Doanh lợi trong đầu tưchứng khoán được thểhiện qua các chỉtiêu sau:
● Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời của một khoản đầu tưlà phần chênh lệch giữa kết quảthu được sau
một khoảng thời gian đầu tưvà phần vốn gốc mà nhà đầu tưbỏra ban đầu.
Thu nhập mà nhà đầu tưnhận được trong đầu tư chứng khoán bao gồm:
(1) Cổtức (D), trái tức (C) do sởhữu cổphiếu, trái phiếu.
(2) Lãi (hoặc lỗ) vềvốn đầu tư: là mức chênh lệch giữa giá bán (Pt) và giá mua
chứng khoán (P0):
Lãi (hoặc lỗ) vềvốn đầu tư= Pt – P0
Tổng mức sinh lời = cổtức (trái tức) ± lãi (lỗ) vềvốn
(3) Ngoài các khoản thu nhập trên, khi đầu tưcổphiếu, nhà đầu tưcòn có thể
nhận được thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán cổphiếu thực tếtrên thịtrường với giá
quyền mua chứng khoán mà nhà đầu tư được hưởng.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2: Phân tích và định giá chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
2.1 Doanh lợi và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1.1 Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán
Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
● Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau
một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra ban đầu.
Thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trong đầu tư chứng khoán bao gồm:
(1) Cổ tức (D), trái tức (C) do sở hữu cổ phiếu, trái phiếu.
(2) Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư: là mức chênh lệch giữa giá bán (Pt) và giá mua
chứng khoán (P0):
Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư = Pt – P0
Tổng mức sinh lời = cổ tức (trái tức) ± lãi (lỗ) về vốn
(3) Ngoài các khoản thu nhập trên, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư còn có thể
nhận được thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu thực tế trên thị trường với giá
quyền mua chứng khoán mà nhà đầu tư được hưởng.
● Mức sinh lời tương đối
Mức sinh lời tương đối (Rt) phản ánh 1 đồng vốn đầu tư trong 1 năm mang lại bao
nhiêu thu nhập, nó là cơ sở để so sánh các khoản đầu tư khác nhau.
(Pt - P0) + D(hoặc C)
Rt = --------------------------
P0
Trên thực tế để so sánh được mức sinh lời giữa các tài sản có thời gian đáo hạn
khác nhau, người ta thường sử dụng mức sinh lời theo năm. Nếu một tài sản có mức sinh
lời trong thời gian m tháng là Rm thì mức sinh lời năm (Rn) sẽ là:
Rn = (1 + Rm) 12/m - 1
● Tổng mức sinh lời trong nhiều năm và mức sinh lời bình quân năm
Phần trên mới xác định các mức sinh lời trong 1 năm hoặc dưới 1 năm và quy đổi
thành năm. Trên thực tế, hoạt động đầu tư có thể kéo dài trong thời gian nhiều năm. Ví
dụ: đầu tư cổ phiếu dài hạn và cổ tức nhận được đem tái đầu tư và tiếp tục tạo ra mức
sinh lời.
Gọi R1, R2, R3…, Rt là mức sinh lời mỗi năm trong thời gian đầu tư là t năm.
Tổng mức sinh lời (Rtnăm) được tính như sau:
Rtnăm = (1+R1) x (1+R2) x… x (1+Rt) - 1
Mức sinh lời bình quân (Rbq) năm được tính theo một trong hai cách sau:
Mức sinh lời bình quân số học:
Rbq = (R1 + R2 + …. + Rt) / t
2
Mức sinh lời bình quân lũy kế hàng năm:
Rbq = t√(1+R1) x (1+R2) x…. (1+Rt) - 1
● Mức sinh lời danh nghĩa và thực tế
Gọi R là mức sinh lời danh nghĩa, r mức sinh lời thực tế, h là tỉ lệ lạm phát, ta có
thể thấy mối quan hệ giữa chúng như sau:
(1 + R) = (1 + r) (1 + h) → R = r + h + rh
● Mức sinh lời (doanh lợi) kì vọng
Doanh lợi kì vọng E(r) hay mức sinh lời ước tính của một tài sản có rủi ro ở tương
lai là bình quân gia quyền theo xác suất của các kết quả thu được trong tất cả các tình
huống xảy ra.
E(r) = ∑ Pi Ri i =1 → n
Trong đó: - Pi là xác suất xảy ra của các tình huống i. (Tổng Pi = 100%)
- Ri là doanh lợi kì vọng tương ứng với các tình huống i.
2.1.2 Rủi ro và đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán
2.1.2.1 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
● Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra của những
điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không
chắc chắn rủi ro có thể đo lường được.
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được định nghĩa là khả năng hay xác suất xảy ra
những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn rủi ro là khả năng làm cho mức sinh
lợi thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến (thấp hơn) ban đầu.
● Các loại rủi ro
Sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức (lãi suất) là
những yếu tố cấu thành rủi ro.
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố, các sự kiện nằm ngoài công ty,
công ty không thể kiểm soát được và nó có tác động rộng rãi đến toàn bộ thị trường, đến
tất cả các chứng khoán.
+ Rủi ro thị trường
Sự biến động giá chứng khoán do phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện
hữu hình / sự kiện thực tế (các sự kiện kinh tế chính trị xã hội…) xảy ra, hoặc các sự
kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lí, mặc dù tình hình của công ty/ tổ chức phát hành
chứng khoán vẫn không thay đổi. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện
thực tế, nhưng do tâm lí không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay phản ứng vượt
quá các sự kiện đó.
- Do sự thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
- Do kì vọng, tâm lí của nhà đầu tư thay đổi
- Do đầu cơ
+ Rủi ro lạm phát (rủi ro sức mua)
- Tăng giá hàng hóa dịch vụ
- Đồng tiền mất giá
3
- Giảm lợi nhuận thực của khoản đầu tư
+ Rủi ro lãi suất
Nguyên nhân chính là do sự lên xuống của lãi suất chuẩn (lãi suất trái phiếu chính
phủ) dẫn tới sự thay đổi mức lợi nhuận kì vọng. Nói cách khác sự thay đổi chi phí vay
vốn đối với các loại TPCP sẽ ảnh hưởng chi phí và LN của công ty phát hành cổ phiếu,
trái phiếu.
Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả
trực tiếp là sự tăng lên của lãi suất chuẩn làm giá cả của các loại chứng khoán khác giảm
xuống và ngược lại (Ảnh hưởng ngược chiều).
+ Rủi ro tỉ giá: do sự thay đổi tỉ giá hối đoái
+ Rủi ro pháp lí
- Lừa đảo
- Không/ khó chuyển nhượng
- Tranh chấp quyền lợi
Rủi ro không hệ thống
Rủi ro không hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây nên, và tác động
lên 1 ngành, một công ty hay 1 số chứng khoán nhất định.
+ Rủi ro kinh doanh: là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong
hoạt động kinh doanh dẫn đến lợi nhuận và cổ tức bị giảm sút. Nguyên nhân gây nên tình
trạng này có thể do các tác động từ bên trong và/ hoặc bên ngoài doanh nghiệp.
+ Rủi ro tài chính: liên quan đến sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp /
xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay, kéo theo nghĩa vụ trả
nợ, lãi và phải thực hiện trước khi thanh toán cổ tức cho cổ đông. Nếu việc tài trợ bằng
vốn vay không hiệu quả thì có ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu, trái tức, cổ tức và tiền
hoàn vốn cho trái chủ. Thông thường một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ
rủi ro tài chính càng cao.
+ Rủi ro thanh khoản
- Khối lượng CP ít → khó mua bán
- Khối lượng giao dịch bình quân thấp, giá giảm → khó bán
- Lưu kí chứng khoán ít → khó bán
2.1.2.2 Đo lường rủi ro
Trong tài chính, người ta thường sử dụng toán xác suất thống kê để đo lường rủi
ro trong mức sinh lời của 1 loại, hoặc 1 danh mục chứng khoán bởi các thước đo:
phương sai hoặc độ lệch chuẩn (căn bậc hai của phương sai).
Phương sai (kí hiệu Var hay σ2) được tính theo công thức sau:
σ2 = ∑ { Pi [Ri - E(r)]2 } i =1→n
Trong đó: Pi là xác suất của trạng thái i
Ri là doanh lợi kì vọng ứng với từng trạng thái i
E(r) là doanh lợi kì vọng của chứng khoán
Độ lệch chuẩn (kí hiệu SD/ σ) = √ σ2
Độ lệch chuẩn phản ánh mức biến động (dao động) hay mức rủi ro của doanh lợi
kì vọng của 1 chứng khoán, hoặc 1 danh mục chứng khoán. Độ lệch chuẩn càng cao thì
rủi ro đầu tư chứng khoán càng lớn.
2.2. Phân tích đầu tư chứng khoán
Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, cần phải xem xét việc đầu
4
tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác. Do đó cần tiến hành phân
tích chứng khoán.
- Phân tích chứng khoán bao gồm phân tích cơ bản (PTCB) và phân tích kĩ thuật
(PTKT)
- Phân tích cơ bản làm cơ sở cho việc nhận biết loại CK tốt, CK không tốt.
- Phân tích kĩ thuật để quyết định thời điểm mua bán CK.
- Phối kết hợp cả 2 loại phân tích là chìa khóa để thành công trong đầu tư CK.
- PTKT là phương pháp dựa vào diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá
khứ để dự đoán, dự báo xu thế trong tương lai.
- PTCB trả lời câu hỏi CK nào (cái gì)? PTKT trả lời câu hỏi khi nào?
- Xác định thời điểm là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở các thị trường hay biến
động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.
2.2.1. Phân tích cơ bản
2.2.1.1.Những vấn đề chung về phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản bao gồm:
● Phân tích nền kinh tế vĩ mô và TTCK
+ Các vấn đề quốc tế
- Mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm
- Chính sách bảo hộ, chính sách tự do hóa tài chính, chính sách tiền tệ (3 công cụ:
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc).
- Chính sách thương mại ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Các vấn đề quốc gia
- Môi trường chính trị xã hội.
- Môi trường pháp luật.
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỉ giá, sức chi
tiêu (sức mua),…
+ Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường: quan hệ giữa thực
trạng nền kinh tế với diễn biến chung của TTCK không phải lúc nào cũng diễn ra cùng
chiều và nếu có thì chúng có thể xảy ra theo các chiều hướng và trật tự khác nhau.
+ Diễn biến của chỉ số giá trên thị trường.
+ Diễn biến giao dịch: chênh lệch cung cầu, chênh lệch khối lượng giữa các mức
giá, tỉ lệ tham gia đặt lệnh,…
+ Hành vi của nhà đầu tư CK: có phải là nhà đầu tư theo lí trí, nhà đầu tư tích cực
hay thụ động, có phải là nhà đầu tư ngắn hạn,…
● Phân tích ngành
+ Ngành là gì?
Theo Porter, ngành là 1 nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
tương tự nhau, vì vậy cạnh tranh trực tiếp với nhau.
+ Lí do phải phân tích ngành:
+ Mục tiêu phân tích ngành:
+ Phương pháp phân tích ngành:
- Phân tích thị trường: định vị giai đoạn phát triển của ngành - mô hình vòng đời
sản phẩm.
Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành: nhà cung cấp, khách hàng hay
người tiêu dùng, hàng hóa và dịch vụ thay thế, sự đe dọa gia nhập thị trường, chính sách
đối với ngành của Chính phủ.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
● Phân tích doanh nghiệp
5
+ Mục tiêu:
- Đánh giá tổng quan về doanh nghiệp: quá trình ra đời và phát triển, ngành nghề
kinh doanh, thị trường, công nghệ, nhân lực, quản trị, điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức
và triển vọng
- Đánh giá khả năng sinh lời: ROA, ROE, P/E…
- Đánh giá tình trạng tài chính: cơ cấu vốn, tài sản, khả năng thanh toán
- Định giá chứng khoán
+ Quy trình phân tích:
- Thu thập thông tin: thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán, quản
trị (các báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ…).
- Xử lí thông tin: so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân
- Dự đoán, ra quyết định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ
+ Phương pháp phân tích:
(1) Phương pháp phân tích tỉ lệ
→Tính toán các chỉ tiêu tài chính theo tỉ lệ
→So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp:
- Giữa kì này với kì trước
- Giữa chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện
- Với chỉ tiêu trung bình ngành
Ưu điểm của phương pháp:
- Đơn giản, dễ tính
- Thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu tài chính
- Đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Nhược điểm của phương pháp:
- Số liệu không cập nhật, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán
và các nhận xét đánh giá có thể không xác đáng, trung thực.
- Chỉ tiêu trung bình ngành khó xác định
- Không thấy rõ được nguyên nhân thay đổi của các chỉ tiêu tài chính
(2) Phương pháp tách đoạn: tách 1 chỉ tiêu tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu cấu
thành bộ phận có mối quan hệ nhân quả.
Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế Doanh thu Tổng tài sản
---------------------- = ---------------------- x ----------------- x ------------------
Vốn CSH Doanh thu Tổng tài sản Vốn CSH
2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính sẽ cho thấy mối quan hệ đầy đủ ý nghĩa hơn giữa
các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính. Nếu như một con số riêng lẻ trong một báo
cáo tài chính không thực sự nói lên nhiều điều, thì một chỉ số tài chính riêng lẻ cũng có
giá trị rất thấp nếu chúng ta không xét nó trong mối tương quan với các chỉ số khác. Từ
những chỉ số được phân tích, chúng ta sẽ có những so sánh quan trọng nhằm xem xét kết
quả hoạt động của công ty trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành,
các nhà cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công
ty.
♦ Nội dung phân tích:
Trên cơ sở hệ thống số liệu đã được phản ánh ở các báo cáo tài chính liên quan, để
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường tính toán và phân tích một số
6
các chỉ tiêu sau:
● Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán
Hệ số
thanh toán chung
= Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ
(1)
Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài
sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu
hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất hết
vốn chủ sở hữu và đang đi đến bờ vực phá sản.
Hệ số thanh toán
nợ dài hạn
= Giá trị TSCĐ và ĐTDH
Tổng nợ dài hạn
(2)
Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao
nhiêu đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn
= Giá trị TSLĐ và ĐTNH
Tổng nợ ngắn hạn
(3)
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả
các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSLĐ của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán
nhanh nợ ngắn hạn
= TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
(4)
Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào
ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi
được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.
Nhìn chung các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đem lại sự an toàn về tình hình
tài chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Ngược lại các hệ số thanh toán thấp thể hiện tiềm năng thanh toán kém. Tuy nhiên, 1
doanh nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có mặt không tốt, do doanh
nghiệp tồn trữ khối lượng tiền quá lớn, một loại tài sản gần như không sinh lời.
● Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản
Hệ số
nợ
= Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
(5)
Hệ số
tự tài trợ
= Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
(6)
Nhìn chung hệ số tự tài trợ cao phản ánh doanh nghiệp rất chủ động về vốn trong
kinh doanh. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
mà có kết cấu nguồn tài trợ và cơ cấu tài sản khác nhau. Do vậy không thể dựa vào từng
chỉ tiêu mà có những đánh giá xác đáng về doanh nghiệp.
Tỉ trọng = Giá trị TSCĐ và ĐTDH (7)
7
vốn cố định Tổng tài sản
Tỉ trọng
vốn lưu định
= Giá trị TSLĐ và ĐTNH
Tổng tài sản
(8)
Các chỉ tiêu phản ánh quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (9)
- Quan hệ giữa TSCĐ và nguồn dài hạn
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu (Vcsh) + Nợ dài hạn
(Nợdh)
Nếu TSCĐ > Nguồn dài hạn chứng tỏ nguồn tài trợ không hợp lý, doanh nghiệp dễ
lâm vào tình trạng thiếu và mất khả năng thanh toán do dùng nguồn ngắn hạn tài trợ cho
tài sản dài hạn.
- VLĐ thường xuyên = Vcsh + Nợdh - Giá trị còn lại của TSCĐ (VCĐ)
- Vốn lưu động thuần = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn
(Net working capital)
● Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Vòng quay
hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân
(10)
Số ngày 1 vòng quay
hàng tồn kho
= Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân
Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày
(11)
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được bao
nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua nguyên
vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.
Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của 1
vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng, kéo
theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh
không thay đổi).
Nguyên nhân làm giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do:
- Hiệu quả quản lí yếu tố đầu vào không tốt,
- Chu kì sản xuất kéo dài,
- Thành phẩm hàng hóa không bán được,
- Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa,
- Các nguyên nhân khách quan khác.
Thận trọng khi phân tích: trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song phản ánh
xu hướng tài chính không tốt (sau khi bán, hàng khan hiếm, giá cả đầu vào tăng, không
có hàng bán…).
Vòng quay
các khoản phải thu
= Doanh thu bán chịu trong kì
Phải thu bình quân
(12)
Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân
Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày
(13)
Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ
người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của doanh
nghiệp.
Nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải
thu bình quân tăng, hay kì thu tiền bình quân ngắn hơn so với kì trước thường được coi
8
là tốt, bởi các tác động tích cực sau:
- Làm giảm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán,
- Giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp (trong điều kiện quy mô sản xuất không thay
đổi).
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ.
Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay
khoản phải thu bình quân giảm, hay kì thu tiền bình quân dài hơn so với kì trước thường
được đánh giá là không tốt. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là:
- Công tác giám sát, quản lí nợ của doanh nghiệp không tốt.
- Khách nợ cố tình chây ỳ, hoặc lâm vào tình trạng thiếu / mất khả năng thanh toán.
- Kết quả của những biện pháp nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp…
Lưu ý: cần thận trọng khi phân tích trong các trường hợp, vòng quay khoản phải
thu tăng song lại phản ánh xu hướng tài chính không tốt do các khoản phải thu giảm kéo
theo kết quả tiêu thụ giảm. Cần phân tích kĩ nguyên nhân để có cách nhìn nhận đánh giá
chính xác.
Kỳ thanh toán (phải trả)
bình quân
= Phải trả bình quân
Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày
(14)
Vòng quay
vốn lưu động
= Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
(15)
● Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập
Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu
(doanh lợi)
= Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(16)
(Net profit margin - lợi nhuận biên)
Trên thực tế, mức độ lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong một
ngành thì công ty nào quản lí và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) tốt hơn thì
sẽ có hệ số lợi nhuận / doanh thu (lợi nhuận ròng) cao hơn.
Chỉ số lợi nhuận/ tài sản
(ROA)
= Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn bình quân
(17)
Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH
(ROE)
= Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn CSH bình quân
(18)
ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác trên
thị trường. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số này cho thấy
được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ số này là thước đo chính
xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Từ đó nhà đầu tư
có cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng
ngành nghề với nhau.
Thu nhập ròng một cổ
phiếu thường (EPS)
= Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
(19)
9
Tài sản ròng một cổ
phiếu thường (NAV)
= Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
(20)
Cổ tức một cổ phiếu
thường (DPS/ DIV)
= Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại
Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
(21)
Nhìn chung các chỉ số trên (16,17,18,19,20,21) càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Song để có cái nhìn toàn diện hơn, cần so
sánh với các chỉ số của chính doanh nghiệp ở các thời kì trước và so sánh với số trung
bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện tương tự trong cùng ngành.
Hệ số chi trả cổ tức
(DPS/ EPS)
=