Tóm tắt
Xã hội hoá là một chức năng quan trọng của gia đình, có ý nghĩa vô cùng to lớn, đóng vai trò thiết
yếu đối với cuộc sống của một cá nhân. Đó là môi trường đầu tiên của quá trình xã hội hoá cá nhân,
môi trường quan trọng nhất, hình thành nên nhân cách cho một con người mới sinh ra, dẫn dắt anh ta
hoà nhập vào xã hội. Nhờ có xã hội hoá của gia đình mà con người sinh học trở thành con người xã hội.
Nhiều thiết chế xã hội cùng tham gia xã hội hoá cá nhân, mỗi thiết chế có những đặc trưng, phương
thức và nội dung giáo dục riêng, nhưng đều bổ sung và hỗ trợ rất hữu hiệu cho giáo dục của gia đình.
Vấn đề đặt ra là làm sao để những thiết chế này phát huy được vai trò của mình, để cùng với gia đình,
tạo nên những công dân tốt cho xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng xã hội hoá của gia đình và quan hệ của nó với những môi trường xã hội hoá khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75Số 23 - Tháng - 3 - 2018
VĂN HÓA GIA ĐÌNH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
CHỨC NĂNG XÃ HỘI HOÁ CỦA GIA ĐÌNH
VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI NHỮNG MÔI TRƯỜNG
XÃ HỘI HOÁ KHÁC
ĐINH THỊ VÂN CHI
Tóm tắt
Xã hội hoá là một chức năng quan trọng của gia đình, có ý nghĩa vô cùng to lớn, đóng vai trò thiết
yếu đối với cuộc sống của một cá nhân. Đó là môi trường đầu tiên của quá trình xã hội hoá cá nhân,
môi trường quan trọng nhất, hình thành nên nhân cách cho một con người mới sinh ra, dẫn dắt anh ta
hoà nhập vào xã hội. Nhờ có xã hội hoá của gia đình mà con người sinh học trở thành con người xã hội.
Nhiều thiết chế xã hội cùng tham gia xã hội hoá cá nhân, mỗi thiết chế có những đặc trưng, phương
thức và nội dung giáo dục riêng, nhưng đều bổ sung và hỗ trợ rất hữu hiệu cho giáo dục của gia đình.
Vấn đề đặt ra là làm sao để những thiết chế này phát huy được vai trò của mình, để cùng với gia đình,
tạo nên những công dân tốt cho xã hội.
Từ khóa: Xã hội hoá, chức năng xã hội hoá, gia đình
Abstract
Socialization is an important function of the family which has great significance and plays an
essential role in the life of an individual. It is the first environment of the individual socialization and
is the most important environment that characterizes a newborn, leading him into society. Thanks
to the socialization of the family, a biological human becomes a social one. Many social institutions
participate in individualized socialization, each institution has its own characteristics, modes and
content of individual education, but they complement and support the education of the family. The
matter is how these institutions promote their role, together with their families, to create good citizens
for society.
Keywords: Socialization, socialization function, family
1. Chức năng xã hội hóa của gia đình
1.1. Xã hội hoá là một chức năng quan
trọng của gia đình
Con người khi sinh ra mới chỉ là một thực
thể sinh học thuộc loài người- một nhánh
phát triển trong cây tiến hoá của Darwin, mà
chưa hề có nhận thức và các kỹ năng sống; lại
càng chưa có quan điểm riêng, sở thích riêng,
cá tính riêng... Nghĩa là, con người mới sinh ra
đó mới chỉ hoàn toàn là một con người về mặt
sinh học. Nếu con người sinh học đó bị tách
khỏi xã hội loài người, sống trong thế giới loài
vật, thì sẽ trở thành một thành viên của bầy
động vật đó. Thực tế đã có những trường hợp
người- sói, khi những em bé vì lý do gì đó đã
TRAO ĐỔI
Số 23 - Tháng 3 - 201876
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
được nuôi dưỡng bởi bày sói. Hoặc nếu một
em bé của cộng đồng xã hội này nhưng lại
được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng người
khác, thì sẽ trở thành một thành viên của cộng
đồng nuôi dưỡng mình. Minh chứng rõ nhất
về điều này là trường hợp những em bé được
sinh ra ở nước ngoài, sinh sống ở nước ngoài,
đã hoà nhập với xã hội đó, thậm chí không còn
biết về xã hội xuất thân của mình (nếu bố mẹ
không có ý thức giáo dục cho em về điều đó).
Con người sinh học sẽ trở thành con người
xã hội (thành viên của xã hội mà anh ta sinh
sống) thông qua một quá trình học tập, tiếp
thu văn hoá cộng đồng để hoà nhập vào xã hội
đó. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân. Có thể
hiểu: Xã hội hóa cá nhân là quá trình hình thành
nhân cách cá nhân, quá trình con người học tập
và lĩnh hội các quy tắc, giá trị, khuôn mẫu ứng
xử của xã hội để từ một con người sinh học trở
thành một con người xã hội. Đây là quá trình mà
con người tiếp nhận văn hoá của cộng đồng để
trở thành một thành viên của cộng đồng ấy.
Trong quá trình xã hội hoá cá nhân, sự giáo
dục của gia đình đóng vai trò cơ bản và quyết
định, và đây cũng là một chức năng cơ bản của
gia đình.
Gia đình là môi trường xã hội hoá quan
trọng bậc nhất của cá nhân - đặc biệt là khi
còn nhỏ, bởi khi mới sinh ra, con người hoàn
toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp
ứng các nhu cầu của mình, vì thế mà tiếp nhận
những ảnh hưởng từ họ. Thậm chí, khoa học
hiện đại đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn
trong bụng mẹ những tháng cuối, thai nhi đã
cảm nhận được những tác động từ người mẹ
và có những phản ứng tương tác với những
kích thích đó. Từ đó đã ra đời một chuyên
ngành giáo dục sớm dành cho thai nhi, gọi
là “Thai giáo”, theo đó, người mẹ mang bầu
có thể giáo dục đứa con tương lai của mình
thông qua thính giác (cho bé nghe nhạc, nói
chuyện với bé...), thị giác (mẹ xem những hình
ảnh tươi vui để tạo cảm xúc tốt đẹp, giúp tiết
ra những hooc môn có lợi cho trẻ) và xúc giác
(massage, động chạm tới thai nhi để kích thích
tương tác)...
Khi trẻ được sinh ra, bằng sự chăm sóc của
mình, các thành viên trong gia đình giúp hình
thành cho trẻ những ý thức, tri thức và kỹ năng
cần thiết để làm người, từ ý thức về thời gian,
thời điểm và chu kỳ thực hiện các hoạt động
sống như ăn, ngủ, vui chơi...; các chuẩn mực
(thế nào là vệ sinh, là lễ phép...) và các giá trị
xã hội (lòng tốt, tính trung thực...) cho tới các
kỹ năng sống như tự chăm sóc bản thân, tự
bảo vệ mình, làm chủ cảm xúc và hành vi của
mình... Chính tại gia đình, trẻ được dạy bảo
những điều đầu tiên, sơ đẳng để sống với tư
cách một con người.
Bằng sự xã hội hoá, gia đình tạo nên “sản
phẩm” của mình, đưa nó hoà nhập vào với
xã hội. Tất nhiên là có những em bé thiếu sự
quan tâm giáo dục của người cha hoặc người
mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân
cách tốt, hoặc có những em bé tuy được giáo
dục chu đáo mà vẫn xuất hiện những tính xấu.
Nhưng quy luật chung là giáo dục của gia đình
như thế nào sẽ có được những con người như
thế ấy.
Bên cạnh đó, phải nói tới một thực tế là có
những kĩ năng của con người chỉ có thể hình
thành được trong gia đình, ví như “kĩ năng
sống giữa mọi người”, “bản năng xã hội”, “kĩ
năng đồng cảm với mọi người” Tương tự,
hứng thú nhận thức, nhu cầu nhận thức, thái
độ học tập nói chung của trẻ chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ gia đình. Đã có những thực nghiệm
khoa học chứng minh cho điều này (2).
Hơn thế, con người bình thường không thể
sống ngoài gia đình (trừ một số trường hợp
đặc biệt). Họ được sinh ra trong một gia đình,
sống với gia đình suốt thời thơ ấu. Lớn lên họ
kết hôn, có một gia đình nhỏ của riêng mình...
Mối quan hệ trong gia đình là quan hệ tình
cảm, dựa trên sự yêu thương, chia sẻ, chăm
sóc lẫn nhau. Không có ở đâu khác, con người
được nhận nhiều tình cảm và nhiều sự chăm
sóc như ở gia đình. Đây là môi trường lý tưởng
cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.
Xã hội hoá trong gia đình có vai trò quyết
định đối với việc hình thành nhân cách cá
nhân còn bởi lẽ, ngoài những yếu tố sinh học
và di tuyền, thì tri thức, kĩ năng chuyên môn,
niềm tin, hệ giá trị - chuẩn mực... chỉ có thể
hình thành thông qua giáo dục. Đây là những
77Số 23 - Tháng - 3 - 2018
VĂN HÓA GIA ĐÌNH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tài sản mà các thế hệ trước đã thu lượm, đúc
kết, sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ
sau, được các thế hệ sau lĩnh hội, biến đổi và
chuyển hoá thành kinh nghiệm của bản thân
và tạo nên nhân cách của mình. Cũng chính
giáo dục vạch ra kế hoạch và phương pháp bù
đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố
bẩm sinh - di truyền hoặc hoàn cảnh gây nên,
nhằm xây dựng những nhân cách hoàn thiện
nhất có thể. Giáo dục còn có thể phát huy tối
đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự
hình thành và phát triển nhân cách và uốn nắn
những sai lệch theo đúng hướng mong muốn
của xã hội. Hơn thế, giáo dục có thể đi trước,
đón đầu sự phát triển để “hoạch định nhân
cách trong tương lai” phù hợp với sự phát triển
của xã hội.
Mỗi cá nhân là một sản phẩm của sự xã hội
hoá trong gia đình. Những điều trẻ em lĩnh
hội được ở gia đình trong những năm đầu đời
sẽ hình thành những nét nền tảng của nhân
cách. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng
gia đình là thiết chế xã hội đầu tiên quyết định
sự hình thành nhân cách trẻ em. Những nét
cơ bản nhất của nhân cách, đóng vai trò cơ
sở, nền tảng của toàn bộ nhân cách được hình
thành chủ yếu trong giai đoạn đầu đời, khi em
bé sống trong gia đình. Ngay cả những điều
mà cha mẹ không chủ ý truyền dạy cho con,
nhưng trẻ quan sát được hàng ngày thì cũng
sẽ rất tự nhiên ngấm vào trẻ và được chúng
lặp lại, học theo. Dấu ấn gia đình, vì thế, rất
đậm nét và khó xoá bỏ trong nhân cách mỗi
cá nhân, vì những gì được xây dựng ban đầu
thường rất bền vững, tuy sau đó có thể được
điều chỉnh, nhưng rất khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
1.2. Đặc điểm của quá trình xã hội hoá
trong gia đình
Là một trong những thiết chế thực hiện
chức năng xã hội hoá cá nhân, sự xã hội hoá
trong gia đình có những đặc trưng khác biệt
so với các thiết chế còn lại.
Là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi
con người được sinh ra đến tận tuổi già. Một
khi còn sống trong gia đình, thì quá trình này
vẫn còn diễn ra và tác động tới mỗi người. Tuy
nhiên, mức độ và tính chất tác động của xã hội
hoá trong gia đình đối với cá nhân trong mỗi
giai đoạn cuộc sống đều có những khác biệt.
Khi càng nhỏ, nhận thức càng non nớt, thì tác
động của giáo dục gia đình tới cá nhân càng
mạnh mẽ; sự tiếp nhận càng đầy đủ và thụ
động. Dần dần, khi trẻ lớn lên, nhận thức phát
triển hơn, thì tác động này giảm dần và sự tiếp
nhận mang tính chủ động hơn, có chọn lọc
hơn, thông qua “bộ lọc” của cá nhân.
Cho tận tới khi về già, mỗi người vẫn có
thể có những thay đổi về nhận thức và tự điều
chỉnh hành vi của mình trong quá trình chung
sống với con cháu. Bởi lẽ trong nhiều trường
hợp, đây là lúc người già cảm thấy những
quan niệm, cách suy nghĩ, cách sống của mình
không còn phù hợp với xã hội hiện đại- mà đại
diện là những người trẻ sống cùng mình. Họ
sẽ thay đổi ứng xử, điều chỉnh cách sống của
mình để thích ứng với các thế hệ sau; hoặc
thu mình lại nếu thấy không thể/không muốn
thay đổi.
Được tiến hành bởi nhiều chủ thể cùng lúc:
Các chủ thể xã hội hoá trong gia đình có thể là
cha mẹ, ông bà, anh chị, họ hàng... Những nhà
giáo dục này không chỉ khác nhau về đặc điểm
nhân khẩu- xã hội (giới tính, độ tuổi, học vấn,
nghề nghiệp...), mà còn khác nhau về quan
điểm, sở thích, cá tính, kiến thức xã hội... Rất
ít người trong số họ là nhà giáo dục và được
đào tạo. Những điều họ dạy bảo trẻ cũng rất
khác biệt, tuỳ thuộc vào những đặc điểm và
quan niệm của bản thân. Điều này dẫn đến kết
quả là trẻ em trong gia đình nhận được lượng
thông tin và kiến thức hết sức da dạng, thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, là cơ sở để hình
thành một tâm hồn phong phú với những tri
thức đủ đầy.
Được thực hiện bằng những phương pháp
đa dạng và đặc thù: Xã hội hoá ở gia đình áp
dụng những phương pháp hết sức đa dạng, có
thể khoa học mà cũng có thể không, có thể có
lý trí mà cũng có thể chỉ dựa trên cảm tính- Tất
cả phụ thuộc vào điều: chủ thể giáo dục là ai.
Chẳng hạn, bố có thể là người nghiêm khắc,
thích ra lệnh, yêu cầu tuân thủ kỷ luật nghiêm
ngặt, thưởng phạt nghiêm minh; trong khi mẹ
thì mềm mỏng giảng giải, nhẹ nhàng thuyết
phục, tỉ tê khuyên nhủ; còn bà thì cưng nựng,
Số 23 - Tháng 3 - 201878
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
chiều chuộng có phần vô nguyên tắc... Những
phương pháp giáo dục của gia đình vừa
phong phú, vừa là tổng hoà nhiều dạng thức:
không chỉ yêu cầu mà còn thuyết phục; không
chỉ thuyết giảng mà còn bàn bạc, thảo luận;
không chỉ bằng mệnh lệnh mà còn bằng tình
cảm; không chỉ lý thuyết mà còn bằng việc làm
cụ thể.
Tương ứng với những phương pháp đó, xã
hội hoá trong gia đình không sử dụng những
bài giảng được soạn thảo bài bản với những
khái niệm trừu tượng cao siêu, mà thường
bình dị, bằng những phương tiện sẵn có, với
những cách thể hiện tự nhiên, đơn giản. Và để
không bị mâu thuẫn với những gì mình dạy dỗ
con cái, bố mẹ thường phải chú ý làm gương,
tỏ ra mẫu mực để các con noi theo.
Mang tính chủ quan cao: Vì đa chủ thể
và vì không được đào tạo, lại được tiến hành
bằng nhiều phương pháp đặc thù, nên xã hội
hoá trong gia đình mang tính chủ quan cao,
từ nội dung đến phương pháp giáo dục, phụ
thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, quan
điểm và tính cách của những người giáo dục.
Không những thế, mà ngay cả cách cư xử và
sự đánh giá đối với con trẻ cũng rất chủ quan,
phụ thuộc vào tình yêu thương mà người lớn
dành cho chúng. Thái độ, ứng xử và đánh giá
của cha mẹ dành cho con cái mình là đặc biệt,
khác hẳn với những đứa trẻ khác, vì nó dựa
trên một tình cảm yêu thương đặc biệt, không
thể so sánh với ai khác, và mang tính thiên vị
không thể phủ nhận. Vì lẽ đó, rất nhiều trường
hợp, xã hội hoá của gia đình bị giảm hiệu quả
do thiếu sự khách quan cần phải có.
Được thực hiện chủ yếu trên cơ sở tình
cảm: Vì thành viên trong gia đình là những
người ruột thịt và yêu thương nhau, nên xã
hội hoá trong gia đình được thực hiện trên
nền tảng của tình yêu thương. Những gì cha
mẹ mong muốn và giáo dục con cái đạt tới,
đều là những điều tốt đẹp, hàm chứa sự mong
chờ một tương lai tốt đẹp cho con. Trong sự
giáo dục đó có ấp ủ những dự định, những
ước muốn, những kỳ vọng... mà cha mẹ muốn
dành cho con, muốn thấy con đạt được. Có
những bậc cha mẹ sẵn sàng hy sinh nhiều
quyền lợi riêng của mình, dành cho con những
điều kiện tốt nhất để con đạt được những cái
đích mong muốn.
Được thực hiện thông qua cách thức tổ
chức đời sống gia đình, bởi lẽ gia đình không
thể xây dựng cho mình một cơ sở vật chất
riêng, với những thể chế riêng và những cách
thức riêng để giáo dục con cái, mà sự giáo dục
ấy được thực hiện trên cơ sở những gì sẵn có
của gia đình: trong khuôn viên gia đình, với
cách thức tổ chức cuộc sống và sinh hoạt của
gia đình. Không có những buổi học riêng để
thuyết giảng, phân tích, dạy dỗ con cái, mà tất
cả được lồng ghép trong các hoạt động sống
của gia đình: Khi làm việc nhà, bố mẹ đồng
thời hướng dẫn cho trẻ làm công việc nội trợ,
dạy chúng về đức tính đảm đang, chu đáo; Khi
chăm sóc con, bố mẹ đồng thời dạy trẻ về tình
cảm gia đình, cách thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ lẫn nhau giữa các thành viên; Khi hướng dẫn
con chơi, bố mẹ rèn luyện cho con những kỹ
năng như sự khéo léo, óc phán đoán, khả năng
phản xạ..., đồng thời dạy chúng tính nhường
nhịn, sự phối hợp và tôn trọng luật chơi...
Vừa toàn diện, vừa cụ thể: Con người là
một thực thể thống nhất của cả thể chất và
tinh thần. Một con người phát triển phải có thể
chất khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, trí tuệ
minh mẫn, tâm hồn phong phú, tư duy lành
mạnh... Tất cả những phẩm chất đó đều được
hình thành, định hình và vun đắp từ trong gia
đình. Chúng là một hệ thống phức hợp những
giá trị mà xã hội hoá của gia đình phải hướng
tới. Chúng vừa toàn diện, bao gồm đầy đủ mọi
khía cạnh của cuộc sống con người, lại vừa chi
tiết tỉ mỉ, nhằm tới từng tri thức và kỹ năng cụ
thể để hiện thực hoá sự giáo dục đó.
Tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng nhân cách,
cá tính và phẩm chất riêng của trẻ. Sở dĩ như
vậy là bởi sự xã hội hoá của gia đình hướng tới
từng con người cụ thể, là những cá nhân riêng
biệt, không giống nhau. Mỗi con người là một
cá thể riêng, không lặp lại, kể cả anh chị em
sinh đôi cũng không bao giờ giống nhau hoàn
toàn. Vậy nên, cho dù sự giáo dục của cha mẹ
là chung đối với các con, nhưng vẫn phải lựa
theo cá tính, sở thích và khí chất của mỗi trẻ để
đạt được hiệu quả. Với đứa con ngoan ngoãn,
nghe lời, thì cha mẹ có thể chỉ giảng giải, phân
79Số 23 - Tháng - 3 - 2018
VĂN HÓA GIA ĐÌNH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tích là đủ. Nhưng với đứa con ngang tàng, ngỗ
ngược, thì phải lựa lời, phải “nịnh nọt”, khen
“tâng bốc” cậu ta thì mới hy vọng hiệu quả...
Có thể nói, xã hội hoá của gia đình mang tính
cá biệt cao, bởi nó tôn trọng nhân cách, cá tính
và phẩm chất riêng của trẻ.
2. Mối quan hệ giữa xã hội hoá của gia đình
và những môi trường xã hội hoá khác
2.1. Xã hội hoá của gia đình và xã hội hoá
của nhà trường
Nhà trường là thiết chế xã hội hoá tiếp theo,
nơi trẻ em được sống trong một tập thể khác,
không phải là những người thân trong gia
đình. Đây là nơi cung cấp cho các em những
kiến thức và kỹ năng đa dạng, trong đó có cả
những điều mà các thành viên lớn tuổi trong
trong gia đình không truyền dạy cho trẻ. Môi
trường xã hội đa dạng trong nhà trường tạo cơ
hội cho trẻ tiếp xúc với các kiểu người đa dạng,
hình thành nên cho các em nhận thức về vị trí
và vai trò xã hội của mình. Trường học đồng
thời là bộ máy hành chính đầu tiên mà trẻ em
được tiếp xúc, với những nội quy, quy định, kế
hoạch, thời khóa biểu... nghiêm ngặt mà các
em phải tuân thủ.
Cùng là xã hội hoá, cùng nhằm tới một đối
tượng là con trẻ, cùng chung mục tiêu tạo nên
những công dân tốt cho xã hội, nhưng xã hội
hoá trong gia đình và xã hội hoá trong nhà
trường có rất nhiều điểm khác biệt.
- Nếu như xã hội hoá trong gia đình là sự
giáo dục ban đầu, tạo nền móng hình thành
nhân cách cho trẻ, hướng tới lợi ích của bản
thân trẻ và gia đình, dòng tộc, thì xã hội hoá
của nhà trường ở tầm cao hơn, vĩ mô hơn,
nhằm định hình nhân cách đó, hướng nó tới
mục tiêu chung và phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội.
- Xã hội hoá trong gia đình là sự giáo dục
tổng quát, cả về thể lực, trí lực, và đạo đức,
thẩm mỹ..., rất đa dạng và nhiều chiều, bao
quát mọi khía cạnh của nhân cách. Nó khác
với xã hội hoá của nhà trường chủ yếu nhằm
tới việc trang bị kiến thức nhiều mặt, từ hiểu
biết về thế giới tự nhiên đến những kiến thức
lịch sử, xã hội. Trong khi gia đình thiên về giáo
dục nhân cách, thì nhà trường thiên về cung
cấp kiến thức, còn sự giáo dục nhân cách chưa
thực sự được coi trọng và đang được tiến hành
một cách chưa hiệu quả. Xã hội hoá trong gia
đình và xã hội hoá ở nhà trường bổ khuyết cho
nhau, mang tới cho cá nhân hai mảng đời sống
tinh thần chính của thế giới “cái tôi”, mà thiếu
bất cứ một mảng nào cũng sẽ dẫn tới sự khiếm
khuyết, què quặt và sự phát triển lệch lạc của
con người.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam hiện nay cho
thấy hai dạng xã hội hoá này đang tách rời
nhau, thiếu sự liên kết và hỗ trợ cần thiết- điều
mà đáng ra chúng phải được thực hiện và thực
hiện thật tốt.
- Xã hội hoá trong gia đình và xã hội hoá ở
nhà trường còn có sự khác biệt về chủ thể xã
hội hoá. Ở nhà trường, chủ thể này là các thày
cô giáo, những nhà giáo dục chuyên nghiệp,
được đào tạo bài bản, được chuẩn bị chu đáo
trước khi lên lớp. Dù quá trình giảng dạy có
khác nhau, nhưng định hướng và những nội
dung cụ thể thì luôn thống nhất, cung cấp cho
học sinh những kiến thức chuẩn mực đã được
phê duyệt. Kết quả là, học sinh chỉ khác nhau
về mức độ tiếp nhận, còn những gì họ thu
nhận được ở nhà trường thì hoàn toàn giống
nhau, như những sản phẩm công nghiệp được
sản xuất hàng loạt.
Còn trong gia đình, các nhà giáo dục là
những người thân ở thế hệ trước, hầu như
không có ai được đào tạo về kĩ năng giáo dục
trẻ, mà họ dạy dỗ các em theo hiểu biết và quan
điểm cá nhân của mình. Vì thế, “sản phẩm” của
mỗi gia đình hết sức khác nhau, không bao giờ
lặp lại, tạo nên tính đa dạng cho xã hội.
Nếu kết hợp được hai khía cạnh này của xã
hội hoá của gia đình và nhà trường thì sẽ có
những sản phẩm lý tưởng: vừa quy chuẩn theo
yêu cầu và định hướng của xã hội, lại vừa là
duy nhất, đầy cá tính, không lặp lại. Tiếc rằng
hiện nay hai khía cạnh này vẫn tách biệt, chưa
có sự đan xen, phối hợp.
- Phương pháp xã hội hoá tại gia đình và
nhà trường cũng khác nhau. Ở trường, cho dù
những phương pháp giảng dạy cụ thể mà các
thày cô áp dụng có khác nhau, thì chúng đều
là những phương pháp khoa học, được thẩm
Số 23 - Tháng 3 - 201880
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
định, có cơ sở lý luận để vận dụng. Trong khi đó,
xã hội hoá ở gia đình áp dụng những phương
pháp hết sức đa dạng và đặc thù như đã nêu.
Những phương pháp đó, tuy rằng không phải
lúc nào cũng có cơ sở khoa học, nhưng lại đa
dạng và phù hợp với nhiều chủ thể