Chương 2: Thẩm định dự án đầu tư

Khái niệm: Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét – đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện trên các nội dung cơ bản liên quan trực tiếp đến thực hiện dự án, đến tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. * Mục đích: đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của DAĐT.

ppt138 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2: Thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Bộ môn Ngân hàng Thương mại - Khoa Ngân hàng Học viện Ngân hàng Chương 2: Thẩm định dự án đầu tư 1. Tổng quan về thẩm định DAĐT 2. Nội dung thẩm định DAĐT 3. Tài liệu minh họa Tổng quan về thẩm định DAĐT 1. Khái niệm: Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét – đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện trên các nội dung cơ bản liên quan trực tiếp đến thực hiện dự án, đến tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. * Mục đích: đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của DAĐT. + Với chủ đầu tư: - Xác định được tính khả thi về mặt tài chính - Có căn cứ chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót trong quá trình soạn thảo DA - Chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả. Vai trò của thẩm định DAĐT + Với cơ quan quản lý nhà nước: - Đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung - Đánh giá chính xác và có cơ sở về các ưu nhược điểm của dự án  có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu - Có cơ sở để áp dụng các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ hoặc chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Vai trò của thẩm định DAĐT Vai trò của thẩm định DAĐT + Với Ngân hàng (đơn vị tài trợ): - Đưa ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả của dự án  ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay - Là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay và tiến độ giải ngân, thu nợ hợp lý - Tham gia góp ý cho chủ đầu tư góp phần nâng cao tính khả thi của dự án * Phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu * Phương pháp thẩm định theo trình tự * Phương pháp thẩm định dựa trên độ nhạy cảm * Phương pháp triệt tiêu rủi ro Phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định * Phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu - Khái niệm: so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án với các chỉ tiêu của các dự án đã và đang thực hiện, các quy định của nhà nước - Các chỉ tiêu: quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, công nghệ, thiết bị, tiêu chuẩn với sản phẩm của dự án, định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công… - Lưu ý: Tránh sự so sánh máy móc, cứng nhắc. Phương pháp thẩm định * Phương pháp thẩm định theo trình tự - Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét khái quát các nội dung cơ bản thể hiện đầy đủ tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án. - Thẩm định chi tiết: Là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án Phương pháp thẩm định * Phương pháp thẩm định dựa trên độ nhạy cảm - Cơ sở: dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai, khảo sát tác động của yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả vốn của dự án. - Mục đích: kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án Phương pháp thẩm định * Phương pháp triệt tiêu rủi ro - Cơ sở: dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp hạn chế thấp nhất hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án - Các loại rủi ro thường gặp ??? RỦI RO DỰ ÁN 1. Rủi ro xây dựng - Chậm tiến độ - Không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật - Vượt dự toán 2. Rủi ro hoạt động - Rủi ro quản lý dự án - Rủi ro bán sản phẩm/dịch vụ - Rủi ro mua nguyên vật liệu 3. Các rủi ro quan trọng khác (xuất hiện trong cả quá trình xây dựng lẫn vận hành dự án) - Rủi ro tài chính - Rủi ro thay đổi chính sách nhà nước - Rủi ro bất khả kháng (động đất, hỏa hoạn, khủng bố) Các biện pháp chuyển giao/chia sẻ rủi ro 1. Rủi ro xây dựng: - Ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng, trong đó nhà thầu xây dựng đưa ra bảo lãnh về tiến độ xây dựng và quy chuẩn kỹ thuật (tức là đền bù nếu vi phạm). 2. Rủi ro hoạt động: - Ký hợp đồng bao tiêu - Ký hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, có thể bao gồm hợp đồng bảo hiểm rủi ro biến động giá nguyên liệu. - Mua bảo hiểm rủi ro biến động giá sản phẩm bán ra và/hay giá nguyên liệu. - Ký hợp đồng với công ty quản lý và vận hành dự án, trong đó bao gồm điều khoản đảm bảo về chất lượng quản lý, bảo trì với các hình thức thưởng/phạt. Các biện pháp chuyển giao/chia sẻ rủi ro 3. Rủi ro quan trọng khác - Kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên tài trợ - Kiểm tra bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh. Tổng quan về thẩm định DAĐT 4.Thông tin trong công tác thẩm định - Thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định dự án: thông tin chính xác, cụ thể  kết luận thẩm định đáng tin cậy. - Yêu cầu đối với thông tin thẩm định: + Thông tin phải chính xác + Thông tin phải đầy đủ + Thông tin phải kịp thời + Thông tin phải có tính pháp lý + Thông tin phải có tính kinh tế Yêu cầu đối với thông tin thẩm định * Tính chính xác của thông tin: Thông tin thu thập được phải phản ánh trung thực tình trạng và diễn biến khách quan của hiện tượng kinh tế. Thông tin không bị nhiễu trong quá trình truyền đưa và không được mang ý tưởng chủ quan áp đặt của người làm công tác thu thập thông tin * Tính đầy đủ của thông tin - Thông tin thẩm định phải được phản ánh một cách toàn diện theo thời gian và không gian. Có nghĩa là phải phản ánh được diễn biến của sự vật và hiện tượng kinh tế trong quá khứ, hiện tại và dự báo được tương lai ... gắn sự vật và hiện tượng cần nghiên cứu trong một bối cảnh, một địa điểm và các mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế khác một cách cụ thể và rõ ràng. - Thông tin thu thập càng đầy đủ, thì các kết luận thẩm định càng chính xác và có giá trị. Thông tin không đầy đủ sẽ dẫn tới các kết luận phiến diện, thiếu tính thuyết phục. Yêu cầu đối với thông tin thẩm định * Tính kịp thời của thông tin: - Đảm bảo theo sát được diễn biến của đời sống kinh tế - xã hội, phản ánh được các tiến bộ của khoa học công nghệ và thực tiễn của từng ngành, từng địa phương và cả nước. - Giúp cán bộ thẩm định có được kết luận đúng đắn tránh được hiện tượng bị lạc hậu so với các diễn biến thực tế nhất là trong lĩnh vực thị trường và công nghệ của dự án Yêu cầu đối với thông tin thẩm định Yêu cầu đối với thông tin thẩm định * Tính pháp lý của thông tin: - Thông tin thu thập được phải có nguồn gốc rõ ràng, đối với các số liệu thống kê, cần ghi rõ là của cơ quan nào cung cấp. - Là yếu tố quan trọng đảm bảo kết luận thẩm định phù hợp với các quy định quản lý hiện hành - Làm tăng tính tin cậy của kết luận thẩm định đồng thời quy định rõ ràng được trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức tham gia trong công tác thẩm định và tài trợ dự án. Tránh được hiện tượng tránh né, đun đẩy trách nhiệm lẫn nhau khi xảy ra hậu quả ngoài ý muốn * Tính kinh tế của thông tin - Tính kinh tế nghĩa là thông tin phải có giá trị thiết thực phục vụ thẩm định dự án. - Thông tin là một loại hàng hoá. Công tác thẩm định dự án đòi hỏi nhiều loại thông tin khác nhau, các NHTM phải bỏ chi phí để có thông tin phục vụ việc thẩm định  thông tin mà ngân hàng khai thác phải có tính kinh tế.  Cần tránh xu hướng thu thập thông tin tràn lan gây tăng chi phí và trong quá trình sử dụng dễ bị nhiễu loạn thông tin Yêu cầu đối với thông tin thẩm định Thông tin trong công tác thẩm định * Các kênh thông tin trong công tác thẩm định - Từ các tài liệu do chủ đầu tư gửi đến - Từ khảo sát thực tiễn thị trường - Từ các cơ quan nhà nước - Từ các kênh truyền thông đại chúng - Từ các công ty tư vấn chuyên nghiệp - Từ mạng internet Khả năng đảm bảo các yêu cầu của từng kênh thông tin ? Nội dung thẩm định DAĐT 1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư 2. Thẩm định phương diện thị trường của dự án 3. Thẩm định phương diện kỹ thuật – công nghệ của dự án 4. Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án 5. Thẩm định tài chính của dự án 6. Thẩm định kinh tế - xã hội của dự án Sự cần thiết phải đầu tư - Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và chiến lược phát triển KD của doanh nghiệp - Diễn biến Cung - Cầu sản phẩm, quy mô thị trường hiện tại và dự báo tương lai. - Căn cứ theo định hướng phát triển ngành, vùng, địa phương, quốc gia. - Xu thế của nền kinh tế trong và ngoài nước * Nếu là đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì phải đánh giá về trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, giá cả sản phẩm trước và sau khi đầu tư. Thất thoát trong đầu tư và vấn đề xác định hướng đầu tư đúng đắn - Định hướng đúng, nhưng quản lý kém, thất thoát trong đầu tư có thể đến 20-30%. - Nhưng định hướng sai, thất thoát trong đầu tư có thể tới 100%. Thẩm định thị trường DAĐT Thẩm định thị trường – tại sao ??? - Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu, qui mô của dự án. - Trong nền kinh tế thị trường, tiếng nói của người mua là tiếng nói quyết định với người bán. - Thị trường không ổn định, luôn thay đổi  phải thường xuyên theo dõi thị trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Thẩm định thị trường DAĐT * Nội dung 1. Thẩm định về lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho dự án 2. Thẩm định thị trường của dự án 3. Thẩm định chiến lược marketing cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. - Sản phẩm gì: tên sản phẩm, quy cách, hình thức, sản phẩm dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn gì ? đặc điểm công dụng chủ yếu của sản phẩm, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất hay nhu cầu cá nhân ? Ai là khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm này ? Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Xem xét sản phẩm đang thuộc giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm ? Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án Gia nhập Phát triển Bã hoà Suy thoái * Nếu sản phẩm đã có trên thị trường Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Nhược điểm: SP ra đời sau sẽ khó cạnh tranh, khó xây dựng thương hiệu, ít có tính độc đáo. Khó có cơ hội độc quyền. - Ưu điểm: An toàn, ít rủi ro, dễ thu thập số liệu thực tế để nhận định và quyết định đầu tư. VD: Rất nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng trên thị trường. Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án * Nếu sản phẩm đón trước nhu cầu - Nhược điểm: Mạo hiểm, tính rủi ro cao, đòi hỏi chi phí nghiên cứu thị trường lớn - Ưu điểm: Sản phẩm độc đáo dễ thành công, dễ gây dựng thương hiệu. SP đi sau khó cạnh tranh VD: Máy nghe nhạc Walkman Sony - Đánh giá về khả năng cạnh tranh và các lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm của DA - Người thẩm định cần đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường về loại sản phẩm của DA. Đã có những sản phẩm của các doanh nghiệp nào đang được tiêu thụ trên thị trường, chất lượng, giá cả của các sản phẩm đó ra sao... Các doanh nghiệp đó hiện đang áp dụng phương thức cạnh tranh chủ yếu nào? giá bán, chất lượng sản phẩm, cơ chế phân phối, chế độ hậu mãi... - Phải chỉ ra được những thế mạnh cạnh tranh của DA. Ví dụ: Về chất lượng sản phẩm, độ bền sử dụng, tính tiên tiến về công nghệ, sự đa dạng về kiểu dáng hay tên tuổi và uy tín của hãng. Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm * Sử dụng SWOT Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án Hãy phân tích SWOT của sản phẩm mà dự án của bạn dự định cung cấp Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm * Sử dụng mô hình 5 áp lực của M. Porter Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đánh giá về khả năng phát triển sản phẩm *Sử dụng mô hình BCG Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đánh giá về khả năng phát triển sản phẩm *Sử dụng mô hình BCG Dựa trên ma trận, BCG đưa ra 4 chiến lược cơ bản: Xây dựng (Build): Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếp tục tăng trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược này được áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi (Question Mark) Giữ (Hold): Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Bò Sữa (Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh tiền - Đánh giá về khả năng phát triển sản phẩm *Sử dụng mô hình BCG Thu hoạch (Harvest): Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt được lợi nhuận ngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí, tăng giá, cho dù nó có ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm hay công ty. Chiến lược này phù hợp với sản phẩm trong phần Bò Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơn bình thường hoặc Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn. Ngoài ra, có thể sử dụng cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi sao hay Chó Từ bỏ (Divest): Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào không có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận có khả năng sinh lời lớn hơn. Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi và chắc chắn không thể trở thành Ngôi sao và cho sản phẩm nằm trong phần Chó Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đối với sản phẩm xuất khẩu + Cần nắm bắt tình hình và triển vọng trong quan hệ kinh tế và chính trị giữa Việt Nam và những nước sẽ nhập khẩu sản phẩm. Việc gia nhập WTO là cơ hội và thử thách rất lớn với các DN Việt Nam + Những thông tin về quy mô thị trường, giá cả, xu hướng, tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu (qua internet) + Quy định và mức độ yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, về bao bì, về vệ sinh thực phẩm... + Chính sách thuế của nước nhập khẩu. + Mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, yếu tố nào đã được các nhà sản xuất khác sử dụng trong cạnh tranh trên thị trường đó: giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức phân phối, phương thức thanh toán hay sức mạnh quảng cáo? Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án - Đối với sản phẩm xuất khẩu + Các hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm, đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký, các biên bản đàm phán. + Chú ý tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản nói trên, tránh những trường hợp giả mạo, rủi ro có thể xảy ra. Về phương thức tiêu thụ hàng hoá cần tính toán để không nên chỉ bán hàng cho một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà cần chiếm lĩnh nhiều thị trường, tạo lập nhiều đầu mối tiêu thụ để chủ động bán được nhiều hàng hoá, tránh ép giá và ứ đọng hàng. + Nếu các kết quả phân tích trên cho thấy nhu cầu của thị trường chỉ mang tính nhất thời hay đang dần dần bị thu hẹp lại thì cần phải hết sức thận trọng khi bỏ vốn đầu tư tài trợ cho dự án. Thẩm định về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho dự án Thẩm định thị trường của dự án * Phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại - Xác định mức tiêu thụ của thị trường tổng thể (đv sp hàng hóa tiêu dùng): + Khối lượng sản xuất hàng năm + Khối lượng nhập khẩu hàng năm + Mức tồn kho cuối năm của sản phẩm + Giá cả sản phẩm  Giúp chủ đầu tư biết hiện tại cầu đã được đáp ứng như thế nào, bên cạnh đó tìm ra các khoảng trống thị trường và để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổng khối lượng và cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai. * Phân đoạn thị trường và xđ thị trường mục tiêu Phân đoạn thị trường giúp chủ đầu tư xđ những đoạn thị trường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn so với thị trường tổng thể,  lựa chọn được những đoạn thị trường hấp dẫn với dự án: thị trường mục tiêu.  phải đánh giá các đoạn thị trường căn cứ vào: + Quy mô và sự tăng trưởng + Sự hấp dẫn của đoạn thị trường từ các sức ép hay đe doạ khác nhau + Các mục tiêu và khả năng của công ty Thẩm định thị trường của dự án * Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai. Đây là nhân tố quyết định đến việc lựa chọn mục tiêu và quy mô sản xuất tối ưu của dự án  hđ này có ý nghĩa hết sức quan trọng. * Phương pháp dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai - Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy - Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi qui tương quan - Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co giãn cầu - Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp khảo sát, lấy ý kiến Thẩm định thị trường của dự án - Thẩm định chiến lược marketing cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Chiến lược “Go – to – market”: + Đúng sản phẩm/dịch vụ (Right products) + Đúng thị trường (Right markets) + Đúng đối tượng khách hàng (Right customers) + Đúng kênh (Right Channels) + Đúng giá cả (Right value) + Đúng phương thức (Right proposition) Thẩm định thị trường của dự án Thẩm định kỹ thuật của DAĐT Khái niệm: là phân tích, đánh giá việc lựa chọn phương pháp sản xuất, công nghệ và thiết bị, nguyên liệu, địa điểm... phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô thị trường, yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra. Cho biết sản phẩm của dự án được sản xuất bằng cách nào ? Chi phí ? Chất lượng ? cho biết dự án nên được đầu tư như thế nào là có lợi nhất, có hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính của các dự án đầu tư Chi phí nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án chiếm tới trên dưới 80% chi phí nghiên cứu khả thi và từ 1-5% tổng chi phí đầu tư của dự án. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật cần phải được loại bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này Thẩm định kỹ thuật của DAĐT Nội dung: 1. Lựa chọn các hình thức đầu tư 2. Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án 3. Xác định công suất của dự án 4. Lựa chọn công nghệ thiết bị cho dự án 5. Nguyên vật liệu đầu vào 6. Kiểm tra quy mô, giải pháp xây dựng công trình 7. Kiếm tra tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án Thẩm định kỹ thuật của DAĐT Lựa chọn hình thức đầu tư Lựa chọn địa điểm thực hiện DA - Quyết định về địa điểm là một quyết định có tầm quan trọng chiến lược. Địa điểm là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm, cũng như sự tiện lợi trong hoạt động, giao dịch của doanh nghiệp.  Chọn được một địa điểm phù hợp có thể giảm được chi phí giá thành sản phẩm xuống hơn 10%. Lựa chọn địa điểm thực hiện DA Các tiêu chuẩn lựa chọn: + Tiêu chuẩn tự nhiên và kỹ thuật + Tiêu chuẩn kinh tế + Tác động về xã hội và môi trường * Nguyên tắc lựa chọn địa điểm Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu hoặc nơi tiêu thụ SP. Giao thông thuận tiện chi phí vận chuyển, bốc dỡ hợp lý. Tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có: đường sá, bến cảng, điện, nước...để tiết kiệm chi phí đầu tư. Mặt bằng phải phù hợp với quy mô hiện tại và có khả năng phát triển mở rộng trong tương lai. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháy, ... Địa điểm xây dựng phải tuân thủ các văn bản quy định của Nhà nước về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng (có giấy phép của cấp có thẩm quyền). Cần tính toán đầy đủ chi phí đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng. Không vi phạm các di tích văn hoá lịch sử của địa phương. Lựa chọn địa điểm thực hiện DA  Việc khảo sát lựa chọn địa điểm không đầy đủ, không chính xác có thể dẫn đến những sai sót lớn trong thiết kế và thi công, thậm chí phải trả giá rất đắt về nhiều mặt. Ví dụ: - Dự án nuôi trông thủy sản ở Chiềng Cọ, Sơn La - Nhà máy đường - Nhà máy giấy Tây Nguyên Lựa chọn địa điểm thực hiện DA Xác định công suất của dự án - Công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép - Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả kinh tế cao * Nếu dự án có công suất lớn Xác định công suất của dự án Ưu điểm: dễ áp dụng công nghệ hiện đại,chi phí/sp thấp Nhược điểm: đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu, thiệt hại lớn khi nhu cầu thị trường đột nhiên giảm xuống Xác định công suất của dự án * Nếu dự án có công suất nhỏ Ưu điểm: đòi hỏi vốn ít, xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh, dễ thay đổi thích ứng với thị trường Nhược điểm: khó áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí cho một sản phẩm có thể lớn... * Căn cứ lựa chọn công suất: Mức cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án. Khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nhất là các loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu. Khả năng đầu tư được các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp Khả năng đáp ứng
Tài liệu liên quan