Nêu và giải thích được các lý luận chung nhất về bảo hiểm như khái niệm, nguyên tắc, chức năng, phân loại bảo hiểm, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhận dạng được các rủi ro đặc trưng trong kinh doanh bảo hiểm và các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO HIỂM GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ MINH CHÂU 0988.436.689 minhchaungt@gmail.com MONG ĐỢI CỦA TÔI Mục đích của cá nhân tôi khi học môn học này là gì? Tôi sẽ làm gì để đạt mục đích? Điều tôi thích và không thích xảy ra trong môn học là gì ? Tôi cảm thấy thế nào về bài tập này? MỤC TIÊU MÔN HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách Lý thuyết và bài tập Bảo hiểm Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Sách Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Sách Giáo trình Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách Bảo hiểm – nguyên tắc và thực hành Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh Một số tài liệu tham khảo khác do giảng viên cung cấp Chương trình học Những vấn đề chung về bảo hiểm Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm Phi nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Title 1 2 3 4 CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM NỘI DUNG CHÍNH 1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm 2. Những vấn đề chung về bảo hiểm 3. Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 5. Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 4. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm 6. Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nêu và giải thích được các lý luận chung nhất về bảo hiểm như khái niệm, nguyên tắc, chức năng, phân loại bảo hiểm, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm... Nhận dạng được các rủi ro đặc trưng trong kinh doanh bảo hiểm và các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM 1.1. Định nghĩa về rủi ro 1.1 Rủi ro Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Rủi ro là sự không chắc chắn về kết quả xảy ra – kết quả khác với dự đoán Rủi ro là một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, tạo nên sự thiệt hại ngoài ý muốn về vật chất, tinh thần Ví dụ Trong đại hội cổ đông thường niên năm 2009, ngân hàng ACB xác định lợi nhuận kế hoạch năm 2010 là 3.600 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận trước thuế quý I của ACB được kỳ vọng đạt khoảng 600 – 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế mà ngân hàng đạt được trong quý I năm nay chỉ đạt 560 tỷ đồng. Giả sử, trong quý III, lợi nhuận trước thuế ngân hàng ACB đạt được là 1.200 tỷ đồng, trong khi đó, mức dự kiến đạt được chỉ là 1.000 tỷ đồng. CH: Trường hợp nào có thể nói là ngân hàng ACB gặp rủi ro trong kinh doanh? 1.1 Rủi ro 1.1.2 Nguồn gốc Kinh tế - xã hội Tự nhiên 1.1.3 Nguyên nhân Chủ quan Khách quan a. Căn cứ hậu quả rủi ro có thể tính toán Rủi ro tài chính: là những rủi ro có thể xác định hậu quả bằng tiền. Rủi ro phi tài chính: là những rủi ro mà hậu quả không thể đo lường được về mặt tài chính. Thông thường chỉ những rủi ro tài chính mới được bảo hiểm. 1.1.4 Phân loại rủi ro b. Căn cứ bản chất của rủi ro: Rủi ro thuần túy: (rủi ro tĩnh) là loại rủi ro mà khi nó xảy ra kết quả chỉ có thể là tổn thất hoặc không. Rủi ro đầu cơ: (rủi ro động) là loại rủi ro trong đó có sự xuất hiện cơ hội kiếm lời. Nói cách khác, khi nó xảy ra kết quả thu được có thể là tổn thất, hòa vốn hoặc là được lợi. Chỉ có rủi ro thuần túy mới được chấp nhận bảo hiểm còn rủi ro đầu cơ thì không. 1.1 Rủi ro c. Căn cứ theo nguồn gốc của rủi ro: Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất phát từ sự kết hợp giữa kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên... Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người trong xã hội đó. Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro xuất phát từ từng cá nhân. Tác động của những rủi ro này không ảnh hưởng đến toàn xã hội mà chỉ tác động đến một số ít người. Chỉ những rủi ro riêng biệt mới được bảo hiểm. 1.1 Rủi ro 1.2 Phân biệt giữa rủi ro và một số thuật ngữ khác có liên quan Tổn thất Hiểm họa Nguy cơ Tổn thất là sự thiệt hại ngoài ý muốn về vật chất/tinh thần của một chủ thể nào đó. Định nghĩa Phân loại Tổn thất tài sản Tổn thất con người Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự Đối tượng bị thiệt hại * Tổn thất động Tổn thất tĩnh Hình thái biểu hiện Tổn thất có thể tính toán Tổn thất không thể tính toán Khả năng lượng hóa 1.2.1 Tổn thất Tính theo giá trị Tính theo số lượng Khả năng tổn thất là chỉ số biểu hiện tổn thất 1.2.1 Tổn thất Khả năng * CH: Phân loại các tổn thất sau dựa vào đối tượng: Va quệt trên đường làm hỏng xe người khác Tai nạn lao động làm giảm 40% sức khỏe của một người Bị phạt do vi phạm hợp đồng thương mại Nhà sập do động đất Tổn thất Tổn thất BTVD: Theo thống kê, trong 100 ô tô con cùng loại có tổng giá trị 50 tỷ đồng, có 10 ô tô bị tai nạn với tổng giá trị thiệt hại là 5 tỷ đồng. Tính mức độ tổn thất và tần số tổn thất. - Mức độ tổn thất là: 5/50 = 10% - Tần số tổn thất là: 10/100 = 10% Nguy cơ Hiểm họa Nguy cơ là những điều kiện làm phát sinh hoặc gia tăng khả năng tổn thất. Nguy cơ vật chất Nguy cơ tinh thần Nguy cơ đạo đức Hiểm họa là một loại rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan Câu hỏi thảo luận Phân biệt rủi ro và nguy cơ: - Cháy nhà - Sản xuất pháo - Chìm thuyền - Tàu thuyền xuống cấp - Tai nạn giao thông - Phóng nhanh vượt ẩu 1.3.1 Tránh né rủi ro Là việc thực hiện những lựa chọn tốt hơn, hiệu quả hơn nhằm tránh những nguy cơ có thể xảy ra tổn thất. 1.3.2 Gánh chịu rủi ro Là phương thức kiểm soát rủi ro do người đó giữ lại một phần hoặc toàn bộ rủi ro mà họ có khả năng gặp phải. - Gánh chịu rủi ro thụ động - Gánh chịu rủi ro chủ động 1.3 Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ, tổn thất 1.3.3 Kiểm soát tổn thất Là những biện pháp giảm thiểu cả tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của tổn thất. - Ngăn ngừa tổn thất - Giảm thiểu tổn thất 1.3.4 Hoán chuyển rủi ro Là việc chuyển giao một phần hay toàn bộ rủi ro sang người khác. - Chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng - Kiểm soát rủi ro về giá - Bảo hiểm 1.3 Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ, tổn thất Thảo luận Phân loại phương thức xử lý rủi ro: - Do sợ cho vay không thu hồi được nợ, ngân hàng ngưng họat động cho vay. - Ngân hàng vẫn thực hiện cho vay nhưng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro. - Ngân hàng thực hiện thẩm định/ phân tích khách hàng vay và khỏan vay trước khi cấp tín dụng. - Bán nợ cho một tổ chức tài chính / tín dụng khác. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM Sự ra đời và phát triển bảo hiểm Phân loại bảo hiểm Chức năng của bảo hiểm 2.1 Khái niệm bảo hiểm * Định nghĩa phản ánh đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý là: “Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp thống kê”. (Monique Gaultier – Pháp) 2.1 Khái niệm bảo hiểm Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam: Hoạt động bảo hiểm được hiểu là “hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. 2.1 Khái niệm bảo hiểm 2.1 Khái niệm bảo hiểm Những rủi ro nào được bảo hiểm? Những rủi ro nào được bảo hiểm? Bản chất của bảo hiểm: - Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. - Cơ chế chuyển giao rủi ro: bên tham gia phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận. 2.1 Khái niệm bảo hiểm Bản chất của bảo hiểm: - Bên tham gia nộp phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay rủi ro gây ra tổn thất. - Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong bảo hiểm được bên bảo hiểm tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ bảo hiểm mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. - Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính. 2.1 Khái niệm bảo hiểm 2.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm TRÊN THẾ GIỚI : TẠI VIỆT NAM : TRƯỚC 1975 : HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CÓ SỰ TÁCH BIỆT 2 MIỀN NAM- BẮC TỪ 1976 – 1993 : NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM, BẢO VIỆT LÀ CÔNG TY DUY NHẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC CHỦ YẾU BẢO HIỂM HÀNG HOÁ TÀI SẢN 2.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm TẠI VIỆT NAM : TỪ NĂM 1993 – 10/ 2000 NGHỊ ĐỊNH 100/CP RA ĐỜI CHO PHÉP KINH DOANH BẢO HIỂM, CHẤM DỨT GIAI ĐOẠN ĐỘC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC NHIỀU CÔNG TY BẢO HIỂM THUỘC SỞ HỮU KHÁC NHAU ĐƯỢC THÀNH LẬP NHIỀU HÌNH THỨC / SẢN PHẨM BẢO HIỂM MỚI RA ĐỜI TỪ 2001- ĐẾN NAY LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM RA ĐỜI HÌNH THÀNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM 2.3.1 Bảo hiểm xã hội * Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. 2.3 Phân loại bảo hiểm 2.3.2 Bảo hiểm thương mại * Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng. 2.3 Phân loại bảo hiểm Câu hỏi thảo luận So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại theo những tiêu chí sau: Contents * Theo đối tượng bảo hiểm: - Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm con người - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm thương mại * Theo kỹ thuật bảo hiểm: - Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ - Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn * Theo cách thức trả tiền: - Bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán - Bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường * Theo phương thức quản lý: - Bảo hiểm bắt buộc - Bảo hiểm tự nguyện 2.3 Phân loại bảo hiểm 2.4.1 Xét ở góc độ chủ thể tham gia bảo hiểm Cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất tài chính: Bằng việc nhận chi trả thiệt hại khi xảy ra biến cố rủi ro, nhà bảo hiểm đã cung cấp sự đảm bảo chắc chắn về mặt tài chính, giúp người được bảo hiểm và gia đình họ bù đắp được những tổn thất to lớn do hậu quả của rủi ro mang lại. Chia sẻ rủi ro: Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đã đặt mình vào hoàn cảnh rủi ro và sẵn sàng chia sẻ tổn thất mất mát mà người khác đang gánh chịu. 2.4 Chức năng bảo hiểm 2.4.2 Xét ở góc độ toàn xã hội Phòng ngừa tổn thất Cung cấp vốn cho nền kinh tế Phòng ngừa tổn thất:Những thảm họa lớn trên thế giới Cung cấp vốn cho nền kinh tế 2.4.3 Xét ở góc độ toàn xã hội 2.4.2 Xét ở góc độ toàn xã hội - CẢI THIỆN NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA TOÀN XÃ HỘI. - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ. III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM 3.1 Cơ sở kỹ thuật của hoạt động bảo hiểm 3.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm 3.1 Cơ sở kỹ thuật của hoạt động bảo hiểm 3.1.1 Luật số lớn của Bernouli : “Nguyên lý tổng quát khẳng định rằng tác dụng tổng hợp của một số lớn các nhân tố ngẫu nhiên, trong những điều kiện nào đó, dẫn đến kết quả hầu như không phụ thuộc vào các nhân tố ngẫu nhiên.” Khi chúng ta thực hiện việc nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn, chúng ta sẽ có xác suất xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác để kết luận và làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó. Thống kê cung cấp cho nhà bảo hiểm về các lần rủi ro xảy ra trong quá khứ và trị giá của tổn thất. Trên cơ sở đó, nhà bảo hiểm có thể dự báo được mức độ mà anh ta sẽ phải chi trả cho các rủi ro trong tương lai và tương ứng là số phí phải nộp của người tham gia bảo hiểm. Trên cơ sở luật số đông, nhà bảo hiểm có thể tính toán tương đối chính xác xác suất xảy ra rủi ro trên tổng thể nhiều rủi ro đảm nhận. Tuy nhiên, để tính toán xác suất biến cố cần bảo hiểm, nhà bảo hiểm phải dựa trên cơ sở thống kê khoa học. 3.1.2 Thống kê tần suất xảy ra rủi ro 3.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ - Giai đoạn tự phát biểu hiện ở việc đóng góp quỹ của những người tham gia - Khi trở thành hoạt động kinh doanh là quy định đóng bảo phí bắt buộc khi tham gia bảo hiểm Vận dụng luật số đông và lý thuyết thống kê a. Tập hợp số lớn các rủi ro : Áp dụng luật số đông, nhà bảo hiểm phải tập hợp được số đông người tham gia bảo hiểm để xác định xác suất lý thuyết, xác suất dự kiến xảy ra rủi ro và mức phí bảo hiểm phải thu. b. Lựa chọn rủi ro : Rủi ro đồng nhất là điều kiện tốt đảm bảo cho việc bù trừ được thực hiện. Các rủi ro được gọi là đồng nhất nếu: có cùng một bản chất, phải gắn liền với cùng một đối tượng và phải có cùng một giá trị. 3.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm b. Lựa chọn rủi ro : Nhà bảo hiểm sẽ chọn các rủi ro bảo hiểm theo các bước: - Sắp xếp rủi ro yêu cầu bảo hiểm theo nhóm mà biểu phí đã xác định. Điều này tạo ra những nhóm rủi ro với mức phí bảo hiểm tương ứng. - Giảm phí cho rủi ro tốt hơn mức bình thường - Tăng phí cho rủi ro xấu hơn mức bình thường - Từ chối đảm bảo cho các rủi ro mà khả năng xảy ra tổn thất gần như chắc chắn. 3.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm Phí toàn phần Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho nhà bảo hiểm để đổi lấy cam kết của nhà bảo hiểm đảm bảo chịu trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. IV. HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM 4.1 Hình thành quỹ bảo hiểm : 4.2 Quản lý quỹ bảo hiểm 4.2.1 Quỹ dự phòng 4.2.2 Đầu tư tài chính CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM (Tiếp theo) CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: A là lao động thuộc diện phải đóng bhxh bắt buộc. Hàng tháng A phải đóng bh theo mức lương: a) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương tối thiểu chung mà không phải đóng đối với khoản phụ cấp chức vụ. b) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và khoản phụ cấp chức vụ. c) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung. Câu 2: S mới tốt nghiệp đại học, nhưng đã được công ty H tuyển dụng vào làm việc với mức lương ghi trong hợp đồng lao động là 6 tr đ/tháng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, S sẽ phải đóng bhxh: a) Theo mức lương trên b) Theo bảng lương do Nhà nước quy định c) Theo mức lương do S lựa chọn Câu 3: Các chế độ được hưởng đối với người tham gia bhxh bắt buộc có gì khác so với người tham gia bhxh tự nguyện?xh a) Không có gì khác b) Bhxh tự nguyện không có chế độ ốm đau c) Bhxh tự nguyện không có chế độ thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp d) Câu b và c đúng Câu 4: Anh T là lao động ký hợp đồng không thời hạn tại công ty L và có tham gia bhxh theo quy định của pháp luật. Vậy anh T có thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản hay không? a) Không, dù tham gia bhxh bắt buộc hoặc tự nguyện b) Có, dù tham gia bhxh bắt buộc hoặc tự nguyện c) Có, nếu tham gia bhxh bắt buộc Câu 5: Trong những trường hợp nào thì cơ quan bhxh sẽ tiến hành trả 1 lần đối với người lao động có tham gia bhxh bắt buộc? a) Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bhxh b) Suy giảm khả năng ld từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bhxh c) Sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bhxh và có yêu cầu nhận bhxh 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng bhxh d) Ra nước ngoài để định cư e) Tất cả các trường hợp trên Câu 6: Mặc dù ông T đã đủ 60 tuổi đời nhưng ông mới tham gia bhxh 14 năm. Do vậy, ông T thuộc diện được hưởng bhxh một lần. Vậy mức hưởng bhxh 1 lần của ông T được tính như sau: a) 21 tháng mức bình quân tiền lương b) 14 tháng mức bình quân tiền lương c) 28 tháng mức bình quân tiền lương d) 12 tháng mức bình quân tiền lương Câu 7: Câu nào sau đây là đúng về việc tính mức lương hưu hàng tháng? a) Bằng 45% mức bq tiền lương tháng đóng bhxh để tính lương hưu - tương ứng với 15 năm đóng bhxh, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bhxh thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75% b) Nếu người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mỗi năm giảm 1% c) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung d) Không có câu trả lời nào ở trên đúng Câu 8: Ông H có thời gian đóng bhxh 25 năm, nhưng mới 55 tuổi. Vậy trong trường hợp này ông có nguyện vọng hưởng lương hưu thì hàng tháng ông sẽ được bao nhiêu? a) 45% mức bq tiền lương b) 55% mức bq tiền lương c) 60% mức bq tiền lương d) 65% mức bq tiền lương Câu 9: Do vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng nên ông A bị tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Căn cứ vào bản án, cơ quan bhxh: a) Vẫn phải trả lương hưu cho cho ông A b) Chấm dứt vĩnh viễn việc trả lương hưu cho ông A c) Tạm dừng việc trả lương hưu cho ông A cho đến khi ông A chấp hành xong bản án d) Trả lương hưu cho ông A với mức thấp hơn thông thường Câu 10: Bà A có thời gian đóng bhxh 35 năm. Vậy khi bà A đủ 55 tuổi và được nghỉ hưu để hưởng lương thì ngoài khoản lương hưu hàng tháng, bà sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần như thế nào? a) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 tháng mức bq tiền lương đóng bhxh b) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 10 tháng mức bq tiền lương đóng bhxh c) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 12 tháng mức bq tiền lương đóng bhxh d) Chỉ được nhận lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq tiền lương mà không được hưởng trợ cấp 1 lần Câu 11: Công ty K sử dụng 20 lao động, thuộc diện phải đóng bhxh bắt buộc. Vậy hàng tháng công ty K sẽ phải đóng bhxh cho người lao động như thế nào: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% d) Tất cả các câu trên đều đúng Câu 12: Anh M tham gia đóng bh thất nghiệp, vậy theo quy định, anh M sẽ hưởng chế độ gì: a) Trợ cấp thất nghiệp b) Hỗ trợ học nghề c) Hỗ trợ tìm việc làm d) Tất cả các câu trên đều đúng Câu 13: Anh A là chủ cửa hàng đồ mộc nay muốn tham gia bhxh tự nguyện thì hàng tháng anh A phải đóng theo mức nào? a) 16% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% b) 17% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% c) 18% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% d) 19% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% Câu 14: Anh A tham gia bhxh tự nguyện. Vậy trong điều kiện nào sau đây thì anh A sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng? a) Đủ 60 tuổi b) Đủ 20 năm đóng bhxh trở lên c) Cả a và b đều đúng d) Cả a và b đều sai Câu 15: Ông B tham gia đóng bhxh tự nguyện từ năm 42 tuổi. Đến khi đủ 60 tuổi ông mới có thời gian đóng là 18 năm. Vậy trong trường hợp này: a) Ông B vẫn được nhận lương hưu b) Ông B phải đóng bhxh thêm 2 năm cho đủ 20 năm mới được nhận lương hưu c) Ông B chỉ có thể nhận trợ cấp 1 lần mà không được đóng thêm bhxh d) Hoặc là ông B nhận trợ cấp 1 lần, hoặc là đóng thêm bhxh 2 năm để nhận lương hưu hàng tháng V. RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 5.1 5.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo hiểm Sự lựa chọn bất lợi 5.1 Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm Mất khả năng thanh toán Tổn thất về đầu tư trong việc sử dụng quỹ không hợp lý Một số rủi ro khách quan đặc biệt khác 5.1.1 Sự lựa chọn bất lợi Cách khắc phục Lựa ch