Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại
lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị
trường khác. Các loài chính được nuôi trong các trại là E. coicoides, E.
malabaricus, E. lanceolatus và E. fuscoguttatus. Hiện nay, có 15 loài cá mú
đang được nuôi tại Ðài Loan. Các vấn đề như lượng cung cấp và nhu cầu tiêu
thụ thường gây ảnh hưởng đến giá cả. Do vậy, các nhà nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản đang tiến hành thử nghiệm các loài khác nhau để tăng thêm tính cạnh
tranh trong thị trường. Gần đây, một số loài mới đang được sử dụng để nuôi
biển và cho thử nghiệm sinh sản trong môi trường lồng bè (kín) bao gồm E.
Tukula, E. bruneus, E. multinotatus, E. flavocaeruleus, E. cyanoopdus,
Plectropomus, laevis, Cromileptes altivelis và Cephalopholis sonnerati.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chu trình nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu Trình Nuôi Cá Mú
Khép Kín Ở Đài Loan
KHCN TS, 6/2004 - D. L - Seafood International T3/04
Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại
lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị
trường khác. Các loài chính được nuôi trong các trại là E. coicoides, E.
malabaricus, E. lanceolatus và E. fuscoguttatus. Hiện nay, có 15 loài cá mú
đang được nuôi tại Ðài Loan. Các vấn đề như lượng cung cấp và nhu cầu tiêu
thụ thường gây ảnh hưởng đến giá cả. Do vậy, các nhà nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản đang tiến hành thử nghiệm các loài khác nhau để tăng thêm tính cạnh
tranh trong thị trường. Gần đây, một số loài mới đang được sử dụng để nuôi
biển và cho thử nghiệm sinh sản trong môi trường lồng bè (kín) bao gồm E.
Tukula, E. bruneus, E. multinotatus, E. flavocaeruleus, E. cyanoopdus,
Plectropomus, laevis, Cromileptes altivelis và Cephalopholis sonnerati.
Những loài này thường không có đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cá rạn
sống. Nuôi biển thâm canh hoặc trong môi trường lồng bè (kín) có thể cung
cấp nguồn cá mú phù hợp và khi thu hoạch không làm ảnh hưởng tới môi
trường san hô nhạy cảm.
Trong mấy thập kỷ qua, tại Ðông Nam Á, nhu cầu về cá mú tươi sống đã tăng
một cách đáng kể. Hầu hết nhu cầu về cá mú được đáp ứng từ nguồn đánh
bắt. Tuy nhiên, có một số vấn đề cấp thiết liên quan đến nguồn lợi cá mú cần
được giải quyết nếu như muốn duy trì việc kinh doanh cá mú trong tương lai.
Số lượng cá mú rất dễ bị suy giảm bởi việc khai thác quá mức vì vòng đời của
loài này dài và kích cỡ quần thể lại nhỏ. Việc khai thác cá mú quá mức đã xảy
ra ở nhiều khu vực và việc sử dụng một số dụng cụ khai thác đã huỷ diệt môi
trường sống của loài này. Do vậy, một nhu cầu cấp thiết là phải phát triển các
nguồn cá mú khác để giảm áp lực khai thác đối với đàn cá tự nhiên. Giải pháp
cho những vấn đề này là thiết lập một chu trình nuôi cá mú khép kín (sử dụng
cá hương được nuôi trong trại giống) và mở rộng nuôi biển nói chung.
Ở Ðài Loan, việc nuôi cá mú đã bắt đầu vào năm 1972. Nguồn giống cả cá
bột được đánh bắt từ tự nhiên nhưng nguồn này không đủ vì lượng giống
trong tự nhiên đã bị giảm đi đáng kể. Do vậy, việc nghiên cứu để sản xuất
giống nhân tạo đã được tiến hành và thành công vào giữa những năm giữa
thập kỷ 80. Từ đó đến nay, Ðài Loan đã phát triển được một ngành công
nghiệp nuôi cá mú biển theo công nghệ tiên tiến.
Với đặc tính tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao, cá mú đã sớm trở thành loài
nuôi biển quan trọng nhất ở Ðài Loan. Năm 2001, có hơn 600 trại ương và
nuôi tăng trưởng với diện tích sản xuất hơn 700ha. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của
chính phủ đã cho phép các trại giống và nuôi cá mú phát triển có hiệu quả,
các rào cản về xuất nhập khẩu cá bột đã được bãi bỏ nhằm thúc đẩy nền công
nghiệp này. Ở Ðài Loan sản lượng nuôi cá mú cỡ thương phẩm đã tăng từ
khoảng 1000 tấn vào những năm đầu của thập kỷ 90 và lên đến 7000 tấn vào
năm 2001. Ðể sản xuất nguồn giống cho nuôi đại trà, đàn cá bố mẹ được kích
thích để sinh sản nhân tạo hoặc được sinh sản tự nhiên với số lượng 20 triệu
cá bột hằng năm.
Các hoạt động nuôi biển
Khó khăn chính gặp phải trong việc phát triển nuôi cá mú là sản xuất giống cá
phù hợp. Việc nuôi ấu trùng cá mú thường không chắc chắn vì với số lượng
nuôi lớn nhưng tỷ lệ sống sót nhìn chung là thấp. Tuy nhiên, những người
nông dân nuôi cá mú Ðài Loan đã vượt qua vấn đề này. Những lý do thành
công của nền công nghiệp nuôi ấu trùng cá mú Ðài Loan bao gồm:
Sản xuất số lượng lớn trứng đã được thụ tinh :
Có ít nhất có 10 trại nuôi cá mú bố mẹ quy mô lớn ở miền Nam Ðài Loan.
Thông thường, họ để cho loài cá này sinh sản tự nhiên trong các ao. Vào mùa
sinh sản chính, mỗi ngày có tới 300 cá bố mẹ sản xuất trên 20kg trứng (30
triệu trứng) trong một ao diện tích 0,2 ha. Mỗi năm các trại nuôi cá bố mẹ có
thể sản xuất ra 20 tỉ trứng cá mú đã được thụ tinh đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn
1000 trại nuôi cá mú.
Hoóc môn được sử dụng để kích thích cá sinh sản sớm hơn vì những con
giống này sẽ thu được giá cao hơn những cá giống sản xuất muộn hơn.
Tổ chức các trại giống kết hợp, người điều hành trại nuôI có kinh nghiệm và
có các hệ thống nhỏ chuyên môn hoá cao nằm trong một hệ thống nuôi cá mú
tiên tiến.
Hệ thống nuôi cá mú liên quan đến một loạt các trại nuôI chuyên nghiệp nằm
trong những khu vực sản xuất. Các trại sản xuất trứng thụ tinh, đàn cá bố mẹ
được giữ trong các ao ngoài trời và được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc
cho sinh sản tự nhiên. Trứng được thụ tinh sẽ được chuyển tới trại nuôi cá
bột, ở đó trứng được phát triển đến khi có đuôi dài 3cm. Người ta sử dụng cả
hai phương pháp nuôi ấu trùng là nuôi trong nhà và ngoài trời và sử dụng kỹ
thuật nước xanh hoặc nước sạch.
Sau đó, cá đươc đưa vào một trại nuôi cá giống và khi cá đạt chiều dài đuôi là
7 - 9cm, chúng được chuyển đến nuôi trong các ao ngoài trời hoặc các lồng
lưới nổi. Cá được nuôi đến khi đạt cỡ thương phẩm là 600 - 700g.
Ở đảo Penghu, cá mú được nuôi trong các lồng lưới nổi. Ðịa phương này
chiếm khoảng 70% các lồng nuôi ở Ðài Loan bởi vì có điều kiện cư trú và
chất lượng nước tốt. Ở miền Nam Ðài Loan, cá mú được nuôi trong các ao ở
những vùng quảng canh ven bờ biển.
Cá mú loài E. coioides có tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn đối với hình thức nuôi
lồng. Phải mất từ 8 - 10 tháng để nuôi cá thành cỡ thương phẩm từ 400 - 800g
trong lồng còn nuôI trong ao thì mất từ 10 - 14 tháng.
Hiệu quả cao trong sản xuất thức ăn tươi sống.
Cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá mú là một trong những điều khó
khăn làm hạn chế sự phát triển việc nuôi cá mú. Có một tỷ lệ cá chết lớn vì ấu
trùng cá đòi hỏi phải có những loại thức ăn phù hợp
Ðộng vật phù du được xác định là thức ăn cho nhiều ấu trùng cá. Chúng có
kích cỡ phù hợp và cung cấp lượng dinh dưỡng tốt. Việc thu hoạch và giữ cho
chúng sống gặp rất nhiều khó khăn tại các trại nuôi trên đất liền.
Ở Ðài Loan, các chủ trại chuyên cung cấp nguồn thức ăn tươi sống đã phát
triển một hệ thống thâm canh sản xuất động vật phù du và bảo đảm nguồn
thức ăn tươi sống để nuôi các loài cá biển ở quy mô thương phẩm. Các trại
cung cấp thức ăn tươi sống đã đóng một vai trò to lớn trong sự thành công của
nghề sản xuất cá mú bột ở Ðài Loan.
Có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và một viện nghiên cứu hỗ trợ việc phát
triển thị trường và kỹ thuật.
Hiệp hội Sản xuất cá giống của Ðài Loan đã được thành lập vào tháng 5 năm
1996 với mục đích thúc đẩy Ðài Loan thành một trung tâm cung cấp giống cá
của châu Á - Thái Bình Dương, nhằm xuất khẩu giống cá có chất lượng cao
tới các nước trong khu vực.
Một hệ thống mang tính hội nhập của các tổ chức liên quan đến thuỷ sản, một
mạng lưới thông tin và dây chuyền các thị trường sẽ giúp cho việc thiết lập hệ
thống giám sát chất lượng và là nguồn cung cấp các loại giống thuỷ sinh.
Chính phủ đã hỗ trợ tài chính, các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thuỷ
sản Ðài Loan và một số trường đại học tham gia tích cực vào việc phát triển
kỹ thuật nuôi cá mú. Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh
học và sinh sản, các chuyên gia nuôi cá mú có thể nâng cao mức hoạt động và
tăng cường sự cạnh tranh của họ trong nền công nghiệp này. Cũng có một số
chính sách của chính phủ với mục đích sử dụng giống cá nuôI trong trại để táI
tạo lại nguồn lợi cá mú tự nhiên đã bị khai thác quá mức.
Sự độc lập và sáng kiến của của các chuyên gia nuôi cá mú
Các chuyên gia nuôi cá mú có xu hướng chuyên môn hoá các bước khác nhau
trong quy trình nuôi cá mú khép kín. Một điều được nhận thấy rất rõ ở Ðài
Loan là các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản luôn cải tiến công nghệ và dẫn
đầu trong thương trường. Mặc dù có một số bí mật về kỹ thuật nuôi do môi
trường cạnh tranh cao, xong các chuyên gia đều tỏ ra có tính tổ chức cao và
cạnh tranh lành mạnh, họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của
mình.
Những triển vọng trong tương lai
Việc thiếu nguồn lợi đất là hạn chế chính đối với nuôi trồng thuỷ sản, vì thế
việc nuôi cá mú phải có những cải tiến để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn
lợi đất. Chính sách của Chính phủ là thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả nguồn lợi
đất bằng cách phát triển nuôi lồng biển thay cho nuôi trong các ao trong đất
liền. Cần phải khắc phục một số thử thách khác như sự ô nhiễm từ việc nuôi
cá mú, sản xuất quá mức sản phẩm cá mú và sự cạnh tranh của cá mú nhập
khẩu. Ðài Loan hiện vẫn đang giữ lợi thế và phát triển nuôi cá mú. Những yếu
tố này là do sự lao động cần cù của người nuôi cùng với sự giáo dục và những
kinh nghiệm tốt hơn so với các đối tác của họ ở những nước Ðông Nam á
khác. Theo báo cáo của Viện Nguồn lợi Thế giới thì có khoảng 70% giống cá
biển trên thế giới đã hoặc đang bị khai thác quá mức.
Các rạn san hô ngày càng bị phá hoại, đây là một tiếng chuông cảnh báo về sự
mất đi nơi cư trú của nhiều loài thuỷ sản. Sản xuất được nhiều cá nuôi hơn để
bảo vệ các loàI cá quý hiếm và thúc đẩy nuôi thương mại trong lồng bè có thể
là một kết quả có tính lôgíc để giảm áp lực đánh bắt ở những vùng san hô.
Với tình hình này, quy trình nuôi cá mú khép kín ở Ðài Loan sẽ là một trong
những giải pháp tối ưu để bảo vệ những vùng san hô mà vẫn đủ cá để cung
cấp cho thị trường