Việc đảm bảo cung ứng nhiên liệu hạt nhân có ý nghĩa quyết định cho việc
hoạt động liên tục, ổn định trong suất thời gian tồn tại của nhà máy điện hạt nhân.
Là một viện chuyên ngành vềnhiên liệu hạt nhân, hoạt động của Viện CNXH trong
lĩnh vực này trong thời gian qua tập trung theo hướng sau:
- Tổchức lại bộmáy các đơn vịchuyên môn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
trong thời gian tới.
- Nghiên cứu những vấn đềliên quan đến quy hoạch đảm bảo nhiên liệu hạt
nhân.
- Nghiên cứu công nghệnhằm phục vụmục đích tưvấn kỹthuật vềnhiên
liệu, nội địa hóa chu trình nhiên liệu, đánh giá tài nguyên urani Việt Nam
và đào tạo cán bộ
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chu trình nhiên liệu năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHU TRÌNH NHIÊN LIỆU NĂM 2009
Lê Bá Thuận, Phạm Quang Minh, Lê Quang Thái, Thân Văn Liên, Nguyễn Đức
Kim, Nguyễn Trọng Hùng, Đặng Ngọc Thắng
Viện Công nghệ xạ hiếm
I. Mở đầu
Việc đảm bảo cung ứng nhiên liệu hạt nhân có ý nghĩa quyết định cho việc
hoạt động liên tục, ổn định trong suất thời gian tồn tại của nhà máy điện hạt nhân.
Là một viện chuyên ngành về nhiên liệu hạt nhân, hoạt động của Viện CNXH trong
lĩnh vực này trong thời gian qua tập trung theo hướng sau:
- Tổ chức lại bộ máy các đơn vị chuyên môn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
trong thời gian tới.
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quy hoạch đảm bảo nhiên liệu hạt
nhân.
- Nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ mục đích tư vấn kỹ thuật về nhiên
liệu, nội địa hóa chu trình nhiên liệu, đánh giá tài nguyên urani Việt Nam
và đào tạo cán bộ
II. Xây dựng cơ cấu tổ chức
Để đáp ứng với nhu cầu của chương trình điện hạt nhân, dưới sự chỉ đạo của
Viện NLNTVN, Viện CNXH đã tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện nhằm làm rõ
chức năng của các đơn vị chuyên môn. Hiện nay, trong lĩnh vực chu trình nhiên
liệu, Viện có các đơn vị sau:
TT. Phân tích; TT. Công nghệ nhiên liệu hạt nhân; TT. Công nghệ chế biến
quặng phóng xạ; TT. Xử lý chất thải phóng xạ và Môi trường.
Qua công tác tổ chức này, các đơn vị xác định rõ chức năng, chuẩn bị tiềm
lực con người, cơ sở vật chất và hướng nghiên cứu chuyên sâu.Công tác tổ chức
này đã có tác dụng bước đầu thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực chu trình nhiên liệu
hạt nhân.
III. Hoạt động xây dựng chính sách
Việc xây dựng quy hoạch và chính sách nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy
điện hạt nhân là rất quan trọng để thực hiện thắng lợi chương trình điện hạt nhân.
Trong thời gian 2008 và 2009 có các nhiệm vụ sau được thực hiện theo nội
dung này:
- Viện CNXH tham gia vào đề án “Quy hoạch dài hạn phát triển nhà máy
điện hạt nhân và thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên”, phần
nhiên liệu hạt nhân do Bộ Công thương chủ trì. Hiện nay, đề án đang được thảo
luận để đi đến phê duyệt trong tổng thể đề án số 6 Kế hoạch tổng thể thực hiện
chiến lược năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
- Nhiệm vụ cấp cơ sở năm 2008: nghiên cứu các sáng kiến chu trình nhiên
liệu của một vài quốc gia gần đây (Nga, Mỹ) và kiến nghị đối với Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này được trình bày tóm tắt sau đây:
III. 1. Cơ sở quy hoạch cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân
• Chiến lược NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020
Chiến lược ứng Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà
bình đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ kí ngày 03/ 01/ 2006. Chiến lược đã
xác định lộ trình chung của làm chủ công nghệ điện hạt nhân nói chung gồm 3 giai
đọan sau đây: Giai đoạn học tập, tích lũy công nghệ: khởi công xây dựng nhà máy
ĐHN đầu tiên (2014); Giai đọan chuyển giao công nghệ (nội địa hoá công nghệ)
khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và kéo dài trong một số dự án tiếp theo
và Giai đọan phát triển công nghệ. Giai đoạn này khoảng 10 năm sau khi vận hành
nhà máy ĐHN đầu tiên.
Chiến lược đã xác định khái quát những nội dung của chương trình nội địa hoá
sản xuất thanh nhiên liệu. Về nhiên liệu, tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: Chuẩn bị
chương trình nội địa hóa sản xuất thanh nhiên liệu từ urani nhập khẩu và Nghiên
cứu sử dụng thương mại tài nguyên urani trong nước.
Chiến lược trình bày về Hoạt động R&D chuẩn bị cho việc nội địa hóa như sau:
Việc tiến hành các hoạt động R&D về CN sản xuất nhiên liệu từ urani nhập khẩu
gồm thiết kế hạt nhân, tính toán thủy nhiệt, thiết kế bó nhiên liệu, phân tích an toàn,
công nghệ gốm nhiên liệu, công nghệ vỏ thanh nhiên liệu, thử nghiệm thanh nhiên
liệu làm cơ sở cho việc thực hiện dự án chuyển giao công nghệ chế tạo thanh nhiên
liệu cho nhà máy ĐHN và lò phản ứng nghiên cứu ở trong nước.
Để sử dụng thương mại tài nguyên urani của Việt Nam, cần tiếp tục tổ chức các
nghiên cứu thăm dò và đánh giá trữ lượng tài nguyên urani. Xây dựng hệ thống
phòng thí nghiệm về xử lý quặng, chế tạo các sản phẩm urani có độ sạch hạt nhân,
chế tạo viên gốm nhiên liệu, chế tạo các sản phẩm zirconi tinh khiết, sản xuất thử
nghiệm urani kỹ thuật cho khu vực tài nguyên cấp C1. Trên cơ sở đánh giá hiệu
quả kinh tế - xã hội của việc khai thác và chế biến tài nguyên urani, xây dựng chính
sách sử dụng tài nguyên urani trong nước cho chương trình dài hạn về phát triển
ĐHN.
• Sơ đồ điện 6 và sơ đồ điện 7
Theo sơ đồ điện VI, tư năm 2020 đến 2025 Việt Nam xây dựng 11 tổ máy với
công suất 11.000 MW. Từ năm 2006- đến năm 2030, Việt Nam có công suất
15.000-16.000 MW.
• Khung pháp lý quốc tế liên quan đến xuất nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân,
quản lý nhiên liệu đã cháy
Hiện nay, nước ta đã tham gia 8 điều ước quốc tế, trong đó có các điều ước quan
trọng như Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (1982), Công ước thông báo
sớm tai nạn hạt nhân (1987), Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân
hoặc tai nạn phóng xạ (1987), Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (ký năm
1996, phê chuẩn năm 2006), Hiệp định thanh sát hạt nhân với Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế IAEA (1990) và Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định thanh sát
(ký năm 2007, chưa phê chuẩn) v.v.
Để xây dựng nhà máy ĐHN, Việt Nam cần phải phê chuẩn Nghị định thư bổ
sung nói trên và ký kết một số điều ước quốc tế khác như Công ước an toàn hạt
nhân; Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phần sửa đổi về Bảo vệ thực
thể cơ sở hạt nhân; Công ước chung về quản lý an toàn nhiên liệu đã cháy và quản
lý an toàn chất thải phóng xạ; Quản lý xuất khẩu (London guideline for Nuclear
supply Group (1978/1992); Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với tổn hại
hạt nhân, Công ước triệt tiêu các hành động khủng bố hạt nhân, v.v.
• Tài nguyên urani Việt Nam và Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò,
khai thác,chế biến và sửdụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn
đến 2015, có xét đến năm 2025 (25/2008/QĐ-BCT )
Theo số liệu hiện tại, tài nguyên dự báo của Việt Nam khoảng 218.167 tấn U,
trong đó khoảng 100.000 tấn urani nằm dưới dạng mở qặng cát kết Vùng Nông
Sơn, Quảng Nam là có thể khai thác độc lập, phần còn lại đi kèm với quặng của các
nguyên tố khác như kim loại đất hiếm, photpho, v.v. Hàm lượng urani trong quặng
cát kết Nông Sơn khá thấp, cỡ 0,05-0,06%. Để tiến tới khai thác, Việt Nam cần
thăm dò chi tiết nhằm xác định chính xác trữ lượng có thể khai thác và thu nhận
được urani. Hiện nay, Bộ tài nguyên môi trường đã chuẩn bị đề án thăm dò chi tiết
8000 tấn urani. Với 8.000 tấn urani trữ lượng này chỉ có thể cung cấp cho 10 tổ
máy trong 3 năm hoặc 4 tổ máy trong 8-10 năm.
Hiện nay, Việt Nam chưa đánh giá chi tiết chi phí cho việc khai thác và chế biến
quặng urani ở quy mô thích hợp.
Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025
(25/2008/QĐ-BCT) khẳng định rằng, Nhà nước độc quyền trong khai thác, chế
biến và sử dụng quặng urani cũng như các chế phẩm phóng xạ. Trong giai đoạn đến
năm 2025, nghiên cứu khai thác và chế biến quặng urani chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu phát triển điện hạt nhân trong nước.
• Kết quả nghiên cứu KHCN trong nước về chu trình nhiên liệu hạt nhân
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về chu trình nhiên liệu hạt nhân
được bắt đầu từ khi Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia được thành lập. Kết quả
nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Viện NLNTVN là cơ sở quan trọng để đề
xuất vào quy hoạch nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân của nước ta.
III. 2. Những vấn đề chung về nhiên liệu hạt nhân
• Chu trình nhiên liệu
Chu trình nhiên liệu có các giai đoạn chính sau đây: Khai thác và chế biến
quặng urani; Chuyển hóa U3O8; Làm giàu đồng vị U-235; Chế tạo nhiên liệu; và
Tái chế nhiên liệu đã cháy.
Do tiềm năng thực hiện mục đích quân sự, công đoạn làm giàu đồng vị U-235
và tái chế nhiên liệu là công đoạn nhạy cảm, các nước có công nghệ hạt nhân và cả
những nước không có công nghệ hạt nhân, không muốn những nước mới có
chương trình hạt nhân thực hiện hai công đoạn này trong chu trình nhiên liệu hạt
nhân. Và nếu quốc gia nào thực hiện hai giai đoạn này sẽ bị bao vây kinh tế, tạo áp
lực chính trị, v.v.
Công nghệ chế tạo nhiên liệu loại nhiên liệu oxit urani có độ làm giàu đồng vị
U-235 thấp (< 20 % U-235) không thuộc loại công nghệ nhạy cảm theo quan điểm
phổ biến vũ khí hạt nhân. Vì vậy, nếu các quốc gia thực hiện chế tạo bó nhiên liệu
cho nhà máy điện hạt nhân của riêng họ khi dùng urani chứa 4-5% U-235 (loại
urani dùng cho lò phản ứng phát điện), mà không có cơ sở làm giàu đồng vị urani
hoặc tái chế thì không bị cộng đồng quốc tế bao vây kinh tế, v.v. .
Chủ vận hành nhà máy điện hạt nhân chỉ sử dụng bó nhiên liệu thành phẩm cho
lò phản ứng. Để được nhiên liệu dưới dạng bó nhiên liệu cho lò phản ứng cần thực
hiện công đoạn chế tạo nhiên liệu từ nguyên liệu như là UF6 và UO2 dạng bột. Các
cơ sở chế tạo phải chế tạo nhiên liệu cần có cho mỗi thiết kế lò. Các lò vận hành
với hiệu suất cao cần nhiên liệu với thay đổi riêng biệt cho mỗi bó nhiên liệu. Việc
chế tạo này có tính chuyên môn cao nhưng chủ nhà máy điện hạt nhân có thể thể
thực hiện hợp đồng cho những dịch vụ này với các nhà máy giàu đồng vị U-235
hoặc nhà máy chế tạo nhiên liệu. Dịch vụ chế tạo nhiên liệu, giống như dịch vụ làm
giàu đồng vị urani, đều nằm trong thị trường cạnh tranh nhưng có khác nhau quan
trọng. Trong khi urani làm giàu thấp là hàng hóa có thể trao đổi (sản phẩm từ các
nhà làm giàu đồng vị khác nhau có thể trao đổi với nhau), chế tạo nhiên liệu có tính
đặc thù cho mỗi lò phản ứng như đã trình bày.
• Nhu cầu nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân
Theo tài liệu Sổ tay NLNT của Hiệp Hội Công Nghiệp Hạt nhân Nhật Bản,
lượng urani cần thiết cho một năm dùng cho loại lò nước nhẹ công suất 1000MW
có độ cháy nhiên liệu 40GWd/tU) là ~ 200 tấn U3O8 hoặc 170 tấn U tự nhiên,
tương đương 23 tấn UO2 có độ giàu U-235 là 4,1% hoặc 20 tấn U tính cho dạng
kim loại.
• Giá nhiên liệu và cách thức mua bán nhiên liệu
Giá nhiên liệu chiếm < 10% giá điện năng bao gồm cả việc tính chi phí chôn cất
chất thải. Những tính toán mới đây của Hoa Kỳ cho thấy giá nhiên liệu có thể lên
đến 15% (8USD/MWh theo giá USD 2006) và đã bao gồm 1USD/MWh cho việc
chôn thải. Giá nhiên liệu: 4-5USD/MWh ~ 10% giá điện trong đó: 25% cho U;
30% làm giàu đồng vị; 20% chế tạo nhiên liệu và 25% chôn cất thải với tính toán
giá thành điện hạt nhân: 30-50USD/MWh (70% cho khấu hao, 20% cho vận hành
và bảo dưỡng, 10 % chi phí cho chu trình nhiên liệu).
Giá vận chuyển và bảo quản nhiên liệu đã cháy gồm 70-100 USD/kg cho việc
vận chuyển bằng xe hoặc bằng tàu hỏa; 200 USD/ kg cho việc vận chuyển bằng tàu
thủy và 100-300 USD/ kg bảo quản nhiên liệu khô vòng đời 50 năm. Giá để thu
nhận lại nhiên liệu sau khi cháy và bảo quản dài hạn là nhỏ, chiếm 10 % của nhiên
liệu mới hoặc 1-2% giá điện năng. Gía chôn cất thẳng nhiên liệu đã cháy được ước
lượng là 400-900USD/kg.
Nguyên liệu đầu urani dạng kỹ thuật sau khi tinh chế đến mức độ nhất định là
hàng hóa, có thể được nhà vận hành lò phản ứng ủy thác cho bất kỳ nhà máy
chuyển hóa nào đã kí kết hợp đồng và sản phẩm sau chuyển hóa được chuyển đến
bất kỳ nhà máy làm giàu nào trong khuôn khổ thương mại giữa các nước. Một điểm
đặc biệt của chu trình nhiên liệu hạt nhân là cách các công ty có lò phản ứng mua
nhiên liệu. Thay cho việc mua bó nhiên liệu từ nhà chế tạo, thường họ mua urani
thuộc tất cả các dạng trung gian. Điển hình, người mua nhiên liệu của công ty có lò
phản ứng sẽ ký kết riêng rẽ với các nhà cung cấp ở tầng bước của quá trình sản
xuất. Đôi lúc người mua có thể mua urani giàu và kí kết hợp đồng chế tạo riêng. Họ
cũng thường thuê hai hoặc ba nhà cung cấp cho mỗi giai đoạn của chu trình là
những ai cạnh tranh cho việc kinh doanh của họ.
Hiện nay, tất cả các nhà chế tạo nhiên liệu cạnh tranh nhau để sản xuất và bán
nhiên liệu bổ sung hàng năm. Phần lớn cơ sở chế tạo nhiên liệu nằm bên trong lãnh
thổ của của các nước có nhà cung cấp lò phản ứng và cũng là phần lớn nước làm
giàu đồng vị urani (xem phụ lục kèm theo). Việc buôn bán nhiên liệu, vật liệu hạt
nhân, thiết bị hạt nhân không chỉ đơn thuần dựa vào kí kết hợp đồng mang tính
kinh tế giữa nhà chế tạo hoặc cung cấp với người mua mà còn phụ thuộc vào quan
hệ giữa các quốc gia và bị ràng buộc quốc tế về Hiệp định không phổ biến vũ khí
hạt nhân, về quản lý xuất khẩu, v.v. .
• Tình hình cung cầu nhiên liệu hạt nhân của thế giới hiện nay và dự báo cho
giai đoạn 2020-2030 và sau 2030
- Tài nguyên urani và cung cầu nhiên liệu hạt nhân trên thế giới
+ Phân bố tài nguyên urani trên thế giới
Khác với nhiên liệu hóa thạch, phân bố tài nguyên urani không tập trung vào
một số khu vực, mà phân bố khá đồng đều: Liên Xô cũ: 27% (Nga: 10%;
Kazakhstan: 15%; Uzbekistan: 2%); Úc: 23%; Châu Mỹ (19%) (Canada: 8%; Hoa
Kỳ: 6%; Brazil: 5%); Châu Phi: 18% (Nam Phi: 8%; Niger: 5%; Namibia: 5%) và
các nước khác: 13%. (So sánh nhiên liệu hóa thạch: Trung Đông: 61%, Liên Xô cũ:
9,6%; Châu Mỹ: 14,6% và Châu Phi: 9,5%). Phần lớn các nước có tài nguyên urani
có chế độ chính trị ổn định.
Sự phân bố này tạo thuận lợi cho việc đảm bảo cung cấp nguyên liệu urani.
+Cung cầu nguyên liệu urani trên thế giới
Khả năng sản xuất urani kỹ thuật
Theo tài liệu phân tích của Tổ chức NLNT thế giới (IAEA), tốc độ đóng góp
phần điện hạt nhân hàng năm vào tổng điện năng của thế giới trong giai đoạn 2006
đến 2030 từ 0,6 đến 2,8%. Với tốc độ này, điện hạt nhân phát triển từ 369,7 GWe
vào năm 2006 đến 447- 691 GWe vào năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu điện hạt
nhân này, nhu cầu urani nguyên liệu từ 66.500 tấn U vào năm 2006 đến 93.775-
121.955 tấn U vào năm 2030.
IAEA cũng đưa ra số liệu dự kiến khả năng sản xuất urani của thế giới tới năm
2030 như sau:
Năm 2007 2010 2015 2020 2025 2030
A 54 370 80 685 95 630 88 525 83 840 83 130 Sản
lượng
(tấn U) B 56 855 86 720 117
420
122
620
118 060 117 850
(cột A: Năng lực của các cơ sở đang sản xuất và có kế hoạch sản xuất từ tài
nguyên RAR và EAR-I có giá < 80USD/kgU. Cột B: Bao gồm các cơ sở đang xây
dựng hoặc có kế hoạch xây dựng với dự kiến sản xuất từ tài nguyên RAR và EAR-I
có giá < 80USD/KgU).
Để thỏa mãn nhu cầu urani đến năm 2020 cần phải tăng cường điều tra địa chất
và đến năm 2030 cần đưa vào vận hành hàng chục mỏ mới và vượt mức khai thác
hiện nay đến 2-3 lần. Theo IAEA, giải quyết vấn đề này là hoàn toàn hiện thực.
Các đánh giá sơ bộ của tổ chức IAEA và OECD NEA, về tổng thể của thế giới,
từ các nguồn urani đã được thăm dò và trữ lượng urani dự báo đủ cho nhân loại
trong thời gian dài. Thời gian này hiện được đánh giá là ~ 100 năm tới.
Hiện có 11 quốc gia sản xuất urani kỹ thuật chính và được sắp xếp theo thứ tự
sau: Canađa, Úc, Kazakhstan, Nga, Namibia, Niger, Uzbekistan, Nam phi, Mỹ,
Ukraina và Trung Quốc ( xem bảng 1).
Năng lực làm giàu và chế tạo nhiên liệu
Như đã trình bày ở trên, nhiên liệu hạt nhân thành phẩm dùng trực tiếp cho lò
phản ứng được chế biến từ urani kỹ thuật qua các công đoạn như chuyển hóa urani
kỹ thuật sang dạng UF6, làm giàu đồng vị urani nhằm đạt hàm lượng đồng vị U-235
cỡ 4-5% và chế tạo nhiên liệu (gồm các bước: chế tạo gốm nhiên liệu từ UF6 đã
làm giàu; chế tạo vỏ bọc nhiên liệu; chế tạo thanh và bó nhiên liệu).
Hiện nay, những nước sau có công nghệ làm giàu đồng vị urani-235: Brazil,
Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Lan, Pakistan, Nga, Anh và Hoa
Kỳ. Trong đó, một số nước phục vụ cho cả chương trình vũ khí, một số chỉ phục vụ
cho nhu cầu nhiên liệu hạt nhân của quốc gia. Chỉ có hai quốc gia: Nga
(MINATOM) và Hoa kỳ (DOE và USEC) và hai tổ hợp quốc tế: Eurodif (ở Pháp)
và Urenco (ở Đức, Hà Lan, Anh và sắp tới là ở Hoa kỳ và liên doanh với Pháp)
cung cấp dịch vụ làm giàu đồng vị U-235 cho các nước khác.
Công suất làm giàu đồng vị của Nga và Hoa kỳ và hai tổ hợp quốc tế: Eurodif (ở
Pháp) và Urenco (ở Đức, Hà Lan, Anh và sắp tới là ở Hoa kỳ và liên doanh với
Pháp) đủ cho việc hoạt động của các nhà máy điện nội địa và các nước hiện các cơ
sở này cung cấp dịch vụ.
Tổng năng lực làm giàu đồng vị urani của 10 quốc gia là 45.755 103SWU /năm
xếp theo thứ tự sau: Nga, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Anh, Đức, Nhật bản, Trung Quốc,
Achentina và Pakistan.
Quốc gia thực hiện công nghệ chế tạo nhiên liệu từ nguyên liệu urani đã được
làm giàu phụ vụ cho nhu cầu nội địa: Achentina, Brazil, Canađa, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Romani, Pakistan và quốc gia vừa cung cấp nhu cầu nội
địa vừa cung cấp dịch vụ chế tạo cho nước khác: Bỉ, Pháp (AREVA NC), Đức
(Framatom ANP), Nga, Tây Ban Nha, Thủy Điển (WH), Anh Quốc, Hoa Kỳ (GE,
WH, Siemens, AREVA NC). Phần lớn cơ sở chế tạo nhiên liệu hiện nay được xây
dựng tại các nước có bán lò phản ứng và cũng là phần lớn là những nước thực hiện
việc làm giàu urani.
• Xu thế bảm bảo cung ứng nhiên liệu của thế giới
Dựa trên Hiệp ước NPT, các nước sỡ hữu vũ khí hạt nhân và các nước có nền
công nghiệp hạt nhân phát triển (Nga, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Nhật Bản) cũng như một
số tổ chức quốc tế (IAEA, Hội Hạt Nhân quốc tế, …) đề xuất các sáng kiến và cơ
chế đảm bảo cho việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân. Bản chất của các đề xuất này là
không cho phép các nước mới tham gia vào điện hạt nhân xây dựng cơ sở làm giàu
đồng vị và tái chế nhiên liệu hạt nhân đã cháy. Các cơ sở hạt nhân nhạy cảm này
được hạn chế ở một số quốc gia đặc thù. Các quốc gia đặc thù này phải bảo đảm
cho các nước khác việc cung cấp ổn định nhiên liệu hạt nhân. Xu hướng chung hiện
nay là: (1) Xây dựng các trung tâm làm giàu đồng vị U-235 quốc tế, đặt tại các
nước sỡ hữu vũ khí hạt nhân và (2) Xây dựng ngân hàng nhiên liệu dạng sản phẩm
urani đã làm giàu nhẹ như UO2 và UF6 nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện
hạt nhân khi có đứt quãng trong việc cung cấp nhiên liệu do những đổ vỗ chính trị.
Triển vọng của các đề xuất, sáng kiến này vẫn còn rất hạn chế trong triển khai
thực tế.
Hiện nay, việc cung cấp urani và các dịch vụ nhiên liệu vẫn được thực hiện theo
cơ chế đã trình bày. Trong các đề xuất trên cũng nhấn mạnh cơ chế cung cấp nhiên
liệu hiện tại.
III. 3. Đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho giai đoạn 2020-2030
• Nhu cầu nhiên liệu hạt nhân
Theo QHĐ VI trong giai đoạn từ 2020 đển 2025 nhu cầu nhiên liệu thành phẩm
của 11 tổ máy là: 220 tấn U cho mỗi năm nhằm để bổ sung nhiên liệu. Giai đoạn
sau 2025 -2030 nhu cầu nhiên liệu thành phẩm của 16 tổ máy là: 320 tấn U cho mỗi
năm nhằm để bổ sung nhiên liệu chưa kể nhiên liệu lần đầu nạp cho các lò phản
ứng là .
Việc đánh giá giá nhiên liệu vào thời điểm này là rất khó. Giá hiện nay cho một
lò phản ứng công suất 1000 MW một năm là 25-30 triệu USD.
• Phương án cung cấp nhiên liệu
Trong giai đoạn này cần có lõi nhiên liệu hạt nhân đầu tiên cho việc khởi động
nhà máy và nhiên liệu chạy trong một số năm trong thời gian bảo hành nhà máy (
tối thiểu 03 năm). Số nhiên liệu này tốt nhất sẽ do công ty trúng thầu cung cấp nhà
máy đảm nhiệm.
Nhiên liệu thành phẩm cho lõi lò và bổ sung hàng năm được thực hiện bằng
cách thức nhập khẩu.
Phương thức nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân thành phẩm có thể được thực hiện:
- Chủ nhà máy ĐHN ủy thác cho một công ty nước ngoài, đó là công ty trúng
thầu cung cấp nhà máy ĐHN, đảm nhiệm.
- Chủ nhà máy ĐHN trực tiếp nhập khẩu nhiên liệu từ một hoặc một số công ty
nước ngoài.
Trong thời gian này chủ nhà máy ĐHN ủy thác nhập khẩu cho công ty trung
thầu là thích hợp nhất do kinh nghiệm, sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và trách nhiệm
bảo hành của chủ thầu.
• Các chuẩn bị cho việc đảm bảo nhập khẩu nhiên liệu thành phẩm
Chuẩn bị yêu cầu đấu thầu cho nhà máy ĐHN
- Đưa yêu cầu cung cấp nhiên liệu vào yê