Biển Đông nằm ở một vị trí đặc biệt trên bình đồ kiến trúc hiện đại của
hành tinh - đới chyển tiếp giữa các miền kiến trúc kiểu địa máng uốn nếp có
tuổi tạo lập khác nhau thuộc phần đông nam đại lục á- Âu và các miền động
hiện đại của các đai động hành tinh Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải -
Hymalaya. Vì vậy, đã từ nhiều thập kỷ nay, vùng biển kỳ thú này luôn hấp
dẫn sự quan tâm của nhiều nhà khoa học địa chất.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên Biển đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
Chương 2
Đặc điểm điều kiện tự nhiên Biển đông
2.1 ĐặC ĐIểM địA CHấT ĐịA MạO
Biển Đông nằm ở một vị trí đặc biệt trên bình đồ kiến trúc hiện đại của
hành tinh - đới chyển tiếp giữa các miền kiến trúc kiểu địa máng uốn nếp có
tuổi tạo lập khác nhau thuộc phần đông nam đại lục á - Âu và các miền động
hiện đại của các đai động hành tinh Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải -
Hymalaya. Vì vậy, đã từ nhiều thập kỷ nay, vùng biển kỳ thú này luôn hấp
dẫn sự quan tâm của nhiều nhà khoa học địa chất. Những hiểu biết cơ bản
hiện nay về cấu trúc thạch quyển và tiềm năng khoáng sản của lưu vực Biển
Đông dựa vào các kết quả điều tra của các nước trong khu vực là Việt Nam,
Trung Quốc, Philippin, Brunây, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và phần rất
quan trọng là các kết quả nghiên cứu nhiều năm của CCop, ESCAP và một số
tổ chức quốc tế khác. ở phần này chúng tôi chỉ trình bày những nội dung cơ
bản về các thành tạo địa chất, đặc điểm kiến tạo, đặc điểm cấu trúc hình thái
và các hoạt động động đất của Biển Đông
2.1.1. Các thành tạo địa chất
Cấu trúc địa chất của biển Việt Nam được đặc trưng bởi các thành tạo
địa chất đa nguồn, được sinh thành trong suốt lịch sử phát triển lâu dài khoảng
3 tỉ năm từ Tiền Cambri sớm đến nay. Các nhóm thành tạo tuổi trước Kainozoi
bao gồm các hệ tầng trầm tích phun trào, biến chất và các phức hệ macma
xâm nhập phân bố chủ yếu trên đới duyên hải, các đảo và quần đảo của thềm
lục địa Việt Nam. Còn các thành tạo tuổi Kainozoi phủ trên toàn bộ phần còn
lại của đới duyên hải, thềm lục địa, vùng đáy biển và các quần đảo biển khơi.
Các đá trước Kainozoi
Các thành tạo này lộ chủ yếu trên hệ thống đảo ven bờ. Tuy nhiên một
số đảo ven bờ còn được cấu tạo bởi đá trầm tích và đá phun trào bazan tuổi
Neogen và Đệ tứ. Chúng ta sẽ xem xét đặc điểm các thành tạo trước Kainozoi
cho các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, vùng biển miền Trung và
Đông Nam Bộ.
Trong vịnh Bắc Bộ các đá thuộc hệ tầng Tấn Mài (0 - S) phân bố từ
35
phía nam đứt gãy lớn Tiên Yên - Móng Cái đến quần đảo Cô Tô, trên các đảo
Vĩnh Thực, Cái Chiên, Tràng Tây, Thanh Lân, Cô Tô, phần dưới là cát kết
tufogen, đá phiến sét - silic, cát kết và phần trên là đá phiến thạch anh xerixít,
cát bột kết.
Điệp Đồ Sơn (D1) phân bố trên vòng cung các đảo từ Hạ Mai, Nất Đất,
Phượng Hoàng, Thượng Mai đến Cảnh Cước, Cao Lô, Sậu Nam, Thoi Xanh,
Vĩnh Thực, gồm các trầm tích lục nguyên hạt thô : cuội sạn kết, cát bột kết,
cát kết dạng quaczit và phiến sét màu tín đỏ.
Các trầm tích Devon thuộc điệp Dưỡng Động (D1,2) gồm các bột kết,
thấu kính đá vôi - sét và đá vôi gặp trên các đảo Cao Lô, Cái Lim, Trà Bản,
Vạn Cảnh, Ngọc Vừng. Hệ tầng Lỗ Sơn (D2) phân bố trên các đảo Cái Bầu,
Cái Lim, Soi Đán, Trà Bản với thành phần chủ yếu là đá vôi màu xám đen, đá
vôi Đolomit, đá vôi silic, trên cùng là đá phiến silic.
Các trầm tích Paleozoi thượng (C - P) phân bố rộng rãi. Hệ tầng Cát Bà
(C1) chiếm diện tích chủ yếu của đảo Cát Bà, đa số các đảo đá trong vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long và quần đảo Long Châu gồm đá vôi màu đen, đá vôi silic,
đá vôi sét, cát bột kết. Hệ tầng Quang Hanh (C-P) phân bố ở trung tâm đảo
Cát Bà và trên một số đảo nhỏ (đảo Hang Trại, Đầu Bê, Cống Đỏ ...) gồm đá
vôi xám trắng, đá vôi đolomit, đá vôi silic và đá vôi trứng cá.
Các thành tạo Mesozoi là các đá trầm tích tuổi T3 và J1-2 có chứa than.
Điệp Hòn Gai (T3 n-r hg) phân bố ở phần đông nam đảo Cái Bầu và trên các
đảo Vạn Vược, Vạn Mạc, phần dưới là cuội kết, sạn cát kết, bột sét kết, đá
phiến, sét than và than đá ; phần trên có cuội kết, cát kết thạch anh, bột kết và
ít đá phiến sét đen. Hệ thống Hà Cối (J1-2) phân bố thành dải hẹp trên các đảo
Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vận Mặc Vạn Vược, Cái Bầu và một số đảo nhỏ khác.
Phần dưới của hệ tầng gồm cuội kết, cát bột kết, sét vôi, đá phiến sét than,
thấu kính than; phần trên gồm cát bột kết, sét kết và thấu kính đá vôi.
Đảo Bạch Long Vĩ được cấu tạo bởi đá sét kết, cát bột kết xen cuội kết
tuổi Neogen.
Trong vịnh Thái Lan các đảo và quần đảo được cấu tạo bởi các đá có
tuổi Cổ sinh. Trung sinh và Tân sinh. Theo kết quả lập bản đồ địa chất và hiệu
đính tỉ lệ 1 : 200.000 của Liên đoàn Địa chất 6 (1993) có thể tóm tắt các đặc
điểm chính như sau :
36
Cổ nhất là các đá thuộc hệ tầng Hòn Chông (D2 - C1) phân bố trên các đảo
Hòn Heo và Hòn Đội Trưởng (quần đảo Bà Lụa), gồm : cát kết thạch anh
xen phiến sét.
Tiếp đến là hệ tầng Hòn Ngang (C), phân bố khá rộng rãi trên các đảo
thuộc quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, gồm porfia thạch anh xen cát
kết,phiến sét, chuyển lên đá fenzit, đá silic sét, đôi nơi có lớp phun trào
axít.
Hệ tầng Hòn Mấu (C1 - P1) có diện tích bó hẹp ở phía bắc Hòn Mấu gồm
aglomerat, phiến silic xen phun trào andezit.
Đã được xếp vào hệ tầng Hà Tiên (P) lộ không nhiều ở quần đảo Bà Lụa
(Đá Lửa, Lò Cốc ...) và phía bắc Hòn Tre Lớn, gồm đá vôi màu xám sáng,
xám tối dạng khối hoặc phân lớp dày.
Thuộc các thành tạo Meôi có hệ tầng Hòn Nghệ (T2), hệ tầng Phú Quốc
(K1) và hệ tầng Nha Trang (K2).
Hệ tầng Hòn Nghệ (T2) lộ ở tây bắc đảo Hòn Nghệ gồm đá vôi xám
sáng, chuyển lên đá phiến sét, bột kết, cát kết.
Hệ tầng Phú Quốc (K1) phân bố tại đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới,
Thổ Chu và một số đảo nhỏ khác, gồm cát kết dạng quaczit, sét bột kết,
chuyển lên cát cuội sạn kết và cát kết.
Hệ tầng Nha Trang (K2) gồm các đá phun trào axit kiềm lộ ra ở đảo
Hòn Nghệ, Hòn Trung, Hòn Trước, Nam Du.
Trên các đảo còn gặp các đá Macma xâm nhập tuổi khác nhau. ở Hòn
Tre, Đá Bạc phân bố các đá granodiorit, monzodiorrit, thuộc phức hệ Định
Quán, tuổi J3 - K1. Đảo Hòn Rái cấu tạo bởi đá granit hạt lớn, granosienit,
thuộc phức hệ Đèo Cả, tuổi K2.
Các đảo ven bờ Trung Bộ và Đông Nam Bộ phân bố rải rác, có thành
phần khác nhau. ở phía bắc, ven bờ Thanh Hoá và Nghệ An các đảo cấu tạo
chủ yếu bởi đá trầm tích, khi ở phía nam chủ yếu là các đá macma và trầm
tích phun trào.
Hòn Mê (Thanh Hoá) phía đông bắc là các đá bazan andezit tuổi P2,
phía tây nam đảo là các trầm tích cuội kết, cát sạn kết, bột kết màu đỏ, tuổi
T3- Hòn Nghi Sơn cũng cấu tạo bởi các đá màu đỏ tương tự. Tại Hòn Ngư và
37
Hòn Mát (ở ven bờ Nghệ An) chủ yếu phân bố các đá cát bột kết tuf phun trào
tuổi T2.
Các đá macma xâm nhập chiếm lĩnh đa số các đảo ven biển Trung Bộ
và đông Nam Bộ Cù Lao Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng), cù lao Cỏ (Bình
Định), cù lao Xanh (đông Cù Mông), Hòn Lớn (vịnh Văn Phong - Khánh
Hoà), Hòn tre (Nha Trang), đảo Bình Ba (Cam Ranh), đảo Cái Hòn (Bình
Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Hòn Khoai (Minh Hải). Đó là các
đá granit granodiorit, diorit, granosyenit, tuổi từ trước Carbon (cù lao Chàm)
(cù lao Cỏ, cù lao Xanh), Jura-Creta (Côn Đảo, Hòn Trứng Lớn ...) đến Creta -
Paleogen (Hòn Lớn, Hòn Tre, Côn Đảo). Bên cạnh các đá xâm nhập, trên một
số đảo (Hòn Tre, Côn Đảo) còn gặp các đá ryolit, đaxit, tuf và cát cuội kết
tuổi Creta.
Cũng cần lưu ý là ngoài các đá trước Kainozoi, các đảo ven biển miền
Trung còn được đặc trưng bởi các thành tạo trẻ hơn do các hoạt động núi lửa.
Đó là các đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và vùng đảo Phú
Quý (Bình Thuận), cấu tạo bởi đá bazan và trầm tích biển tuổi N-Q.
Các thành tạo Kainozoi
Các thành tạo Kainozoi đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc địa
chất vùng biển và các miền kế cận. Chúng tạo nên kiến trúc vỏ phủ của thềm
lục địa, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trũng nước sâu Biển Đông và
các đồng bằng lớn ven biển (sông Hồng, sông Cửu Long ...) của Việt Nam.
Các thành tạo Kainozoi thường nằm phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo có
tuổi cổ hơn. Cấu trúc mặt cắt của các thành tạo Kainozoi bao gồm các phân vị
địa tầng có tuổi Paleogen (chủ yếu Neogen và Oligoxen), Neogen, Đệ tứ và
các thành tạo phun trào bazan Neogen - Đệ tứ.
Trên phạm vi vùng biển và đồng bằng ven biển Việt Nam, các thành tạo
Paleogen hiện biết được ở một số mặt cắt ở phần sâu của trũng Sông Hồng,
trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn gồm các trầm tích kiểu molas lục địa, tích tụ
trong các bồn trũng giữa núi. Chúng được phân chia thành các hệ tầng Phù
Tiên (ở trũng Sông Hồng) và cù lao Dung (ở trũng Cửu Long), có tuổi
Oligoxen.
Các thành tạo trầm tích Oligoxen được phân chia thành các hệ tầng với
các tên gọi địa phương khác nhau là hệ tầng Đình Ca (miền võng Hà Nội), hệ
tầng Trà Cú (ở đồng bằng sông Cửu Long), hệ tầng Trà Tân (trũng Cửu Long),
38
và hệ tầng Cau (trũng Nam Côn Sơn).Chúng đặc trưng bởi các trầm tích lục
địa và tam giác châu ven biển hoặc biển nông.
Các thành tạo Neogen phân bố rộng rãi trong các bồn trũng Kainozoi.
Chúng đã được phân chia chi tiết thành các phân vị có tuổi tương ứng là
Mioxen sớm, Mioxen giữa, Mioxen muộn và Plioxen với các tên gọi địa
phương khác nhau.
Trầm tích Mioxen sớm được phân chia thành các hệ tầng như : hệ tầng
Phong Châu (miền võng Hà Nội), hệ tầng Bạch Hồ (trũng Cửu Long) và hệ
tầng Dừa (trũng Nam Côn Sơn). Mặt cắt chủ yếu bao gồm sét kết và các kết
tướng tam giác châu (trầm tích biển châu thổ).
Trầm tích Mioxen giữa được đặc trưng bởi phần dưới là các tập sét và
chuyển lên trên là cát kết xen kẽ với sét kết và bột kết thuộc tường biển nông.
Kết thúc mặt cắt là cãc trầm tích tường biển lùi, tam giác châu. Chúng được
phân chia ra các hệ tầng : Phú Cừ (miền võng Hà Nội), Côn Sơn (trũng Cửu
Long), Thông và Mãng Cầu (trũng Nam Côn Sơn).
Trầm tích tuổi Mioxen muộn phát triển rất rộng rãi trong các trũng
Kainozoi vùng biển Việt Nam, bao gồm hệ tầng Tiên Hưng (miền võng Hà
Nội), hệ tầng Đồng Nai (trũng Cửu Long) và hệ tầng Nam Côn Sơn (trũng
Nam Côn Sơn). Hệ tầng Tiên Hưng đặc trưng bằng trầm tích châu thổ chứa
than, trong khi đó hệ tầng Đồng Nai chủ yếu là các trầm tích biển, còn hệ tầng
Nam Côn Sơn lại gồm các thành tạo đá vôi, sét vôi ở phần trung tâm và cát
gắn kết yếu ở phần rìa.
Các thành tạo tuổi Plioxen phát triển rất rộng rãi trong phạm vi các bồn
trũng thềm lục địa và các đồng bằng ven biển sông Hồng và Cửu Long. Chúng
chủ yếu là các trầm tích biển.
Trên phạm vi trũng Nam Côn Sơn và trũng Cửu Long phân bố rộng rãi
các trầm tích biển tuổi Plioxen (hệ tầng Biển Đông) gồm sét, bột, cát.
Các trầm tích Đệ tứ phân bố hết sức rộng rãi trên phạm vi thềm lục địa,
các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và lòng chảo nước sâu Biển Đông,
nhưng mức độ nghiên cứu còn thấp và không đều.
Trên phạm vi thềm lục địa đông nam, các trầm tích Đệ tứ có chiều dày
đáng kể, đạt tới 600m ở trũng Nam Côn Sơn và 250m ở trũng Cửu Long (Võ
Dương, Nguyễn Văn Đức, 1982), Lê Văn Cự (1986) đã chia ra các phân vị :
39
hệ tầng Định An tuổi Plioxen - Pleistoxen sớm, hệ tầng U Minh tuổi
Pleistoxen giữa, hệ tầng Đồng Tháp tuổi Pleistoxen giữa muội và hệ tầng Hậu
Giang tuổi Holoxen. Trên phạm vi một số vùng của thềm lục địa Việt Nam đã
phát hiện các trầm tích Pleistoxen lộ ngay trên bề mặt đáy biển.
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cấu tạo bởi san hô, mảnh vụn
sinh vật và đá bazan. ở quần đảo Trường Sa mới biết được phần trên cùng
của mặt cắt có tuổi Pleistoxen muộn - Holoxen (Đỗ Tuyết, 1978). Còn ở quần
đảo Hoàng Sa đã xác định được các thành tạo từ Pleistoxen dưới đến Holoxen
trên (Trần Tuấn Nhân, 1978). Tuổi các phân vị này được xác định khá tốt
nhờ các di tích hoá thạch phong phú.
Một trong những thành tạo địa chất quan trọng của Kainozoi là phun
trào bazan, phân bố trên vùng duyên hải Trung Bộ và trên thềm lục địa kế cận
(đảo Cồn Cỏ, cù lao Ré, đảo Tro, cù lao Thu...). Một số diện phân bố bazan
trên bề mặt đáy biển thềm lục địa được khoanh định đưa vào các dị thường
kiến trúc trên các mặt cắt địa chấn.
Đá bazan này thường là các loại bazan olivin, bazan olivin kiềm, dolerit
olivin kiềm, ít hơn là bazan trachyt, bazanit, thường có màu xanh, xám xanh,
xám nâu nhạt, cấu tạo đặc xít và bọt lỗ rỗng xen kẽ lẫn nhau. ở các khu vực
phân bố các đá bazan này thường còn thấy bảo tồn tốt các kiến trúc núi lửa
phễu, miệng, họng núi lửa với các thành tạo đặc trưng cho tướng bùng nổ như
bom, dăm núi lửa, bọt núi lửa xen lẫn trong các dòng dung nham . Một đặc
điểm khác dễ nhận thấy của các bazan olivin tuổi này là kiến trúc nứt khối
dạng cột lăng trụ điển hình.
Thành phần khoáng vật chủ yếu của các đá bazan này (tuổi QII, IV) gồm
có plagioclaz từ 10 đến 50-60%, olivin từ vài phần trăm đến 60-70%, trung
bình từ 15-30%, qugit từ vài đến 15-20%, thường có nền vi tỉnh hoặc thuỷ
tỉnh. Đặc biệt trong các đá bazan kiềm cao và á kiềm gặp các bảo thể đá siêu
bazic có thành phần chủ yếu là peridotit, thứ đều là dunit trong các bazan trên
rìa lục địa, và lerzolit- spinel, thứ đều là pyroxenit trong các bazan trên thềm
lục địa. Kích thước trung bình của các bao thể đạt vài cemtimét, lớn nhất đạt
tới 40cm như ở đảo Tro. Thành phần hoá học nhìn chung so với các đá bazan
tuổi N-Q1 có hàm lượng SiO2 và Al2O3 thấp hơn, còn TiO2, MgO, CaO và tổng
kiềm cao hơn. Về mặt trật tự thời gian thì hoạt động phun trào bazan ở rìa lục
địa đã kết thúc vào khoảng đầu Holoxen, trong khi đó các hoạt động núi lửa
40
bazan ở thềm lục địa đặc biệt là phần phía nam còn tiếp tục cho tới hiện đại.
Trầm tích tầng mặt đáy biển
Trầm tích tầng mặt đáy biển Việt Nam bao gồm các kiểu chủ yếu là :
tảng, cuội sỏi, cát, cát chứa bùn, sét, cát vỏ sò ốc và kiểu không xác định(theo
nguyên tắc phân loại của Polk R.L.) (hình 6).
Các trầm tích tảng thường gặp ở các chân đảo, các mũi nhô đá gốc và
một số nơi trên bề mặt đáy biển : ở ngoài khơi Vũng Tàu ở độ sâu nước 30m,
ở vùng biển Khánh Hoà, vùng Hòn Lớn Nha Trang và trong vùng biển Ninh
Thuận - Minh Hải.
ở thềm lục địa phía bắc (vịnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ), tảng chỉ gặp rải
rác ở những nơi địa hình đặc biệt như vùng cửa sông, eo biển và giữa các chân
đảo (cửa sông Hà Cối, eo biển Cửa Đại, vùng Tiên Yên, Trà Cổ, Đầm Hà ...).
Nếu trong thành phần của các tảng ở phía nam giàu cacbonat và đá vôi thì ở
phía bắc tảng lại có thành phần chủ yếu là đá phun trào axits, cát kết, cát bột
kết giàu silic; độ mài tròn và hình dạng, kích thước của đá tảng ở phía bắc
cũng khác biệt so với phía nam.
Nhìn chung, trên bề mặt thềm lục địa Việt Nam, tảng chỉ có mặt ở
những nơi có địa hình phức tạp, đặc biệt chúng thường ở gần hoặc ngay trong
các điểm lộ đá.
ở phần phía nam, cuội sỏi gặp ở những nơi có địa hình phức tạp, ven
bờ, chân đảo và gần nơi có điểm lộ đá gốc. Theo thành phần chúng là các đá
giàu cacbonat, đá vôi. Sự có mặt của kiểu trầm tích này trước đây đã được
nhiều tác giả xác nhận và sau đó Phạm Văn Thơm (1980) đã mô tả chi tiết.
ở phần phía bắc, trầm tích cuội sỏi có mặt rải rác ở các vùng ven bờ,
cửa sông, có biển và giữa các đảo. Cuội sỏi ở đây tương đối đồng đều về kích
thước (cửa sông Hà Cối).
Trầm tích cát chiếm hầu hết diện tích bề mặt đáy biển thềm lục địa phía
nam Việt Nam, trong khi đó ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, cát chỉ có diện
phân bố không đáng kể so với các kiểu trầm tích khác.
ở vùng biển phía nam, trầm tích cát phân bố thành một đới dài từ Cà
Ná mở rộng về phía nam. Có thể phân chia chi tiết các loại cát lớn, cát trung
và cát nhỏ. Loại cát lớn và cát trung chỉ chiếm một diện nhỏ hẹp và tạo thành
một dải cát bờ Phan Thiết - Hàm Tân và vùng Bạc Liêu, chúng chủ yếu có
41
thành phần là thạch anh, fenspat, chứa rất ít hoặc không có mảnh xác sinh
vật, độ chọn lọc và mài mòn tương đối tốt.
Cát nhỏ là kiểu trầm tích ưu thế trong vùng. Theo thành phần có thể
phân ra hai khu vực khác nhau rõ rệt với ranh giới nằm ngang vĩ tuyến Vũng
Tàu. ở khu bắc Vũng Tàu trong thành phần cát nhỏ lượng cacbonat đạt trên
10%, đôi khi đến 30%. Trong khi đó ở khu nam Vũng Tàu, cát có hàm lượng
cacbonat ít hơn rõ rệt (5 - 10%) và độ chọn lọc tốt hơn nhiều. Nhìn chung, cát
nhỏ có màu xám vàng, hầu như không chứa hoặc có chứa rất ít bùn cát. Trong
thành phần vật chất, có các vỏ xác sinh vật, chủ yếu là các loại thân mềm
(Mollusca), một ít Foraminifera và Diatomea. Thành phần chính của phần vô
cơ là thạch anh trong suốt (70 - 80%), fenspat và các màng đá khác (5-10%).
Các khoáng vật nặng như inmenit, magnetit, zircon và muscovít có hàm lượng
rất thấp (Trịnh Thế Hiếu, 1981).
ở phần phía bắc (chủ yếu là ở trong vịnh Bắc Bộ), cát có diện phân bố
hẹp và thường tạo thành các đới ở trung tâm vịnh và bao quanh vùng tây nam
đảo Hải Nam. Nhìn chung, cát ở đây có thành phần chủ yếu là thạch anh và
fenspat. Chủ yếu là cát lớn - cát trung hoặc cát lớn lẫn cát trung. Màu sắc của
cát so với phần phía nam cũng khác biệt, màu chủ yếu là vàng hơi nâu đến hơi
đỏ, có lẽ do nguồn tiếp vật liệu chính là laterit.
Trong vịnh Thái Lan, các trầm tích cát tạo thành hai diện nhỏ: một ở
phía đông đảo Phú Quốc và một ở phía tây nam ngoài khơi đảo này. Về kích
thước chúng thuộc loại cát lớn (gần đảo Phú Quốc), cát trung (ngoài khơi tây
nam đảo Phú Quốc) cả hai loại cát này đều có màu hơi nâu.
Trên thềm lục địa Việt Nam, kiểu trầm tích cát chứa bùn được vạch
định tương đối tốt ở phía bắc, rất khó ở phía nam. Trong vịnh Bắc Bộ, cát chứa
bùn có mặt ở trung tâm tạo thành một dải dạng elíp lớn bao quanh dải cát lớn -
trung Bạch Long Vĩ. Ngoài ra còn ba dải khác : một dải ngoài khơi biển
Thanh Hoá, dải thứ hai chạy sát bờ biển từ Nghệ An vào Quảng Nam, dải
khác chạy ôm theo đới cát lớn phía tây nam đảo Hải Nam.
Trong thành phần kiểu trầm tích này, tỉ lệ cát/bùn là 2/1, lượng sinh vật
trung bình chiếm khoảng 10-20%, màu sắc thay đổi theo khu vực địa lý từ
xám xanh (vịnh Bắc Bộ) chuyển sang xám vàng (ven bờ Quảng Nam-Đà
Nẵng).
Trầm tích bùn chứa cát phân bố rất hạn chế ở phía bắc cũng như phía
42
nam thềm lục địa. ở vịnh Bắc Bộ kiểu trầm tích này tạo thành một lưỡi nhỏ từ
phía nam Hải Phòng vươn xuống phía nam và một vài diện nhỏ ở trung tâm
vịnh Bắc Bộ. ở miền Trung, kiểu trầm tích này tạo thành một dải chạy sát bờ
từ Đà Nẵng vào đến Nha Trang - Khánh Hoà.
ở thềm lục địa phía nam rất khó phân biệt diện tích riêng của bùn chứa
cát hoặc cát chứa bùn. Chỉ ở ngoài khơi trước cửa sông Tiền, sông Hậu bùn
chứa cát tạo thành một diện tích hẹp. Trong thành phần kiểu trầm tích này, tỉ
lệ giữa bùn/cát là 3/1. Loại này có màu vàng phớt nâu, đây có thể là vật liệu
phong hoá từ các mũi nhô và từ bờ đưa ra.
Bùn-cát là kiểu trầm tích có tỉ lệ bùn/cát xấp xỉ 1/1. Kiểu này ít phổ
biến trên bề mặt đáy thềm lục địa Việt Nam. Trong phạm vi phần phía nam
chúng chỉ có mặt ngoài khơi xa với diện phân bố không lớn với lượng mảnh
xác sinh vật thường tương đối cao (20 - 30%), màu sắc chủ yếu là xám xanh
hơi nâu vàng.
Cát chứa bùn sét có màu xám xanh, độ chọn lọc trung bình, độ ướt cao.
Tỉ số cát/bùn sét gần 1/1 kiểu này tạo thành một dải hẹp ngoài khơi từ Phan
Thiết xuống phía nam, ranh giới trong tiếp giáp cới vùng cát nhỏ rộng lớn của
phần phía nam thềm lục địa Việt Nam, phía ngoài là ranh giới của kiểu trầm
tích sét biển khơi Biển Đông. Ranh giới trong của kiểu trầm tích cát chứa
bùn sét gần trùng với đường đẳng sâu 200m.
Bùn sét và sét bùn kiểu trầm tích này về thành phần tương đối giống
nhau. Tuỳ thuộc vào tỉ lệ cấp hạt lớn hơn 0.005mm và nhỏ hơn 0.005 mm để
phân ra bùn sét hay sét bùn (hàm lượng cấp hạt 0.05 - 0,005mm nhiều là bùn
sét ; 0.005 - 0,001 nhiều là sét bùn).
ở thềm lục địa phía bắc, bùn sét và sét bùn có màu xám xanh chứa
mảng xác sinh vật chiếm hầu hết diện tích bề mặt đáy biển và có xu thế vươn
xuống phía nam với diện phân bố càng thu hẹp lại.
Điểm đặc biệt là dải sét bùn tiền delta (avandelta) của hệ thống sông
Hồng và của hệ thống sông Mê Kông có bề rộng và sự phân bố gần tương tự
nhau (ranh giới ngoài ở độ sâu 20 - 22m).
ở phần phía nam, các kiểu trầm tích bùn sét và sét bùn chiếm diện tích
phân bố rất nhỏ, trừ một hố và rãnh sâu ở vùng biển khơi Ninh Thuận - Minh
Hải. Bắt đầu từ Vũng Tàu chạy gần song so