NỘI DUNG
? Giới thiệu về Trắc địa vệ tinh
? Lịch sử trắc địa vệ tinh
? Ưu và nhược điểm của trắc địa vệ tinh
? Khái quát các hệ thống định vị toàn cầu và khu vực
? Khái quát hệ thống GPS
? Các thành phần của GPS
? Tín hiệu và trị đo GPS
? Các sai số ảnh hưởng đến trị đo GPS
? Các phương pháp đo GPS
30 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 1: Tổng quan về GPS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ GPS
NỘI DUNG
Giới thiệu về Trắc địa vệ tinh
Lịch sử trắc địa vệ tinh
Ưu và nhược điểm của trắc địa vệ tinh
Khái quát các hệ thống định vị toàn
cầu và khu vực
Khái quát hệ thống GPS
Các thành phần của GPS
Tín hiệu và trị đo GPS
Các sai số ảnh hưởng đến trị đo GPS
Các phương pháp đo GPS
GIỚI THIỆU TRẮC ĐỊA VỆ TINH
Trắc địa vệ tinh (Satellite geodesy) bao gồm
các kỹ thuật đo đạc và tính toán để cho phép giải
các bài toán trắc địa bằng cách dùng các trị đo
chính xác từ vệ tinh nhân tạo, chủ yếu là các vệ
tinh gần mặt đất.
Kể từ 1957, đã có khoảng 6.600 vệ tinh được
phóng lên quỹ đạo và ước còn khoảng 3.600 vệ tinh
đang còn trên quỹ đạo bay xung quanh Trái Đất,
trong đó khoảng hơn 1.000 vệ tinh đang hoạt động.
Các bài toán cơ bản trong trắc địa vệ tinh:
Xác định chính xác vị trí 3 chiều trong phạm vi địa
phương, vùng và toàn cầu (như thành lập mạng lưới
khống chế trắc địa)
Xác định trường trọng lực của trái đất và các hàm
tuyến tính của trường trọng lực (ví dụ một geoid chính
xác)
Đo đạc và mô hình các hiện tượng địa động học (ví
dụ: chuyển động cực, chuyển động quay của trái đất,
biến dạng của lớp vỏ cứng trái đất)
GIỚI THIỆU TRẮC ĐỊA VỆ TINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TĐVT
Lịch sử phát triển của trắc địa vệ tinh bắt đầu với việc
phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất SPUTNIK-1
vào ngày 04-10-1957.
Giai đoạn từ 1958 đến 1970: phát triển các phương pháp
cơ bản cho việc quan trắc vệ tinh, cho việc tính toán và
phân tích quĩ đạo vệ tinh. Những hệ thống vệ tinh định vị
tiêu biểu được phóng trong giai đoạn này là TRANSIT
(Mỹ, 1961), TSIKADA (Liên Xô cũ).
Giai đoạn 1970-1980: phát triển các đồ án khoa học,
các kỹ thuật đo mới được phát triển và tinh lọc như hệ
thống TRANSIT được sử dụng cho định vị Doppler. Đồng
thời, phóng thành công hai hệ thống định vị vệ tinh thế hệ
mới là GPS của Mỹ và GLONASS của Liên Xô cũ.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TĐVT
Giai đoạn 1980-1990: ứng dụng các kỹ thuật vệ tinh vào
trắc địa. Các phương pháp vệ tinh ngày càng được cộng
đồng trắc địa sử dụng rộng rãi thay cho các phương pháp
truyền thống.
Giai đoạn 1990-2000: cung cấp các dịch vụ quốc gia và
quốc tế có tính chất lâu dài, IERS để duy trì chuẩn thời
gian toàn cầu, ICRF duy trì vị trí chính xác của Trái Đất và
IGS cung cấp dữ liệu tọa độ GPS chính xác cao.
Giai đoạn 2000 đến nay: trải qua hơn 40 năm hình thành và
phát triển, lĩnh vực trắc địa vệ tinh bước vào giai đoạn hiện
đại hóa, độ chính xác cả về không gian lẫn thời gian không
ngừng được cải thiện.
SPUTNIK 1
Là một hình cầu bằng nhôm có đường
kính 58cm, gắn 4 anten dài 2.4 đến
2.9 m. Trọng lượng 83.6kg bao gồm
bên trong hình cầu là bộ phát tín hiệu
chu kỳ 0.3 giây, bộ phận ghi nhận
nhiệt độ bên trong và trên hình cầu.
Bộ phát tín hiệu chỉ trong 3 tuần cho
đến khi hết pin, nhưng đủ để KT hiệu
ứng Doppler.
Sputnik 1 hoạt động 92 ngày, đã hoàn
tất 1400 vòng quanh trái đất với
quãng đường ~ 70 triệu km.
TRANSITLà hệ thống vệ tinh định vị đầu tiên được đưa vào vận hànhHoạt động từ năm 1964 đến năm 1996Điển hình có 4-6 vệ tinh ở độ cao 1.075 kmHệ thống quân sự của Mỹ
TSIKADACủa Liên xô cũ, tương đương với TRANSITLà hệ thống dân sự dùng trong định vị, dẫn đườngVệ tinh đầu tiên được đưa lên quỹ đạo vào năm 1974, vận hành hoàn
chỉnh vào 1978, hoạt động đến 1995Bao gồm 4 vệ tinh bay ở quỹ đạo tầm thấp, khoảng 1.000kmCó độ chính xác từ 50 – 100m
HỆ THỐNG TRANSIT VÀ TSIKADA
ƯU ĐIỂM CỦA TĐVT
Các vệ tinh có thể được quan sát trên một vùng
lãnh thổ rộng lớn như quốc gia hay lục địa, trong
khi phương pháp truyền thống chỉ khống chế ở
khu vực nhỏ hẹp.Không đòi hỏi tính thông hướng giữa các trạm đo
như ở phương pháp truyền thốngCó thể ứng dụng để định vị ở thời gian thực và vị
trí bất kỳ: trên đất, trên biển và trong không gian
cho đối tượng đứng yên hay di chuyển.Có thể đo 24h/ngày trong mọi điều kiện thời tiết.Độ chính xác định vị cao và đang ngày càng được
cải thiệnNgười sử dụng không cần quan tâm đến việc điều
hành hệ thống.
NHƯỢC ĐIỂM TĐVT
Giá thành còn tương đối cao so với các thiết bị
truyền thống.
Người đo phải có những kiến thức nhất định về
GPS và những kiến thức này không được thừa
hưởng từ những thiết bị định vị truyền thống.
Phạm vi sử dụng giới hạn ở những khu vực có độ
phủ cao, công trình ngầm,
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
GLONASSDo Liên Xô phát triển để thay
thế Tsikada kể từ năm 1976Được xây dựng hoàn chỉnh
vào năm 1995Sau khi Liên Xô sụp đổ, hệ
thống không được duy trì
(năm 2001 chỉ còn 6 vệ tinh
trên quỹ đạo).Phục hồi hoàn chỉnh kể từ
2009 (đủ 24 vệ tinh, phủ sóng
toàn cầu).Hiện luôn luôn duy trì 24 vệ
tinh ở trạng thái vận hành
(tính đến 2/2016, có tổng
cộng 29 vệ tinh trên quỹ đạo
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
GLONASSCần có 18 vệ tinh để phủ trùm tín
hiệu trên lãnh thổ nước Nga và
24 vệ tinh để phủ kín toàn cầu.Ngày 14-15/2/2014, có 9 vệ tinh
bị sự cố về kỹ thuật liên quan
đến phần mềmNgày 19/2/2016, có 3 vệ tinh bị
sự cố về kỹ thuật, trong đó có 1
vệ tinh pin phát nổ.Kể từ 2012, GLONASS là hệ
thống định vị toàn cầu thứ 2 được
sử dụng phổ biến trên
smartphone sau GPS.Độ chính xác có thể đạt đến 2m
khi dùng smartphone.
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
GPSĐược Bộ Quốc Phòng
Mỹ phát triển dùng để
thay thế TRANSITDự án được khởi động
từ 1973, đến 1993 thì
có đủ 24 vệ tinh trên
quỹ đạo và chính thức
vận hành hoàn chỉnh từ
4/1995Đến tháng 6/2016, đã
có tổng cộng 32 vệ tinh
trên quỹ đạo.Hiện đang tiếp tục
được hiện đại hóa
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
GPS
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
BEIDOU/COMPASSLà hệ vệ tinh định vị của
Trung QuốcĐang trong quá trình hoàn
thiện, gồm 03 giai đoạn: Beidou-1: gồm 03 vệ tinh với vùng
phủ và một số ứng dụng hạn chế trên
lãnh thổ Trung Hoa và các nước lân
can, khởi động từ năm 2000; Beidou-2 (Compass): phát triển thành
hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu với
35 vệ tinh đến năm 2020; Beidou-3: khởi động từ giữa năm
2015, với mục tiêu hiện đại hóa các
vệ tinh đã được phóng trước đó và
hoàn chỉnh hệ thống định vị toàn câu.
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG VẬN HÀNH
BEIDOU/COMPASSBắt đầu vận hành chính
thức từ năm 2011 với 10
vệ tinhĐến tháng 12/2012 đã
phủ trùm khu vực Châu Á
Thái Bình Dương.Hiện nay (đến tháng
6/2016) đã có 21 vệ tinh
trên quỹ đạo (vệ tinh mới
nhất được phóng lên vào
ngày 12/6/2016).
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG PHÁT TRIỂN
GALILEOĐược xây dựng và phát
triển bởi các nước EU
và ESA (cơ quan hàng
không vũ trụ châu Âu).Trụ sở đặt ở Praha
(Cộng hòa Séc).Mục tiêu chính là cung
cấp các dịch vụ định vị
chính xác cao cho các
nước EU, độc lập với
GPS của Mỹ và
GLONASS của Nga.
Đồng thời dịch vụ chính
xác thấp, miễn phí được
phổ biến rộng rãi cho
mọi người.
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG PHÁT TRIỂN
GALILEOVệ tinh đầu tiên được phóng lên
quỹ đạo vào 12/2005Theo kế hoạch ban đầu, đến năm
2010 sẽ hoàn chỉnh với 30 vệ tinh
và bắt đầu vận hành vào năm
2014. Tuy nhiên, với tình hình kinh
tế khó khăn, hệ thống này sẽ khó
hoàn thành trước 2020.Hiện nay (đến tháng 6/2016) có
12 vệ tinh đang hoạt động trên
quỹ đạo và 02 vệ tinh vừa phóng
5/2016
CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
(GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM)
CÁC HỆ THỐNG ĐANG PHÁT TRIỂN
DORISLà hệ thống của Pháp, do CNES phát triển và khai thác.Gồm 2 chức năng: xác định quỹ đạo các vệ tinh và định vị vệ tinh.Có độ chính xác định vị thấp hơn GPS. IRNSSThuộc quyền sở hữu của Ấn Độ, là hệ thống phục vụ khu vực Ấn Độ
Dương.Độ chính xác 10mPhóng vệ tinh đầu tiên vào 01/7/2013Có tổng cộng 07 vệ tinh địa tĩnh (lần phóng cuối là 28/4/2016). QZSSLà hệ thống gồm 04 vệ tinh của Nhật Bản.Nhiệm vụ chính là chuyển tiếp tín hiệu về thời gian và tăng cường độ
chính xác cho các vệ tinh GPS trên lãnh thổ nước Nhật.Vệ tinh đầu tiên được phóng vào 9/2010.
BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP
GPS GLONASS Beidou/COMPASS Galileo IRNSS (NAVIC)
Sở hữu Mỹ Nga Trung Quốc EU Ấn Độ
Mã tín
hiệu CDMA FDMA/CDMA CDMA CDMA CDMA
Độ cao
bay 20.180 km 19.130 km 21.150 km 23.220 km 36.000 km
Chu kỳ 11h 58m 11h 16m 12h 38m 14h 05m -
Số vệ
tinh
Luôn có 24
hoạt động.
(32 trên quỹ
đạo)
29
(24 vận hành)
05 ở quỹ đạo
GEO,
30 ở quỹ đạo MEO
(hiện có 20)
12 vệ tinh,
22 vệ tinh sẽ
phóng trong tương
lai
07 ở quỹ đạo
GEO
Tần số
1,57542 GHz
(L1 signal)
1,2276 GHz
(L2 signal)
khoảng
1,602 GHz (SP)
khoảng
1,246 GHz (SP)
1,561098 GHz (B1)
1,589742 GHz (B1-2)
1,20714 GHz (B2)
1,26852 GHz (B3)
1,164–1,215 GHz
(E5a and E5b)
1,260–1,300 GHz
(E6)
1,559–1,592 GHz
(E2-L1-E11)
2-4 GHz
Trạng
thái
Đang vận
hành
Đang vận
hành,
chuẩn bị
chuyển qua
CDMA
22 vệ tinh đang
vận hành
40 vệ tinh sẽ được
bổ sung giai đoạn
2016 - 2020
08 vệ tinh đang
hoạt động, 22 vệ
tinh sẽ được bổ
sung giai đoạn
2016 - 2020
Chưa vận
hành
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Vệ tinh TRANSIT Mô hình vệ tinh GLONASS-K
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Phóng vệ tinh GALILEO
Vệ tinh GPS
GLONASS
Được vận hành bởi lực lượng
Phòng không, không quân,
Liên Bang NgaDo Liên Xô xây dựng kể từ
năm 1976, hoàn chỉnh vào
năm 1995 nhằm thay thế
Tsikada và đối trọng với MỹTrong những năm 2000, dưới
chính sách của Putin,
GLONASS dần dần được
phục hồiĐến 2008 đã phủ toàn bộ
lãnh thổ Nga, 2010 phủ toàn
cầu với 24 vệ tinh.
GPS LÀ GÌ?
Tên đầy đủ: NAVigation Satellite with Time and Ranging
Global Positioning System. Là một hệ thống dẫn đường bằng
sóng radio dựa vào các vệ tinh để cung cấp thông tin về vị trí 3
chiều và thời gian chính xác. Hệ thống luôn luôn sẵn sàng trên
phạm vi toàn cầu và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
GPS là kết quả phối hợp của hai đề án độc lập đã bắt đầu vào
đầu những năm 1960: chương trình TIMATION của Hải quân
Mỹ và đề án 621B của Không lực Mỹ. Vệ tinh GPS đầu tiên
được phóng vào quĩ đạo vào năm 1973 (thử nghiệm) nhằm
thay thế cho hệ thống TRANSIT đã hoạt động hơn 20 năm.
GPS trước hết là một hệ thống dẫn đường phục vụ cho quân
sự, được thiết kế, hỗ trợ tài chính, khai thác và điều khiển bởi
Bộ Quốc Phòng Mỹ. GPS sẵn sàng cho sử dụng dân sự vào
năm 1984. Hiện nay GPS được sử dụng miễn phí cho cộng
đồng dân sự nhưng ở một mức độ giới hạn.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA GPS
Mảng KHÔNG
GIAN
Mảng ĐIỀU
KHIỂN
Mảng NGƯỜI
SỬ DỤNG
HỆ THỐNG VỆ TINH GPS
Theo thiết kế ban đầu:
Ở các quĩ đạo gần tròn
Góc nghiêng 55 độ so với mặt
phẳng xích đạo
6 mặt phẳng quĩ đạo
4 vệ tinh trên mỗi mặt phẳng quĩ
đạo
Chu kỳ là 11h58m
Độ cao 20200 km
Vệ tinh GPS thế hệ đầu tiên được
phóng lên quỹ đạo vào ngày
22/2/1978 (hoạt động chính thức).
Hiện nay có 32 vệ tinh
NHIỆM VỤ CỦA VỆ TINH GPS
Các chức năng chính của vệ tinh bao gồm:
Thu nhận và lưu trữ dữ liệu được truyền từ mảng điều
khiển
Cung cấp thời gian chính xác bằng các chuẩn tần số
nguyên tử đặt trên vệ tinh
Truyền thông tin và tín hiệu đến người sử dụng trên
một hay hai tần số
VỆ TINH GPS
Block I nặng 770kg phóng từ 1978-1985 tuổi tho 4.5 năm, giá khoảng 20
triệu USD (hiện nay không còn trên quỹ đạo) Block II (1989 – 1990) &IIA (1990 – 1997) nặng khoảng 1600-1800kg
phóng từ 1989, tuổi thọ 7.5 năm, giá khoảng 50-40 triệu USD, được
trang bị 2 đồng hồ nguyên tử Cesium (hiện nay còn 6 vệ tinh Block IIA) Block IIR (1997 – 2004) nặng 2030kg để thay thế block II&IIA, tuổi thọ
10 năm, giá khoảng 25 triệu USD (có 12 vệ tinh trên quỹ đạo) Block IIR-M được phóng từ 2005 – 2009 (có 7 vệ tinh trên quỹ đạo) Block IIF phóng từ 2010, tuổi tho 12.5 năm, nặng 1545kg (7 vệ tinh) Block III còn đang trong giai đoạn thiết kế, dự định phóng từ 2016
Block II Block IIR Block IIF
VỆ TINH GPS BLOCK IIR-M
(16) PHÓNG VÀO 12-2006
Plane Slot PRN Type SC Launch date Input date Outage date Active life (months) Notes
A
12346
9318727
II-AIIR-MII-AIIR-MII-A
26.06.9325.09.0606.11.9715.03.0809.09.92
20.07.9313.10.0618.12.9724.03.0830.09.92
226.869.2174.251.8232.9
B
12345
1625281230
II-RII-FII-RIIR-MII-A
29.01.0328.05.1016.07.0017.11.0630.08.93
18.02.0327.08.1017.08.0013.12.0628.09.93
112.822.8143.167.1193.5
C
12346
29319176
IIR-MII-AII-RIIR-MII-A
20.12.0728.03.9620.03.0426.09.0510.03.94
02.01.0809.04.9605.04.0413.11.0528.03.94
54.5194.099.479.0219.0
D
12345
2121411
II-RII-FII-RII-AII-R
06.11.0416.07.1131.03.0326.10.9307.10.99
22.11.0414.10.1112.04.0322.11.9303.01.00
91.89.2111.2223.9150.6
E
123456
20225183210
II-RII-RIIR-MII-RII-AII-A
11.05.0021.12.0317.08.0930.01.0126.11.9016.07.96
01.06.0012.01.0427.08.0915.02.0110.12.9015.08.96
145.4102.234.8137.0210.8190.2
F
12345
1415132326
II-RIIR-MII-RII-RII-A
10.11.0017.10.0723.07.9723.06.0407.07.92
10.12.0031.10.0731.01.9809.07.0423.07.92
139.356.7173.596.3239.2
CÁC TRẠM ĐIỀU KHIỂN GPS
01 trạm điều khiển chính (Master Control Station –
MCS) và 01 dự phòng đặt ở Colorado Springs, ở đó dữ
liệu quan trắc được xử lý để tính toán bản lịch vệ tinh
và số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh (trạm này cũng khởi
động mọi hoạt động của mảng không gian, như bảo
quản đồng hồ vệ tinh).
04 Anten mặt đất và 06 trạm theo dõi (Monitor control)
bao gồm Hawaii, Kwajalein Atoll, Ascension Island,
Diego Garcia, Colorado Srpings và Cape Canaveral,
quan trắc chuyển động của vệ tinh GPS và truyền dữ
liệu về trạm điều khiển chính.
Ngoài ra còn có 10 trạm thu nhận tín hiệu đặt rải rác
trên toàn cầu.
CÁC TRẠM ĐIỀU KHIỂN GPS
MẢNG NGƯỜI SỬ DỤNG
Là các máy thu đặt trên mặt đất, bao gồm phần cứng
lẫn phần mềm:
ªPhần cứng có nhiệm vụ thu tín hiệu vệ tinh để rút ra trị
đo khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh và tọa độ vệ
tinh ở thời điểm đo
ªPhần mềm có nhiệm vụ xử lý các thông tin trên để
cung cấp tọa độ của máy thu
MỘT SỐ KIỂU MÁY THU GPS
TOPCON
Legacy E
LEICA
SR20
GARMIN
III PLUS
TÍN HIỆU GPS
Mỗi vệ tinh GPS phát cùng một loại tín hiệu
trên hai tần số của quang phổ điện từ: L1 ở
1575.42MHz và L2 ở 1227.60MHz.
Ở giải tần sóng cực ngắn này, tín hiệu truyền
đi rất tập trung theo hướng phát và do đó dễ bị
khóa và phản xạ từ các vật rắn và mặt nước.
Tín hiệu dễ dàng xuyên qua các đám mây. Tín
hiệu bao gồm 3 thành phần cơ bản:
Hai sóng tải L-band
Mã đo khoảng cách điều biến trên các sóng
tải
Thông báo hàng hải
TÍN HIỆU GPS
TÍN HIỆU GPS
SÓNG TẢI
Sóng tải cung cấp phương tiện “chuyên chở” các mã
đo khoảng cách và thông báo hàng hải từ vệ tinh
đến mặt đất. Tất cả các thành phần tín hiệu của vệ
tinh đều sử dụng chung một đồng hồ nguyên tử ổn
định rất cao (10-13/ngày) và được coi là “trái tim” của
vệ tinh. Đồng hồ sinh ra một sóng sine ở tần số f0 =
10.23MHz gọi là tần số cơ bản.Tần số f1 = 154xf0 = 1575.42MHz, bước sóng 1 19cm. Tần số f2 = 120xf0 = 1227.60MHz, bước
sóng 2 24cm. Để đưa thông tin lên sóng tải, người ta áp dụng kỹ
thuật điều biến dịch hai pha. Trong GPS có hai loại
mã được dùng để điều biến sóng tải: mã đo khoảng
cách và thông báo hàng hải.
MÃ ĐO KHOẢNG CÁCH
Mã đo khoảng cách gồm hai loại:Mã C/A là tên viết tắt của “clear/access” hay
“coarse/acquisition” nghĩa là mã thô (độ chính xác
thấp) nhưng miễn phí.Mã P viết tắt của “private” hay “precise” nghĩa là mã
chính xác nhưng không miễn phíMã C/A và P được xem như thước đo – chúng cung
cấp phương tiện để máy thu GPS có thể đo khoảng
cách một chiều từ máy thu đến vệ tinh. Cả hai loại mã
đều có đặc tính nhiễu ngẫu nhiên (random noise),
nhưng thực chất chúng được sinh ra bằng các thuật
toán toán học. Do đó còn gọi là “nhiễu giả ngẫu nhiên”
(pseudo-random noise – PRN)Các vệ tinh block IIR-M còn truyền thêm tín hiệu dân
sự thứ hai L2C trên tần số L2 và tín hiệu quân sự M
trên cả hai tần số L1 và L2
TRỊ ĐO GPS
Tín hiệu phát ra từ anten GPS là tín hiệu phức
tạp trộn lẫn trên hai tần số sóng tải là hai mã
đo khoảng cách C/A, P và thông báo hàng hải. Nhiệm vụ của máy thu là thực hiện một quá
trình ngược (giải mã) với những gì đã diễn ra ở
vệ tinh (mã hóa). Tức là tách ra các thành
phần từ tín hiệu phức hợp. Trong phần này chúng ta chỉ xem xét những
nguyên lý chung mà máy thu có thể cung cấp
các trị đo khoảng cách dựa vào mã PRN và
sóng tải.
Trị đo khoảng cách từ mã PRN
Giả sử:
Vệ tinh và máy thu ở cùng chỗ
Đồng hồ của vệ tinh và đồng hồ của máy thu
trên mặt đất được đồng bộ với nhau một cách
chính xác và không có sai số.
Máy thu có khả năng phát dãy mã PRN như
vệ tinh. Vào thời điểm t0, cả vệ tinh và máy thu
cùng bắt đầu phát tín hiệu.
ta sẽ có hai dãy mã hoàn toàn giống nhau về
cấu trúc và pha.
Trị đo khoảng cách từ mã PRN
Do khoảng cách thực tế giữa máy thu và vệ tinh xấp xỉ
20200km, khi tín hiệu vệ tinh đến máy thu phải mất
khoảng thời gian xấp xỉ 7 milisec, làm cho hai dãy tín
hiệu lệch pha nhau.
Độ lệch này phản ảnh khoảng cách hình học từ máy
thu đến vệ tinh. Dựa vào cấu trúc tương tự giữa hai
dãy mã người ta có thể đo được độ lệch và từ đó
chuyển thành khoảng cách. Vì vậy điều then chốt ở
đây là máy thu phải có khả năng tạo ra dãy mã giống
như ở vệ tinh.
Trong thực tế do sai số của đồng hồ vệ tinh, sai số
của đồng hồ máy thu và sai số do môi trường truyền
sóng, khoảng cách đo được rất xa so với khoả