Chương 1 Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư

Là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mong thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong thời gian tương đối dài.

pdf46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 1 Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án đầu tư I. Đầu tư và phân loại đầu tư 1. Khái niệm đầu tư Là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mong thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong thời gian tương đối dài. I. Đầu tư và phân loại đầu tư • Đặc điểm hoạt động đầu tư: - Phải có vốn: Tiền, các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, qui trình công nghệ , dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân , vốn góp, vốn vay, vốn cổ phần. I. Đầu tư và phân loại đầu tư • Đặc điểm hoạt động đầu tư: - Thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án. I. Đầu tư và phân loại đầu tư 2. Phân loại đầu tư a. Theo chức năng quản lý vốn đầu tư - Đầu tư trực tiếp - Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp • Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. • Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam. • Chủ thể đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Đầu tư gián tiếp • Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. • Người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là một chủ thể. • Đầu tư gián tiếp có thể là đầu tư tài chính như đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, cho vay (tín dụng)... I. Đầu tư và phân loại đầu tư 2. Phân loại đầu tư b. Theo nguồn vốn - Đầu tư trong nước - Đầu tư nước ngoài - Đầu tư ra nước ngoài Đầu tư trong nước • Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đầu tư nước ngoài • Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi tắt là đầu tư nước ngoài, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào vốn bằng tiền hoặc bất kz tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài • Đây là loại đầu tư của các tổ chức hay cá nhân của nước này tại nước khác. I. Đầu tư và phân loại đầu tư 2. Phân loại đầu tư c. Theo tính chất đầu tư - Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới) - Đầu tư chiều sâu Đầu tư chiều rộng Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới. Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian thu hồi vốn lâu, độ mạo hiểm cao. Đầu tư chiều sâu • Đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có. • Không cần nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh. I. Đầu tư và phân loại đầu tư 2. Phân loại đầu tư d. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư • Đầu tư phát triển: Là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản. • Đầu tư chuyển dịch: Là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị tài sản (mua cổ phiếu). I. Đầu tư và phân loại đầu tư 2. Phân loại đầu tư e. Theo thời gian hoạt động: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn f. Theo lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, quản lý g. Theo ngành đầu tư: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển dịch vụ… I. Đầu tư và phân loại đầu tư 3. Các hình thức đầu tư a. Đầu tư trong nước b. Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Đầu tư trong nước bao gồm các hình thức sau: • Doanh nghiệp Nhà nước • Công ty trách nhiệm hữu hạn • Công ty cổ phần • Công ty liên doanh • Doanh nghiệp tư nhân Đầu tư nước ngoài • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI : Foreign Direct Investment) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kz tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Đầu tư nước ngoài • Loại đầu tư này nhằm mục đích kêu gọi vốn nước ngoài đầu tư vào với các mục tiêu: - Khắc phục được sự thiếu hụt về vốn trong hiện tại. - Tiếp cận được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, tăng được sức cạnh tranh của hàng nội địa. - Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. - Đóng góp cho ngân sách… Đầu tư nước ngoài • Tuy nhiên có thể thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua còn có những mặt hạn chế như: - Khai thác tài nguyên chưa hiệu quả - Phân biệt đối xử với người lao động Việt Nam - Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý - Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến... Đầu tư nước ngoài • Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức sau : - Hợp đồng hợp tác kinh doanh - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Building Operation Transfer) - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh • Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập tư cách pháp nhân • Hình thức này không tạo pháp nhân mới mà dùng pháp nhân bên Việt Nam. • Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi bên và quan hệ giữa hai bên do hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng. b. Doanh nghiệp liên doanh • Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do các bên cùng bỏ vốn, cùng kinh doanh, cùng chia sẽ lợi nhuận và rủi ro, tỷ lệ phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài • Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, tự mình kinh doanh quản lý và chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà Nước về đầu tư nước ngoài. Được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ thì được ghi trong giấy phép đầu tư. d. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) • Đây là hình thức nhà đầu tư ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng cơ sở hạ tầng. • Vốn đầu tư thực hiện trong hợp đồng này có thể là 100% vốn nước ngoài hoặc là vốn nước ngoài và chính phủ Việt Nam (hay tổ chức, cá nhân Việt Nam). • Chủ đầu tư tự mình xây dựng và kinh doanh công trình sau một thời gian đủ thu hồi vốn và một khoản lợi nhuận hợp lý thì có nghĩa vụ bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam mà không thu bất kz một khoản tiền nào. e. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) • Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý . f. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao • Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Bài tập về nhà Liệt kê một số Công ty với từng hình thức đầu tư (cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ • 1. Dự án đầu tư và những quan niệm về dự án đầu tư a. Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định để đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong một thời hạn xác định với mục đích cuối cùng là thu về lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội. II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục tiêu của dự án Các kết quả Các hoạt động Các nguồn lực 1. Dự án đầu tư và những quan niệm về dự án đầu tư b. Các thành phần của dự án đầu tư Mục tiêu của dự án • Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức: + Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. + Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế, xã hội do thực hiện dự án mang lại. Các kết quả • Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. Các hoạt động • Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. Các nguồn lực • Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dư án. Vai trò của dự án đầu tư - Phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế. - Giải quyết quan hệ cung và cầu vốn trong sự phát triển - Giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa trên thị trường, cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. - Góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát triển, tăng hiệu quả và giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư vốn, cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước góp phần nâng cao đời sống nhân dân. II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ Tính khoa học Tính thực tiễn Tính pháp lý Tính đồng nhất 1. Dự án đầu tư và những quan niệm về dự án đầu tư c. Yêu cầu của dự án đầu tư Tính khoa học • Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có quá trình nhiên cứu tỉ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác, khoa học từng nội dung của dự án, đặc biêt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính thực tiễn • Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Tính pháp lý • Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động đầu tư. Tính đồng nhất • Các dự án đầu tư phải tuân thủ các qui định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả những qui định về thủ tục đầu tư. Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ các qui định chung mang tính quốc tế. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Đầu tư kinh doanh để kiếm lời là dạng hoạt động: a. Xã hội b. Kinh tế c. Môi trường d. Tất cả đều đúng Câu 2. Dự án đầu tư nhằm: a. Tạo mới một công trình b. Mở rộng công trình c. Cải tạo công trình d. Tất cả đều đúng Câu 3: Đầu tư trực tiếp là: a. Trực tiếp tham gia quản trị vốn b. Gián tiếp tham gia quản trị vốn c. Cho vay d. Tất cả đều đúng Câu 4: FDI là hình thức đầu tư: a. Gián tiếp b. Trực tiếp c. Cho vay d. Viện trợ Câu 5: Nguồn vốn đầu tư của một dự án là: a. Tiền mặt b. Tài sản c. Đất đai d. Tất cả đều đúng