Chương 2. Đất đai

Về tự nhiên: Địa hỡnh: đất vùng đồi núi, có độ che phủ rừng thấp, mùa mưa đất dễ bị rửa trôi. Khớ hậu: Nắng, mưa, giú. nhiều, tập trung theo mựa,. Về kinh tế xã hội: - Phương thức canh tác nương rẫy vẫn còn - Chặt phá rừng bừa bãi chưa được hạn chế - Di dân, chưa chuẩn bị tốt về quy hoạch - Di dân tự do không được quản lý - Việc quản lý đất đai, chuyển đổi đất. - Sức ép tăng dân số và đói nghèo - Ô nhiễm môi trường - KHKT tiến bộ chưa được phổ biến rộng

ppt34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2. Đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. ĐẤT ĐAI Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu nông sản có thứ hạng cao trên thế giới: hạt tiêu đứng hàng đầu, Gạo đứng hàng thứ hai, cà phê cũng từng đứng hàng thứ ba, ngoài ra còn cao su thiên nhiên, điều, chè,... c. Các trang trại cà phê, chè, điều Cà phê: Diện tích cà phê năm 2002 lên đến 531,3ha. Năng suất cà phê vào loại đứng đầu thế giới. Năm 2000 xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới, sau Braxin. Sản lượng đạt 802.000 tấn. Tuy nhiên, trên 90% là cà phê vối nên giá trị xuất khẩu không cao. Cao su: Diện tích cao su là 429.000ha và sản lượng 331.400 tấn, đứng thứ tư trên thế giới. Chè: Diện tích khoảng 106.800ha, sản lượng 89.600 tấn búp khô. Năng suất chè còn thấp chỉ bằng 60 - 65% năng suất các nước châu Á - Thái Bình Dương. Xuất khẩu năm 2000 đạt 44.700 tấn. Điều: Diện tích khoảng 250.000ha. Sản lượng điều năm 2000 là 67.900 tấn đứng thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Braxin. 90% sản lượng điều được xuất khẩu. Cây điều lại có thể trồng trên các vùng đất khó khăn như khô hạn, độ phì thấp. Vườn cây ăn quả: Ngoài những vườn cây ăn quả lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long thì ở trung du miền núi phía Bắc xuất hiện các vùng cây ăn quả mới như vải thiều Lục Ngạn, mận Bắc Hà, mận Mộc Châu, cam quýt Bắc Quang,... Diện tích vườn cây ăn quả của cả nước năm 2002 khoảng 643.500ha. Vườn luồng, vườn quế: Trong hai thập niên 80 và 90, sản lượng cây trồng tăng Thâm canh với Đầu tư lớn vào thuỷ lợi, mở rộng diện tích tưới tiêu, Đầu tư vào phân bón và thay đổi cơ cấu cây trồng (ý nghĩa hơn cả) là nhờ. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2001 2-Chất lượng đất và diện tích đất trồng trọt/đầu người giảm sút nghiêm trọng Trong số 32.924.061 ha đất tư nhiên: Đất nông nghiệp 9.345.346 ha 28,4% Đất lâm nghiệp 11.575.346 ha 35,1% Đất chuyên dùng 1.532.843 ha 4,6% Đất ở 443.178 ha 1,8% Đất chưa dùng 10.027.265 ha 30,5% trong đó 7.505.562 ha là đồi núi, đất khô cằn, chua, nghèo dinh dưỡng (70,36%) a. Quảng canh - thâm canh b. Hữu cơ - vô cơ c. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp hạn chế Thực tiễn cho thấy bón đơn độc phân hoá học sau nhiều năm năng suất giảm, một số tính chất đất bị thoái hoá và nông nghiệp lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu phân bón. Tăng tỷ lệ phân hữu cơ trong thành phần phân bón làm cho đất tốt hơn, năng suất cao hơn, giảm một phần giá mua phân bón. Ví dụ thí nghiệm với lúa: Các mô hình sử dụng đất thành công a. Văn minh lúa nước b. Vườn treo Babilon trồng lúa Diện tích đất bình quân đầu người thấp (0,41ha), - Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,1 ha/ người) so với TG: 0,4ha/người. A. VIỆT NAM – MỘT QUỐC GIA KHAN HIẾM ĐẤT Diện tích sử dụng đất trên đầu người ngày càng thấp Đất nông nghiệp và đất nông nghiệp trên đầu người từ năm 1990 đến 2000 Suy giảm tài nguyên đất: năm 1940 Việt Nam có 0,2 ha/người; 1960 là 0,18; 1970 là 0,15; 1980 là 0,13; 1990 là 0,11; 2000 là 0,06; 2010 là 0,04 ha/người. Đất bị xói mòn, rửa trôi, laterit hoá, chua phèn mặn hoá. B. Các vấn đề Thoái hóa đất phổ biến ở nhiều vùng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, mất cân bằng dinh dưỡng, chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hạn, úng, lũ, đất trượt và xói lở, v.v. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng đồi núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. Nhân dân còn nghèo, trình độ canh tác thấp ==> Đất bị khai thác và sử dụng quá tải, không đựơc bảo vệ đúng mức. 1- Mất đất do đô thị hoá Từ năm 1990 đến năm 2000, vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi tốc độ đô thị hoá diễn ra sôi động nhất cả nước thì phần đất dành cho cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng thêm 63.780ha chiếm 4,31% diện tích đất tự nhiên nghĩa là mỗi năm mất khoảng 0,43% đất tự nhiên. 2- Tình trạng nông dân không thể dựa vào đất Diện tích đất canh tác / nông hộ ở Việt Nam nhỏ so với mức bình quân trên thế giới và cả bình quân trong vùng. Quy mô trang trại ở Mỹ là 184ha, ở Pháp là 29ha, ở Nhật là 1,2ha, ở Ấn Độ là 1,82, ở Bănglađét là 0,88ha, ở Inđônêxia là 0,59ha. Bình quân đất canh tác/nhân khẩu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là 0,055ha, ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,09ha. Theo thống kê, trong toàn quốc hiện có khoảng 72 triệu thửa ruộng cho trên 10 triệu hộ, bình quân mỗi hộ có trên 7 thửa, thậm chí có hộ canh tác trên 15 - 20 thửa. Đô thị hoá khiến nhiều nông dân mất đất canh tác, thất nghiệp, thiếu lương thực,... Đất nông nghiệp tốt đang chuyển dần thành khu công nghiệp... 3. Thoái hoá đất Việt Nam có gần 25 triệu ha đất dốc (76% diện tích đất tự nhiên), trong đó có: hơn 12,5 triệu ha đất xấu và trên 50% diện tích đồng bằng là "đất có vấn đề". 0,82 triệu ha đất phèn, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu đất ngập mặn, 0,47 ha đất lầy úng, 8,5 triệu ha đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi. Các loại đất có nhiều hạn chế nói trên chiếm 14,13 triệu ha hay 42,8% đất tự nhiên cả nước . 72 Hà Giang Quảng Bình Đắc Lắc Thừa Thiên Bảng 2. Phân bố đất dốc và đất bị thoái hóa do xói mòn ở các vùng Nguồn: Hội khoa học Đất Việt Nam , 2000 Giả thử, ở nước ta chỉ có 10 triệu ha đất bị xói mòn với lượng đất mất đo bình quân là 10 tấn đất/ha.năm, thì hàng năm đã mất đi một lượng dinh dưỡng cho cây trồng tương đương với giá trị phân bón phải mua là 10 triệu ha x 60.000 đồng/ha = 600 tỷ đồng (Xem bảng) Trong thực tế, thiệt hại về xói mòn đất còn lớn hơn nhiều. Số liệu theo dõi trên đất phiến thạch dốc khoảng 15o tại Hoà Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình sau 6 năm canh tác cây ngắn ngày trên đất canh tác không áp dụng các biện pháp chống xói mòn, tổn thất tính bằng tiền như sau: 4.757kg hữu cơ = 23 tấn phân chuồng x 100.000đ/t = 2.300.000đ 141kg N = 313kg urê x 2.500đ/kg = 783.000đ 245kg P2O5 = 1531kg phân lân Văn Điển x 1.000đ = 1.531.000đ 313kg K2O = 521kg KCl x 2.000đ/kg = 1.043.000đ Cộng: 1ha.6 năm = 5.657.000 đ Bảng 3. Ước tính thiệt hại tối thiểu do xói mòn trên đất dốc Theo tính toán của các trạm thuỷ văn, hàng năm đất bị cuốn trôi ra biển tương đương khoảng: 100.000 tấn đạm, 60.000 tấn lân, 200.000 tấn kali và 1 triệu tấn mùn. Nếu theo giá cả hiện thời thì hàng năm chúng ta mất đi bao nhiêu tiền? Tại cao nguyên Tây Nguyên, nơi có nhiều tiềm năng về nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cho biết: qua trồng chè ở vùng đất bazan, đất bị mất khoảng 120 tấn khô/năm; chất dinh dưỡng bị mất như sau: Chất hữu cơ 5.600 kg/ha/năm Nitrogen 199,2 kg/ha/năm Phốt pho 163.2 kg/ha/năm Ca-Mg 33-24 kg/ha/năm Nói chung, ở miền núi khi lớp thảm rừng bị biến mất, thay vào đó là lúa nương, và những cây lương thực ngắn ngày khác có độ che phủ thấp, đất bị tác động của các trận mưa xối xả, gây xói mòn và đất bị thoái hoá nhanh. Theo tính toán, với lượng đất mất bình quân là 10 tấn/ha/năm, thì hàng năm nước ta đã mất đi một lượng dinh dưỡng cho cây trồng tương đương với giá trị phân bón là 600 tỷ đồng (Lê Văn Khoa, 2004). Bảng I.10. Tình hình xâm nhập mặn một số con sông ở châu thổ sông Hồng Nguồn: Chu Đinh Hoàng, 1993 * 0,1%; 0,4% = độ mặn; Lmax = chiều dài xâm nhập tối đa; Lmin - xâm nhập tối thiểu Làm đất ngày càng nghốo kiệt: Lượng phân bón dùng trên một hec ta gieo trồng còn thấp so với mức trung bình thế giới (80 kg/ha so với 87 kg/ha), và mới chỉ bù đắp được khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi. Sự mất cân bằng trong sử dụng phân hoá học đang là thực trạng phổ biến. Hiện tượng thiếu kali hoặc lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Hoá chất bảo vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại Đồng bằng Sông Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Khi thõm canh, tần suất sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất cao, kể cả trong sản phẩm (Báo cáo tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý Tài nguyên và Bảo vệ Môi trương “ Mã số KHCN 07, tháng 12 năm 2001). Đồng bằng sông Cửu Long - làm giàu bằng những trận lụt Sông Mê Công dài 4.480km có một lưu vực bao la phân bố trên lãnh thổ của 5 quốc gia. Dòng sông hùng vĩ này cho ta cá tôm, điều kiện dễ dàng trong giao thông vận tải thuỷ, cho ta vựa thóc khổng lồ, vì cặn phù sa đã đem lại cho đất một nguồn bổ sung phì nhiêu. Bạn đọc hãy tưởng tượng: về mùa khô, trong 1m3 nước sông chỉ chứa 10 - 20g cặn phù sa; đến mùa lũ lụt, lượng cặn này lên tới 400 - 500g. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng lên rõ rệt do các khoáng hoà tan ở thượng nguồn chảy về: cứ một lít nước sông trung bình chứa 2,4mg đạm và 0,6mg lân ở dạng hoà tan. Chỉ tính riêng lượng đạm hoà tan đó, trong khối nước tràn ngập 2 triệu ha đồng bằng đã lên tới 48.000 tấn đạm nguyên chất, tương đương với 10 vạn tấn urê hay 25 vạn tấn đạm sunphát. Ngoài ra, trong 1,5 tỷ m3 cặn phù sa này còn chứa biết bao nhiêu lân, canxi và magiê, (1kg phù sa có 1,5mg lân, 16mg canxi và 3mg magiê). Có khoảng 60% diện tích đang bị suy thoái. Trung bình từ 1960 đến nay hàng năm mất 1,5 cm đất mặt. Suy thoái đất kéo theo suy thoái hệ thực vật, động vật, môi trường; diện tích đất nông nghiệp/đầu người giảm. Nguyên nhân .... Về tự nhiên: Địa hỡnh: đất vùng đồi núi, có độ che phủ rừng thấp, mùa mưa đất dễ bị rửa trôi... Khớ hậu: Nắng, mưa, giú... nhiều, tập trung theo mựa,... Về kinh tế xã hội: - Phương thức canh tác nương rẫy vẫn còn - Chặt phá rừng bừa bãi chưa được hạn chế - Di dân, chưa chuẩn bị tốt về quy hoạch - Di dân tự do không được quản lý - Việc quản lý đất đai, chuyển đổi đất... - Sức ép tăng dân số và đói nghèo - Ô nhiễm môi trường - KHKT tiến bộ chưa được phổ biến rộng C. Sử dụng BỀN VỮNG ĐẤT ĐAI