Máy tínhlà hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thểbiểu diễn
dưới dạng số hay quy luật lôgic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thểthực hiện
các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗphức tạp của các
thành phần này tạo cho máy tính một khảnăng xửlý thông tin. Khi được cung cấp một bộdữ
liệu thích hợp nó có thểtự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sựthay đổi của hệ
thống. Máy tính có thểmô phỏng gần giống tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu của con người
một cách nhanh chóng và chính xác. Chính vì lẽ đó, ngày nay máy tính được dùng trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 1. Tổng quan về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 3
Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 2013
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Máy tính là hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn
dưới dạng số hay quy luật lôgic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện
các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các
thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Khi được cung cấp một bộ dữ
liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ
thống. Máy tính có thể mô phỏng gần giống tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu của con người
một cách nhanh chóng và chính xác. Chính vì lẽ đó, ngày nay máy tính được dùng trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những người mới sử dụng máy tính thường cảm thấy mơ hồ, khó hiểu và xem máy tính là
một thiết bị phức tạp, nó không thể "suy nghĩ" hay "hiểu" ý muốn của họ. Tuy nhiên, mọi
thông tin do người dùng cung cấp sẽ được chuyển thành các yếu tố toán học bằng cách diễn
tả mọi thông tin liên quan thành các số theo hệ nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1
hay còn gọi là hệ đếm cơ số 2). Sau đó, máy tính sẽ tính toán dựa trên các thông tin số này.
Khi máy tính kết thúc tính toán một vấn đề, kết quả của nó được hiển thị cho người sử dụng
thấy thông qua thiết bị xuất như: màn hình, máy in,v.v…
1. Tín hiệu và dữ liệu trong máy tính
1.1. Tín hiệu trong máy tính
1.1.1. Các dạng tín hiệu trong kỹ thuật
Trong kỹ thuật tồn tại hai dạng tín hiệu chính là tín hiệu Analog và tín hiệu Digital, nếu ai
đã từng tiếp xúc với các thiết bị điện tử như Radio Cassete, Amply, Ti vi màu thì tín hiệu
hình ảnh và âm thanh trong các thiết bị này là tín hiệu Analog, còn các tín hiệu trong máy
tính là tín hiệu Digital.
a). Tín hiệu Analog là gì?
Tín hiệu Analog còn gọi là tín hiệu tương tự - là các tín hiệu trong tự nhiên như tín hiệu
âm thanh, tín hiệu hình ảnh sau khi được đổi ra tín hiệu điện, các tín hiệu này có dạng hình
Sin, có điện áp tăng dần hay giảm dần.
Tín hiệu Analog có vô số giá trị điện áp biến đổi theo thời gian, vì vậy việc truyền tín hiệu
này đi xa thường bị biến dạng so với tín hiệu ban đầu.
b). Tín hiệu Digital là gì?
Hầu hết các hoạt động của máy tính đều được thực hiện với tín hiệu số (Digital), vậy tín
hiệu số là gì? Chỉ cần hiểu rằng, tín hiệu số là tín hiệu chỉ có hai giá trị điện áp là:
- Không có điện: biểu diễn bằng số 0.
- Có điện: biểu diễn bằng số 1.
4 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCM
Tín hiệu số do chỉ có hai mức điện áp nên việc truyền tín hiệu này đi xa rất đơn giản và
không gây ra méo tín hiệu, đó chính là ưu điểm của tín hiệu số.
1.1.2. Khái niệm về Bit thông tin
Một bít thông tin là một giá trị 0 hay 1, ví dụ đoạn tín hiệu ở trên có 7 bit.
1.1.3. Khái niệm về Byte, KiloByte, MegaByte, GigaByte, TêtraByte
- Trong kỹ thuật máy tính, người ta quy ước một Byte thông tin là một nhóm có 8 bit.
1K Byte = 210 Byte = 1024 Byte
1M Byte = 210 K Byte = 220 Byte
1G Byte = 210 M Byte = 230 Byte
1T Byte = 210 G Byte = 240 Byte
1.2. Dữ liệu trong máy tính
Khái niệm dữ liệu khác với tín hiệu ở chỗ:
- Tín hiệu là thông tin truyền đi trên các dây dẫn, mạch điện.
- Còn dữ liệu là thông tin lưu trong các ổ đĩa và bộ nhớ.
1.2.1. Dữ liệu lưu trong bộ nhớ RAM
Bộ nhớ RAM được cấu tạo nên từ các Transistor trường và tụ điện, trong bộ nhớ RAM
người ta tổ chức thành các ngăn nhớ, mỗi ngăn nhớ chứa được 8 bit thông tin, mỗi bít thông
tin đó được một hay nhiều Transistor điều khiển để lưu trạng thái 0 hay 1, ví dụ lưu trạng thái
1 thì Transistor tắt còn lưu trọng thái 0 thì Transistor dẫn.
Trong mỗi con IC trên thanh RAM có thể chứa tới hàng triệu ngăn nhớ và mỗi ngăn nhớ
đều được đánh một địa chỉ vật lý bằng mã nhị phân:
Một bit =>
Ví dụ: Một bit nhớ trong RAM có thể có 1 tụ và 1 Transistor, nếu tụ không tích điện thì
Transistor tắt cho trạng thái 1, nếu tụ tích điện thì Transistor dẫn cho trạng thái 0
1.2.2. Dữ liệu trong ổ cứng
Dữ liệu trong ổ cứng được ghi dưới dạng từ tính vì vậy không được để ổ cứng cạnh nam
châm vĩnh cửu, nó sẽ làm hỏng dữ liệu.
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 5
Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 2013
Ghi dữ liệu lên đĩa cứng
- Khi ghi dữ liệu lên đĩa cứng, người ta cho tín hiệu 0, 1 đi qua đầu từ, tín hiệu 0, 1 sẽ ghi
lên bề mặt đĩa thành các nam châm ngược chiều nhau.
- Khi đọc dữ liệu trên đĩa cứng, đầu từ sẽ lướt qua bề mặt đĩa, các nam châm ngược chiều
nhau sẽ tạo ra dòng điện trái chiều nhau trên đầu từ, từ đó đưa về mạch để phân tích thành tín
hiệu 0, 1.
1.3. Số nhị phân và số Hexa
Khi còn học phổ thông, khi làm toán chúng ta chỉ quan tâm đến số thập phân. Ví dụ: cộng
hai số: 200 + 40 = 240. Thế nhưng, khi cộng hai con số này trên máy tính, nó không cộng
như bình thường mà nó thực hiện đổi hai số trên ra số nhị phân rồi thực hiện cộng hai số nhị
phân lại, kết quả thu được nó sẽ đổi trả lại số thập phân rồi hiển thị ra màn hình.
1.3.1. Số nhị phân là gì?
Nếu đếm số thập phân là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,0,1,2,3,4,5....thì đếm số nhị phân là
0,1,0,1,0,1....tức là nó chỉ có hai con số 0 và 1.
Có thể đổi một số thập phân bất kỳ ra số nhị phân bằng cách, lấy số đó chia liên tiếp cho 2
và lấy số dư để bên trái, sau đó đếm ngược dãy số dư, sẽ thu được số nhị phân:
Ví dụ:
Như vậy để cộng 200 + 40 thì máy tính sẽ thực hiện:
- Đổi 200 thành 11001000 và 40 thành 101000 và sau đó thực hiện cộng hai số nhị phân
11001000 + 101000
- Công thức cộng số nhị phân như sau:
0 +0 = 0 0 + 1 = 1 1 + 0 = 1 1 + 1 = 0 nhớ 1
Có thể thêm các số 0 vào trước mà không làm thay đổi giá trị của số đó.
6 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCM
Sau khi tính được kết quả trên, máy tính lại đổi trả về số thập phân và hiển thị kết quả.
Cách đổi từ số nhị phân sang số thập phân: Tại các số 1 sẽ bằng 2x trong đó x là số con số
đứng sau, các số 0 thì bỏ qua, sau đó cộng các con số đó lại sẽ thu được giá trị thập phân.
Lưu ý: Hầu hết các phép toán số học ở trong máy tính đều được các nhà lập trình dùng
thuật toán chuyển chúng về phép cộng, vì phép cộng là phép thực hiện đơn giản và nhanh
nhất.
1.3.2. Số Hexa là gì?
Các nhà lập trình thường xuyên phải làm việc với số nhị phân, nhưng nếu có một số nhị
phân rất dài thì họ sẽ không thể nhớ nổi, vì vậy người ta dùng số Hexa để viết tắt cho số nhị
phân.
Số Hexa là các số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F. Mỗi số Hexa sẽ viết tắt cho 4 số nhị
phân.
Số Hexa Số nhị phân Giá trị thập phân Số Hexa Số nhị phân Giá trị thập phân
0 0000 0 8 1000 8
1 0001 1 9 1001 9
2 0010 2 A 1010 10
3 0011 3 B 1011 11
4 0100 4 C 1100 12
5 0101 5 D 1101 13
6 0110 6 E 1110 14
7 0111 7 F 1111 15
Ví dụ: nếu có một số thập phân như sau: 1110 0100 1101 0010 0101. Nhóm bốn số một
tính từ bên phải sang trái rồi đổi sang số Hexa sẽ được số Hexa như sau: E4D25. Khi lập
trình viết E4D25 cũng tương đương với 1110 0100 1101 0010 0101 nhưng chắc chắn là nó sẽ
dễ nhớ hơn rất nhiều, vì vậy số Hexa là số viết tắt cho số nhị phân mà máy tính có thể hiểu
được.
1.4. Lưu tín hiệu âm thanh vào máy tính như thế nào?
Âm thanh được Micro thu vào và đổi ra tín hiệu điện, tín hiệu này có dạng hình SIN còn
gọi là tín hiệu Analog.
Sau đó tín hiệu âm thanh dạng Analog
sẽ được mạch ADC (Analog Digital
Converter) đổi sang tín hiệu số Digital,
quá trình này được thực hiện qua các bước
như sau:
Bước 1 - Lấy mẫu tín hiệu
Tín hiệu Analog được một xung đồng hồ (Clock) lấy mẫu, tại mỗi nhịp xung Clock nó đo
được một mức giá trị trong khoảng 0 - 255 tương ứng với mức thay đổi điện áp từ 0 đến x
Vol (x là 2, 3 hoặc 5Vol), mục đích người ta chia x Vol ra thành 256 mức là với hàm ý sẽ đổi
thành tín hiệu số có 8 bit 256 = 28.
Bước 2 - Lượng tử hoá
Sau khi lấy mẫu được các giá trị từ 0 đến 255, mạch lượng tử hoá sẽ đổi các giá trị thu
được thành dãy nhị phân 8 bit, như vậy mỗi điểm thu được sẽ được đổi thành 8 bít hay 1
Byte thông tin.
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 7
Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 2013
Sau khi tín hiệu Analog được chia thành từng điểm và đổi sang dạng số (Digital) lúc này
ta gọi là dữ liệu âm thanh, dữ liệu âm thanh tạm thời được lưu vào bộ nhớ RAM sau đó sẽ
được ghi vào đĩa cứng khi được lưu lại.
1.5. Hình ảnh được ghi lại và lưu trong máy tính như thế nào?
Các hình ảnh do máy ảnh số, điện thoại di động tạo ra gọi là ảnh số, nó có thể dễ dàng lưu
trữ trong máy tính dưới dạng các file ảnh như: .jpg, .gif, .bmp, v.v...
Nếu như chúng ta ghi lại một bức hình với độ phân giải 800x600 nghĩa là chúng ta đã có
một bức hình có 800 điểm ảnh theo chiều rộng và 600 điểm ảnh theo chiều cao, tổng số điểm
ảnh trên màn hình là 800x600 = 480.000 điểm ảnh hay 480.000 pixels, tương đương 0,48
Mpixels.
Nếu máy ảnh có độ nét khoảng 3 Mpixel thì sẽ tạo ra bức ảnh có 3.000.000 pixels, nếu
bức ảnh đó có tỷ lệ 4:3 thì sẽ cho một bức hình trên máy tính có độ phân giải là 2000x1500.
Ghi hình ảnh thành dữ liệu số:
Máy ảnh số thu hình ảnh vào qua ống kính rồi chia nó ra thành hàng triệu điểm ảnh, mỗi
điểm ảnh được 3 tế bào quang học ghi lại mức sáng của 3 màu cơ bản là R (đỏ), G (xanh lá)
và B (xanh lơ), các mức sáng này được đổi thành tín hiệu điện sau đó được mạch ADC
(Analog Digital Converter) đổi sang dữ liệu số trước khi lưu vào bộ nhớ theo một trật tự nhất
định, dữ liệu này chính là thông tin của bức ảnh được lưu trong thẻ nhớ hay đĩa cứng trên
máy tính.
Khi hiển thị bức ảnh trên ra màn hình, máy tính sẽ đưa các dữ liệu số của bức ảnh từ bộ
nhớ ra màn hình và sắp xếp chúng theo một trật tự như ban đầu, đồng thời đổi các dữ liệu
này trả về dạng Analog hay dạng tín hiệu điện, tín hiệu điện sẽ điều khiển các tinh thể lỏng
cho hiển thị độ sáng của các điểm ảnh giống như lúc ban đầu.
1.6. Video được ghi và lưu trong máy tính như thế nào?
Camera số thực chất là một máy ảnh số có khả năng chụp và lưu lại ảnh với tốc độ hàng
chục hình ảnh/giây.
8 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCM
Để hình ảnh không bị giật giật, người ta phải chụp và lưu hình ảnh với tốc độ khoảng 24
hình/giây, điều này sẽ làm cho tập tin video có dung lượng rất lớn. Với tốc độ 24 hình/giây
thì mỗi phút video sẽ tương đương với 60x24 = 1440 ảnh, nếu mỗi bức ảnh có dung lượng
khoảng 100KB thì nó cũng tốn 144 MB/1phút và một đĩa VCD với dung lượng 700MB thì
chỉ lưu được khoảng 5 phút tương đương với 1 bài hát.
Nếu video trên lưu ngay vào đĩa thì nó có dung lượng rất lớn và người ta thường dùng đĩa
DVD (Digital Video Disk) để lưu chúng.
Các tập tin video khi lưu vào đĩa VCD (Video Compac Disk) thì chúng thường được nén
cho dung lượng nhỏ lại, tuy nhiên chất lượng hình ảnh thường giảm đi theo tỷ lệ thuận với
dung lượng.
2. Khái niệm về phần cứng và phần mềm
2.1. Khái niệm về phần cứng
Tất cả những gì cấu tạo nên một chiếc máy tính mà chúng ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và
có trọng lượng thì đó được coi là phần cứng của máy tính.
Tìm hiểu về phần cứng máy tính nghĩa là tìm hiểu về các linh kiện, các thành phần cấu tạo
nên một bộ máy tính, tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.
2.2. Các thành phần của một bộ máy tính
2.2.1. Mô hình hoạt động của máy tính
2.2.2. Các thiết bị của một bộ máy vi tính
- Vỏ máy (Case) + Bộ nguồn ATX. Bắt buộc phải có.
- Mainboard (Bo mạch chủ). Bắt buộc phải có.
- Bộ Vi xử lý CPU. Bắt buộc phải có.
- Bộ nhớ RAM. Bắt buộc phải có.
- Card Video (Card hình). Nếu trên Main có Card On-Board Video thì không cần lắp
thiết bị này.
- Card Sound (Card âm thanh). Nếu trên Main có Card Sound Onboard thì không cần
lắp card này.
- Card Net (Card mạng).
- Ổ cứng HDD (Ổ đĩa cứng). Bắt buộc phải có.
CPU
(Khố i xử lý trung tâm)
INPUT DEVICE
(Các thiết bị vào)
Bàn phím, chuột,
máy quét…
AUXILARY
(Bộ nhớ ngoài)
Đĩa cứng,
USB…
OUTPUT DEVICE
(Các thiết bị ra)
Màn hình, máy
in…
CONTROL UNIT
(Bộ điều khiển)
ALGORITH LOGIC UNIT
(Khối tính toán)
(Bộ nhớ trong)
ROM + RAM
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 9
Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 2013
- Ổ CDROM hoặc DVD (Ổ đĩa CD ROM).
- Màn hình Monitor CRT hoặc LCD. Bắt buộc phải có.
Lưu ý: 4 thiết bị là Mainboard, CPU, RAM, Card video phải tương thích với nhau.
2.3. Khái niệm về phần mềm
Phần mềm là sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, nó được lưu trữ trong các bộ nhớ của
máy tính, nó là sản phẩm vô hình và không có trọng lượng.
Phần mềm trên máy tính được chia thành các dạng sau:
2.3.1. Các ngôn ngữ lập trình
Là các chương trình cho phép các nhà lập trình biên soạn theo một quy tắc nhất định rồi
dịch chúng ra ngôn ngữ máy để cho phần cứng hay hệ điều hành hiểu được.
Có ngôn ngữ lập trình bậc thấp và ngôn ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ bậc thấp nó gần
với ngôn ngữ máy nên thường được sử dụng để viết lên các chương trình điều khiển phần
cứng như Driver và hệ điều hành, các ngôn ngữ bậc cao thường gần với ngôn ngữ giao tiếp
của con người nên thường được sử dụng để xây dụng lên các chương trình ứng dụng chạy
trên hệ điều hành.
2.3.2. Các hệ điều hành
Các chương trình lớn có khả năng quản lý cả hệ thống phần cứng và phần mềm của máy
được gọi là hệ điều hành.
Hiện nay trên thế giới có các hệ điều hành như: Linux, Mac OS và Mac OSX, MS-DOS
và Windows, UNIX. Trong đó hệ điều hành Windows của công ty Microsoft được khoảng
97% máy tính cá nhân trên thế giới cài đặt và sử dụng.
2.3.3. Các chương trình ứng dụng
Chương trình ứng dụng là các chương trình chạy trên một hệ điều hành nào đó, nó không
tham gia điều khiển phần cứng.
Ví dụ: Các chương trình soạn thảo văn bản, các trình duyệt Web, các chương trình xử lý
ảnh, nghe nhạc v v...
d) Các trình điều khiển (Drive)
Trình điều khiển là phần trung gian giữa hệ điều hành và phần cứng, thông qua trình điều
khiển mà hệ điều hành có thể quản lý và điều khiển được phần cứng.
2.4. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm
Con người sử dụng thiết bị máy móc để tạo ra phần cứng và sử dụng các ngôn ngữ lập
trình để viết nên phần mềm.
10 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCM
2.4.1. Trình điều khiển
Là phần trung gian giữa hệ điều hành và phần cứng, trình điều khiển thông thường đi theo
thiết bị phần cứng.
Ví dụ: khi gắn thêm Card Sound vào máy tính, bạn phải cài trình điều khiển cho nó thì
Windows mới hiểu và chúng ta mới sử dụng được Card Sound đó, nếu không Card Sound sẽ
vô tác dụng.
Trong máy tính, có thể xem toàn bộ trình điều khiển của các thiết bị ở trong màn hình
Device Manager, cách vào mục này như sau:
Nhắp phải chuột vào My Computerchọn Managechọn Device Manager:
2.4.2. Hệ điều hành
Thông qua trình điều khiển, nó quản lý và điều khiển phần cứng.
Cho phép các chương trình ứng dụng chạy trên nó.
2.4.3. Chương trình ứng dụng
Mỗi chương trình ứng dụng thường chỉ chạy được trên một hệ điều hành nào đó.
Các chương trình ứng dụng thường không quan tâm phần cứng là gì? mà nó chỉ quan tâm
đến hệ điều hành mà ở đó cho phép nó hoạt động được.
Các chương trình ứng dụng thường được lưu trên thư mục Program Files của phân vùng
chứa hệ điều hành.
QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS 11
Giáo trình Tin học ứng dụng-Năm 2013
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS
1. Lời giới thiệu
Windows là phần mềm nguồn đóng có bản quyền do công ty Microsoft giữ và kiểm soát
việc phân phối. Windows có giao diện đồ họa (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các
thành phần đồ họa như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các
lệnh cần thực hiện.
Windows là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính
như:
- Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi
thông tin xuất ra màn hình, máy in, loa, v.v…
- Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý
văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v…
- Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa.
- Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính.
1.1. Những đặc điểm nổi bật của hệ điều hành Windows
Là một hệ điều hành đa nhiệm (multitask) có thể xử lý nhiều chương trình cùng lúc.
Gồm các biểu tượng (icon). Mỗi biểu tượng đại diện cho một đối tượng (object) như thư
mục, tập tin văn bản, tập tin hình ảnh, tập tin video, v.v…
Là một chương trình tổng hợp của những chương trình ứng dụng như chương trình thảo
văn bản, chương trình đồ họa và các ứng dụng hữu ích như lịch, đồng hồ, máy tính, bảng
tính, chương trình lướt web, trò chơi, v.v...
Plug & Play: Những phần cứng (hardware) mới cài vào có thể chạy ngay do Windows tự
động tìm trình điều khiển (driver) của phần cứng và cài đặt cấu hình cùng cách thức hoạt
động của phần cứng.
Drag & Drop: Bất cứ đối tượng nào của cửa sổ cũng đều có thể dùng chuột để chọn và di
chuyển đến một nơi khác dễ dàng.
Lý do chính mà Windows được nhiều người lựa chọn là có giao diện dễ sử dụng, bắt mắt
với độ đồ họa cao.Vì được đông đảo người sử dụng nên các công ty phần cứng cũng như các
công ty phần mềm đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm tương thích với Windows như bàn phím,
chuột, USB, các chương trình lập trình, ứng dụng như phần mềm tăng tốc tải Internet
Download Manager, Nero, v.v… Chính điều này đã làm cho Windows càng trở nên phổ biến
hơn. Mặc dù Windows được nhiều người dùng, nhưng Windows không được các chuyên gia
máy tính đánh giá cao bằng các hệ điều hành dựa trên môi trường Unix như Ubuntu do tốc
độ làm việc của Windows chậm hơn nhiều lần so với Unix (một ví dụ điển hình là Google -
cỗ máy tìm kiếm khổng lồ cũng làm việc dựa trên Unix thay vì Windows) và các ứng dụng
của Windows cũng không được đánh giá cao bằng các ứng dụng trong các hệ điều hành dựa
trên Unix - ví dụ Latex luôn luôn có tốc độ làm việc cao hơn Mirosft Word chạy trong
Windows.
1.2. Hệ thống tập tin
FAT32 (File Allocation Table): dùng trong phiên bản Windows 95 Service Pack 2 (OSR
2). Do sử dụng không gian địa chỉ 32 bit nên FAT32 hỗ trợ nhiều cluster trên một partition
hơn, do vậy không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ kích thước
của phân vùng từ 2 GB lên 2 TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến 255 ký
tự. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo mật và khả năng chịu lỗi không cao.
12 QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS
Bộ môn Tin học – Đại học Y Dược TP HCM
NTFS (New Technology File System - NTFS): Với không gian địa chỉ 64 bit, khả năng
thay đổi kích thước của cluster độc lập với dung lượng đĩa cứng, NTFS hầu như đã loại trừ
được những hạn chế về số cluster, kích thước tối đa của tập tin trên một phân vùng đĩa cứng,
khả năng chịu lỗi cao, tính bảo mật tốt hơn FAT32.
1.3. Các phiên bản
Các phiên bản của Windows là tên gọi chung cho các thế hệ của sản phẩm phần mềm
Windows và có thể được chia thành nhiều thể loại. Một số loại phổ biến:
Hệ điều hành 32 bit: ban đầu được thiết kế là các hệ thống có độ tin cậy cao và đặc biệt
là không thừa kế từ DOS. Các phiên bản: Windows NT 3.1, Windows NT 3.5, NT 4.0,
Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003, Windows Vista, Windows CE, v.v…
Microsoft cũng đã ngắm tới thị trường di động và các thiết bị cầm tay, cũng là hệ điều hành
32-bit.
Hệ điều hành 64 bit: một loại hệ điều hành mới nhất, được thiết kế cho kiến trúc AMD64
của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T (Intel® Extended Memory 64 Technology).
Dòng sản phẩm Windows 64-bit bao gồm "Windows XP Itanium", "Windows
Professional x64 Edition" và "Windows Server 2003". "Windows XP Professional" và
"Windows Server 2003 x64 Edition", Windows XP Itanium.
Windows Vista là kế thừa của Windows XP, cũng có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit,
Windows 7 mang cả vẻ đẹp của Windows Vista và cả sức mạnh của Windows XP. Windows
7 hỗ trợ cảm ứng chạm đa điểm, nhiều hiệu ứng gương hơn (Aero).
Hệ điều hành 128 bit, Windows 8.
Các phiên