Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù
khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh chịu những tổn thất - hậu
quảdo rủi ro, trong sựtác động của các nguy cơ đưa tới. Rủi ro, tổn thất nẩy sinh nhiều, nếu
không nói là rất nhiều làm cho các từ “rủi ro”, “nguy cơ", "tổn thất". đã trởthành phổbiến
trong ngôn ngữgiao tiếp hàng ngày. Tuy vậy, không phải vì vậy mà ai cũng có thểhiểu, cũng có
thểsửdụng các "từ" các "thuật ngữ" đó một cách chính xác mà không lẫn lộn giữa chúng với
nhau, đặc biệt, khi sửdụng các văn bản có liên quan đến lĩnh vực Bảo hiểm như Giấy chứng
nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm.cũng nhưkhi cần thiết tiến hành khiếu nại bồi thường trước các
nhà bảo hiểm. Như vậy, để có thểtìm hiểu, khám phá, nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm, đểvận
dụng một cách chính xác phương thức bảo hiểm vào xửlý các rủi ro, bất trắc hàng ngày, nhất
thiết, trước tiên phải tìm hiểu các từngữ đó. Chúng được coi là những từ "khóa" mang tính dẫn
nhập vào "mảnh đất"của bảo hiểm, giúp cho mọi người hiểu thống nhất theo các hiểu đúng nhất
theo góc độbảo hiểm. Các thuật ngữmà chúng tôi lần lượt đềcập đến trong phần này là:
(1) Tổn thất; (2) Khảnăng tổn thất;
(3) Rủi ro; (4) Mức độ rủi ro;
(5) Hiểm họa; (6) Nguy cơ.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 1 Rủi ro & các phương thức xử lý rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
RỦI RO & CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO CHƯƠNG
1
1.1. MỞ ĐẦU
Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù
khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh chịu những tổn thất - hậu
quả do rủi ro, trong sự tác động của các nguy cơ đưa tới. Rủi ro, tổn thất nẩy sinh nhiều, nếu
không nói là rất nhiều làm cho các từ “rủi ro”, “nguy cơ", "tổn thất"... đã trở thành phổ biến
trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Tuy vậy, không phải vì vậy mà ai cũng có thể hiểu, cũng có
thể sử dụng các "từ" các "thuật ngữ" đó một cách chính xác mà không lẫn lộn giữa chúng với
nhau, đặc biệt, khi sử dụng các văn bản có liên quan đến lĩnh vực Bảo hiểm như Giấy chứng
nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm...cũng như khi cần thiết tiến hành khiếu nại bồi thường trước các
nhà bảo hiểm. Như vậy, để có thể tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm, để vận
dụng một cách chính xác phương thức bảo hiểm vào xử lý các rủi ro, bất trắc hàng ngày, nhất
thiết, trước tiên phải tìm hiểu các từ ngữ đó. Chúng được coi là những từ "khóa" mang tính dẫn
nhập vào "mảnh đất" của bảo hiểm, giúp cho mọi người hiểu thống nhất theo các hiểu đúng nhất
theo góc độ bảo hiểm. Các thuật ngữ mà chúng tôi lần lượt đề cập đến trong phần này là:
(1) Tổn thất; (2) Khả năng tổn thất;
(3) Rủi ro; (4) Mức độ rủi ro;
(5) Hiểm họa; (6) Nguy cơ.
1.2. TỔN THẤT
1.2.1. Khái niệm
Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của
chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng). Ví dụ: cháy một căn nhà do sét đánh, thiệt hại tính
mạng con người trong một vụ tàu trượt đường rầy, điều khiển xe vô tình gây tai nạn cho người
thứ ba khác... Yếu tố “không cố ý” rất quan trọng trong định nghĩa nầy. Một anh sinh viên tặng
cho bạn của mình một món quà nhân ngày sinh nhật của người bạn đó. Tất nhiên, vật phẩm làm
quà tặng (có thể rất quý, rất đắt) không còn thuộc sở hữu của sinh viên đó nữa. Nhưng không
phải vì vậy mà anh ta có thể cho mình đã bị tổn thất, bởi vì, việc mất quyền sở hữu đó không
phải do một sự cố bất ngờ mà là do sự "cố ý" của chính anh ta. Sự thiệt hại một đối tượng có thể
phát sinh do một sự cố mất mát (dẫn đến mất quyền sở hữu một khoản giá trị), cũng có thể từ
một sự cố gây hư hại cho chính đối tượng (hủy hoại vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng,
đồng thời giảm giá trị của đối tượng bị gây hại).
1.2.2. Phân loại tổn thất
Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại
a. Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản do không cố ý, phát sinh từ một
sự cố bất ngờ.
b. Tổn thất con người: nẩy sinh từ sự việc thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến thiệt
hại một khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn đến việc
khiếm khuyết một khoản thu nhập nhất định.
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
c. Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự: Đó là việc phát sinh trách nhiệm dân sự theo
ràng buộc của Luật dân sự dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ 3 khác do lỗi của
mình.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện
a. Tổn thất động: là trường hợp đối tượng vẫn nguyên giá trị sử dụng (không có sự hủy hoại
vật chất) nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất nẩy sinh do tác động của yếu tố thị trường.
b. Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vật chất. Tổn
thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị
của đối tượng (trừ trường hợp tổn thất con người).
Căn cứ vào khả năng lượng hóa
a. Tổn thất có thể tính toán hay tổn thất tài chính: là những tổn thất, khi nó phát sinh, có thể
tính toán, xác định được dưới hình thái tiền tệ. Vì vậy, tổn thất nầy còn gọi là tổn thất tài
chánh. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt:
- Tổn thất lường trước được;
- Tổn thất không lường trước được.
b. Tổn thất không xác định được hay tổn thất phi tài chính: là những tổn thất, khi nó xẩy ra,
người ta không thể lượng hóa được bằng tiền. Vì vậy, tổn thất nầy còn gọi là tổn thất phi tài
chính. Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”.
Tuy nhiên, việc lượng hóa được hay không lượng hóa được bằng tiền cũng còn tùy thuộc vào
mức độ “thị trường hóa”, mức độ phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, ranh giới
giữa 2 loại tổn thất nầy sẽ không giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc và khái niệm “lượng hóa”
chỉ là một khái niệm mang tính chất “lịch sử”.
1.2.3. Ý nghĩa
Đối với đời sống kinh tế - xã hội:
Tổn thất phát sinh làm gián đoạn (tạm thời hoặc vĩnh viễn) quá trình sinh hoạt của một cá
nhân, làm gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Trên bình
diện rộng, tổn thất phát sinh làm giảm của cải vật chất xã hội, làm gián đoạn, giảm sút hoặc
mất khả năng lao động của con người, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất (giản
đơn và mở rộng) của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, người ta luôn tìm cách chống lại,
tránh né hoặc giảm thiểu nó trong phạm vi và mức độ có thể có.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm:
Tổn thất phát sinh trở thành nhân tố trực tiếp làm cho tác dụng của bảo hiểm được thể hiện
và phát huy một cách cụ thể. Thật vậy, bồi thường tổn thất của bảo hiểm sẽ giúp tái tạo lại
các quá trình sản xuất và sinh hoạt bị làm gián đoạn do có tổn thất phát sinh như đã nói ở
trên, làm cho đời sống kinh tế - xã hội (ở phạm vi rộng lẫn hẹp) đều được tái lập lại thế cân
bằng của nó.
1.3. KHẢ NĂNG TỔN THẤT
1.3.1 Định nghĩa:
Khả năng tổn thất là chỉ số biểu hiện số tổn thất trong một số trường hợp nhất định. Thuật ngữ
Khả năng tổn thất được sử dụng khi người ta muốn đánh giá về một tình trạng xấu đã xảy ra
trong quá khứ của một nhóm đối tượng đồng loại nhất định. Thông thường chỉ số nầy có hai
cách biểu hiện:
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
- Nếu tính theo giá trị thì gọi là Mức độ tổn thất;
- Nếu tính theo số lượng thì gọi là Tần số tổn thất.
Để xác định Khả năng tổn thất, người ta phải dựa vào thống kê kinh nghiệm được thực hiện trên
một tổng thể khối lượng trường hợp đủ lớn và xét trong một thời gian đủ dài.
Ví dụ: Muốn biết khả năng tổn thất do tai nạn hàng hải cho một con tàu cần phải thống kê tai nạn
hàng hải trên các tàu biển tương tự. Chẳng hạn như, trong 100.000 con tàu cùng loại có tổng trị giá
là 2.000.000 USD có 100 tàu bị nạn, tổng giá trị thiệt hại là 1.000 USD thì:
Tần số tổn thất là:
100 / 100.000 = 0,10 %
Mức độ tổn thất là:
1.000/ 2.000.000 = 0,05 %
1.3.2 Ý nghĩa:
Khả năng tổn thất là một chỉ số quan trọng không chỉ đối với các tổ chức hoạt động bảo hiểm mà
còn đối với mọi chủ thể kinh tế xã hội:
Đối với Nhà bảo hiểm, đó là cơ sở để xác định xác suất xảy ra biến cố trong tương lai, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tính phí bảo hiểm cho các rủi ro.
Đối với các chủ thể kinh tế - xã hội khác, xác định đúng khả năng tổn thất cho từng rủi ro, từng
đối tượng sẽ giúp họ đánh giá một cách đầy đủ và chính xác ở mức độ nhất định tình hình hoạt
động tại đơn vị của mình để từ đó có thái độ xử sự đúng đắn, và có biện pháp cụ thể đối với các rủi
ro, tổn thất.
1.4. RỦI RO
1.4.1. Định nghĩa
Như ở phần mở đầu đã đề cập, từ "rủi ro" rất thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày,
nhưng ít người ngồi lại để tìm ra một định nghĩa cho nó. Điều đặc biệt là, với số ít người (các nhà
kinh tế, các người nghiên cứu bảo hiểm...), định nghĩa về danh từ "rủi ro" được đưa ra rất nhiều,
dưới nhiều góc nhìn khác nhau thậm chí rất khác nhau. Có thể ghi nhận một vài định nghĩa như
sau:
(1) Theo Frank Knight: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (1)
(2) Theo Irving Preffer: "Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất" (2)
(3) Theo Allan Willett: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không
mong đợi" (3)
(4) "Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống
lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm" (4)
1() Frank Knight, Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin Company, U.S.A. 1921, p. 233
(2) Irving Preffer, Insurance and Economic Theory, Homeword III: Richard Di Irwin, Inc. USA-1956, p. 42
(3) Allan Willett, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA. 1951, p.
6
(4) Nhiều tác giả, Dictionnaire d'assurance (Franςais-Vietnamien), l’École Supérieur des finances et de la comptabilité de
Hanoi-FFSA, Hanoi-1994,p. 60
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
(5) "Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất" (5)
Các định nghĩa nêu trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng 2 vấn đề:
- Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc;
- Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi, tổn thất.
1.4.2. Nguồn gốc và Nguyên nhân của Rủi ro
Nguồn gốc của rủi ro:
a. Nguồn gốc tự nhiên: Do con người chưa nhận thức hết các quy luật của tự nhiên hoặc không
đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. Ví dụ:
Rủi ro động đất, rủi ro núi lửa phun...
b. Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Tiến bộ khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển với việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Mặt khác,
chính các thành tựu đó lại làm nẩy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả
năng kiểm soát, chế ngự nhất thời. Ví dụ: Nổ, đỗ vỡ máy móc, điện giật...
Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nẩy sinh càng ngày càng nhiều, càng
phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẩn tất yếu sẽ phát
sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân của các
tổn thất. Ví dụ: chiến tranh, trộm cắp, đình công...
Nguyên nhân của Rủi ro
a. Nguyên nhân khách quan: các nguyên nhân được coi là khách quan nếu nó độc lập với hoạt
động của con người. Có thể là:
- Trường hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống xã hội;
- Các trường hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con người nhưng nguyên nhân
không rõ ràng, không xác định được (6). Các trường hợp này không ai gây ra các thiệt hại đã
phát sinh, các sự cố xẩy ra không có sự tham gia của con người.
b. Nguyên nhân chủ quan: Biến cố xẩy ra dưới sự tác động của con người. Có thể là:
- Trường hợp chính bản thân nạn nhân tự gây ra tổn thất cho mình (sơ xuất...). Nạn nhân
không thể đòi ai khác bồi thường cho mình (Ở đây chưa đề cập đến rủi ro được bảo hiểm).
- Trường hợp do người thứ 3 khác gây ra. Trong trường hợp này, nạn nhân có thể yêu cầu
người thứ 3 có trách nhiệm phải bồi thường, tuy nhiên, chỉ giới hạn trong khả năng tài chính
của người đó.
1.4.3. Phân loại rủi ro
Rủi ro có thể tính toán và không thể tính toán
Người ta cố gắng phân định rõ và tách biệt hẳn 2 loại rủi ro: có thể tính toán được và không thể
tính toán được.
a. Rủi ro có thể tính toán được hay rủi ro tài chính: là những rủi ro mà tần số xuất hiện cũng
như mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán được.
b. Rủi ro không thể tính toán được hay rủi ro phi tài chính: người ta không thể (hoặc chưa có
thể) tìm ra được quy luật vận động nên không thể (chưa thể) tiên đoán được xác suất xẩy ra
biến cố trong tương lai. Ví dụ: xác suất của biến cố người ngoài trái đất đổ bộ và tàn sát nhân
loại...Trên thực tế, dường như không có ranh giới rõ ràng cho hai loại rủi ro nêu trên vì ngay cả
khi có thể xác định được xác suất xẩy ra biến cố trong tương lai thì con số đó chỉ có mức độ
chính xác tương đối với một mức độ tin cậy nhất định.
2(5) Nguyễn Phong, Tập bài giảng bảo hiểm tại Đại học Tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, TP HCM-1988, p. 4,5
(6) Quan điểm của các nhà bảo hiểm châu Âu
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
Rủi ro động và rủi ro tĩnh :
Người ta còn phân rủi ro thành hai loại: Rủi ro động và rủi ro tĩnh
a. Rủi ro động: là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể dẫn đến một khả
năng kiếm lời. Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi những rủi ro này là rủi ro suy
tính hay một rủi ro đầu cơ.
b. Rủi ro tĩnh: là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất chứ không có
khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với một khả năng xấu, khả năng tổn thất nên
người ta gọi là rủi ro thuần túy (hay rủi ro thuần). Rủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xẩy ra
đối với cả ba đối tượng:
- Tài sản;
- Con người;
- Trách nhiệm.
Tương tự như rủi ro tính toán và không thể tính toán được, rất khó có ranh giới rõ ràng giữa rủi ro
động và rủi ro tĩnh. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa chúng như sau:
Rủi ro tĩnh thường liên quan với sự hủy hoại vật chất, còn rủi ro động liên quan đến sự thay đổi
giá cả, giá trị;
Rủi ro tĩnh tồn tại đối với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng đến một vài phần tử,
ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong tổng thể đó;
Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động.
Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt:
a. Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hổ tương thuộc về mặt kinh tế, chính trị,
xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra không
chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó trong xã hội.
b. Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các rủi ro
không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít con người.
1.5. MỨC ĐỘ RỦI RO
Như đã đề cập ở phần trứơc, một rủi ro được coi là có thể tính tóan nếu xác suất xuất hiện trong
tương lai của nó có thể xác định được. Việc tính toán xác suất xảy ra của một biến cố trong tương
lai trước hết phải dựa trên cơ sở thống kê, xác định tần suất xảy ra biến cố đó trong quá khứ và
phải cân nhắc, tính đến sự thay đổi của các yếu tố cũng như sự xuất hiện những nhân tố mới có thể
tác động đến nó. Như vậy, việc tính toán xác xuất xảy ra rủi ro trong tương lai ít nhiều mang tính
chất phán đoán. Có nghĩa là, sẽ có sự sai biệt nhất định giữa biến cố thực sự (tần suất xảy ra biến
cố trong thực tế) và biến cố dự kiến (xác suất biến cố lý thuyết). Độ sai biệt đó chính là Mức độ rủi
ro. Nói cách khác, Mức độ rủi ro là mức độ dao động của khả năng tổn thất xoay quanh xác suất lý
thuyết của biến cố đó tính trong cùng một thời kỳ.
Kết quả chứng minh toán học cho thấy rằng: Số lượng các đối tượng tham gia mẫu để tính khả
năng tổn thất tăng lên thì sai biệt có thể có giữa biến cố thật sự và biến cố dự kiến sẽ tăng lên. Tuy
nhiên, tốc độ tăng độ sai biệt chậm hơn tốc độ độ tăng của số lượng đối tượng tham gia vào mẫu.
Nói cách khác, số trường hợp sai biệt sẽ tăng lên khi tăng kích thước của mẫu nhưng tỷ lệ sai biệt
lại giảm xuống tức Mức độ rủi ro được giảm thiểu.
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
1.6. HIỂM HỌA
Thuật ngữ: “hiểm họa” thường được sử dụng trong các đơn bảo hiểm “Mọi rủi ro” (All Risks
Policy). Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xẩy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc
một sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau với tư cách
khác nhau.
Ví dụ: Hiểm họa ma túy, hiểm họa sida, hiểm họa hàng hải....
Một cách đơn giản, có thể nói: Hiểm họa là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng
loại và có liên quan.
1.7. NGUY CƠ
1.7.1. Khái niệm:
Nguy cơ là một thuật ngữ thường được sử dụng trên các đơn bảo hiểm thuộc thị trường bảo
hiểm Anh - Mỹ. Trên thực tế, người ta rất khó phân biệt và thường lẫn lội giữa nguy cơ và
hiểm họa. Một khi có nguy cơ thì có nghĩa là sự phát động của hiểm họa gần với hiện thực hơn,
khả năng xẩy ra tổn thất cao hơn.
Ví dụ: quản lý cẩu thả, tàu không đủ khả năng hành thủy, đường giao thông bị hư hỏng...
Nguy cơ xuất hiện như một điều kiện phối hợp, tác động làm rủi ro xẩy ra dẫn đến tổn thất.
Bản thân nguy cơ là hoàn toàn độc lập với rủi ro.
Ví dụ: rủi ro hỏa hoạn đe dọa bất kỳ căn nhà nào dù trong căn nhà đó có chứa xăng hay
chất dễ cháy, nổ hay không...
Một cách ngắn gọn, nguy cơ có thể định nghĩa như sau: Nguy cơ là những điều kiện phối hợp,
tác động làm tăng khả năng tổn thất.
1.7.2. Phân loại nguy cơ
(1) Nguy cơ vật chất: là một yếu tố khách quan làm gia tăng khả năng tổn thất. Ví dụ: sản xuất
pháo nổ là một nguy cơ vật chất làm tăng khả năng bị tổn thất do hỏa hoạn và nổ.
(2) Nguy cơ tinh thần: là một yếu tố tinh thần (chủ quan) nhưng không cố ý làm tăng khả năng
gia tăng tổn thất. Ví dụ: Thiếu hiểu biết dẫn đến có hành vi nguy cơ làm gia tăng khả năng lây
nhiễm HIV.
(3) Nguy cơ đạo đức: là một yếu tố chủ quan cố ý làm gia tăng khả năng tổn thất. Ví dụ: người
được bảo hiểm không lương thiện có thể đánh đắm con tàu của mình để đòi bồi thường với
mục đích kiếm lời.
Việc nghiên cứu nguy cơ rất quan trọng đối với với cả người được bảo hiểm lẫn người
bảo hiểm. Nó ảnh hưởng không chỉ đến việc hoạch định các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, đề
phòng tổn thất mà còn ảnh hưởng đến việc đánh giá, định giá để đảm bảo hoặc từ chối đảm bảo
cho các rủi ro đó.
1.8. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO, NGUY CƠ VÀ TỔN THẤT
Rủi ro là sự bất trắc, sự không chắc chắn về tổn thất. Rủi ro tồn tại mọi nơi, gắn liền với mọi lĩnh
vực hoạt động đời sống xã hội. Sẽ không có ai có thể được giải phóng hoàn toàn khỏi các rủi ro, do
đó, bằng cách này hay cách khác, tích cực hay tiêu cực, họ phải đối đầu với một số rủi ro cụ thể
nào đó.
Cho đến nay, các nhà kinh tế, các học giả bảo hiểm, song song với việc tìm hiểu các rủi ro, cũng đã
đưa ra nhiều cách xử sự đối với rủi ro, nguy cơ và tổn thất. Một số cách xử lý có thể kể sau đây:
Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro Trang
(1) Tránh né rủi ro;
(2) Gánh chịu rủi ro;
(3) Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất;
(4) Hoán chuyển rủi ro;
(5) Giảm thiểu rủi ro.
1.8.1. Tránh né rủi ro:
Đây là cách xử sự hiển nhiên nhất bởi vì đương nhiên sẽ càng tốt nếu như người ta tránh né được
càng nhiều rủi ro, tổn thất. Theo các nhà nghiên cứu, tránh né rủi ro chính là việc thực hiện những
lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Sau sự kiện YAK 40 - Ô Kha, người ta tránh né rủi ro bị rơi máy bay bằng cách không đi
máy bay mà đi bằng xe lửa. Một người muốn tránh rủi ro bị nhiễm bệnh đường hô hấp do môi
trường bị ô nhiễm bụi khói công nghiệp thì có thể về nông thôn hay về vùng đồi núi để sinh sống.
Trên thực tế, chỉ có thể tránh né rủi ro khi có thể có sự lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro
nầy, tránh né rủi ro kia là hợp lý. Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường, sự hợp lý (hay không
hợp lý) của phương thức tránh né được quyết định bởi giá phí của sự lựa chọn đó trong sự so sánh
với giá phí của các lựa chọn khác.
Ví dụ: Người ta không thể tránh né rủi ro cháy nhà bằng cách bán nhà và ...ở lang thang ngoài
đường phố, không thể giải đáp thắc mắc ngày nào sẽ chết bằng cách tự vẫn ngay tức khắc.
Khi không thể áp dụng phương thức tránh né, người ta buộc phải tìm các phương thức khác để
giải quyết.
1.8.2. Gánh chịu rủi ro:
Đây có vẻ như là một cách xử sự dễ dàng nhất để đón nhận sự không chắc chắn về một sự việc nào
đó. Tuy nhiên, không hẳn đơn giản như thế vì cũng có rất nhiều lý do dẫn đến việc người ta chấp
nhận gánh chịu rủi ro:
a. Quyết định gánh chịu rủi ro khi không còn phương thức nào tốt hơn để giải quyết. Giống như ví
dụ trên, chúng ta bắt buộc phải trú ngụ trong nhàtức chấp nhận gánh chịu rủi ro căn nhà có thể bị
bốc cháy một lúc nào đó. Chúng ta chấp nhận gánh chịu rủi ro bị cháy nổ, rơi phương tiện khi di
chuyển từ nơi nầy sang nơi khác, không thể tránh né nó bằng cách đi bộ hay... sử dụng câ đ