Chương 2 Lựa chọn dự án đầu tư

Dòng tiền hay còn gọi là ngân lưu (cash-flows) của dự án là một chuỗi các khoản thu chi xảy ra qua một số thời kỳ nhất định Để ước lượng dòng tiền, chúng ta có thể sử dụng hai phương: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

ppt78 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2 Lựa chọn dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV:Ths Ho Nhat Hung * LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ths Hồ Nhật Hưng Xem xét tính phù hợp của DA đối với QH phát triển chung của quốc gia, ngành, địa phương Nhà nước Định chế tài chính Xem xét sự an toàn của vốn vay Chủ dự án Dự án đầu tư Lựa chọn các DA tốt nhất để đầu tư, phát hiện ngăn chặn các dự án xấu Lựa chọn dự án? Hiệu quả Khả thi Lợi ích xã hội, cộng đồng? Lợi nhuận? Khung phân tích lựa chọn Hiệu quả dự án: quy mô lãi? Quan điểm chủ đầu tư Tác động tích cực, tiêu cực? Quan điểm nền kinh tế Thu ngân sách: thuế, lệ phí? Chi ngân sách: trợ cấp, ưu đãi? Quan điểm ngân sách Sự an toàn của số vốn vay? Quan điểm ngân hàng Công bằng xã hội? Quan điểm phân phối lại thu nhập Quan điểm lựa chọn * * Ước lượng dòng tiền Dòng tiền hay còn gọi là ngân lưu (cash-flows) của dự án là một chuỗi các khoản thu chi xảy ra qua một số thời kỳ nhất định Để ước lượng dòng tiền, chúng ta có thể sử dụng hai phương: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. * Phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này dòng tiền của dự án được xác định trực tiếp dựa trên dòng tiền thu vào từ các hoạt động dự án và dòng tiền chi ra cho các hoạt động của dự án. Dòng tiền ròng(CFj) = Dòng tiền thu(Bj) – Dòng tiền chi(Cj) - Dòng ngân lưu vào (inflows): + Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng và các hoạt động khác. + Thực thu từ các khoản phải thu + Thu từ thanh lý tài sản cố định + Thu khác (từ trợ cấp, ứng trước của khách) + Giảm trong tài sản lưu động, như: giảm tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên liệu … cuối kỳ so đầu kỳ. + Chi đầu tư mua đất đai, tài sản + Số thực chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong kỳ + Chi bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị + Chi phí bán hàng; chi phí quản lý được phân bổ cho dự án + Tăng trong tài sản lưu động, như: tăng tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên vật liệu…cuối kỳ so đầu kỳ + Chi trả thuế và các khoản chi trả trước … + Chi phí cơ hội của tài sản - Dòng ngân lưu ra (outflows): Ngân lưu ròng = lợi nhuận ròng (EAT) + Khấu hao TSCĐ + tăng/ giảm lượng tiền mặt trong kỳ LẬP BÁO CÁO NGÂN LƯU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1.1Khái niệm lãi suất tính toán khi dùng làm phương tiện tính toán giá trị tương đương các dòng thu nhập khác nhau được gọi là “suất chiết khấu”, khi dùng làm ngưỡng cho việc chấp nhận hay bác bỏ phương án đầu tư được gọi là “suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được”. Lãi suất mong muốn của các nhà đầu tư GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tính tóan - Cơ cấu vốn và mức lãi suất của mỗi loại vốn: * Nếu đầu tư bằng nguồn vốn tự có: itt > lãi suất tiền gởi * Nếu đầu tư hoàn toàn bằng vốn đi vay: itt > lãi vay * Nếu đầu tư bằng cả vốn tự có và vốn vay: itt > WACC (WACC: lãi suất bình quân gia quyền của hai nguồn vốn) GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tính tóan - Độ rủi ro của dự án - Khả năng và phương pháp huy động vốn - Mức lãi suất tối thiểu được sử dụng ở các công ty khác - Lợi nhuận bình quân của công ty - Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ này tăng itt cũng tăng và ngược lại GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tính tóan - Cộng thêm tỷ lệ lạm phát vào suất chiết khấu: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá. Vì vậy người ta đưa tỷ lệ lạm phát vào suất chiết khấu. Suất chiết khấu có điều chỉnh lạm phát sẽ được xác định theo công thức sau: i = r + g + rg r:là tỷ suất sinh lời g: tỉ lệ lạm phát GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1/ Lãi suất tính toán(itt ) Khái niệm Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tính tóan GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.1.3 Phương pháp xác định lãi suất - Phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng để tính lãi suất tính toán khi nguồn vốn đầu tư gồm cả vốn tự có và vốn vay. Theo đó lãi suất tính toán chính là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC): * Trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp WACC = D . id + E . ie V V GV:Ths Ho Nhat Hung * D: debt – số nợ vay E: equity – vốn chủ sở hữu V: value – giá trị (nguồn vốn) V = D + E iD: lãi suất vay iE: suất sinh lời vốn chủ sở hữu 3.1.3 Phương pháp xác định lãi suất GV:Ths Ho Nhat Hung * Trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp WACC = (1-t) D . id + E . ie V V t: Thuế suất thuế TNDN 3.1.3 Phương pháp xác định lãi suất * Các phương pháp tính khấu hao (Depreciation) Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm * Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (Straight line Depreciation) Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm = của tài sản cố định Thời gian sử dụng - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 3.2.3Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức trích KH hàng năm của TSCĐ =Giá trị còn lại của TSCĐ xTỷ lệ KH nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ KH nhanh(%) = Tỷ lệ KH TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) =(1/ thời gian sử dụng của TSCĐ)x 100% * Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: * Lưu ý: Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. * Xác định mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định bình quân tính cho = một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao trong năm của tài sản cố định =Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm 3.2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: 3.2.3Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như: - Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định: - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định =Giá trị còn lại của tài sản cố định xTỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh(%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xHệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) =(1/ thời gian sử dụng của TSCĐ)x 100% GV:Ths Ho Nhat Hung * Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: GV:Ths Ho Nhat Hung * Lưu ý: Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. GV:Ths Ho Nhat Hung * Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. 3.2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: GV:Ths Ho Nhat Hung * Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định bình quân tính cho = một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao trong năm của tài sản cố định =Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3 Một số chỉ tiêu cơ bản phân tích tài chính dự án Hiện giá thuần (NPV) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C) Thời gian hoàn vốn Điểm hoà vốn (Break point) GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.1 Hiện giá thuần (NPV) a. Khái niệm: Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí trong suốt vòng đời của dự án GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.1 Hiện giá thuần (NPV) b. Cách tính * Công thức: Hoặc: Trong đó: - Bj là lợi ích của dự án thu được vào năm j - Cj là chi phí của dự án vào năm j - n vòng đời dự án - CFj ngân lưu ròng của dự án vào năm j * Tính NPV trong EXCEL: = NPV(i%, CF1:CFn) + CF0 GV:Ths Ho Nhat Hung * Tiêu chí chọn NPV: - NPV = 0, chấp nhận dự án. Lưu ý: Trong trường hợp dùng NPV làm tiêu chí lựa chọn trong các dự án độc lập thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn. 3.3.1 Hiện giá thuần (NPV) GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.1.3 Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư khi quy các dòng tiền về thời điểm hiện tại (0). NPV mang giá trị dương có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cũng tức là dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiện tại. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.1.3 Ưu và nhược điểm: Nhược điểm: Chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu itt được chọn. Tỉ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác tỉ suất chiết khấu, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng phương pháp NPV mới chỉ dừng lại ở mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên vốn đầu tư như thế nào? Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư khác nhau. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) a. Khái niệm: IRR là lãi suất mà tại đó NPV=0 b. Cách tính * Công thức: IRR = i1 + (i2 – i1)x NPV1 NPV1 + NPV2 Trong đó: - i1 là lãi suất tuỳ ý cho, tương ứng ta có NPV1 sao cho NPV1 >0 và tiến tới 0 - i2 cũng là lãi suất tuỳ ý (i2 > i1 )cho tương ứng ta có NPV2 sao cho NPV2 itt chấp nhận dự án Chú ý: Nếu dùng IRR làm tiêu chí lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn 3.3.2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) GV:Ths Ho Nhat Hung * c. Ưu và nhược điểm của IRR *Ưu điểm: - IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy ngay khả năng sinh lời của dự án và đây cũng là itt lớn nhất có thể sử dụng. - Tính IRR dựa trên số liệu của dự án mà không cần phải xác định chính xác lãi suất tính toán (itt) GV:Ths Ho Nhat Hung * c. Ưu và nhược điểm của IRR *Nhược điểm: - Tính toán IRR khá phức tạp (nếu bằng thủ công) - Đối với những dự án loại trừ nhau, có khi IRR lớn hơn nhưng NPV lại nhỏ hơn. Nếu dựa vào IRR để chọn dự án là đã bỏ qua một cơ hội thu được hiện giá thuần (NPV) lớn hơn. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.2.4 Sự lựa chọn giữa NPV và IRR: - Nếu nhà đầu tư có vốn dồi dào, tình hình đầu tư gặp nhiều khó khăn, thiếu dự án cần vốn thì dự án nào có NPV càng lớn sẽ được chọn. Bởi vì nhà đầu tư không có nhiều cơ hội để chọn lựa và vốn đầu tư không phải là vấn đề quan tâm. - Nếu một dự án được đánh giá có độ an toàn cao thì NPV càng lớn là yếu tố bậc nhất để quyết định đầu tư. Bởi vì nếu dự án có độ an toàn cao, nhà đầu tư sẽ không lo thiếu vốn do dễ dàng huy động. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.2.4 Sự lựa chọn giữa NPV và IRR: - Nếu nhà đầu tư muốn sử sụng vốn mình một các có hiệu quả nhất, và nền kinh tế đang phát triển, có nhiều dự án tốt để đầu tư, thì dự án nào có IRR lớn hơn sẽ được chọn. Bởi vì khi đầu tư vào dự án có IRR lớn hơn thì hiệu quả sử dụng đồng vốn sẽ cao hơn là đầu tư vào dự án có IRR thấp, tất nhiên đã loại trừ yếu tố rủi ro của các dự án so sánh. - Nếu nhà đầu tư có vốn ít nhưng muốn mạo hiểm thu lợi nhuận nhiều và nguồn vốn tín dụng khá dồi dào, thì dự án nào có IRR lớn hơn sẽ được chọn. Bởi vì khi đầu tư vào dự án có IRR lớn, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tín dụng vay vốn ngân hàng để mang lại nhiều lợi nhuận so với số vốn hạn chế của mình. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.3 Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C- Benefit-cost Ratio) a. Khái niệm: Tỷ số B/C là thương số giữa hiện giá thu nhập trên hiện giá chi phí trong suốt vòng đời dự án b.Công thức: : GV:Ths Ho Nhat Hung * * Tử số chính là hiện giá dòng thu và mẫu số là hiện giá dòng chi * Tiêu chí chọn B/C: - B/C 1 chấp nhận dự án - Giữa nhiều dự án chọn dự án có tỷ số B/C là lớn nhất 3.3.3 Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C) GV:Ths Ho Nhat Hung * c. Ưu và nhược điểm của tỷ số B/C *Ưu điểm: Tỷ số B/C cho biết một đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập tính BQ cho cả vòng đời dự án. *Nhược điểm: - Là số tương đối, nên có thể B/C cao nhưng tổng lợi nhuận lại nhỏ - Cũng giống như NPV tỷ số B/C chịu ảnh hưởng của lãi suất tính toán - Quan niệm giữa các khoản thu và chi của dự án không thống nhất dẫn đến kết quả tính tỷ số B/C khác nhau GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.4 Thời gian hoàn vốn(PP – Pay-back Period) 3.3.4.1. Khái niệm:Thời gian hoàn vốn là thời gian (tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư thu hồi lại khoản đầu tư ban đầu của dự án. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.4 Thời gian hoàn vốn(PP – Pay-back Period) Ý nghĩa Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào dự án. Nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Tiêu chuẩn PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Tuy nhiên thời gian hòan vốn đầu tư không quan tâm đến lợi nhuận ròng và khấu hao sau thời gian hòan vốn đầu tư GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.4 Thời gian hoàn vốn 3.3.4.2 Cách tính Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu: Trong trường hợp lãi ròng và khấu hao bằng nhau qua các năm T = Tổng số vốn đầu tư ban đầu LR và KH mỗi năm GV:Ths Ho Nhat Hung * +Công thức tính: T =Năm trước khi HV + Số tiền còn nợ trong năm LR và KH năm kế - T: thời gian hoàn vốn Nguyên tắc lựa chọn: - Nhỏ hơn thời gian hoàn vốn định mức. - Chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhỏ nhất. 3.3.4 Thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu: Trường hợp lãi ròng và khấu hao không bằng nhau GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.4.4 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: Do các nhựơc điểm của thời gian hoàn vốn không chiết khấu, thời gian hoàn vốn có chiết khấu cần được thay thế để quy đổi dòng thu nhập và đầu tư của dự án tại các thời điểm khác nhau về thời điểm gốc để dễ dàng so sánh. 3.3.4 Thời gian hoàn vốn GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.5 Phân tích điểm hoà vốn (Break Even Point-BEP) Khái niệm Các loại điểm hòa vốn GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.5.1/ Khái niệm Điểm hoà vốn là điểm tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí và vượt qua điểm đó thì có lợi nhuận GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.5.2/ Các loại điểm hòa vốn Điểm hòa vốn lý thuyết (điểm hoà vốn lời lỗ) Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim) Điểm hoàn vốn trả nợ GV:Ths Ho Nhat Hung * a/Điểm hòa vốn lý thuyết (điểm hoà vốn lời lỗ): Sản lượng tại điểm hòa vốn lý thuyết (lời lỗ) là: GV:Ths Ho Nhat Hung * a/Điểm hòa vốn lý thuyết (điểm hoà vốn lời lỗ): Trong đó: - TFC (Total Fixed Costs): Tổng định phí - P (Price): Giá bán mỗi đơn vị sản phẩm - C (Variable Costs): Chi phí mỗi đơn vị sản phẩm (Biến phí đơn vị) Doanh thu hòa vốn lý thuyết (lời lỗ): Qo.P GV:Ths Ho Nhat Hung * Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim): Sản lượng hòa vốn tiền tệ (hiện kim) GV:Ths Ho Nhat Hung * Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hoà vốn hiện kim): Trong đó: KH: Khấu hao cơ bản Doanh thu hòa vốn tiền tệ (hiện kim): Qm.P GV:Ths Ho Nhat Hung * Điểm hoàn vốn trả nợ: Sản lượng hòa vốn trả nợ GV:Ths Ho Nhat Hung * Điểm hoàn vốn trả nợ: Trong đó: N: nợ gốc vay trung hạn và dài hạn phải trả trong năm T: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng Doanh thu hòa vốn : Qp.P GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.6/ Phân tích độ nhạy của dự án (Sensitive Analysis) Phân tích độ nhạy của dự án là phân tích tính bất trắc, rủi ro của sự thay đổi một hoặc nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NPV và IRR. Thông thường phân tích được thực hiện bởi sự thay đổi của một hoặc nhiều yếu tố (giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu…) và xác định ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến NPV và IRR của dự án. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.3.6/ Phân tích độ nhạy của dự án (Sensitive Analysis) Ýù nghĩa : Phân tích độ nhạy của dự án là giúp thẩm định tính hiệu quả của phương án trong các trường hợp có sự biến động khác nhau của giá cả, doanh thu, chi phí đầu tư v. v… từ đó chủ đầu tư có thể xác định được hành lang an toàn cho sự hoạt động của dự án. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4/ Phân tích đầu tư theo các quan điểm khác nhau: Theo quan điểm ngân hàng Theo quan điểm của chủ đầu tư (theo quan điểm chủ sở hữu – Owners’ Equity) Theo quan điểm của cơ quan ngân sách nhà nước (Government Budget) Theo quan điểm của quốc gia (Economic Point of View): Theo quan điểm phân phối thu nhập (Social Distribution) GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.1/ Theo quan điểm ngân hàng (theo quan điểm tổng đầu tư – Total Investment Point of View – TIP): Theo đó các ngân hàng xem xét từng dòng tài chính chi cho dự án (kể cả trợ giá) và các lợi ích (kể cả phần trả thuế) mà dự án đem lại. Từ đó ngân hàng sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ vay của dự án. Ngoài ra chi phí cơ hội tài chính của bất kỳ tài sản nào được đưa vào dự án mới cũng đều phải tính gộp vào tổng vốn đầu tư của dự án GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.1/ Theo quan điểm ngân hàng (theo quan điểm tổng đầu tư – Total Investment Point of View – TIP): Quan điểm của ngân hàng = Quan điểm tổng mức đầu tư = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.2/ Theo quan điểm của chủ đầu tư (theo quan điểm chủ sở hữu – Owners’ Equity): Chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng vào khoản thu, và trừ tiền trả lãi và nợ gốc vào khoản chi: Quan điểm chủ đầu tư = Quan điểm ngân hàng + Vay ngân hàng – trả lãi và nợ vay gốc GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.3/ Theo quan điểm của cơ quan ngân sách nhà nước (Government Budget) Quan điểm cơ quan ngân sách = Thuế và phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp - Trợ giá và trợ cấp trực tiếp và gián tiếp GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.4/ Theo quan điểm của quốc gia (Economic Point of View) Quan điểm quốc gia = Tổng lợi ích - Chi phí (cả chi phí đầu tư và chi phí hoạt động) được tính theo giá cả kinh tế GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.4.5/ Theo quan điểm phân phối thu nhập (Social Distribution): Trong phân tích phân phối thu nhập, nhà phân tích cần tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho những nhóm đối tượng khác nhau khi họ bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án, sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của họ. GV:Ths Ho Nhat Hung * 3.5Xác định thời điểm bắt đầu đầu tư Lý do phải xác định thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc đầu tư Xác định thời điểm bắt đầu dự án Xác định thời điểm kết thúcdự án GV:Ths Ho Nhat Hung * Lý do phải xác định thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc đầu tư Cần quyết định thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc dự án: Đầu tư sớm hơn mang lại hiệu quả cao hơn đầu tư muộn hơn Đầu tư muộn hơn lại hiệu quả cao hơn đầu tư sớm hơn Kết thúc sớm hơn mang lại hiệu quả cao hơn kết thúc muộn hơn Kết thúc muộn hơn mang lại hiệu quả cao hơn kết thúc sớm hơn GV:Ths Ho Nhat Hung * Xác định thời điểm bắt đầu dự án Nguyên tắc xác định: So sánh lợi ích và chi phí của dự án. Nếu lợi ích lớn hơn chi phí nên đầu tư ngay. Nếu lợi ích nhỏ hơn chi phí nên hõan đầu tư GV:Ths Ho Nhat Hung * Bt Kt Bt Kt Bt + 1 Bt + 2 Kt+ 1 Kt+ 2 Đầu tư ? GV:Ths Ho Nhat Hung * Bt lợi ích của dự án thu được vào năm t Nếu đầu tư vào năm t thì Bt+1 lợi ích của dự án thu được vào năm t +1 Nếu đầu tư vào năm t +1 thì Bt+2 lợi ích của dự án thu được vào năm t +2 i là suất chiết khấu Kt là chi phí đầu tư vào năm t Kt + 1 là chi phí đầu tư vào năm t + 1 Kt + 2 là chi phí đầu tư vào năm t +2 GV:Ths Ho Nhat Hung * (1) Lợi ích (B) và chi phí đầu tư (k) không đổi Nếu Bt>lãi thu được ở năm t;
Tài liệu liên quan