Chương 2 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường

Mới hình thành và phát triển trong vài thập niên qua Ngày càng được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia Các quy định vẫn mang tính tình huống nhưng có xu hướng chặt chẽ hơn Các quy định thì ngày càng hòa nhập và ăn khớp với luật kinh tế, thương mại thế giới

ppt11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 2 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Quản lý Môi trường * Chương 2 Cơ sở khoa học của QLMT Đinh Thị Hải Vân Nội dung bài học Cơ sở triết học Cơ sở khoa học – kỹ thuật Cơ sở kinh tế Cơ sở luật pháp 1. Cơ sở triết học của QLMT Hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" là một hệ thống thống nhất, đan xen với mối quan hệ phức tạp. Trong đó: con người là chủ thể và giữ vị trị quyết định hệ thống Công tác QLMT xuất phát từ các mối quan hệ giữa tự nhiên – con người; con người – con người; con người – xã hội Sự phát triển, tương tác và nhu cầu của các thành phần trong hệ thống là cơ sở để con người áp đặt các giải pháp QLMT phù hợp với từng giai đoạn. 1. Mối quan hệ TN-CN-XH Tự nhiên-con người: tự nhiên là nhà ở, là công xưởng, là bãi chứa chất thải khổng lồ của XH. Tự nhiên là điều kiện đầu tiên và tất yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Nếu trong quá khứ con người sống phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thông qua lao động, con người dần biết biến đổi tự nhiên, điều khiển quá trình tự nhiên Con người đã tiến đến chỗ biến đổi cải tạo TN chủ động, có phương pháp, tuân theo qui luật vốn có của nó. Từ chỗ bị các lực lượng tự nhiên chi phối, con người dần dần thống trị lại tự nhiên Con người và xã hội không thể tách rời tự nhiên mà chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con người không sản xuất được, điều này là điều kiện quyết định để con nguời biến đổi tự nhiên và xã hội Triết học Mác – Lênin đã khẳng định: con người hòa hợp với tự nhiên thì sẽ là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nếu con người hủy hoại làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên thì cũng là làm hại đến chính cuộc sống của mình. * 1. Mối quan hệ TN-CN-XH 2. Cơ sở khoa học của QLMT Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện việc giám sát CLMT, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới. 3. Cơ sở kinh tế của QLMT QLMT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế Có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường Sự phát triển và tiến bộ của ngành khoa học về kinh tế được ứng dụng làm công cụ trong công tác QLMT Xuất phát từ mục tiêu phát triển Quốc gia (kinh tế - xã hội) trong mỗi thời đọan mà đi đến quyết định chiến lược, mục tiêu về QLMT 4. Cơ sở luật pháp của QLMT Cơ sở luật pháp của QLMT là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường Luật quốc tế về môi trường: Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. 4. Cơ sở luật pháp của QLMT Luật quốc tế về môi trường: Chỉ chú ý tới BVMT chưa chú ý tới việc hợp tác phát triển kinh tế Đối tượng điều chỉnh: các mối quan hệ môi trường của các quốc gia… Chủ thể: quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ Phạm vi điều chỉnh: môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tư liêu: các hiệp ước, công ước, điều ước quốc tế 4. Cơ sở luật pháp của QLMT Luật quốc tế về môi trường: Mới hình thành và phát triển trong vài thập niên qua Ngày càng được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia Các quy định vẫn mang tính tình huống nhưng có xu hướng chặt chẽ hơn Các quy định thì ngày càng hòa nhập và ăn khớp với luật kinh tế, thương mại thế giới 4. Cơ sở luật pháp của QLMT Luật MT Việt Nam Được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 Đây là văn bản luật quan trọng nhất trong lĩnh vực BVMT Được sửa đổi bổ sung từ luật BVMT năm 1993 4. Cơ sở luật pháp của QLMT Luật đất đai Luật hàng hải Luật khoáng sản Luật bảo vệ và phát triển rừng Luật tài nguyên nước Luật Đa dạng sinh học Luật hình sự Một số công ước Công ước RAMSAR Công ước CITES Công ước MARPOL Công ước Viên Công ước Đa dạng sinh học