Chương 1: Tổng quan về kế toán

? Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá tr ị, hiện vật và thời gian lao động. ? Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toá n. ? Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. ? Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt đ ộng phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 1: Tổng quan về kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 1.1. Những vấn đề chung về kế toán 1.1.1. Các khái niệm dùng trong kế toán  Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá tr ị, hiện vật và thời gian lao động.  Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.  Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.  Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt đ ộng phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.  Đơn vị kế toán là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; đơn vị sự nghiệp, tổ chức kh ông sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hợ p tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có lập báo cáo tài chính.  Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.  Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.  Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.  Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.  Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.  Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. 1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ và yêu cầu kế toán a. Đối tượng kế toán Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:  Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn;  Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu;  Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;  Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh. b. Nhiệm vụ kế toán Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 2  Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.  Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.  Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.  Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. c. Yêu cầu kế toán  Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.  Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.  Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.  Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.  Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toá n của kỳ trước.  Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. 1.1.3. Nguyên tắc kế toán  Nguyên tắc giá phí: Việc đo lường, tính toán tài sản, công nợ, vốn và chi phí p hải đặt trên cơ sở giá phí. Giá phí nêu lên là giá được qui định trong một nghiệp vụ kinh doanh.  Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu là số tiền kiếm được và được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa bán ra được chuyển gi ao và khi các dịch vụ thực hiện được chuyển giao.  Nguyên tắc phù hợp: Chi phí để tính lãi, lỗ kế toán là tất cả các giá phí phải gánh chịu để tạo nên doanh thu đã ghi nhận trong kỳ, và chi phí này phải phù hợp với khoản doanh thu mà Doanh nghiệp đạt được trong kỳ.  Nguyên tắc khách quan: Kế toán phải được đặt trên cơ sở các số liệu khách quan và các quyết định khách quan trong phạm vi đầy đủ nhất có thể được. Số liệu kế toán được ghi chép và báo cáo phải có thể kiểm tra được.  Nguyên tắc nhất quán: Quá trình kế toán trong một doanh nghiệp phải áp dụng tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quan từ kỳ này sang kỳ khác.  Nguyên tắc bóc trần toàn bộ (nguyên tắc công khai): Nguyên tắc này yêu cầu báo cáo tài chính phải đầy đủ, dễ hiểu đối với người sử dụng và phải bao gồm tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động kinh tế của đơn vị.  Nguyên tắc thận trọng: Khi có nhiều giải pháp để lựa chọn thì hãy lựa chọn giải pháp ít ảnh hưởng nhất tới vốn của chủ sở hữu.  Nguyên tắc trọng yếu: Việc bám sát triệt để lý thuye át kế toán là không cần thiết khi các khoản mục không đủ ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến tính trung thực của báo cáo tài chính. Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 3  Nguyên tắc rạch ròi giữa hai niên độ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ hoạt động nào phải được ghi vào kỳ hoạt động đó, không được ghi lẫn lộn giữa hai kỳ với nhau, nghiệp vụ kinh tế phát sinh kỳ này không được ghi cho kỳ sau hoặc ngược lại.  Nguyên tắc lưỡng diện (nguyên tắc kế toán kép): Mỗ i nghiệp vụ kế toán phát sinh đều ảnh hưởng tới hai tài khoản và các bảng kết quả kế toán phải được cân bằng với nhau sau mỗi lần phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chẳng hạn khi mua hàng hóa nhập kho trả bằng tiền mặt thì hàng hóa trong kho sẽ tăng lên và tiền mặt trong két sắt sẽ giảm đi. 1.1.4. Đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán a. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quố c gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. b. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế t oán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả -Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. 1.2. Các báo cáo tài chính 1.2.1. Bảng cân đối kế toán a. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh khái quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định (cuối tháng, quý hoặc năm). Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn b ộ giá trị hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó. b. Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán Kết cấu của Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần Tài sản và phần Nguồ n vốn  Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần này phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân thành:  Phần A: Tài sản ngắn hạn ∙ Tiền mặt ∙ Tiền gửi Ngân hàng ∙ Tiền đang chuyển Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 4 ∙ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ∙ Đầu tư ngắn hạn khác ∙ Phải thu của khách hàng ∙ Phải thu khác ∙ Tạm ứng ∙ Hàng mua đang đi đường ∙ Nguyên liệu, vật liệu ∙ Công cụ, dụng cụ ∙ Thành phẩm ∙ Hàng hóa ∙ Hàng gửi đi bán ∙ ...  Phần B: Tài sản dài hạn ∙ Tài sản cố định hữu hình ∙ Tài sản cố định thuê tài chính ∙ Tài sản cố định vô hình ∙ Bất động sản đầu tư ∙ Đầu tư vào công ty con ∙ Vốn góp liên doanh ∙ Đầu tư vào công ty liên kết ∙ Đầu tư dài hạn khác ∙ Ký quỹ, ký cược dài hạn ∙ ...  Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn the å hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:  Phần A: Nợ phải trả ∙ Vay ngắn hạn ∙ Nợ dài hạn đến hạn trả ∙ Phải trả cho người bán ∙ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ∙ Phải trả người lao động ∙ Phải trả nội bộ ∙ Phải trả, phải nộp khác ∙ Vay dài hạn ∙ Nợ dài hạn ∙ Trái phiếu phát hành ∙ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn ∙ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả ∙ ...  Phần B: Nguồn vốn chủ sở hữu ∙ Nguồn vốn kinh doanh ∙ Quỹ đầu tư phát triển ∙ Quỹ dự phòng tài chính Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 5 ∙ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu ∙ Lợi nhuận chưa phân phối ∙ Quỹ khen thưởng, phúc lợi ∙ ... Vì tài sản và nguồn vốn là hai mặt của một đối tươ ïng kế toán nên Bảng cân đối kế toán luôn luôn tuân thủ nguyên tắc cân đối sau: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Kết cấu của Bảng cân đối: Bảng cân đối kế toán có thể được lập theo 2 cách: Cách 1: lập theo chiều ngang (lập theo mẫu chữ T) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày …… tháng …… năm …… TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN A. NỢ PHẢI TRẢ : : B. TÀI SẢN DÀI HẠN B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU : : TỔNG CỘNG TỔNG CỘNG * Người ta sắp xếp các chỉ tiêu theo mức độ lưu hoạt (hay mức độ thanh khoản), tiền đứng đầu, kế tiếp là các khoản có thể qui thành tiền nhanh nhất. Cách 2: Lập bảng cân đối kế toán theo chiều dọc . Thay vì được trình bày theo chiều ngang, Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo chiều dọc cũng gồm hai phần Tài sản và Nguồn vốn. c. Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh doanh đến bảng cân đối kế toán Để tìm hiểu sự tác động của các nghiệp vụ kinh doanh đến bảng cân đối kế toán ta nghiên cứu các nghiệp vụ sau:  Một Công ty được thành lập vào ngày 01/01/2007 với số vốn ban đầu là 1.000.000.000đ bằng tiền mặt.  Ngày 02/01/2007, mở một tài khoản tiền gửi ngân hàng và gửi v ào đó 800.000.000đ  Ngày 03/01/2007, mua một căn nhà trả chậm 200.000.000đ  Ngày 10/01/2007, vay ngắn hạn NH 500.000.000đ, chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.  Ngày 15/01/2007, nhập lô hàng trị giá 1.000.000.000đ, thanh toán 500. 000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng, phần còn lại thanh toán sau.  Ngày 20/01/2007, bán hết lô hàng đầu tiên với giá bán 1.200.000.000đ, chi phí quản lý trong kỳ là 10.000.000đ, chi phí bán hàng là 10.000.000đ. Các khoản chi phí trên đều được thanh toán bằng tiền mặt. Thuế giá trị gia tăng đầu ra của lô hàng là 10%. Người mua hàng đã thanh toán cho Công ty 1.000.000.000đ bằng tiền mặt và còn nợ 320.000.000đ.  Ngày 25/01/2007, vay ngắn hạn ngân hàng để t rả nợ người bán 500.000.000đ.  Ngày 26/01/2007, mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng 400.000.000đ.  Ngày 30/01/2007, xuất tiền mặt để trả nợ ngân hàng 500.000.000đ. Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 6 Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán BẢNG PHÂN TÍCH CÁC NGHIỆP VỤ THÁNG 01/2007 Đơn vị tính: 1.000.000đ TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Phải thu khách hàng Tài sản cố định Hàng hóa Vốn Kinh doanh Phải trả người bán Thuế Phải nộp Vay ngắn hạn Lợi nhuận 1000 1000 -800 800 200 200 500 500 -500 1000 500 980 320 -1000 120 180 -400 400 -500 500 -500 -500 680 400 320 200 400 1000 200 120 500 180 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/01/2007 Đơn vị tính: đ TÀI SẢN NGUỒN VỐN I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.800.000.000 I. NỢ PHẢI TRẢ 820.000.000 Tiền mặt 680.000.000 Vay ngắn hạn ngân hàng 500.000.000 Tiền gửi ngân hàng 400.000.000 Phải trả người bán 200.000.000 Phải thu khách hàng 320.000.000 Thuế phải nộp 120.000.000 Hàng hóa 400.000.000 II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.180.000.000 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 200.000.000 Vốn kinh doanh 1.000.000.000 Tài sản cố định 200.000.000 Lợi nhuận 180.000.000 Tổng cộng 2.000.000.000 Tổng cộng 2.000.000.000 Các nghiệp vụ kinh doanh tác động đến bảng cân đối kế toán theo bốn trường hợp sau:  Tài sản tăng, nguồn vốn tăng (nghiệp vụ 1, 3, 4, 6)  Tài sản giảm, nguồn vốn giảm (nghiệp vụ 6, 9)  Tài sản này tăng, tài sản khác giảm (nghiệp vụ 2, 5, 8).  Nguồn vốn này tăng, nguồn vốn khác giảm (nghiệp vụ 6, 7) 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo c áo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép những người sử dụng đánh giá kết quả và Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 7 hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có thể đánh giá và dự báo khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp. b. Các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu = Doanh thu thuần Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động = Lợi nhuận trước thuế LN trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp = LN sau thuế Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận kinh doanh + Lợi nhuận khác. 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là bảng cân đối thu chi tiền được sử dụng để phản ánh lượng tiền vào, tiền ra từ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Thông tin trong báo cáo này cho phép người sử dụng biết tình hình tiền tệ của doanh nghiệp, những sự kiện, nghiệp vụ kinh tế có thể tác động đến tình hình lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp để từ đó đá nh giá khả năng đáp ứng tiền mặt cho những yêu cầu khác nhau. Cân đối thu chi tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nào đó được biểu thị một cách khái quát theo công thức sau: TIỀN CÓ ĐẦU KỲ + TIỀN THU TRONG KỲ = TIỀN CHI TRONG KỲ + TIỀN CUỐI KỲ 1.2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Xem trong Quyết định số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài tập 1: Tại một doanh nghiệp có tài liệu về tài sản và nguồn vốn vào ngày 31/12/2006 như sau (đơn vị tính: đ) 1. Nguồn vốn kinh doanh: 400.000.000 2. Tiền mặt: 12.000.000 3. Vay ngắn hạn: 50.000.000 4. Phải nộp cho nhà nước: 10.000.000 5. Phải thu của khách hàng: 28.000.000 6. Nguyên vật liệu: 80.000.000 7. Quỹ đầu tư phát triển: 30.000.000 8. Tài sản cố định hữu hình: 350.000.000 9. Lợi nhuận: x 10. Phải trả người bán: 20.000.000 11. Tiền gửi ngân hàng: 70.000.000 12. Công cụ, dụng cụ: 10.000.000 Yêu cầu: Phân biệt tài sản, nguồn vốn và tính x. Bài tập 2: Có tình hình về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp A vào ngày 31/12/2006 như sau (đơn vị tính: đ): 1. Nhà xưởng 250.000.000 2. Phải thu khách hàng 20.000.000 3. Quỹ khen thưởng 6.000.000 4. Tiền mặt 10.000.000 5. Vay dài hạn 80.000.000 Nguyên lý kế toán ThS. Nguyễn Chí Hiếu 8 6. Kho tàng 100.000.000 7. Nguyên vật liệu 40.000.000 8. Phải trả cho người bán 14.000.000 9. Các loại chứng khoán dài hạn 20.000.000 10. Nguồn vốn kinh doanh 1.110.000.000 11. Tiền gửi ngân hàng 60.000.000 12. Phương tiện vận tải 150.000.000 13. Vay ngắn hạn 30.000.000 14. Phải nộp cho Nhà nước 10.000.000 15. Quỹ đầu tư phát triển 10.000.000 16. Máy móc, thiết bị 350.000.000 17. Quyền sử dụng đất 120.000.000 18. Công cụ, dụng cụ 10.000.000 19. Tạm ứng x 20. Phải trả công nhân viên 8.000.000 21. Lãi chưa phân phối 22.000.000 22. Sản phẩm dở dang 5.000.000 23. Các khoản phải thu khác 10.000.000 24. Các khoản phải trả khác 10.000.000 25. Thành phẩm 20.000.000 26. Các loại tài sản cố định khác 130.000.000 Yêu cầu: Phân biệt tài sản, nguồn vốn và tính x Bài tập 3: Dưới đây là 9 nghiệp vụ phát sinh tại Doanh nghiệp XYZ: 1. Doanh nghiệp XYZ thành lập vào ngày 01/01/2007 với số ban đầu là 3.000.000.000đ tiền mặt. 2. Ngày 02/01/2007, doanh nghiệp mở một tài khoản ngân hàng và gửi vào đó 1.000.000.000đ. 3. Ngày 03/01/2007, doanh nghiệp mua một nhà văn phòng trị giá 1.500.000.000đ, đã trả bằng tiền mặt 500.000.000đ, số còn lại thanh toán sau. 4. Ngày 10/01/2007, doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng 1.000.000.000đ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. 5. Ngày 15/01/2007, doanh nghiệp ty nhập lô hàng trị giá 1.000.000.000đ, đã thanh toán 400.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại thanh toán sau. 6. Ngày 20/01/2007, doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 500.000.000đ. 7. Ngày 26/01/2007