Chức năng của bao bì thực phẩm:
Đặc tính của BBTP được thể hiện qua 3 chức
năng:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người
tiêu dùng.
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý
và tiêu dùng
31 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chức năng của bao bì thực phẩm – Phân loại bao bì thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2:
CHỨC NĂNG CỦA
BAO BÌ THỰC PHẨM –
PHÂN LOẠI BAO BÌ THỰC PHẨM
2.1 Chức năng của bao bì thực phẩm:
Đặc tính của BBTP được thể hiện qua 3 chức
năng:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người
tiêu dùng.
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý
và tiêu dùng.
2.1.1 Đảm bảo số lượng và chất lượng:
- Đảm bảo thực phẩm được chứa bên trong
không thay đổi về khối lượng hay thể tích.
- Chất lượng của sản phẩm thực phẩm phải luôn
được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng
của sản phẩm:
+ Thực phẩm sau khi chế biến phải được đóng
bao bì kín nhằm tránh tác động của môi trường
bên ngoài lên sản phẩm.
+ Tác nhân bên ngoài có thể là:
Nước, hơi nước, không khí (có chứa O2),
VSV, đất, cát, bụi, côn trùng và các tác nhân
vật lý khác...
VSV xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự
xâm nhập của nước, hơi nước, không khí
Đất cát được đưa vào thực phẩm cùng với
sự xâm nhập của côn trùng
Ánh sáng là tác nhân xúc tác cho 1 số phản
ứng xảy ra làm biến đổi thành phần dinh dưỡng
và màu, mùi của thực phẩm.
Như vậy bao bì kín chứa đựng thực phẩm, thực hiện
nhiệm vụ phòng chống tất cả các tác động bên ngoài.
Sự phòng chống này tùy thuộc vào vật liệu làm bao
bì, phương pháp đóng gói và mối hàn ghép mí, hoặc
mối ghép giữa các bộ phận như thân và nắp, độ bền
vững của bao bì ngoài.
2.1.2 Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút
người tiêu dùng:
Bao bì chứa đựng thực phẩm cũng thực hiện nhiệm
vụ truyền tải thông tin của nhà sản xuất đến tay
người tiêu dùng, nói lên giá trị của sản phẩm về mặt
dinh dưỡng, trạng thái, cấu trúc, mùi vị, nguồn
nguyên liệu, nhà sản xuất, quốc gia chế biến ra sản
phẩm.
- Cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên
sản phẩm chính là sự thu hút của sản phẩm đối với
người tiêu dùng. Bao bì phải luôn được trình bày với
hình thức đẹp, nổi bật và trang trí hài hòa, thích hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Bao bì có một phần hoặc hoàn toàn trong suốt cho
phép nhìn thấy thực phẩm bên trong, giúp khách hàng
có sự lựa chọn dễ dàng. Đối với thực phẩm cần tránh
ảnh hưởng tác động của ánh sáng thì bao bì được
cấu tạo che chắn một phần hay toàn bộ ánh sáng.
VD: Vì sao sữa tươi đóng gói trong hộp giấy?
Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vitamin quan trọng
rất nhạy cảm với ánh sáng. Đặc biệt, ánh sáng mặt
trời rất nguy hại với vitamin và ánh sáng từ đèn huỳnh
quang ở các quầy hàng tại cửa hàng bán lẻ cũng tạo
ra những tác động không nhỏ. Nghiên cứu với vitamin
A cho thấy lượng vitamin này mất đi 50% khi để trực
tiếp dưới ánh đèn huỳnh quang trong 6h, vitamin B2
giảm 40% trong vòng 12h, vitamin C cũng giảm sút.
Sử dụng loại bao bì không trong suốt như hộp giấy sẽ
giúp làm giảm đáng kể sự mất đi của vitamin.
2.1.3 Thuận lợi trong lưu kho, phân phối và
quản lý tiêu dùng:
Bao bì ngoài được chọn và thiết kế theo các nguyên
tắc:
- Bền vững, chắc chắn.
- Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất
định đối với một hoặc nhiều chủng loại thực phẩm.
- Chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm.
Bất kỳ bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm ở bất kỳ
dạng nào cũng cần có lớp bao bì phụ bọc bên ngoài
để bảo vệ cho lớp bao bì này để tạo thành khối chữ
nhật nhằm dễ dàng xếp khối, đóng thành kiện có kích
thước như nhau để tiện xếp vào kho, chất chồng lên
cao tiết kiệm mặt bằng, và cũng tạo sự nhanh chóng,
dễ dàng khi bốc dỡ, vận chuyển.
Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao
bì nhiều lớp và tạo thành khối cũng giúp sản phẩm
tránh hoặc giảm ảnh hưởng của va chạm cơ học, có
thể gây vỡ, hư hỏng sản phẩm. Nó cũng tạo điều kiện
quản lý hàng hóa một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Bao bì ngoài có thể tái sử dụng, tái sinh dễ dàng
trong trường hợp bằng vật liệu giấy bìa cứng.
Ngoài ra, việc bao bì còn nhằm thuận tiện trong việc
sử dụng: bao bì có thể được xé nhanh 1 cách dễ
dàng và có 1 vết cắt nhỏ ở bìa bao bì hay vết răng
cưa ở đầu hàn dán mí bao bì, không cần phải dùng
dụng cụ cắt như dao, kéo.
Trên bao bì kín hay hở, trực tiếp hay gián tiếp đều có
ghi mã số mã vạch, giúp công tác quản lý về số
lượng chủng loại hiệu quả. Hiện nay công tác quản lý
được đơn giản và chính xác nhờ vào hệ thống mã số
mã vạch, máy scan và hệ thống vi tính, dữ liệu được
nhập và truy xuất 1 cách nhanh chóng và chính xác.
2.2 Phân loại bao bì thực phẩm:
2.2.1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm:
Sản phẩm thực phẩm thì vô cùng đa dạng về chủng
loại. Các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau
về đặc tính dinh dưỡng, cấu trúc, mùi vị, độ ẩm,
hàm lượng axit bao bì cũng khác nhau về cấu
trúc, đặc tính vật liệu.
2.2 Phân loại bao bì thực phẩm:
2.2.2 Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì:
- Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng nhiệt
độ cao.
- Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không.
- Bao bì chịu nhiệt độ thấp.
- Bao bì có độ cứng vững hoặc có tính mềm dẻo cao.
- Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt.
- Bao bì chống côn trùng.
2.2 Phân loại bao bì thực phẩm:
Mỗi loại thực phẩm có đặc tính riêng, do đó chúng
có yêu cầu bảo quản riêng, nhưng phải đáp ứng
được đặc tính chung cho sản phẩm chế biến là
phải chứa trong bao bì kín.
Các vật liệu bao bì gồm:
- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (dùng làm bao
bì ngoài).
- Thủy tinh.
- Thép tráng thiếc.
- Nhôm.
- Các loại nhựa nhiệt dẻo.
- Màng ghép nhiều loại vật liệu
2.3 Yêu cầu bao bì của thực phẩm xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa:
Thực phẩm có thể chia thành nhiều hạng khác nhau:
- Thực phẩm cấp cao, cấp thấp.
- Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội địa.
- Hàng hóa thực phẩm để biếu tặng, tiêu dùng.
- Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm
khắc hơn về chất lượng toàn phần, đưa đến việc sản
phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy, bao bì càng nổi
bật vai trò quan trọng của nó là gới thiệu, trình bày,
thuyết phục và tạo được lòng tin đối với người tiêu
dùng nước ngoài.
- Đối với hàng tiêu dùng hay hàng nội địa, hàng cấp
thấp, vai trò của bao bì cũng không thể xem nhẹ, vì
nó thay lời nhà sản xuất thu hút và tạo lòng tin với
người tiêu dùng trong nước, là nhân tố giúp sản
phẩm nội địa cạnh tranh thắng thế đối với hàng ngoại
nhập.
8 yếu tố chính trong việc thiết kế 1
bao bì thành công:
1. Sự phối hợp nhất quán:
- Là phải thể hiện được phong cách riêng của
thương hiệu sản phẩm. Một sản phẩm có thể
thay đổi màu sắc bao bì theo từng giai đoạn
để tạo sự hấp dẫn, nhưng nó phải tuân theo
nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện
thương hiệu sản phẩm đó.
2. Sự ấn tượng:
Cách thiết kế và đóng gói bao bì cũng đã thể hiện
được 1 phần sản phẩm bên trong bao bì.
Tính ấn tượng còn đặc biệt có ý nghĩa với những bao
bì cao cấp dành cho những sản phẩm sang trọng.
Việc thiết kế bao bì cho những mặt hàng đắt giá còn
đòi hỏi phải có sự lựa chọn kỹ từ chất liệu cho đến
màu sắc thiết kế, thông qua đó thể hiện được “đẳng
cấp” của người mua.
3. Sự nổi bật:
Nổi bật là 1 yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt.
Nhà thiết kế phải hiểu rằng người tiêu dùng sẽ so
sánh, nhận định hàng loạt sản phẩm khác nhau với
rất nhiều màu sắc và phong cách đa dạng. Và để có
thể cạnh tranh được, nhà thiết kế phải làm cách nào
để sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa 1 loạt
các sản phẩm khác.
4. Sự hấp dẫn:
Trong một số ngành hàng, đặc biệt trong ngành mỹ
phẩm, bao bì phải thể hiện được sự hấp dẫn, lôi cuốn,
gây thiện cảm và nhấn mạnh các đặc tính của sản
phẩm. Bao bì trong ngành này được xem như 1 phần
của sản phẩm tạo ra những giá trị cộng thêm cho
khách hàng. Sản phẩm được thiết kế cho nam giới
phải thể hiện được sự nam tính, khác hẳn với sản
phẩm dành cho nữ giới với những đường nét mềm
mại quyến rũ.
5. Sự đa dụng:
Đối với bao bì thông thường người ta chỉ nghĩ đến
việc đựng sản phẩm và sử dụng xong rồi bỏ. Trong
cuộc cạnh tranh ngày nay người ta thường tìm cách
thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Những chi tiết tưởng
chừng nhỏ nhặt đôi khi sẽ là 1 lợi thế cạnh tranh lớn
của sản phẩm so với các đối thủ khác.
6. Chức năng bảo vệ:
Đã là bao bì thì phải luôn có chức năng bảo vệ sản
phẩm bên trong. Tuy nhiên không thiếu những bao bì
đã không coi trọng chức năng này. Bao bì phải được
thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong
một cách an toàn nhất. Người tiêu dùng thích dùng
bao bì kín hoặc hút chân không để giúp sản phẩm để
được lâu hơn. Bao bì dành cho thực phẩm và đồ
uống phải đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc
trong việc bảo đảm sản phẩm.
7. Sự hoàn chỉnh:
Yếu tố này giúp cho việc thiết kế kiểu dáng bao bì
phù hợp với sản phẩm bên trong và điều kiện sử
dụng sản phẩm đó. Bao bì phải thích hợp treo hoặc
trưng bày trên kệ bán hàng, có thể dễ dàng để trong
hộp carton. Rất nhiều yếu tố mà khách hàng quan
tâm cần phải được nhà thiết kế xem xét 1 cách tỉ mỉ
để tạo cho bao bì 1 sự hoàn thiện tránh mọi khuyết
điểm không đáng có.
8. Sự cảm nhận qua các giác quan:
Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt
của người tiêu dùng thông qua việc nhìn ngắm,
săm soi và sờ mó vào sản phẩm. Chúng ta thường
ít chú ý đến xúc giác của người tiêu dùng mà
thường chỉ chú ý đến yếu tố bắt mắt. Nhưng xúc
giác lại có vai trò quan trọng về việc cảm nhận kích
cỡ, kết cấu sản phẩm, chất liệu bao bì và từ đó ảnh
hưởng đến việc nhận xét chất lượng sản phẩm.
Chúng ta không thể bỏ qua 1 yếu tố nào
trong những yếu tố trên vì nó sẽ làm mất đi một lợi
thế không nhỏ so với đối thủ cạnh tranh. Việc áp
dụng những yếu tố này còn đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ
nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác
định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người
tiêu dùng đối với 1 sản phẩm và đối với 1 bao bì sản
phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế nhanh
và hiệu quả hơn