Chuồn chuồn tre Thạch Xá

Những năm gần đây, hình ảnh chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất) đủ màu sắc xuất hiện nhiều trong những lễ hội về đồ chơi truyền thống Việt. Ngụ tại xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội), xóm chùa Tây Phương giờ đây ngoài việc được biết đến với đặc sản Chè Lam, còn nổi danh bởi nghề làm chuồn chuồn tre độc đáo.

pdf13 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuồn chuồn tre Thạch Xá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuồn chuồn tre Thạch Xá Những năm gần đây, hình ảnh chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất) đủ màu sắc xuất hiện nhiều trong những lễ hội về đồ chơi truyền thống Việt. Ngụ tại xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội), xóm chùa Tây Phương giờ đây ngoài việc được biết đến với đặc sản Chè Lam, còn nổi danh bởi nghề làm chuồn chuồn tre độc đáo. Xuất phát từ hình ảnh chuồn chuồn quen thuộc, những người nông dân tài hoa nơi đây đã sử dụng chất liệu tự nhiên để sáng tạo ra loại đồ chơi mới lạ: Chuồn chuồn tre đứng được bằng miệng, đặt làm vật trang trí đẹp mắt trên giá sách, kệ tủ, chuyển động nhẹ nhàng như đang bay trong không trung. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Tái, một trong số những người đầu tiên làm thành công và mở rộng được hình ảnh chuồn chuồn tre Thạch Xá đến khắp mọi miền đất nước. Anh Nguyễn Văn Tái đang thực hiện một công đoạn làm chuồn chuồn Vừa ngồi xếp bằng trên đất, vừa vót tre cho phần thân chuồn chuồn, anh Tái tâm sự về nghề của mình: “Kể từ khi biết làm chuồn chuồn tre tới giờ, ngày ngày thân quen với công việc vót tre, chẻ tre, tôi yêu cái nghề này lúc nào không hay. Cũng có thời gian đi làm thợ ảnh chụp cho khách du lịch đến chùa Tây Phương, máy cơ máy số đủ cả, nhưng làm chuồn chuồn say mê quá, giờ cũng xếp máy để đó”. Anh Tái cho biết, nghề làm đồ chơi chuồn chuồn không có tuổi đời lâu như tranh Đông Hồ, lụa Vạn Phúc mà mới xuất hiện khoảng chục năm trở lại đây. Ban đầu có hơn mười hộ gia đình mở cơ sở sản xuất, nhưng gặp sóng gió về đầu ra nên nhiều người đã từ bỏ. Hiện trong làng chỉ còn khoảng 2-3 gia đình còn làm nghề này. Tay thoăn thoắt xếp những con chuồn chuồn vừa được láng qua một lớp sơn đỏ mượt mà, anh nói: “Người ta lúc đầu thấy trào lưu, thấy nghề mới cũng làm, sau thì bỏ gần hết. Cơ bản vì họ không yêu nghề, không say với nghề”. Khi được hỏi về cách làm chuồn chuồn tre, anh Tái cười nói: “Trông đơn giản vậy thôi chứ không phải ai cũng làm được đâu. Có người hỏi, tôi chỉ dẫn, chép hẳn ra giấy cho cách làm. Nhưng xong thì để vậy thôi, chứ chuồn chuồn không đứng được bằng miệng, trông rất cứng, không ra sao cả”. Mặc dù Thạch Xá là địa phương trồng nhiều tre, nguồn nguyên liệu chính của sản phẩm, nhưng anh phải cất công lấy tre rừng tại Hà Giang, Hoà Bình Sau khi qua công đoạn xử lý phần bên ngoài (cạo tinh), tre được phơi sấy để tránh ẩm mốc. Tiếp đó, tre được chẻ thành từng nan nhỏ, tuỳ theo kích cỡ của chuồn chuồn ra các phần: thân, cánh. Bình thường, gia đình anh sản xuất 3 loại chuồn chuồn theo 3 cỡ lớn, vừa, nhỏ, tương ứng với đó, độ dài phần thân từ 18, 15, 12 cm. Phần cánh sau khi được gắn keo thành từng đôi sẽ trở thành phần thăng bằng cho chuồn chuồn. Công đoạn khó nhất chính là ở phần thân, mà theo anh Tái, máy móc cũng không thể làm được, phải là thợ có kinh nghiệm, kiểm tra bằng tay. Để một con chuồn chuồn có thể đứng được bằng miệng phải có những cảm nhận tinh tế của bàn tay, cách vót hai bên sao cho cân xứng. Tựa như một bản nhạc có giai điệu nhịp nhàng, tay anh Tái thoăn thoắt, dùng dao nhọn tuốt hai bên thân một cách uyển chuyển, thành thạo. Để phát triển loại hình đồ chơi này, những năm gần đây, gia đình anh Tái đã kết hợp với một số tổ chức xã hội như Trung tâm nghiên cứu và bảo trợ trẻ em Cenforchil (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam), tổ chức MyHanoi (Việt Nam) thực hiện dự án nghiên cứu và bảo tồn đồ chơi Việt, mở những lớp dạy làm chuồn chuồn cho các trẻ em nghèo và người khuyết tật. Hiện nay chuồn chuồn tre xuất hiện nhiều trong các lễ hội đồ chơi truyền thống, trong các chợ đêm, cửa hàng lưu niệm Để đổi mới sản phẩm, người làm nghề đã sáng tạo ra thêm nhiều mẫu mã và chủng loại mới. Bên cạnh chuồn chuồn, còn có công, ong, bướm màu sắc tươi sáng và đẹp mắt, chủ yếu được xuất khẩu tới các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu Hàng tháng, gia đình anh Tái xuất sang Nhật Bản khoảng 2.000 con, đủ loại kích cỡ theo đơn đặt hàng. Trong tương lai, anh Tái cũng như những người làm chuồn chuồn tre Thạch Xá mong muốn được hợp tác nhiều hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, để cánh chuồn chuồn Thạch Xá bay xa hơn./.