Chương 2. Sản xuất bền vững

Phát triển các quy trình, sản phẩm và dịch vụ ít ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn để tăng hiệu suất và giảm tác hại và rủi ro cho con người và môi trường.

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2. Sản xuất bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.themegallery.com Chương 2. SẢN XUẤT BỀN VỮNG TS. Lê Văn Khoa Email: lvkhoa2020@gmail.com Mobile: 0913662023 www.themegallery.com 2 2.1. SXBV- Các khái niệm cơ bản 2.2. Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production-CP) 2.3. EMS & ISO 14001 2.4. Thiết kế sinh thái (Eco Design), 2.5. Cộng sinh công nghiệp (Industrial Symbiosis) & Sinh thái công nghiệp (Industrial Ecology) Nội dung: www.themegallery.com 2.1. Sản xuất bền vững - Các khái niệm cơ bản www.themegallery.com Những thách thức Phát triển công nghiệp bền vững phải: Nguồn: UNIDO www.themegallery.com 5 Khái niệm Sản xuất bền vững Phát triển các quy trình, sản phẩm và dịch vụ ít ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn để tăng hiệu suất và giảm tác hại và rủi ro cho con người và môi trường. www.themegallery.com Khái niệm SXBV Định nghĩa Sản xuất bền vững: “Tạo ra sản phẩm và dịch vụ sử dụng các quá trình và hệ thống, mà : • Không ô nhiễm; • Bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; • Hiệu quả kinh tế (economically viable); • An toàn và lành mạnh cho công nhân, cộng đồng & người tiêu thụ, và • Mang lại khích lệ mang tính xã hội và tính sáng tạo cho tất cả các người làm việc.” (Nguồn: Lowell Center for Sustainable Production,1998). www.themegallery.com Sản xuất xanh Sản xuất xanh (Green Manufacturing) là nền tảng vững chắc cho cả ba cột trụ KT-XH-MT để đạt hoạt động doanh nghiệp bền vững. Để đạt tính bền vững thì cả ba cột trụ trên đều được chú ý. Nguồn: Frank Chen, 2011 www.themegallery.com 8 Định nghĩa Công nghiệp “Xanh” • Các ngành công nghiệp Xanh = là bất kỳ ngành công nghiệp nào đã cam kết giảm thiểu những tác động môi trường khác nhau từ quy trình sản xuất và sản phẩm của mình và ngành công nghiệp đó đang tích cực thực hiện cam kết đó một cách liên tục (theo định nghĩa này thì ngành công nghiệp nào cũng có thể xanh) • Các ngành công nghiệp Xanh = là những ngành công nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, như các công ty tái chế, công ty xử lý chất thải, các nhà vận chuyển chất thải, các nhà tư vấn môi trường, các công ty kỹ thuật chuyên về xử lý chất thải, kiểm sóat ô nhiễm không khí, thiết bị xử lý chất thải, các công ty sản xuất và lắp đặt các thiết bị năng lượng tái tạo, các nhà tư vấn tiết kiệm năng lượng, các phòng thí nghiệp chuyên đo lường và phân tích môi trường, thậm chí là cả các công ty chuyên sản xuất các công nghệ sạch,... Nguồn: Mori, 2008 www.themegallery.com  3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Dịch sang tiếng Việt gọi tắt là 3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế. • Reduce (Tiết giảm): Giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… Đây là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng chất thải thấp nhất. Khái niệm 3R www.themegallery.com • Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm. • Recycle (Tái chế): thu hồi lại từ rác thải, vật liệu thải các thành phần có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản. Có thể chia thành hai dạng: tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải. Khái niệm 3R www.themegallery.com • Recovery (Thu hồi): Thu hồi vật liệu hoặc năng lượng có thể thực hiện trong nhiều cách khác nhau. Phổ biến đó là thu hồi năng lượng từ việc đốt chất thải. • Có sự khác biệt giữa tái chế và thu hồi: Cả hai đều là phương pháp cơ bản để đưa vật liệu thải vào lại quá trình sản xuất và sử dụng tiếp theo, thu hồi đòi hỏi một quá trình để tách vật liệu từ chất thải, trong khi tái chế không đòi hỏi bất kỳ quá trình gì cho việc tách riêng, việc phân loại có thể được thực hiện thủ công. Khái niệm 3R + 1 www.themegallery.com 12 Nguồn: MOEJ (2008),“Discussion Paper: 3Rs”, G8 Kobe Environmental Ministers Meeting 2008, Kobe, Japan, May24-26 2008 Tài nguyên thiên nhiên Sản xuất ( chế tạo, phân phối) Tiêu thụ Xử lý ( tái sinh, đốt cháy...) Biện pháp xử lý cuối cùng ( chôn lấp) Thải rác 1:Hạn chế phát sinh rác thải (Reduce) 2: Tái sử dụng (Reuse) 3: Tái chế (Recycling) 5: Xử lý thích hợp 4:Thu hồi để đốt lấy năng lượng KHÁI NIỆM 4R (Recovery) www.themegallery.com  Ý nghĩa về kinh tế của 3R: • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; Giảm chi phí đổ thải, tiết kiệm diện tích chôn lấp; • Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. • Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các nhà máy đốt rác tạo ra. Ý nghĩa khái niệm 3R www.themegallery.com  Ý nghĩa về xã hội: • Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường; • Hoạt động tái chế chất thải tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo; • Giảm các chi phí cho xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khoẻ đối với các bệnh tật do ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ra. Ý nghĩa khái niệm 3R www.themegallery.com  Ý nghĩa về môi trường: • Khi thực hiện 3R, rác từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được lưu trữ lại đúng qui cách, làm giảm khối lượng chất thải thải phát sinh và phải chôn lấp. Kết quả là vừa tiết kiệm đất vừa giảm ô nhiễm môi trường. • Giảm thiểu mùi hôi và một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu tại các cơ sở tái chế do rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy. • Tại bãi chôn lấp, lượng chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại. Ý nghĩa khái niệm 3R www.themegallery.com 16 Trung Quốc Luật xúc tiến kinh tế tuần hoàn ( Thực thi vào tháng 1 năm 2009 ) Thúc tiến kinh tế tuần hoàn là chính sách kinh tế trọng yếu của Ủy ban nhân dân Trung Quốc. Điều luật thu hồi, xử lý, quản lý rác thải là thiết bị máy móc điện khí điện tử (công bố năm 2009, thực thi năm 2011) Tăng cường quản lý các thiết bị điện khí điện tử được thải ra. Các khu vực môi trường sinh thái Khoảng 50 thành phố tỉnh thành được chỉ định là khu vực mẫu, 20 khu vực được chọn là khu vực mẫu để thúc tiến kinh tế tuần hoàn ( Thời điểm tháng 2 năm 2011) Malaysia Luật quản lý chất thải rắn (Điều luật 672) (công bố năm 2007, thực thi năm 2011) Chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải rắn từ chính quyền địa phương sang cho chính phủ trung ương. Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 “ 2011 - 2015” Nâng tỉ lệ tái chế sử dụng rác thải gia đình từ 15% lên 25%. Philipine Luật quản lý chất thải rắn và môi trường sinh thái RA 9003 (công bố năm 2001) Khái niệm 3R được đưa vào, yêu cầu toàn bộ các chính quyền địa phương đến năm 2006 đạt tỉ lệ chuyển đổi từ chôn lấp sang các hình thức khác là 25% ( nhờ tái chế, tiêu thụ ). Ngoài ra cho đến năm 2010 phải đạt được tỉ lệ tái chế là 33% Ủy ban quản lý chất thải rắn quốc gia Cơ quan điều hành các vấn đề liên quan đến việc quản lý chất thải rắn ở mức độ quốc gia. Kế hoạch quốc gia liên quan đến các tổ chức quản lý chất thải rắn bán chính thức Thực thi kế hoạch chiến lược 3R cấp độ quốc gia. Hoạch định chính sách hành động nhằm cải thiện các tổ chức quản lý bán chính thức. CHÍNH SÁCH 3R CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á www.themegallery.com 17 Hàn Quốc Giảmlượng rác thải thực phẩm ・Tái chế Tỉ lệ tái chế tăng : 1997 = 9.8%, 2000 = 45.1%, 2007 = 92.2% Kéo dài tuổi thọ của các bãi xử lý chôn lấp rác thải:Từ 7 năm lên 11 năm Chế độ trả tiền xử lý rác thải được tính tùy theo lượng rác thải ra Trong thời gian từ năm 1994 đến năm 2007, lượng chất thải rắn thải ra tính bình quân mỗi người giảm 26%. Chính sách nhà sản xuất chịu trách nhiệm xử lý ( EPR: Extended Producer Responsibility ) Tỉ lệ tái chế các mặt hàng là đối tượng của chính sách EPR ( đồ điện gia dụng thải ra, xe hơi thải ra...) tăng. Thái Lan Chương trình thu hồi các sản phẩm đã sử dụng Bắt đầu thu hồi các loại bao bì đồ đựng, pin đã xài hết, điện thoại di động... với sự hợp tác của nhà sản xuất, các tiệm bán hàng nhỏ. Ngoài ra, với sự hợp tác của cơ quan chấn hưng thương mại Nhật Bản, chương trình thu hồi đèn huỳnh quang cũng được bắt đầu. Thúc tiến các công ty dựa vào tái chế Có trên 200 đoàn thể thự thi chính sách 3R. Có cả những đoàn thể đạt được mục tiêu giảm đến 30-50% lượng rác thải ra. Chương trình trao đổi rác thải công nghiệp Cho đến năm 2005 có 450 nhà máy tham gia. Việt Nam Luật và chính sách liên quan đến 3R Nhân việc sửa đổi luật Bảo vệ môi trường (2005), có 14 quyết định mới liên quan đến 3R và quản lý chất thải rắn được đưa ra. Kế hoạch chiến lược quốc gia 3 R Mục tiêu cho đến năm 2020: Tái chế 30% rác thải được thu hồi, Tỉ lệ phân nguồn rác thải :30% (Gia đình)、 70% (Doanh nghiệp) Đài Loan Quĩ tái chế Thu phí xử lý tái chế từ nhà sản xuất 14 loại sản phẩm có khả năng tái chế, hỗ trợ tiền cho các doanh nghiệp thu hồi và tái chế rác thải. CHÍNH SÁCH 3R CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á www.themegallery.com Xử lý bền vững • Xử lý = chuyển đổi chất thải nguy hại thành ít nguy hại hơn hoặc chuyển đổi chất thải từ dạng này sang dạng khác, nhằm tuân thủ các quy định BVMT • “Xử lý bền vững (Sustainable Treatment) là việc áp dụng một loại xử lý hoặc kết hợp các loại xử lý khác nhau, có khả năng thu hồi nguyên liệu để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong điều kiện là sử dụng hoàn toàn hoặc tái chế tất cả các dòng thải từ thiết bị xử lý". • www.themegallery.com Xử lý bền vững • VD1: Qua xử lý cơ học hoặc tái chế để chuyển chất thải thành nguyên liệu và sản xuất ra các sản phẩm khác • VD2: Qua xử lý sinh học để chuyển các thành phần hữu cơ trong chất thải thành phân compost • VD3: Qua xử lý vật lý để tách biệt các dòng thải như sử dụng bể tách dầu trọng lực (gravity oil separator) & tuyển nổi (dissolved air flotation) • VD4: Qua xử lý hóa học nhằm tách các nguyên liệu từ chất thải bởi việc lắng, ví dụ thu hồi crom từ nước thải công nghiệp thuộc da bởi việc kiểm soát pH. www.themegallery.com • Đánh giá vòng đời (LCA-Life Cycle Assessment/Analysis) là công cụ để tính toán các tác động đến môi trường, mức năng lượng tiêu thụ và lượng phát thải khí nhà kính gồm toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khi khai thác vật liệu thô, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ. • Nó còn được gọi là đánh giá "từ nôi đến mộ“ (cradle-to-grave). Khái niệm Đánh giá vòng đời (LCA) www.themegallery.com • Hầu hết các đo đạc LCA được tiến hành theo phương thức cộng "các đơn vị năng lượng tiêu thụ" khi khai thác nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối và cuối cùng là thải bỏ của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Phép tính cộng bổ sung có thể được thực hiện với các phát thải vào không khí, đất hoặc nước do việc tạo ra hoặc thải bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ gây nên. • Kết quả của đánh giá vòng đời (LCA) luôn phụ thuộc vào phương pháp tính toán, phạm vi và giả thuyết được sử dụng. Tham khảo: ISO14040 [LCA-Nguyên tắc & hướng dẫn]; ISO14041 [LCA-Phân tích thống kê vòng đời]; ISO14042 [LCA-Đánh giá tác động]; ISO14043 [LCA-Giải thích]; ISO14044 [LCA-Những yêu cầu & hướng dẫn] Khái niệm Đánh giá vòng đời (LCA) www.themegallery.com Khái niệm Đánh giá vòng đời (LCA) Khai thác nguyên liệu Sản xuất Đóng gói Thị trường Sử dụng, tái sử dụng và tái chế Thải bỏ an toàn chất thải Từ nôi đến mồ Hình: LCA truyền thống Nguồn: El-Haggar, 2007 www.themegallery.com LCA có một số nhược điểm: • Việc đánh giá yêu cầu các thông tin phải được nghiên cứu kỹ để xây dựng các số liệu tác động môi trường cơ sở, và qua đó có thể tập trung vào tài nguyên. Bên cạnh đó, các tác động môi trường của việc khai thác nguyên vật liệu và của quá trình sản xuất có thể rất khác nhau giữa các nước hoặc giữa các khu vực. Do đó, LCA không được so sánh với đánh giá do các bên khác nhau tiến hành • Một nhược điểm nữa là việc đánh giá chủ quan này cần được thực hiện dựa trên lượng tương đối các dữ liệu về phát thải. Do vậy, một cơ sở dữ liệu về thông tin LCA cơ bản cần được xây dựng để hỗ trợ cho chính phủ và công nghiệp thực hiện LCA một cách có hiệu quả. Khái niệm Đánh giá vòng đời (LCA) www.themegallery.com Sử dụng tiếp cận LCA, một tổ chức có thể: • Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất; • Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống; • So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế; • Sản phẩm, công nghệ hay thực hành; • Giảm phát thải khí nhà kính; • Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt mức giảm phát thải và yêu cầu sử dụng tài nguyên lớn nhất; • Đánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô nhiễm và chi phí quản lý chất thải, và hướng dẫn việc phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường thấp hơn và có lợi ích chi phí; và • Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng. Khái niệm Đánh giá vòng đời (LCA) www.themegallery.com LCA cho 1 SP thực tế • Bảng này trình bày cách phân chia mức năng lượng tiêu thụ và lượng phát thải khí nhà kính [%] giữa các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của thiết bị di động Nokia. • Tổng mức năng lượng tiêu thụ để tạo, sử dụng và tái chế một thiết bị di động Nokia điển hình là 270 MJ và lượng phát thải là 17,5 kg C02e. Con số này bằng với việc lái một chiếc xe hybrid đi quãng đường 170 km. • [Nguồn: ] Giai đoạn Sử dụng năng lượng Phát thải khí nhà kính Nguyên liệu thô & sản xuất bộ phận 49 56 Nhà máy Nokia 3 2 Vận chuyển 18 19 Sử dụng sản phẩm 30 22 Tái chế 1 1 www.themegallery.com Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR (Extended Producer Responsibility) • Theo Lindhqvist (2000) EPR được định nghĩa là chiến lược bảo vệ môi trường yêu cầu các nhà sản xuất có trách nhiệm trong suốt vòng đời của sản phẩm do họ sản xuất ra: thu hồi, tái chế và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng. • Theo Riddick (2003) EPR được định nghĩa như một trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm của họ vào giai đoạn sau sử dụng trong vòng đời của sản phẩm đó. www.themegallery.com EPR • EPR sử dụng các đòn bẩy tài chính khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế các sản phẩm thân thiện môi trường, buộc họ có trách nhiệm cho chi phí quản lý các sản phẩm của họ đến cuối vòng đời của chúng. • EPR giúp chính quyền địa phương giảm chi phí quản lý một số các sản phẩm ưu tiên nhất định qua việc bắt buộc các nhà sản xuất phải nội hóa chi phí tái chế trong giá sản phẩm. • EPR thúc đẩy các nhà sản xuất, (thường là chủ hãng nổi tiếng) có sự kiểm soát lớn nhất cho việc thiết kế và tiếp thị sản phẩm và do vậy có năng lực và trách nhiệm lớn nhất để giảm độc chất và chất thải. www.themegallery.com EPR • EPR được thực hiện trong hình thức chương trình tái sử dụng, mua lại (buy-back), tái chế hoặc tạo năng lượng từ chất thải. Nhà sản xuất cũng có thể chỉ định trách nhiệm này đến một tổ chức thứ ba, gọi là cơ quan chịu trách nhiệm cho nhà sản xuất (producer responsibility organization – PRO), được trả tiền để quản lý sản phẩm đã qua sử dụng. • Như vậy EPR sẽ chuyển trách nhiệm quản lý chất thải từ chính phủ cho công nghiệp tư nhân, buộc nhà sản xuất, nhập khẩu và/hoặc nhà phân phối nội hóa chi phí quản lý chất thải trong giá sản phẩm và đảm bảo quản lý an toàn và bền vững các sản phẩm đã qua sử dụng của họ. www.themegallery.com EPR & LCA Nguồn: Nguyễn Như Dũng, 2011 www.themegallery.com www.themegallery.com EPR tại Việt Nam • Năm 2010, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý một số sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. • Theo đó, Dự thảo Quyết định gồm 4 chương, 16 điều và 4 phụ lục kèm theo. Nội dung tập trung vào 2 nhóm sản phẩm phải thu hồi, xử lý: Pin, ắc quy và thiết bị điện, điện tử (gồm: Bóng đèn compact và huỳnh quang; máy vi tính; máy in, fax, scaner; máy photocopy; máy điện thoại di động; ti vi, đầu đĩa DVD, VCD, CD và các loại đầu đọc đĩa khác). www.themegallery.com EPR tại Việt Nam • Dự thảo cũng quy định cụ thể về tỷ lệ thu hồi, xử lý và lộ trình thực hiện. Theo đó, từ ngày 01/01/2015, tỷ lệ thu hồi, xử lý đối với các loại pin là 10%, ắc quy là 15%. Trong nhóm thiết bị điện và điện tử thì máy vi tính, máy in, fax, scaner có tỷ lệ thu hồi, xử lý là 15% và các loại sản phẩm còn lại là 10%. • Theo dự thảo, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phải chịu chi phí đối với lượng sản phẩm thải bỏ không thu hồi, xử lý đạt tỷ lệ quy định. Chi phí thu hồi, xử lý do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác định trên cơ sở chi phí thực tế đủ để thu hồi, xử lý đối với từng loại sản phẩm cụ thể. www.themegallery.com Zero pollution & luật 7R • Xã hội ngày càng thịnh vượng càng phát sinh nhiều chất thải: lượng chất thải đô thị 2004 = 1,82 tỷ tấn -> 2008: 2,5 tỷ tấn ( Research & Markets, 2004). ⇒Nguồn nguyên liệu? Chi phí đầu tư và vận hành (chôn lấp, đốt, xử lý) + địa điểm thải bỏ + tác động môi trường ? • Zero pollution/ Zero emission = ô nhiễm sinh ra từ bất kỳ hoạt động nhân tạo nào phải nằm trong giới hạn cho phép của quốc gia và quốc tế và hướng đến giảm đến zero => xã hội tuần hoàn vật chất. www.themegallery.com Zero pollution & luật 7R Xử lý chất thải Xử lý chất thải Xử lý chất thải Tiêu thụ Công nghiệp A Công nghiệp B Hệ thống hiện nay cho dòng chất thải Tiếp cận cuối nguồn/ End of pipe Hệ thống tái chế Hệ thống phát thải bằng không Tiêu thụ Công nghiệp A Công nghiệp B Xã hội thân thiện môi trường & công nghiệp môi trường mới Phát thải bằng không/ Zero emissions KHÁI NiỆM PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG Nguồn: Fujimura, 2001 www.themegallery.com Zero pollution & luật 7R • Luật 7R = _1st?_ + Reduce + Reuse + Recycle + Recovery + _6th ?_ + _7th ?_ • 6th = Rethinking: mọi người cần nghĩ đến chất thải (định tình & định lượng) trước khi xử lý hay thải bỏ • 7th = Renovation: phát triển các công nghệ tiên tiến, đổi mới để giải quyết vấn đề • 1st = Regulation -> nếu không có quy định thì không thể đạt bất kỳ R nào! • Luật 7R = Regulation + Reduce + Reuse + Recycle + Recovery + Rethinking + Renovation www.themegallery.com Khái niệm “từ nôi đến nôi” Khai thác nguyên liệu thô Sản xuất Đóng gói Vận chuyển & Thị trường Sử dụng sản phẩm Tái sử dụng hoặc tái chế Từ nôi đến nôi Hình: LCA mới dựa trên khái niệm từ nôi đến nôi Nguồn: El-Haggar, 2007 Tái chế tại chỗ Tái chế nơi khác www.themegallery.com • LCA truyền thống -> “từ nôi đến mộ”: Bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp xử lý cuối nguồn, đốt, và/hoặc chôn lấp nhưng sẽ cạn dần tài nguyên thiên nhiên. • LCA mới -> “từ nôi đến nôi” : vật liệu có thể được tái sử dụng, được tái chế, không có chất thải tạo ra (zero waste), không có tác động môi trường (zero pollution) trong chu trình kín của vòng đời sản phẩm. • Khái niệm “từ nôi đến nôi” đòi hỏi tiếp cận mới trong thiết kế sản phẩm (eco-design), tái chế đạt hiệu quả sinh thái (eco-effective recycling), và “cộng sinh công nghiệp” (industrial symbiosis)/ sinh thái công nghiệp (industrial ecology). Khái niệm “từ nôi đến nôi” www.themegallery.com PTBV & CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG Tuân thủ - Tự nguyện Đánh giá Sinh thái CN Kiểm toán CP Sản xuất sạch hơn (CP) Kiểm toán EMS Hệ thống quản lý môi trường (EMS) Kiểm toán môi trường (EA) Đánh giá tác động môi trường (EIA) Cưỡng chế Quy định- Xử lý c
Tài liệu liên quan