Đại dươnglà một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơbản của thủy quyển.
Khoảng 71% diện tích bềmặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ,
một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủchốt và một sốcác biển
nhỏ. Trên một nửa diện tích khu vực này có độsâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độmặn trung bình của
đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần nhưmọi loại nước biển có độmặn dao động
trong khoảng từ30 (ởvùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới). Nhiệt độnước bềmặt ở
ngoài khơi là 29°C (84°F) ởvùng ven xích đạo xuống đến 0°C (32°F) ởcác vùng địa cực.Một khối
nước liên tục bao quanh Trái Đất, Đại dương thếgiới (toàn cầu) được chia thành một sốcác khu vực
cơbản. Sựphân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Ấn ĐộDương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp
nhất trong ba đại dương đầu tiên.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2: Tài nguyên biển và đại dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Chương 2: TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
1. Đại dương thế giới và các biển.
Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển.
Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ,
một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển
nhỏ. Trên một nửa diện tích khu vực này có độ sâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độ mặn trung bình của
đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần như mọi loại nước biển có độ mặn dao động
trong khoảng từ 30 (ở vùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới). Nhiệt độ nước bề mặt ở
ngoài khơi là 29°C (84°F) ở vùng ven xích đạo xuống đến 0°C (32°F) ở các vùng địa cực.Một khối
nước liên tục bao quanh Trái Đất, Đại dương thế giới (toàn cầu) được chia thành một số các khu vực
cơ bản. Sự phân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp
nhất trong ba đại dương đầu tiên.
Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác.
Cũng tồn tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đại dương thế giới, như
biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) - mặc dù chúng có thể coi như là các 'biển', nhưng thực ra
chúng là các hồ nước mặn. Có 5 đại dương trên thế giới, trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu
nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương
còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.
Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều, gây ra bởi lực hấp dẫn của
Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và hải lưu do tác dụng của gió. Các dòng bù trừ phát
sinh do sự thiếu hụt của nước. Chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối đổ
vào, do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn. Nước ở dưới sâu chảy từ Địa Trung Hải ra Đại Tây
Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để
bù vào chỗ thiếu hụt đó.
Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển. Sự
bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt
độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Sự sống trong
lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của động, thực
vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự
phân bố chính của quần xã sinh vật biển. Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp
giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy
triều. Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng)
như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng v.v.
Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che phủ. Lớp vỏ đại dương
dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng
đã đông cứng. Lớp bazan này che phủ lớp peridotit thuộc mặt ngoài của lớp phủ Trái Đất tại những
nơi không có châu lục nào. Xét theo quan điểm này thì ngày nay có 3 “đại dương”: Đại dương thế
giới, biển Caspi và biển Đen, trong đó 2 “đại dương” sau được hình thành do va chạm của mảng
Cimmeria với Laurasia. Địa Trung Hải có thể coi là một “đại dương” gần như riêng biệt, nối thông với
Đại dương thế giới qua eo biển Gibraltar và trên thực tế đã vài lần trong vài triệu năm trước chuyển
động của châu Phi đã đóng kín eo biển này hoàn toàn. Biển Đen thông với Địa Trung Hải qua
Bosporus, nhưng là do tác động của một kênh tự nhiên cắt qua lớp đá lục địa vào khoảng 7.000 năm
trước, chứ không phải một mảng của đáy biển như eo biển Gibraltar.
Diện tích của Đại dương thế giới là khoảng 361 triệu kilômét vuông (139 triệu dặm vuông),
dung tích của nó khoảng 1,3 tỷ kilômét khối (310 triệu dặm khối), và độ sâu trung bình khoảng 3.790
mét (12.430 ft).Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m (9.800 ft).
74
Hình 2.1: Thái Bình Dương
Hình 2.2. Ấn Độ Dương
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ 1/3 bề mặt Trái Đất, với diện tích
179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering
trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực (mặc dù đôi khi khu vực ven châu Nam Cực được
gọi là Nam Đại Dương). Thái Bình Dương có chiều rộng đông-tây lớn nhất tại vĩ tuyến 5° bắc, nơi nó
trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Ranh giới phía tây của biển này
thường được đặt tại eo biển Malacca. Điểm thấp nhất trái đất tại vực Mariana nằm ở dộ sâu 11.022 m
dưới mặt nước. Đáy biển ở lòng chảo trung tâm Thái Bình Dương tương đối đồng đều, các khu vực
sâu thẳm với độ sâu trung bình khoảng 4270 m. Dọc theo lề Thái Bình Dương có nhiều biển nhỏ, biển
lớn nhất là biển Celebes, biển Coral, biển Đông Trung Hoa (East China Sea), biển Nhật Bản, biển
Đông (South China Sea), biển Sulu, biển Tasman và Hoàng Hải. Eo biển Malacca nối Thái Bình
Dương với Ấn Độ Dương về hướng tây, và eo biển Magellan nối Thái Bình Dương với Đại Tây
Dương về hướng đông. Thái Bình Dương có khoảng 25.000 đảo (nhiều hơn số đảo của các biển khác
hợp lại), phần lớn nằm phía nam của đường xích đạo.
Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km2. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi
bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương, về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương
ở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và
Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi
ngang qua đảo Tasmania. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho
Nam Đại Dương.
Hình 2.3: Đại Tây Dương Hình 2.4: Nam Đại Dương
75
Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh, được
bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông. Đại Tây Dương được nối liền
với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây
dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được
ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một
đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam
của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc
xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng
xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Nam Đại Dương là một vùng nước bao quanh một châu lục là châu Nam Cực. Nó là đại
dương lớn thứ tư và được xác định muộn nhất, chỉ được chấp thuận bằng quyết định của Tổ chức thủy
văn quốc tế (IHO) năm 2000, mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng rất lâu và mang tính truyền thống
trong các nhà hàng hải. Sự thay đổi này phản ánh những phát kiến gần đây trong lĩnh vực hải dương
học về tầm quan trọng của các dòng hải lưu. Trước đây thì Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương được coi là mở rộng tới tận châu Nam Cực, định nghĩa này hiện nay vẫn còn được một số
tổ chức địa lý sử dụng, trong đó có cả Hiệp hội Địa lý Quốc gia (NGS) của Mỹ. Nam Đại Dương là
một đại dương khá sâu với độ sâu từ 4.000 đến 5.000 mét tại phần lớn các khu vực của nó, với một
diện tích hữu hạn các vùng nước nông. Thềm lục địa Nam Cực nói chung là hẹp và sâu bất thường, các
gờ của nó nằm ở độ sâu từ 400 đến 800 m (trung bình toàn cầu chỉ khoảng 133 m). Các vùng đóng
băng của Nam Cực dao động từ ít nhất là 2,6 triệu km² vào tháng 3 tới khoảng 18,8 triệu km² vào
tháng 9, gấp khoảng 7 lần khi nhỏ nhất. Dòng hải lưu quanh châu Nam Cực (dài 21.000 km) chuyển
động liên tục về hướng đông; nó là dòng hải lưu lớn nhất thế giới, đem theo 130 triệu m³ nước trên
giây - 100 lần lớn hơn lưu lượng của tất cả các dòng sông trên thế giới.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
− Có thể có các mỏ dầu mỏ và hơi đốt lớn và khổng lồ nằm trên rìa lục địa.
− Trầm tích mangan
− Có thể có các lớp sa khoáng
− Cát và sỏi
− Nước ngọt trong dạng các núi băng
− Các động vật như mực ống, cá voi, hải cẩu, nhuyễn thể và nhiều loài cá.
Các nguy hiểm tự nhiên: Các núi băng khổng lồ cao tới vài trăm mét; các phần tách ra của các
núi băng hay các đồi băng; các lớp băng trên mặt biển (nói chung dày 0,5 tới 1 m), đôi khi có các biến
động ngắn hạn và với sự dao động mạnh trong năm hay giữa các năm; thềm lục địa sâu được bao phủ
bởi các trầm tích từ thời kỳ băng hà dao động mạnh trên một khoảng cách nhỏ; gió to và sóng lớn
trong nhiều thời gian của năm; việc vận tải gặp khó khăn do bị băng che phủ, đặc biệt từ tháng 5 đến
tháng 10; phần lớn các khu vực là thiếu các nguồn tìm kiếm và cứu hộ.
Các hiệp ước quốc tế: Nam Đại Dương là chủ thể của mọi hiệp ước quốc tế liên quan tới các
đại dương trên thế giới. Ngoài ra, nó còn là chủ thể của các thỏa ước liên quan tới khu vực như: Ủy
ban nghề săn cá voi quốc tế (cấm săn bắt cá voi cho mục đích thương mại ở phía nam của vĩ tuyến 40°
nam (ở phía nam của vĩ tuyến 60° nam trong khu vực nằm giữa 50° tới 130° tây); Hiệp ước về bảo tồn
hải cẩu Nam Cực (giới hạn việc săn bắt); Hiệp ước về bảo tồn các nguồn sinh vật biển Nam Cực (điều
tiết việc đánh cá)...
Tổng quan về kinh tế: Nghề đánh bắt hải sản trong vụ 1998-1999 (1 tháng 7 tới 30 tháng 6)
đánh bắt 119.898 tấn, trong đó 85% là các loài nhuyễn thể và 14% là cá vược Patagoni. Các hiệp ước
quốc tế đã được thông qua cuối năm 1999 để làm giảm việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không
thông báo và không điều tiết. Trong mùa hè 1998-1999 đã có 10.013 du khách tới châu Nam Cực,
phần lớn trong số họ là đi theo đường biển để tới thăm Nam Đại Dương và châu Nam Cực, so với chỉ
có 9.604 trong mùa trước. Gần 16.000 du khách đã tới trong mùa 1999-2000.
76
Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất
trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực
Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm. Có diện
tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038
mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga,
Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na uy, Đan Mạch
(vùng Greenland).
Khoảng 81% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao
phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng
của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình
thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m [1.000
ft] dưới mực nước biển. Hầu như tất cả người dân
Greenland đều sống dọc theo các vịnh hẹp (fjords) ở
phía tây nam đảo chính, nơi có khí hậu ôn hoà hơn.
Hình 2.5: Bắc Băng Dương
2. Sự phân chia các vùng trong biển và đại dương
Đại dương có dạng một khối nước lớn liên tục, bao quanh các lục địa và được chia làm 4 khu
vực: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn độ Dương, Bắc Băng Dương. Trong đó Thái Bình Dương
là lớn nhất, nằm giữa 3 lục địa á-Mỹ-úc, có diện tích là 179,7 triệu km2 (chiếm 50% diện tích đại
dương).
Mặt khác, sự phân chia diện tích các đại dương không đồng đều giữa 2 bán cầu:
+ Bắc bán cầu: Đại dương chiếm 60,7% diện tích
+ Nam bán cầu: ..........................80,9%
Bảng 2.1: Diện tích, thể tích và độ sâu của các đại dương thế giới
Đại dương Diện tích
(triệu km2)
% so với
Hải
dương
Thể tích
(ngàn
km3)
Độ sâu trung
bình (m)
Độ sâu cực đại
m Nơi đo
Đại dương TG 361,059 100 1.370.323 3.795 11.034
1. Thái Bình Dương 179,679 50 723.699 4.208 11.034 Mariana
2. Đại Tây Dương 93,363 25 337.699 3.926 8.385 Puecto
3. Ấn Độ Dương 74,917 21 291.945 3.897 8.047 Ricụ
4. Bắc Băng Dương 13,100 4 16.980 1.205 5.449
Biển là những phần Đại dương tiếp giáp với lục địa (biển Nam Hải, Viễn đông,...) hoặc nằm lọt
vào lục địa (biển Hoàng Hải, Baltic, Hắc Hải,...). Vì thế mà mức độ phụ thuộc của các đặc điểm thuỷ
lý, thuỷ hoá... của biển vào đại dương hay vào lục địa là rất khác nhau. Nền vỏ bao quanh khối nước
hải dương từ trên xuống dưới có thể phân chia thành các vùng sau (Hình 2.6):
1. Vùng thềm lục địa: tương đối bằng phẳng, độ sâu khoảng 200-700m, chiếm khoảng 7,6% diện tích
hải dương. Theo chiều thẳng đứng vùng này được chia thành 2 vùng sau:
− Vùng triều: là vùng bờ đại dương, giới hạn trong biên độ giao động của thuỷ triều, tuỳ theo đặc
tính của thuỷ triều từng nơi mà vùng này có thể kéo dài từ 17m tới vài m, có khi chỉ vài cm. Vùng bờ
phía trên mức thuỷ triều cao nhất được gọi là "Vùng trên triều".
− Vùng dưới triều: là vùng đáy sâu khoảng 200 - 500m. Đây là vùng phát triển phong phú của khu
hệ thuỷ sinh vật đại dương, là vùng khai thác rất quan trọng.
2. Vùng sườn dốc lục địa: ở độ sâu 500-3000m, độ dốc 4-140. Theo chiều thẳng đứng, vùng này được
gọi là vùng đáy dốc.
3. Nền hải dương: là vùng nền đáy sâu từ 3000m trở xuống. Theo chiều thẳng đứng, vùng này được
chia thành 2 vùng sau:
77
− Vùng đáy sâu (3-6000m): đây là một vùng rộng lớn chiếm 4/5 diện tích đại dương.
− Vùng đáy cực sâu (>6000m): diện tích chỉ chiếm khoảng 1% của đại dương, có các khe rất sâu,
như hố Maria ở TBD sâu 11,034km.
Hình 2.6: Sự phân vùng thuỷ vực của đại dương
Còn theo chiều ngang, người ta chia đại dương thành hai vùng lớn, đó là vùng ven bờ và vùng
khơi. Vùng ven bờ là vùng nước tương ứng với vùng dưới triều, từ bờ tới độ sâu 500m, còn tiếp đó
ngoài độ sâu 500m là vùng khơi.
Tuy nhiên không phải tất cả các tác giả đều phân chia theo kiểu trên. Nhưng hầu hết họ đều căn
cứ vào độ chiếu sáng của tầng nước, sự phân bố của các loài, các đặc điểm riêng biệt của các nhân tố
vô sinh,... và mục đích nghiên cứu cụ thể của họ. Không chỉ các vùng ở đại dương, mà cả các vùng
trong các thuỷ vực nội địa, sự phân chia các vùng thuỷ vực đều tương ứng với qui luật phân bố của
thuỷ sinh vật theo chiều ngang, chiều thẳng đứng, trong tầng nước, trên nền đáy...Vì thế mà, mỗi nhóm
thuỷ sinh sống trong mỗi vùng thường mang tên gọi vùng nơi chúng phân bố.
2.1. Biển.
Biển: Là các phần riêng biệt của Đại dương ăn sâu vào đất liền ở các mức độ khác nhau.
Những biển lớn trên TG có diện tích lớn hơn 2 triệu km2, theo thứ tự là biển Đông (3,687 triệu
km2), biển Caribê (2,755 triệu km2), Địa Trung Hải và Bering
Biển được phân chia thành các nhóm dựa vào: Nông - Sâu; Chế độ thuỷ văn; độ muối...
Các loại biển: Dựa vào sự tương tác với lục địa, chia thành 4 loại biển sau:
− Biển ven lục địa: - thường phân cách với ĐD bằng các dãy đảo/ bán đảo
- ít bị chia cắt, chế độ thuỷ văn gần giống với phần ĐD
- Ví dụ: Bering, Nhật Bản, Đông
− Biển giữa các lục địa: - ăn sâu vào đất liền và thông với ĐD bằng các eo biển
- Biển thường bị chia cắt nhiều, có nhiều đảo, độ sâu lớn
- Thường tập trung ở những đới hoạt động kiến tạo
- Địa Trung Hải, Hồng hải, Vịnh Mexico
− Biển bên trong lục địa: - Có đường bờ thuộc cùng một lục địa
- Là biển nông, nằm gọn trong những vùng thềm lục địa
- Điều kiện tự nhiên gắn chặt với đk TN của đất liền
- Ví dụ: Ban tích, Hắc hải, Bạch hải
− Biển giữa các đảo: - Biển này được bao quanh bởi chuỗi đảo/ vòng cung đảo
- Biển Celebes, Banda, Sulu... (TBD)
78
Thái Bình Dương Đại Tây Dương Ân Độ Dương Bắc Băng Dương
Số biển 17 11 3 11
Số vịnh 2 4 2 1
2.2. Vịnh và vụng, phá
Vịnh: là phần Đại dương/ Biển ăn sâu rõ rệt vào đất liền tạo nên vùng lõm sâu hơn là sự ốn cong của
bờ biển. ĐK: S (Vịnh) >= 1/2 S đường tròn (có đường kính là đường kẻ ngang cửa)
Hình dạng: - Tròn: Vịnh Bắc bộ, Vịnh Thái Lan, Vịnh Ghinê, Vịnh Hạlong (3000km2)
- Phễu: Vịnh Dvina
- Kéo dài: Vịnh California, Vịnh Fundy
- Nhánh: Sydney
Vụng: là Vịnh có kích thước không lớn, được bảo vệ chống sóng và gió bởi các mỏm nhô ra biển. Ví
dụ: Vụng Ghêlengic, vụng Vladivôstôk, vụng Nha Phu.
Vũng: là loại vịnh cạn, ăn lõm sâu vào đất liền, có các doi đất và cồn cát, chúng thường là thung lũng
của các đoạn cửa sông hay vùng hạ lưu bị ngập đầy nước biển.
Phá: là dạng địa hình kéo dài dọc theo bờ, là loại vịnh hoặc vụng nông chứa đầy nước mặn hoặc lợ,
nối với biển bằng 1 eo không lớn, hoặc bị ngăn cách với biển bằng doi cát. Nước đổ vào phá thường là
những con sông không lớn, bờ phá có thể kéo rất dài
II. CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Tài nguyên biển là một bộ phận của TN nước, hình thành và phân bố trong khối nước biển,
trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển. Tài nguyên biển được chia thành 2 nhóm lớn:
TN sinh vật và TN phi sinh vật, trong loại tài nguyên phi sinh vật lại có 3 nhóm nhỏ:
• Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí, Sa khoáng, Kết hạch Fe - Mn, Vật liệu xây dựng, Photphorit,
Bùn khoáng, Nước biển - hoá phẩm tổng hợp
• Tài nguyên năng lượng: Sóng; Thuỷ triều; Dòng chảy; Các dạng NL khác
• Các dạng tài nguyên khác: Du lịch biển; Hàng hải; Vị thế - 1 dạng tiềm năng phát triển.
1. Tài nguyên sinh vật
a. Nguồn lợi sinh học biển
Sinh vật sống trong biển vô cùng phong phú và đa dạng bởi nước có nhiều đặc tính tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật. Chúng phân bố từ phía trên mặt nước, tới các tầng
nước có cường độ ánh sáng khác nhau và cho tới cả những nơi tối tăm, thậm chí ở các vực sâu, các
hẻm vực đại dương sâu hàng chục km.
Đến năm 1990, người ta đã thống kê được 200.000 loài sinh vật biển, chủ yếu là ĐV đáy, trên
thực tế số loài sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì biển là nơi mà còn nhiều điều bí mật nhất mà con người chưa
thể khám phá. Trong biển và đại dương có tới 20 HST thường gặp với qui mô lớn nhỏ khác nhau:
RNM, RSH, bãi cỏ biển, đầm phá, vũng vinh, bãi triều lầy, bờ đá, doi cát chắn, thềm lục địa, đảo, rìa
biển,...
Hệ sinh thỏi rạn san hụ có tính ĐDSH cao nhất Mặc dù chỉ chiếm 0,25% diện tích đáy Đại
dương, nhưng nó cung cấp tới 93.000 loài sinh vật biển, là chỗ dựa cho khoảng 500 triệu người trên
toàn cầu (sử dụng hàng hoá và dịch vụ) tuơng đương với khoảng 375 tỷ USD.
Biển Việt Nam được xem là 1 trung tâm đa dạng sinh học của TG, tổng số trên 11.000 loài đã
được phát hiện, gồm 6000 loài ĐV đáy (350 loài san hô), 2038 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài
ĐV phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển, 43 loài chim biển, 15 loài rắn, 12 loài thú và 4
loài rùa biển. Ước tính có khoảng 200 tỷ tấn sinh vật sống trong biển và ĐD, đây là nguồn tài nguyên
tái tạo rất lớn, là nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng, chỉ riêng động vật biển có 32,5 tỷ tấn so với 10
tỷ tấn động vật lục địa. Mỗi năm sinh vật biển có thể sản sinh ra 135 tỷ tấn hữu cơ, trong đó là 3 tỷ tấn
79
hải sản (gấp 30 lần tổng lượng KT/năm), năng lực cung cấp thức ăn hàng năm của biển gấp 1000 lần
sản phẩm NN toàn cầu nếu chỗ nào cũng canh tác. ở biển có tới hơn 500 loài tạo ra các chất hoá học
dùng để điều trị bệnh ung thư. Hiện nay số loài đựơc sử dụng điều trị bệnh và bồi bổ sức khoẻ được rất
nhiều người dân nhiều quốc gia ưa dùng.
b. Khai thác thuỷ sản
- Biển bao phủ 71% bề mặt Trái đất với diện tích 361 triệu km2, là nơi sinh sống của khoảng 2
vạn loài thực vật, hơn 400 loài cá có giá trị kinh tế cao, trên 70 loài tảo biển cùng vô số các loài khác...
Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng khai thác hàng năm đạt tối đa
600 triệu tấn. Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của thế giới.
- Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt từ hồ ao, sông ngòi, biển và đại dương các loài thuỷ
sản khác nhau trong đó cá chiếm đến 85- 90% sản lượng. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được chủ yếu là
từ biển và đại dương.
Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thuỷ sản, trong
đó 21 q