư bản cũng xuất hiện một số hình thức
công hữu, như các công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng.
Đặc biệt là sự phát triển của hình thức công ty cổ phần tại các nước tư bản, mà theo
Mác nhận xét: “Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư
bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền
sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến cực độ
là điểm quá độ phải trải qua, đề tư bản lại chuyển hoá thành sở hữu của người sản
xuất, song lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của từng người sản xuất riêng lẻ,
mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất, là tài sản xã hội trực tiếp”.
[5]. Nói ngắn gọn, Công ty cổ phần ra đời khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã
hội chỉ đạt mục đích tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân thông qua Nhà nước quản
lý, (hay hình thức sở hữu tập thể hoặc sở hữu xã hội hóa), không hướng đến sự xóa
bỏ Nhà nước, trong khi đó mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ Nhà nước.
Chủ nghĩa Marx- Lenin là một trường phái của chủ nghĩa cộng sản với mục tiêu
hướng đến chủ nghĩa cộng sản, thường được xem là do Stalin đặt ra (những người
Đệ tứ lại cho Stalin không theo chủ nghĩa Marx-Lenin). Những người cộng sản
Thiên Chúa giáo không chịu ảnh hưởng của Marx vì họ không dựa trên nền tảng
của chủ nghĩa duy vật, vô thần.[cần dẫn nguồn] Các đảng cộng sản ở phương Tây ngày
nay vẫn có lập trường tiến đến chủ nghĩa cộng sản, nhưng tham gia nền dân chủ
đại nghị, giành quyền qua các cuộc tổng tuyển cử, không sử dụng các biện pháp
cách mạng và xây dựng nhà nước nhất nguyên chính trị. Các đảng Dân chủ xã hội
Tây Âu (là các đảng tách ra phong trào cộng sản - khi đó được gọi là phong trào xã
hội chủ nghĩa - từ Quốc tế II, từ công nhận phần lớn lý thuyết của chủ nghĩa cộng
sản nhưng không ủng hộ biện pháp cách mạng, đến chỗ chịu ảnh hưởng rất ít hoặc
không) mà nhiều đảng trong số đó đã và đang nắm quyền tại nhiều nước Tây Âu
(tiêu biểu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...)
Phong trào theo Marx bị chia tách hai lần lớn là sự tan vỡ của Quốc tế I, sau đó là
Quốc tế II, dẫn đến thành lập Quốc tế III (theo chủ nghĩa cộng sản), sau đó chia rẽ
bởi xuất hiện Quốc tế IV. Bản thân phong trào Quốc tế III sau cũng bị chia rẽ, một
số theo Mao, một số lựa chọn khác như Nam Tư,... Các lý thuyết xã hội chủ nghĩa
kiểu Mỹ latinh hay châu Phi, Lybia... không chịu ảnh hưởng của Marx.
Theo phương pháp luận của Marx (duy vật lịch sử) thì khi xóa bỏ giai cấp và tư
hữu, thì Nhà nước tự diệt vong, vì cơ sở tồn tại của nó là tư hữu và giai cấp không
còn nữa. Lúc đó chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên nền tảng sở hữu cộng sản
và làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Nhiều nhà khoa học khác thì cho rằng
xã hội cộng sản chỉ tồn tại trong giai đoạn nguyên thủy, và cho phương pháp luận
của Marx là "sai lầm", rằng văn minh loài người không thể tiến lên chủ nghĩa cộng
sản. Họ là những người theo chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa
hiện sinh, chủ nghĩa thực chứng, thực nghiệm, chủ nghĩa duy lý..., những người áp
dụng đa nguyên luận giải thích các hiện tượng xã hội. Những người bảo thủ cho
rằng lý tưởng xã hội cộng sản là trên tinh thần "duy lý", không có sơ sở. Nhiều
người cho lý tưởng cộng sản là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn... Những người
dân chủ xã hội ủng hộ cho "dân chủ" (hay "dân chủ tư sản") và "cải cách" để đạt
các mục tiêu "xã hội chủ nghĩa" thay vì cách mạng và hướng đến tự do tuyệt đối
trong lý thuyết cộng sản. Những người vô chính phủ không tin tưởng vào bất kỳ
một dạng chính phủ nào, nhưng để đạt được "tự do tuyệt đối" (cho dù là cộng hữu
hay tư hữu) thì phải thông qua con đường khác. Những người công đoàn không tin
tưởng nhà nước mà muốn đặt sự quản lý xã hội vào tay công đoàn. Những người
dân tộc chủ nghĩa không tin vào thế giới đại đồng. Một số lý thuyết gia bác bỏ tư
hữu tư sản, nhưng chủ trương chia nhỏ tư hữu, thay vì công hữu...
Ý nghĩa lịch sử của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã có một vai trò rất to lớn trong
tiến trình phát triển của tri thức nhân loại: vai trò của một cuộc thí nghiệm
xã hội lớn lao. Sau cuộc thí nghiệm này nhân loại đã thu được các kinh
nghiệm và tri thức cực kỳ to lớn; đã từ bỏ được sự "lãng mạn cách mạng" và
các kinh nghiệm xử lý với các thách thức lớn của xã hội. Các giai tầng xã
hội đã không còn dễ bị kích động bởi các ý tưởng có tính cực đoan, xã hội
hướng đến cách giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường phi bạo lực. Tuy
phe xã hội chủ nghĩa thất bại, tan rã nhưng những bài học xương máu của sự
thất bại này đem lại cho nhân loại một cái nhìn sâu rộng hơn về chủ nghĩa
cộng sản.[cần dẫn nguồn]
Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản tự điều
chỉnh, học hỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, ổn định
hơn và trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận. Từ chủ
nghĩa tư bản với sự tự do bóc lột - "Người với người là chó sói" (Lenin) - và
đầy rẫy bất công tạo ra mầm mống của bạo động và cách mạng, thế giới cũ
đã tìm các cách thích nghi và triển khai một xã hội dân sự mà trong đó mọi
thành phần xã hội đều có thể phát triển hoặc có cơ hội phát triển ngang nhau,
các mâu thuẫn xã hội không thể đã hết nhưng đã có những cơ chế thỏa hiệp
để giải quyết trên cơ sở hợp lý cho các giai tầng xã hội. Đây là một đóng góp
gián tiếp rất lớn của chủ nghĩa xã hội. Sự hình thành chủ nghĩa xã hội cũng
đã làm chủ nghĩa thực dân cổ điển sụp đổ, khiến chủ nghĩa tư bản phải thay
đổi để không còn bóc lột một cách trực diện như trước đây nữa (xem tại chủ
nghĩa thực dân mới).[cần dẫn nguồn]
Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước tiêu biểu của chủ
nghĩa xã hội đã triển khai một số các biện pháp kinh tế chính trị xã hội mà
ngày nay đã được áp dụng một cách hợp lý sau khi loại bỏ đi những hạt nhân
phi hợp lý.[cần dẫn nguồn] Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa kinh tế
ở tầm vĩ mô, dồn nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng
sống còn hoặc cung cấp các dịch vụ công mà tư nhân không đảm đương nổi
hoặc không muốn tham gia do khó thu lợi nhuận, thiết lập hệ thống bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, phổ cập giáo dục và đào tạo ở mức độ
quốc gia, các kinh nghiệm về quốc hữu hóa, vai trò của kinh tế quốc doanh
trong nền kinh tế... đó là những đóng góp của chủ nghĩa xã hội mà các nước
tư bản đã học hỏi rút kinh nghiệm và điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống quản
lý nhà nước.
Một số đảng cộng sản đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập khỏi chủ nghĩa
thực dân theo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin
bằng đấu tranh vũ trang cách mạng (lý thuyết của Lenin bị một số nước
phương Tây coi là ý đồ của Liên Xô hòng làm cách mạng vô sản thế giới).
Thực tế là lý thuyết của Lenin đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa, dù còn nhiều tranh cãi chủ nghĩa dân tộc là con đường
để thực hiện chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa đại đồng) hay chủ nghĩa cộng
sản là con đường để thực hiện chủ nghĩa dân tộc...
Chủ nghĩa cộng sản có nỗ lực góp phần quan trọng đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít, đưa đến sự sụp đổ của các nhà nước phát xít trước đây (sự ra
đời của chủ nghĩa phát xít hiện gây nhiều tranh cãi, là sản phẩm lỗi của chủ
nghĩa tư bản, hay sự tất yếu của chủ nghĩa đế quốc; và cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa phát xít của những người cộng sản có còn nhằm mục đích mở
rộng chủ nghĩa cộng sản). Nhiểu ý kiến ở phương Tây cho rằng chủ nghĩa
phát xít xuất hiện là phản ứng đối phó trước sự phát triển của chủ nghĩa cộng
sản, chuyên chính tư sản chống lại chuyên chính vô sản, hay là chủ nghĩa
dân tộc cực đoan chống lại chủ nghĩa đại đồng xóa bỏ ranh giới quốc gia,
nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó không phải là chuyên chính tư sản vì bản
thân trong các lý thuyết của chủ nghĩa phát-xít không hướng đến bảo vệ lợi
ích tư sản và nó có khả năng lấy lòng kể cả những tầng lớp thấp nhất trong
xã hội (như lý thuyết của đảng Quốc xã Đức xây dựng "chủ nghĩa xã hội"
kiểu Đức).
Sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và các tư tưởng đối nghịch
Thông tin trong bài này không thể kiểm chứng được do không được chú
giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn
uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn
tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kỹ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa
cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những
người nhân đạo. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư
bản phải cải cách để tồn tại. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ
nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ nhất và sau đó là Đệ nhị quốc tế. Xuất phát
từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng
rãi chủ nghĩa cộng sản vào phương Đông. Nhiều đảng cộng sản tham gia các
phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống phong kiến, địa
chủ, tư sản, đưa ra các chính sách cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài nguyên
thiên nhiên, nhà máy công xưởng.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (các nước
phương Tây gọi là các nước cộng sản) hình thành. Phong trào cộng sản lan rộng ra
cả Mỹ Latin, châu Phi... Nhiều đảng chịu ảnh hưởng của Stalin hay Mao Trạch
Đông (không kể các đảng của nhóm Đệ Tứ). Trong khi đó nhiều đảng (phần lớn ở
phương Tây) bị xem là theo chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên sự phân hóa lớn nhất giữa
những người cộng sản (Đệ Tam) là những người theo Liên Xô và những người
theo Trung Quốc. Tình trạng này tồn tại cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Sau khi Liên
Xô sụp đổ, nhiều đảng cộng sản trên thế giới giải tán, phần lớn những người cộng
sản cũ thành lập các đảng dân chủ xã hội, một số đảng viên cũ gia nhập các đảng tự
do, bảo thủ hay dân chủ Thiên chúa giáo hoặc các nhóm hệ tư tưởng khác. Một số
kiên định theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đường lối hoạt động không khác mấy với
các đảng dân chủ xã hội, đấu tranh nghị trường. Do ảnh hưởng của định kiến với
các chế độ của Liên Xô và Đông Âu trước đây, đa phần các đảng cộng sản ở các
nước này chỉ thu được một lượng nhỏ cử tri ủng hộ trong các cuộc bầu cử. Tuy
nhiên một số đảng cộng sản do khai thác bất mãn của dân chúng đối với các chính
sách kinh tế tự do gây bất bình đẳng xã hội, trở lại cầm quyền dù chỉ áp dụng rất ít
các lý thuyết cộng sản ban đầu. Nhiều đảng gắn với các tổ chức công đoàn, đấu
tranh bảo vệ quyền lợi công nhân, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, bình đẳng
giới.v.v. Nhiều phong trào du kích cộng sản cũng tan vỡ, hoặc hòa giải chính
quyền và có địa vị hợp pháp. Một số quốc gia có Đảng Cộng sản cầm quyền điều
chỉnh các chính sách kinh tế xã hội, tiếp tục nắm độc quyền lãnh đạo. Nhiều Đảng
Cộng sản và phong trào cánh tả khác thì lại đang manh nha phát triển tại những
khu vực mới như Nam Mỹ.
Về cơ bản hầu hết các nhà lý luận đều đánh giá chủ nghĩa Marx có mục đích mang
tính nhân đạo, hướng đến phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhiều nhà lý
luận đánh giá cao Lenin có đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phong dân tộc,
chống phong kiến... Tuy nhiên không ít người có quan điểm khác với chủ nghĩa
cộng sản. Họ cho rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể giải thích được hay
giải thích đúng, chủ nghĩa duy vật lịch sử không giải thích đúng mọi hiện tượng
lịch sử. Họ không đánh đồng giai cấp công nhân là "vô sản", hay họ đánh giá cao
vai trò của tư sản trong tạo lập giá trị thặng dư, họ phản đối cách thức cải tạo chủ
nghĩa xã hội (từ kinh tế tư bản hay phong kiến) của những người cộng sản. Họ
phản đối công hữu, hay cách thức quản lý tài sản công, phân phối theo lý thuyết
cộng sản, đánh giá cao kinh tế tư bản. Một số bác bỏ nhà nước một đảng cộng sản,
cơ chế "tập trung dân chủ". Một số bác bỏ cách mạng dù là lật đổ phong kiến hay
tư bản, hay cách thức đấu tranh giành độc lập. Một số bác bỏ phân biệt và xóa bỏ
giai cấp, hay phủ nhận một đảng đại diện giai cấp, phủ nhận giai cấp nắm quyền.
Một số bác bỏ xây dựng văn hóa mới có tính cách mạng (thường được gọi là văn
hóa xã hội chủ nghĩa) hay xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức xã
hội chủ nghĩa của những người cộng sản. Các lý thuyết này có khi được những
người cộng sản xem là phản động, hay xét lại, phản bội lợi ích giai cấp công nhân,
đầu hàng giai cấp tư sản, hay cực đoan, manh động, vô chính phủ, phản khoa học,
hay ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, thực dân, phong kiến, chủ nghĩa đế quốc kinh tế,
ủng hộ chủ nghĩa tư bản bóc lột, "phát xít", "thần quyền", "dân túy"...
Sự suy yếu của chủ nghĩa cộng sản cuối thế kỷ XX do những nguyên nhân chính:
Hạn chế không thể điều chỉnh hiệu quả trong hệ thống chính trị và kinh tế
theo mô hình truy