Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam hiện nay - từ góc nhìn đa dạng văn hóa

Tóm tắt. Từ chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 được tác giả so sánh đối chiếu chuẩn nghèo đơn chiều các giai đoạn trước ở Việt Nam, đặc biệt là được nhìn nhận dưới góc nhìn đa dạng văn hóa để từ đó khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của việc tiếp cận chuẩn nghèo mới và việc nâng cao vai trò của công tác xã hội vào quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam trong những năm tới.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam hiện nay - từ góc nhìn đa dạng văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0029 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 35-43 This paper is available online at CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - TỪ GÓC NHÌN ĐA DẠNG VĂN HÓA Nguyễn Thị Mai Hồng Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 được tác giả so sánh đối chiếu chuẩn nghèo đơn chiều các giai đoạn trước ở Việt Nam, đặc biệt là được nhìn nhận dưới góc nhìn đa dạng văn hóa để từ đó khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của việc tiếp cận chuẩn nghèo mới và việc nâng cao vai trò của công tác xã hội vào quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam trong những năm tới. Từ khóa: Phân hóa giàu nghèo (PHGN), Xóa đói giảm nghèo (XĐGN), Công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH, HĐH). 1. Mở đầu Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội luôn xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình phát triển của bất kì một xã hội nào trên thế giới. Mặc dù nghèo đói phát sinh và tồn tại một cách khách quan nhưng nó luôn là một vấn đề cần được Chính phủ quan tâm giải quyết. Nếu không giải quyết được thì sẽ không khắc phục được hậu quả tiêu cực của phân hóa giàu nghèo, mà ở đó luôn là nguy cơ tiềm tàng của phân hóa giai cấp, sắc tộc, bần cùng hóa một nhóm dân cư cũng như kéo theo các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vấn đề XĐGN vào danh mục những công việc bức xúc của Chính phủ. Người coi giặc đói, giặc dốt là thứ giặc nguy hiểm. Đói thì suy kiệt thể lực, trí tuệ. Đói sẽ làm mông muội tinh thần và thấp kém con người. Một dân tộc đói, dốt là một dân tộc yếu. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc trên thế giới có phương pháp, tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói khác nhau, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của mình. Thậm chí trong mỗi một quốc gia, ở mỗi một giai đoạn cũng có các phương pháp thực hiện XĐGN khác nhau. Ví dụ ở nước ta trong những năm 80 và đầu những năm 90, các hoạt động XĐGN của Chính phủ chủ yếu là trợ cấp khó khăn thường xuyên hoặc đột xuất cho các hộ nghèo bằng tiền hoặc hiện vật trong những tháng giáp hạt hoặc do ảnh hưởng của thiên tai. Từ năm 1993 trở lại đây, cách tiếp cận XĐGN của Chính phủ ngày càng đổi mới với phương châm “Giúp người nghèo cần câu hơn cho người nghèo xâu cá”. Cách tiếp cận này đã giúp người nghèo chủ động tự vươn lên XĐGN. Chính điều đó đã tạo nên một môi trường XĐGN ngày càng bền vững ở nước ta hiện nay. . . Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 2/5/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hồng, e-mail: maihongsw@yahoo.com.vn 35 Nguyễn Thị Mai Hồng Nguyên nhân gây ra nghèo đói liên quan rất nhiều đến trình độ phát triển kinh tế; điều kiện địa lí - tự nhiên; dân số và trình độ dân trí; bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tập tục; hệ tư tưởng và chế độ chính trị. . . Vì thế tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia, địa phương đều có sự khác nhau về mức độ, số lượng. người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của các quốc gia khác và có nước tỉ lệ nghèo đói cao, có nước tỉ lệ nghèo đói thấp. Đặc điểm mang tính đặc thù ở nước ta hiện nay là còn rất nhiều người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Họ chẳng những nghèo về kinh tế mà còn nghèo cả về văn hóa (thiếu những điều kiện, cơ hội về nhận thức, giáo dục, y tế, thông tin,. . . ). Trong số đó có không ít những gia đình chính sách, những người có công với đất nước tuy còn nghèo nhưng sống trọng học vấn, trọng danh dự, trọng đạo đức. . . [4]. Chúng ta cũng dễ nhận thấy trong số hộ giàu, có hộ giàu lên nhờ “cơ may” xã hội như có công ăn việc làm trong các ngành, các cơ sở đem lại thu nhập cao; hoặc được đi học tập, công tác ở nước ngoài. . . có hộ giàu lên bằng chính sức lao động của mình, song cũng có hộ giàu lên không phải bằng trí tuệ, sức lực mà từ những vị trí xã hội thuận lợi hoặc lợi dụng kẽ hở của luật pháp và những hạn chế của công tác quản lí Nhà nước trong thời buổi sơ khai của nền KTTT để làm giàu. Những thủ đoạn làm giàu bất chính thường là tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả. . . Từ đó nảy sinh một loại người “giàu xổi” trọc phú, hợm của, “trưởng giả học làm sang”. Thậm chí tình trạng quá dư thừa của cải của một nhóm người, với lối sống hưởng thụ vật chất quá đáng, sùng bái đồng tiền, đánh giá người khác bằng giá trị đồng tiền, dẫn đến thói ích kỉ và các tệ nạn xã hội. . . Đúng như Federico Mayor nguyên tổng thư kí UNESCO đã nhận định: đó là nơi người giàu bị cận thị vì sự giàu có, không nhìn thấy chân trời nào khác ngoài những chân trời mà các quy luật thị trường hé lộ cho thấy. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải chịu hậu quả kéo dài của nhiều năm chiến tranh, nước ta bắt đầu đi vào CNH, HĐH khi chưa có những chỉ số cao về phát triển con người. Nhiều năm qua, tốc độ nâng cao dân trí ở nước ta còn quá chậm, mặt bằng dân trí thấp, số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao còn ít. Phần đông người lao động chưa được đào tạo về nghề nghiệp (tỉ lệ lao động có kĩ thuật thấp), ở nước ta mới có 12% lao động qua đào tạo. Trong số lao động qua đào tạo, số có trình độ đại học chiếm 0.3%; đại học và cao đẳng là 20.1%; trung học chuyên nghiệp là 35,8%; công nhân kĩ thuât có bằng là 24,4%; công nhân kĩ thuật không có bằng là 19,4% [7]. Đó là những khó khăn hết sức to lớn cho việc tiếp thu khoa học và công nghệ mới nhằm đạt tới những mục tiêu của CNH, HĐH. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cuộc đua tranh trên thị trường thế giới và khu vực đang đồi hỏi và phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của nguồn lực con người. Hơn nữa, do sự chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế, phân công mới về lao động nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước từ đó diễn ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực nguồn nhân lực hướng vào làm thay đổi nghành nghề, cơ cấu và chất lượng (trình độ, kĩ năng, tay nghề, năng lực quản lí. . . ) của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của thị trường (bao gồm cả thị trường lao động) trong nước và quốc tế thì nhóm người nghèo, nhóm người chịu thiệt thòi không có những điều kiện để bắt kịp với sự đổi mới. Kinh nghiệm của các nước đạt thành quả cao về kinh tế ở Đông Á cho thấy, các nước đó điểm xuất phát đều là các nước nghèo, đông dân, muốn nâng cao mức sống, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có một con đường là xây dựng một xã hội học vấn cao. Do đó, đã xuất hiện một hiện tượng đua tranh trong chiến lược phát triển giáo dục giữa nước này với nước khác, giữa khu vực này với khu vực khác. Nghiên cứu trường hợp Đông Á cho thấy nếu như phân phối thu nhập càng công bằng thì tỉ lệ học sinh đi học cấp tiểu và trung học càng tăng. Điều đó chứng tỏ rằng tỉ 36 Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam hiện nay - từ góc nhìn đa dạng văn hóa lệ học sinh đi học (lao động có giáo dục) với sự bất bình đẳng được đo bằng hệ số Gini có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi sự bất bình đẳng về thu nhập giảm, một số đông con em các hộ nghèo sinh sống ở nông thôn được tới trường. Kiến thức thu được trong trường học đã làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động làm tăng tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Như vậy, bất bình đẳng về thu nhập, về cơ hội có việc làm sẽ giảm xuống nếu các quốc gia tập trung phát triển hệ thống giáo dục. . . Do đó phát triển giáo dục và đào tạo là biện pháp không gì thay thế được để thực hiện tăng triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội nói chung, ở nông thôn nói riêng (nơi có nhiều người nghèo sinh sống), là chiếc cầu vững chắc dẫn dắt nhân dân một nước từ nghèo nàn lạc hậu tới giàu có văn minh. Theo kết quả điều tra xã hội học về thu nhập và mức sống của các hộ cư dân ở nông thôn nước ta cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đói nghèo, nhưng thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn chiếm các tỉ lệ cao trong các câu trả lời. Thiếu vốn thường được coi là nguyên nhân hàng đầu của các hộ nghèo ở nông thôn hiện nay. Song nếu xét về nguồn gốc sâu xa, có tác động lâu dài đến nghèo đói, thì thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn mới chính là nguyên nhân cơ bản nhất. Tuy không dễ, nhưng tình trạng thiếu vốn có thể từng bước được khắc phục bằng các hệ thống ngân hàng cho người nghèo và bằng nhiều hình thức tín dụng khác ở nông thôn. Còn thiếu kiến thức về kinh nghiệm làm ăn thì không thể giải quyết nhanh chóng, mà phải có chiến lược lâu dài nâng cao dân trí, đào tạo nghề nghiệp, bồi dưỡng kĩ năng lao động cho mọi người dân. Điều đó càng khẳng định, cùng với nhiều biện pháp khác thì phát triển giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo có nghĩa là đầu tư cho phát triển. Nói cách khác đầu tư vào con người có thể cắt đứt được cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó, tạo dựng vòng phát triển. Mối quan hệ biện chứng như vậy thật ra đã xuất phát từ thực tiễn. Thực tiễn của sự phát triển KTTT ở một loạt nước cho thấy bên cạnh sự kì diệu của khoa học và công nghệ, bên cạnh nền văn minh tin học hiện đại, còn tồn tại vô vàn những hiện tượng phản văn hóa. Việc đề cao tự do cá nhân quá mức, khuyến khích tiêu dùng tới mức tối đa dẫn tới sự xói mòn, xuống cấp và tan vỡ trong lĩnh vực văn hóa, con người và xã hội, làm suy giảm nghiêm trọng cuộc sống nội tâm đưa con người tới tình trạng “dưới mức phát triển văn hóa” hay là một sự “phản phát triển” là những nhân tố tiềm tàng gây mất ổn định xã hội, suy thoái về kinh tế. Phương pháp thực hiện XĐGN ở các quốc gia rất khác nhau tùy thuộc vào những nguyên nhân gây ra nghèo đói, quan điểm, tiềm lực kinh tế đầu tư cho XĐGN. Tuy nhiên, đối với mọi quốc gia việc XĐGN đều bao gồm các hoạt động để hỗ trợ các điều kiện cơ bản cho cuộc sống của người nghèo. Vì vậy có thể khái quát rằng: Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản (như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, tiếp xúc văn hóa, xã hội. . . ) để người nghèo có thể tồn tại, phát triển và dần đạt tới mức sống trung bình như các thành viên khác trong cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của chuẩn nghèo đa chiều trong công tác XĐGN ở nước ta hiện nay Theo quyết định số 59/2015/GĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 có các nội dung chủ yếu sau: Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 37 Nguyễn Thị Mai Hồng 1. Các tiêu chí về thu nhập: a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. 2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin [3]. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 1. Hộ nghèo: a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên; b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2. Hộ cận nghèo: a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 3. Hộ có mức sống trung bình: a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng [3]. Như vậy chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều có ý nghĩa to lớn đối với công tác XĐGN như sau: 1. Mức chuẩn nghèo quy định tại Quyết định này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020. 2. Nội dung của QĐ này cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan: trên cơ sở mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cả nước và từng địa phương, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỉ lệ tiếp cận thấp. 3. Nội dung của QĐ góp phần: a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa 38 Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam hiện nay - từ góc nhìn đa dạng văn hóa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều; b) Chỉ đạo điều tra xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo hằng năm; c) Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn; d) Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn; đ) Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn. 4. Đối với nhân viên công tác xã hội việc nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách XĐGN nói chung, nắm vững chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là có ý nghĩa hết sức thiết thực để đưa chính sách XĐGN của Đảng, Nhà nước Việt Nam vào cuộc sống. 2.2. Văn hóa trong công tác xóa đói giảm nghèo từ chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở nước ta hiện nay Từ cách tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều Việt Nam hiện nay có thể nêu ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm mục đích giải quyết sự PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng, song tựu trung lại giải pháp nào cũng cố gắng thể hiện được một hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa cao, một quan điểm phát triển toàn diện, có hiệu quả và bao trùm lên tất cả là một triết lí nhân văn vì con người, do con người. Đó chính là cách tốt nhất để khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo trong phát triển toàn diện kinh tế xã hội đất nước theo hướng CNH, HĐH, mà không hề cắt đứt khỏi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như Lê Quý Đôn đã tổng kết: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Thực tiễn giải quyết sự PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng ở nước ta thời gian qua cho thấy để giữ cho khoảng cách giàu-nghèo trong giới hạn “độ” cho phép – tức còn là động lực cho sự phát triển phải có những giải pháp thiết thực về mặt xã hội để hạn chế bớt những nghịch cảnh phản nhân văn. Những giải pháp này đương nhiên không thể thoát li trình độ kinh tế nhưng lại phải được thực hiện với nhiều yếu tố phi kinh tế có thể huy động được. Có được những giải pháp này lại đòi hỏi phải đặt ở tầm nhìn văn hóa, phải từ sự tiếp cận văn hóa để có những điều chỉnh về mặt xã hội nhằm khắc phục những hậu quả khó tránh khỏi do cơ chế thị trường nói chung, do hiện tượng PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng nói riêng gây ra. Giải pháp về văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, nhân tố văn hóa trong những năm gần đây được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Morixơ Gôđơliê – nhà nhân học Pháp đưa ra nhận định khái quát: nếu thế kỉ XX là của con người kinh tế, thì thế kỉ XXI sẽ là của con người văn hóa. Văn hóa như là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển. Max Weber – nhà xã hội học Đức cũng nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Theo ông văn hóa là những tính “quy định nằm sâu trong cấu trúc của mỗi xã hội. Nó có khả năng quy định chiều hướng vận động của các cộng đồng. Tầng lớp ưu tú của xã hội phải được hình thành trên cơ sở sàng lọc của cuộc sống, trong đó văn hóa là một đảm bảo quan trọng. . . 39 Nguyễn Thị Mai Hồng Trước đây chúng ta đã có lúc sai lầm khi xem văn hóa như một thứ phát sinh từ kinh tế, thụ động với kinh tế và chỉ là một phần nhỏ “chiếu cố” đến sau khi họ đã lo liệu những vấn đề kinh tế, nếu còn khả năng, mà không thấy tính tương đối độc lập và sự tác động trở lại của nó. . . Ngày nay văn hóa không chỉ là kết quả của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mà nó còn là nhân tố bên trong thậm chí là nhân tố có ý nghĩa quyết định của sự phát triển hài hòa của kinh tế và xã hội. Văn hóa không chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế bền vững và cũng có nghĩa là một điều kiện để khuyến khích làm giàu, XĐGN. Chúng ta nhấn mạnh yếu tố nội sinh trong phát triển thì chính văn hóa là động lực của sự phát triển các yếu tố nội sinh. Bởi vậy, nếu nhìn nhận vấn đề PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng chỉ dừng ở sự kiện kinh tế, chỉ đo đến mức thu nhập bình quân đầu người để nhận diện về mức giàu và nghèo. . . thì chỉ có thể dựng lên một bức tranh nhợt nhạt và khô cứng của một mảng xã hội mà không thể nói lên được sự sôi động của cuộc sống con người. Chỉ tìm thấy PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng ở mặt kinh tế mà không thấy được sự PHGN nói chung, công tác XĐGN nói riêng trong những chỉ báo về văn hóa như lối sống, học vấn, đầu tư trong học hành của con cái về năng lực về tầm nhìn, cách giải quyết vấn đề. . . sẽ không kiểm nhận được sự phát triển bền vững của các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội, cộng đồng người nói riêng và của xã hội nói chung. Để có được những năng lực này, nhằm đáp ứng những yêu cầu trên, ngoài tư chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục và đạo tạo, vì nó là phương tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ và trang bị chuyên môn. Bởi vậy, văn hóa với ý nghĩa sâu sắc là giáo dục – đào tạo, nhằm khơi dậy những năng lực sáng tạo của con người trong tư duy, trong hành động, vừa tạo ra những tiền đề, những điều kiện để con người đạt được trình độ xã hội hóa cao, có tính đúng đắn, vừa đặt ra cho mỗi người cần chủ động nắm bắt, tiếp nhận những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của nhân loại, để hoàn chỉnh, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Văn hóa là để nhằm nâng cao khả năng tự khẳng định, tự điều chỉnh, tự phát triển, tự hoàn thiện của con người. Với ý nghĩa đó, yếu tố văn hóa góp phần khơi dậy những năng lực của con người để vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và xã hội theo mục tiêu xã hội đặt ra. Văn hóa chẳng những có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống. . . mà còn tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội và để con người sống tự do hạnh phúc có điều kiện thuận lợi nhất hoạt động sáng tạo phát huy được mọi tiềm năng ở mức tối đa. Đúng như đồng chí Nguyễn Khánh đã viết: “Một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay