Biển Đông là biển rìa phía Tây của Thái Bình Dương đã từng được gọi
bằng nhiều tên : Biển Đông, Giao chỉ Dương, Biển Nam Hải, Biển Nam Trung
Hoa. Tên " Biển Đông" đã xuất hiện trong cuốn Địa lý vào loại cổ nhất ở
nước ta do Nguyễn Trãi soạn năm 1435 trình lên vua Lê Thái Tông với dòng
chữ "Hải Đông Hải dã" tức là "Biển là Biển Đông vậy".
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 1 Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu Biển đông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Tự NHIÊN
LÊ ĐứC Tố
HảI DƯƠNG HọC BIểN ĐÔNG
Hà NộI - 1999
1
MụC LụC
Lời giới thiệu
Chương 1: Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu
biển đông Việt Nam
1.1 Vị trí địa lý Biển Đông Việt Nam 7
1.2 Lịch sử điều tra nghiên cứu Biển Đông 21
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên Việt Nam
2.1 Đặc điểm địa chất địa mạo 36
2.2 Đặc điểm cấu trúc hình thái Biển Đông 63
2.3 Đặc điểm khí hậu Biển Đông 71
2.4 Thủy triều và dao động mực nước 86
2.5 Hoàn lưu lớp nước mặt Biển Đông 97
2.6 Sóng biển trong hai mùa gió, sóng biển khi bão 106
2.7 Đặc điểm chế độ nhiệt muối 109
Chương 3: Sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Việt Nam
3.1 Sinh vật biển Việt Nam 118
3.2 Các hệ sinh thái ven biển 127
Chương 4: tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển
việt nam
4.1 Tài nguyên khoáng sản 142
4.2 Tài nguyên sinh vật 154
4.3 Tài nguyên muối và các hoá phẩm biển 169
4.4 Điều kiện phát triển giao thông vận tải. 170
4.5 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 175
4.6 Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển 187
Tài liệu tham khảo 205
2
The textbook "Oceanography of South-China Sea" presents
the basic problems on natural conditions, resources and
environment of the South-China sea. Chapter 1 deals with the
geographical situation, the important role of this sea to Vietnam
state. Chapter 2 presents natural conditions of South-China sea
such as geological formulations, geomorphology, thermal and
dynamical processes. Chapter 3 is paid to the estimation of
biodiversity and ecological systems. Chapter 4 focuses to the
problems of optimal use of marine resources and environmental
protection as a main task of the economics fields.
3
LờI GIớI THIệU
Hải Dương học Biển Đông có thể xem như kết quả nghiên cứu của một đề tài
khoa học, vì cho đến hiện nay chưa có tác giả nào viết về vấn đề này một cách toàn
diện, nhưng đề cập đến từng mặt của Biển Đông thì có nhiều. Với tư cách là một
giáo trình giảng dạy ở bậc đại học, "Hải Dương học Biển Đông" phải được viết một
cách thận trọng phản ánh đầy đủ đặc điểm điều kiện tự nhiên tài nguyên, môi trường
của Biển Đông. Tập thể tác giả phải chắt lọc các thông số cơ bản nhất, tin cậy nhất
từ những công trình nghiên cứu của các Chương trình Biển quốc gia (từ 1980 đến
1995), đã được các hội đồng cơ sở và cấp Nhà nước công nhận, trong đó có danh từ
Biển Đông và Biển Đông Việt Nam. Khi nói đến Biển Đông Việt Nam là muốn giới
hạn sự nghiên cứu ở vùng nước thuộc Việt Nam.
Hải Dương học Biển Đông đã đề cập đến 4 vấn đề lớn một cách cơ bản,
không tham vọng đi sâu như một chuyên đề. Vấn đề thứ nhất về vị trí địa lý và tầm
quan trọng của Biển Đông đối với quốc gia ven biển, trong đó khẳng định chủ quyền
quốc gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên Biển Đông. Vấn đề thứ hai và thứ
ba là phần chính của cuốn sách. Trong vấn đề thứ hai đã trình bày đầy đủ các thành
tạo địa chất, trầm tích, địa mạo hình thái và những đặc điểm khí tượng thủy văn là
những nhân tố quan trọng tạo nên diện mạo và bản chất của Biển Đông. Vấn đề thứ
ba giành riêng cho những nội dung về thế giới sinh vật, phản ánh khá đầy đủ và toàn
diện tính đa dạng sinh học của một biển nhiệt đới lớn nhất Thái Bình Dương. Vấn đề
thứ tư là tài nguyên và môi trường, ở đây đề cập đến nhiều nội dung quan trọng của
vấn đề, vừa có tính lý luận vừa thực tiễn của Biển Đông Việt Nam. Trong đó tập
trung vào nội dung chính là đánh giá các dạng tài nguyên và hiện trạng môi trường
Biển Đông đang đứng trước những thách thức của sự nghiệp phát triển kinh tế, nhân
dân ta, Nhà nước ta phải có thái độ đối xử đúng đắn đối với tài nguyên môi trường
Biển Đông.
Chúng tôi cho rằng về cấu trúc và nội dung cuốn "Hải Dương học Biển
Đông" do GS. Lê Đức Tố - chủ biên có thể được chấp nhận như một giáo trình cho
sinh viên khoa KTTV và HDH trường ĐHKHTN và cũng có giá trị tham khảo nhất
định cho các nhà khoa học quan tâm đến Biển Đông. Chúng tôi chân thành cảm ơn
GS. TS. Đặng Ngọc Thanh, GS. TS. Nguyễn Ngọc Thụy, TS. Lê Duy Bách, TS.
Hoàng Trọng Lập và TS. Trương Văn Tuyên đã cung cấp những bài viết làm tư liệu
cho cuốn sách này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết,
chúng tôi mong sự góp ý của bạn đọc.
4
Chương 1
Khái quát về vị trí địa lý
và lịch sử nghiên cứu Biển đông việt nam
1.1. Vị trí địa lý Biển Đông Việt Nam
1.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
Biển Đông là biển rìa phía Tây của Thái Bình Dương đã từng được gọi
bằng nhiều tên : Biển Đông, Giao chỉ Dương, Biển Nam Hải, Biển Nam Trung
Hoa... Tên " Biển Đông" đã xuất hiện trong cuốn Địa lý vào loại cổ nhất ở
nước ta do Nguyễn Trãi soạn năm 1435 trình lên vua Lê Thái Tông với dòng
chữ "Hải Đông Hải dã" tức là "Biển là Biển Đông vậy".
Tên Biển Đông được viết hoa trang trọng cả hai chữ hiện đang được
dùng trong các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam. Trên các bản đồ
thế giới xuất bản, Biển Đông có tên tiếng Anh là South China Sea, tức là Biển
Nam Trung Hoa. Theo qui ước của tổ chức thuỷ văn quốc tế, tên của các biển
được đặt tên theo vị trí tương đối của lục địa lớn nhất kề bên.
Biển Đông có diện tích khoảng 3.447.000 km2, gấp hơn 8 lần Biển Đen
và gần một lần rưỡi Địa Trung Hải, Biển Đông bao gồm cả vịnh Bắc Bộ và
vịnh Thái Lan, có độ sâu trung bình 1.140m, diện tích khoảng 3.928.000km2,
chiều dài 3.500km (hình 1). Biển Đông tương đối kín xung quanh được bao
bọc bởi các đảo, quần đảo và đất liền, tuy vậy Biển Đông đều thông với các
biển lân cận và các đại dương qua các eo biển. Phía tây nam Biển Đông thông
ra ấn Độ Dương qua eo Malacca giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra
(Indonesia), phía nam qua eo Karimata và Biển Giava (Indonesia) đi ra ấn Độ
Dương bằng hai cửa Sunda (giữa Giakacta và Lombok (gần Bali), mặc dù tàu
bè ít qua lại hai cửa này song chúng cũng có vị thế quan trọng. Phía bắc và
phía đông của Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua các eo biển sâu và
các eo biển của quần đảo Philippine.
Ven Biển Đông có 9 quốc gia, là Trung Quốc, Philippin, Malaysia ,
Indonesia, Brunây, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra
còn phải kể đến các vùng lãnh thổ phụ thuộc có nền kinh tế phát triển như Đài
Loan, Hồng Kông, Ma Cao nằm ven bờ đông bắc Biển Đông, Trung Quốc là
quốc gia lớn nhất ven Biển Đông án ngữ phía bắc.
5
Hình 1a. Địa hình đáy Biển Đông
6
Hình 1b. Biển Đông trong khu vực Đông Nam á
Các quốc gia quần đảo là Indonesia và Philippin với hàng nghìn đảo lớn
nhỏ án ngữ phần phía nam và phía đông của Biển Đông.
Việt Nam là quốc gia ven bờ phía tây của Biển Đông cùng với
Campuchia và Thái Lan, Việt Nam có 3.260km bờ biển. Tính trung bình cứ
100km2 đất liền có 1 km độ dài bờ biển. Trong lúc đó trên thế giới, trung bình
600km2 diện tích lục địa mới có 1km độ dài bờ biển, vì vậy Việt Nam là quốc
Biển Đông
7
gia rất lợi thế về biển.
Biển Đông quan trọng về chiến lược, giàu về tài nguyên và đa dạng về
sinh học, giữ vị trí quan trọng thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải. Đây là
con đường hàng hải quốc tế nối ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Đông á
với Nam á và từ đó với các con đường đi về châu Phi, châu Âu. Nhìn lên bản
đồ giao thông vận tải của thế giới tất cả các con đường hàng không và hàng
hải quốc tế chủ yếu giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều qua Biển
Đông. Biển Đông có hai hải cảng lớn của thế giới là Hồng Kông ở cửa phía
bắc của Biển Đông và Singapore nằm ở cửa phía nam của Biển. Khối lượng
vận chuyển qua Biển Đông khá lớn, chỉ tính riêng dầu lửa đã có hơn 90% nhu
cầu dầu lửa của nước Nhật vận chuyển qua biển này. Nơi đây trước kia đã
từng có căn cứ hải quân lớn của siêu cường trên biển đó là căn cứ hải quân của
Mỹ ở Subich (Philippin).
Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây của Biển Đông, rộng từ kinh tuyến
105o36'E đến 109055E trải dài từ vĩ tuyến 170 N xuống vĩ tuyến 210N. Diện
tích của vịnh vào khoảng 140.000 km2 đến 160.000 km2 tuỳ theo cách quy
định phạm vi. Chu vi của vịnh khoảng 1.950km, chiều dài vịnh là 496km, vịnh
có chiều rộng lớn nhất là 314km. Trên bản đồ thế giới vịnh Bắc Bộ còn có tên
Tonkin gulf.
Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi bờ biển miền Bắc Việt Nam ở phía tây,
bởi lục địa Trung Quốc ở phía bắc và bán đảo Lôi Châu cùng với đảo Hải
Nam ở phía đông. Bờ vịnh khúc khuỷu và có vô số đảo ven bờ, tập trung chủ
yếu ở phía tây bắc vịnh ven bờ biểnViệt Nam, riêng phần vịnh phía Việt Nam
có khoảng 1.300 đảo. Đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nằm gần
giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km2, cách đất liền Việt Nam khoảng
110km. Chiều dài bờ vịnh phía Việt Nam từ cửa sông Bắc Luân đến mũi Lay
khoảng 740km, bờ vịnh phía Trung Quốc từ cửa sông Bắc Luân qua bán đảo
Lôi Châu tới mũi Oanh Ca phía tây đảo Hải Nam khoảng 889km.
Nguồn nước chủ yếu giao lưu với vịnh Bắc Bộ qua cửa phía Nam với
Biển Đông rộng chừng 230 km ở nơi hẹp nhất, một phần nhỏ khối nước trao
đổi qua eo biển Quỳnh Châu, Đông Hải. Eo Quỳnh Châu hoàn toàn thuộc về
Trung Quốc là một eo biển hẹp, chỗ hẹp nhất khoảng 18 km và sâu khoảng
8
20m.
Vịnh Bắc Bộ là một vịnh nông độ sâu trung bình vào khoảng 40 - 50m,
nơi sâu nhất khoảng 100m. Khu vực có độ sâu nhỏ hơn 30m chiếm diện tích
khoảng 60% vịnh. Địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ,
dạng lòng chảo nghiêng về phía đông nam (phía đảo Hải Nam). Từ cửa vịnh
trở ra Biển Đông đáy thụt sâu xuống tới 1.000m và hơn nữa.
Vịnh Thái Lan nằm ở phía tây nam của Biển Đông. Vịnh được bao bọc
bởi bờ biển, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malasia. Diện tích vịnh
khoảng 293.000 km2, gần gấp đôi diện tích vịnh Bắc Bộ, chu vi vịnh khoảng
2.300km, chiều dài vịnh 628km.
Vịnh Thái Lan là một vịnh nông, độ sâu lớn nhất ở trung tâm vào
khoảng 80m và độ sâu lớn nhất ở cửa vịnh khoảng 60m. Góc trong cùng của
vịnh là eo Bangkok có dạng lõm hình chữ nhật.
Các đảo chính trong vịnh Thái Lan là Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu,
đảo Poulowai, đảo Kokut ở phía đông vịnh các đảo Kotao, đảo Kophangan,
Kosamui ở phía tây vịnh.
1.1.2. Các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam
Bản đồ kinh tế chính trị biển của thế giới và của Biển Động đã và đang
thay đổi theo quá trình phát triển của Luật Biển. Căn cứ vào sự phát triển của
Luật Biển quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ra "Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam" ngày 12/5/1977
và tiếp sau đó ngày 12/11/1982 ra "Tuyên bố về đường cơ bản ven bờ lục địa
Việt Nam".
Hai bản tuyên bố rất quan trọng này đã chính thức phân chia vùng biển
thuộc quyền tài phán quốc gia của nước ta thành vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và ấn định thềm lục địa của nước
ta.. Ngày 23/6/1994 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá IX đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, biểu
thị quyết tâm của nước ta cùng với cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự
pháp lý công bằng khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển trong khu
vực.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước ta thuộc loại đường
cơ sở thẳng. Trong ban Tuyên bố quy định đường cơ sở dùng để tính chiều
9
rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982 nước ta mới quy định đường cơ sở
ven bờ lục địa, còn đường cơ sở của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở
ngoài khơi sẽ được công bố sau (hình 2).
Điểm xuất phát của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải nước Việt
Nam là điểm 0 - một điểm nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch
sử chung của hai nước Việt Nam - Campuchia kéo đến điểm A1 trên hòn Nhạn
trong quần đảo Thổ Chu, thuộc tỉnh Kiên Giang, qua điểm A2 thuộc hòn Đá
Lẻ nằm ở đông nam hòn Khoai thuộc tỉnh Minh Hải, đến điểm A3 ở hòn Tài
Lớn, điểm A4 ở hòn Bông Lang, điểm A5 ở hòn Bảy Cạnh trong nhóm quần
đảo Côn Đảo, kéo lên điểm A6 ở hòn Hải thuộc nhóm đảo Phú Quý tỉnh Bình
Thuận,đến điểm A7 ở trên hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà, và điểm A8 ở mũi Đại
Lãnh, tỉnh Phú Yên, đến điểm A9 ở hòn Ông Can thuộc tỉnh Bình Định, qua
điểm A10 ở đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi đến điểm A11 ở đảo Cồn Cỏ
thuộc Quảng Trị, và kéo đến điểm giữa của vịnh Bắc Bộ sẽ được công bố sau.
Theo Tuyên bố này, những điểm của đường cơ sở cách bờ xa nhất là
hòn Nhạn khoảng 80 hải lý, hòn Hải trên 70 hải lý, Côn Đảo trên 50 hải lý.
Các đoạn đường cơ sở thẳng giữa hai điểm liên tiếp dài nhất là từ hòn Hải đến
Côn Đảo trên 170 hải lý, từ hòn Hải đến hòn Đôi 160 hải lý, từ hòn Nhạn đến
hòn Đá Lẻ khoảng 100 hải lý.
Tuy đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam đi qua một số đảo cách xa bờ
từ 50 đến 80 hải lý và cách xa nhau trên 100 hải lý, nhưng đường cơ sở này
vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn của luật pháp và thực tiễn quốc tế vì các đảo
có những lợi ích kinh tế riêng biệt mà thực tế và tầm quan trọng của những lợi
ích ấy đã được quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng và đường cơ sở
của nước ta vẫn chạy theo xu thế chung của bờ biển.
Dọc theo dải ven biển nước ta có nhiều mũi đất nhô ra ngoài biển, có
trên 110 cửa sông, lạch lớn nhỏ, có nhiều vũng, vịnh, có các đảo nhỏ và quần
đảo nằm tương đối xa bờ, nhưng về mặt kinh tế, quốc phòng, lịch sử, địa lý
hành chính luôn gắn bó với dải ven bờ và đất liền, là một bộ phận lãnh thổ
nước Việt Nam không thể tách rời.
Ví dụ như điểm A1 trên hòn Nhạn là một đảo nhỏ xa nhất của quần đảo
Thổ Chu nằm ngoài khơi vùng biền tây nam của Tổ Quốc. Hòn Nhạn cùng với
8 hòn đảo lớn nhỏ khác họp thành quần đảo Thổ Chu gắn bó chặt chẽ với đất
liền từ bao đời nay về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng. Trong sách "Đại
Nam nhất thống chí" do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã
10
viết: "Đảo Thổ Chu ở ngoài biển khơi huyện Hà Châu, cách bờ hai ngày rưỡi
đường, lại có tên là hòn Châu Dầu, chu vi chừng vài trăm dặm, cây cối xanh
um, hang động âm u, sản xuất yến sào, đồi mồi, vích, hải sâm, trên cù lao có
dân cư ở".
Hình 2. Đường cơ sở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đảo Bình Nguyên
MALAIXIA
đảo Cakman Ion
Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước vẽ tháng 7-1987
Trung quốc
CAMPUCHIA
hà nội
Hải phòng Nam Định Đ. Bạch Long Vĩ
đảo Phù Liễn
Vinh
A10
đảo Lý Sơn
A11.đảo Cồn Cỏ
THái lan
đảo Hải Nam
đảo Hoàng Sa
đảo Linh Côn
đảo Tri Tôn
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
A9.hòn ông Cồn
A8.mũi Đại Lãnh
Nha Trang
Quần đảo Hoàng Sa
Phan Thiết
Tp Hồ Chí Minh
đảo Phú Quốc
Vũng Tàu A6.hòn Hải
Minh Hải
Vùng nước lịch sử
Côn Đảo A5.hòn Bảy Canh
A4.hòn Đồng Lang
A2.hòn Đá Lẻ
A1.đảo Thổ Chu
đảo
đảo Song Tử Đông
đảo Song Tử Tây
đảo Bến Lạc
đảo Sơn Ca
đảo Trường Sa
MALAIXIA
bán đảo
Malacca
INDONEXIA
Q.đ Natuna Bắc
đ. Palapan
đá Hoa Lau
đảo Ba Đình
đảo Nam Yết
đảo An Bang
Đá Đông
hòn Nhạn
11
Ba điểm A2, A3, A4 nằm trên ba hòn đảo Bông Lang, Bảy Cạnh, Tài Lớn
là những điểm nhô ra nhất của quần đào Côn Đảo - một quần đảo gồm 13 đảo
lớn nhỏ khá trù phú, đất đai màu mỡ ..., dân Việt hàng bao đời sinh sống trên
đảo bằng nghề đánh bắt hải sản và trồng trọt. Thời Pháp thuộc, Côn Đảo là
một đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc một tỉnh trong đất liền. Năm
1979 do vai trò quan trọng, giữa Côn Đảo và đất liền Vũng Tàu, Đặc khu
Vũng Tàu - Côn Đảo đã được Nhà nước thành lập và hiện nay Côn Đảo là một
huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành một vùng kinh tế quan
trọng của cả nước.
Hòn Hải nơi có điểm A6 của đường cơ sở là hòn đảo ngoài cùng của
nhóm đảo Phú Quý, gồm trên 8 đảo và bãi cạn là một quần đảo giàu, về tổ
chức là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận. Quần đảo nằm ở vị trí án ngữ con
đường biển vào cảng Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Quần đảo có diện
tích 32 km2, dân số đông đúc hơn 15.000 người sinh sống trong các làng xóm
sầm uất. Dân ở đây theo nghề đi biển xa và nổi tiếng về giỏi nghề cá mập.
Vùng biển nội thuỷ của nước Việt Nam bao gồm
a) Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam kể cả
vùng vịnh, cửa sông, vùng nước cảng biển.
b) Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
của các đảo và quần đảo của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt
Nam.
c) Các vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt
Nam trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước thuộc Việt Nam trong vùng nước lịch
sử của hai nước Việt Nam và Cămpuchia.
Vùng nước lịch sử của Việt Nam tồn tại ở hai vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan:
Vịnh Bắc Bộ là một vịnh nằm sâu trong lãnh thổ của nước Cộng Hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước CHND Trung Hoa. Về mặt địa lý - địa chất,
vịnh Bắc Bộ gắn bó hữu cơ với lãnh thổ đất liền phía bắc của nước ta và án
ngữ hầu như toàn bộ vùng lãnh thổ quan trọng này.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ có một tầm quan trọng đặc biệt đối với nền an
ninh và quốc phòng của nước ta. Năm 1887 giữa toàn quyền Pháp và nhà
Thanh đã ký công ước về biên giới, trong đó có quy định "kinh tuyến 105043'
Paris (tức là 108003'13" kinh đông Greenwich) đi qua mũi phía đông đảo Trà
Cổ tạo thành biên giới kể từ điểm phân vạch cuối cùng mà hai uỷ ban cắm
12
mốc đã vạch ra". Chính quyền Pháp ở Đông Dương cũng đã có các quy định
và hành động cụ thể buộc các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở phía tây
đường kinh tuyến trên phải đăng ký và đóng thuế ... Sau năm 1954, các hoạt
động kinh tế hay nghiên cứu khoa học ở trong vịnh giữa nước ta với Trung
Quốc cũng đã sử dụng đường kinh tuyến trên làm đường phân chia ranh giới
trên biển giữa các quốc gia (hình 2a).
Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã quy định rằng phần vịnh thuộc phía Việt
Nam trong vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây kinh tuyến 108003'13" là vùng nước
lịch sử theo chế độ nội thuỷ của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Sau này
khi hai nước đàm phán xác định chính thức đường biên giới trong vịnh, quy
chế vùng nước trong vịnh Bắc Bộ sẽ được xác định cụ thể.
Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia ở vịnh Thái Lan nằm giữa
bờ biển của tỉnh Kampot và đảo Wai của Campuchia với bờ biển đảo Phú
Quốc và nhóm đảo Thổ Chu của Việt Nam đã được xác định là vùng nước lịch
sử trong hiệp định về vùng nước lịch sử của hai nước ký ngày 7/7/1982 (hình
2b).
Hình 2b Bản đồ hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam Campuchia
13
Về mặt địa lý và điều kiện tự nhiên vùng biển này gắn liền với phần đất
liền của hai nước Việt Nam và Campuchia, từ lâu đời đã thuộc về hai nước. Nó
có một vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nền an ninh quốc phòng của
các tỉnh miền Tây Nam Bộ và các tỉnh ven biển miền Nam Campuchia.
Trong khi chưa xác định được đường biên giới quốc gia trên biển trong
vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia, hai nước cùng thực hiện
quản lý và kiểm soát trên biển, việc đánh bắt và khai thác hải sản của nhân
dân địa phương vẫn được tiếp tục như tập quán. Riêng việc khai thác các loại
tài nguyên thiên nhiên khác thì cần phải có sự bàn bạc thoả thuận giữa hai
nước.
Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh thổ đất liền và tiếp liền với nội
thuỷ của nước ven biển là nơi chủ quyền nước ven biển đó được mở rộng ra
ngoài lãnh thổ nội thuỷ. Chủ quyền này mở rộng ra cả vùng trời trên lãnh hải
cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy lãnh hải. Chiều rộng lãnh hải
theo Công ước Luật Biển 1982 quy định không vượt quá 12 hải lý kể từ đường
cơ sở. Vì vậy đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc
gia trên biển. Lãnh hải được coi là một bộ phận lãnh thổ của nước ven biển.
Theo qui định của Nhà nước ta, lãnh hải của Việt Nam là một dải biển
rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và
các điểm ngoài cùng của các đảo ven biển của Việt Nam tính từ ngấn nước
thuỷ triều thấp nhất trở ra. Trong vùng biển này những người thực hiện chủ
quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hả