Chương 2 Trình bày dự án

1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án 2. Các mục tiêu của dự án 3. Kế hoạch hoạt động 4. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện tiến độ và địa bàn triển khai 5. Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2 Trình bày dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày dự án Nội dung dự án tiền khả thi/khả thi 1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án 2. Các mục tiêu của dự án 3. Kế hoạch hoạt động 4. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện tiến độ và địa bàn triển khai 5. Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp 6. Nhu cầu tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn 7. Đối tượng thụ hưởng 8a. Phân tích tài chính dự án 8b. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 9. Các giải pháp lớn thực hiện dự án; 10. Khung giám sát, đánh giá và hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá dự án Nội dung dự án tiền khả thi/khả thi 1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án a. Căn cứ pháp lý • Luật • Nghị quyết, chỉ thị của các cấp • Các văn bản pháp lý • Các quyết định của cơ quan Nhà nước • Các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ b. Căn cứ thực tiễn • Bối cảnh hình thành dự án • Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra vấn đề cần được giải quyết 2. Mục tiêu của dự án Mục tiêu chung •Phát biểu chung về những gì mong muốn đạt được từ những hoạt động của dự án. •Mục tiêu nhằm định hướng việc quản lý và phát triển, được thể hiện bằng những ngôn từ khái quát. •Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với các mục tiêu của kế hoạch 5 năm/chương trình. Ví dụ: Dự án Tăng cường năng lực dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân • Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam. 2. Mục tiêu của dự án (tt) Mục tiêu cụ thể/Chỉ tiêu • Cụ thể hóa từ mục tiêu chung. • Khi đạt được tất cả các mục tiêu cụ thể có nghĩa là đạt được mục tiêu chung. • Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu. • Các chỉ tiêu là những điều kiện quan trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra. • Chỉ tiêu phải có tính khả thi trong một khoảng thời gian nhất định. • Chỉ tiêu phải định hướng hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính. Ví dụ: • Triển khai Chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 20% học sinh lớp 3 vào năm học 2010-2011, 20% học sinh lớp 6 vào năm học 2013-2014, 70% học sinh lớp 3, 40% học sinh lớp 6 vào năm học 2015-2016. Đặc điểm của chỉ tiêu SMART Cụ thể (Specific) Đo lường được (Measurable) Có thể đạt được (Achievable) Thực tế (Realistic) Có thời hạn (Timebound) Đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu Có khả năng đạt được các chỉ tiêu này không? • Có thể thực hiện một tập hợp các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu này không? • Có thể huy động được các nguồn tài chính cần thiết để chi trả cho tất cả các hoạt động trên không? • Có đủ người có năng lực để thực hiện các hoạt động cần thiết không? • Có khả năng đạt được mục tiêu và chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch không? • Có thể đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu không, nhằm xác định mức độ đạt được chỉ tiêu? Có sự nhất trí giữa các bên liên quan về các chỉ tiêu đặt ra không? Chu trình xác định chỉ tiêu Xác định chỉ tiêu Đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu Kế hoạch hoạt động Tham vấn các bên liên quan Điều chỉnh lại chỉ tiêu Thảo luận nhóm: Xây dựng mục tiêu của dự án 3. Kế hoạch hoạt động Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động gồm: • Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần thiết để thực hiện thành công hoạt động đó; • Chỉ định cán bộ phụ trách (hay chịu trách nhiệm) thực hiện; • Thẩm quyền của cán bộ phụ trách (Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt động không); • Thời hạn hoàn thành; • Các chỉ số theo dõi và đánh giá; • Chế độ báo cáo (Tên và cơ quan được báo cáo về kết quả hoạt động) Nội dung một hoạt động • Mô tả: Cái gì? • Trách nhiệm & Quyền hạn: Ai? • Thời hạn: Khi nào? • Theo dõi và đánh giá: Chỉ số thành công? • Báo cáo & Giải trình: Cho ai? Cấu trúc của kế hoạch hoạt động Mục tiêu 1:______________ Chỉ tiêu 1.1 Hoạt động 1.1.1 1.1.2 Chỉ tiêu 1.2 Hoạt động 1.2.1 (…) 1.2.5 Chỉ tiêu 1.3 Hoạt động 1.3.1 1.3.2 Các thành ph n c a Ho t đ ng Ch tiêu 1.1: ầ ủ ạ ộ Mục tiêu 1: ỉ Mô tả hoạt động Người chịu trách nhiệm Chỉ số GS&ĐG Thời gian thực hiện Nguồn lực Báo cáo 1.1.1 1.1.2 1.1.3 Cấu trúc Kế hoạch hoạt động mức chất lượng tối thiểu Mục tiêu 2: Tăng cường cơ sở vật chất trường học để đảm bảo Chỉ tiêu 2.1 Xoá phòng học 3 ca trong năm 2010 Hoạt động 2.1.1 Xây dựng thêm 5 phòng học tại Trường Tiểu học A và 5 phòng tại Trường Tiểu học B 2.1.2 Thuê thêm 15 phòng học Chỉ tiêu 2.2 Đến năm 2012, 80% số điểm trường có công trình vệ sinh phù hợp Hoạt động 2.2.1 Khảo sát công trình vệ sinh 2.2.2 Ký các hợp đồng xây dựng và cải tạo, sửa chữa các công trình vệ sinh Chỉ tiêu 2.3 60% số lớp có bộ thiết bị chuẩn theo lớp Hoạt động 2.3.1 Mua sắm 150 bộ thiết bị chuẩn theo lớp Kế hoạch hoạt động Mục tiêu 2: Tăng cường cơ sở vật chất trường học để đảm bảo mức chất lượng tối thiểu Chỉ tiêu 2.2: Đến năm 2012, 80% số điểm trường có công trình vệ sinh phù hợp Hoạt động 2.2.1 Người chịu trách nhiệm Chỉ số GS&ĐG Thời gian thực hiện Nguồn lực Báo cáo Khảo sát công trình vệ sinh ở tất cả các trường học Các trưởng phòng giáo dục và đào tạo Tất cả công trình vệ sinh ở các trường học đều được kiểm tra 2010 Hoàn thành vào tháng 5/2010 - Dòng ngân sách của tỉnh 2.6.3 -Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT Trưởng phòng KHTC, Sở GD&ĐT Hoạt động 2.2.2 Người chịu trách nhiệm Chỉ số GS&ĐG Thời gian thực hiện Nguồn lực Báo cáo Ký các hợp đồng xây dựng và cải tạo, sửa chữa các công trình vệ sinh Trưởng phòng giáo dục và các Hiệu trưởng 80% số trường có công trình vệ sinh phù hợp 2010- 2012 Hoàn thành vào tháng 9/2012 -Dòng ngân sách của tỉnh 2.6.4 -CTMT Trưởng phòng KHTC, Sở GD&ĐT Kế hoạch hoạt động Mục tiêu 2: Tăng cường cơ sở vật chất trường học để đảm bảo mức chất lượng tối thiểu Chỉ tiêu 2.2: Đến năm 2012, 80% số điểm trường có công trình vệ sinh phù hợp 4. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện tiến độ và địa bàn triển khai • Thời gian • Đối tượng thụ hưởng • Phạm vi thực hiện 5. Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp • Cơ quan quản lý • Cơ quan thực hiện • Cơ quan phối hợp 6. Nhu cầu tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn • Tổng mức vốn • Cơ cấu nguồn vốn 7. Đối tượng thụ hưởng • Ví dụ: Dự án ngoại ngữ – Học sinh của các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại các địa phương. – Học sinh của các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các địa phương và các bộ ngành có trường. – Sinh viên các trường cao đẳng và đại học công lập. Ưu tiên các trường đại học chuyên ngữ và các trường đại học trọng điểm. – Giáo viên dạy ngoại ngữ của các trường công lập từ tiểu học tới đại học. 7. Đối tượng thụ hưởng (tt) • Ví dụ: Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn. – Các trường PTDTNT, PTDTBT Tỉnh/Huyện – Các cơ sở giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn – Các thôn, bản có người dân tộc rất ít người – Các trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học – Trường PTDTNT thuộc Bộ GD&ĐT – Học sinh người dân tộc, học sinh vùng khó khăn 8a. Phân tích hiệu quả tài chính NPV – Net Present Value NFV – Net Future Value AV – Annual Value NAV – Net Added Value BCR – Benefit- Cost Rate NPVR – Net Present Value Rate= NPV/PVC IRR – Internal Rate of Return T – Thời gian thu hồi vốn động Ro - Điểm hòa vốn 8b. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội • Hiệu quả kinh tế: Sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng GDP • Hiệu quả xã hội: Đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, công bằng giới • Tác động môi trường Hiệu quả kinh tế • Đóng góp vào GDP • Đóng góp cho NSNN • Đóng góp vào cải thiện cán cân thanh toán quốc tế • Đóng góp vào việc tăng năng suất lao động • Đóng góp vào việc gia tăng việc làm Hiệu quả xã hội • Xóa đói giảm nghèo • Giảm khoảng cách giàu nghèo • Phát triển văn hóa, tri thức • Cải thiện sức khỏe • Cải thiện công bằng giới • … Ước tính hiệu quả kinh tế xã hội Ví dụ: dự án ngoại ngữ – Khoảng gần 20 triệu học sinh sinh viên sẽ được thụ hưởng trực tiếp từ Dự án. – Trình độ ngoại ngữ của học sinh sinh viên được cải thiện, nâng cao. Chất lượng của chương trình ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục công lập được cải thiện. – Khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên sau tốt nghiệp được nâng cao. Tính cạnh tranh của lực lượng lao động được cải thiện thông qua việc nâng cao chất lượng của người lao động. – Khả năng hội nhập nền kinh tế quốc tế của quốc gia được cải thiện. Ước tính hiệu quả kinh tế xã hội • Ví dụ: Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn. – Tăng khả năng tiếp cận nền giáo dục tiên tiến đối với người dân tộc thiểu số. – Tăng mặt bằng trình độ dân trí, giá trị sức lao động của người dân tộc, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó tạo điều kiện tăng sinh kế cho các hộ gia đình vùng khó khăn, cho gia đình người dân tộc thiểu số. Góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị. – Tăng niềm tin của người dân, đặc biệt là người dân tộc, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước. – Giảm thiểu chi phí xã hội trong quá trình học tập của người dân tộc, người dân ở vùng khó khăn. Cụ thể, giảm chi phí đi lại đối với học sinh và giáo viên, giảm chi phí liên quan đến sức khỏe do điều kiện sinh hoạt, học tập được đảm bảo tốt hơn. – Góp phần trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc có trình độ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 9. Các giải pháp lớn thực hiện dự án • Để xác định được các hạn chế cần trả lời câu hỏi “những vấn đề gì cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu của DA?”. • Mỗi thành viên của nhóm soạn thảo đưa ra và chứng minh một số hạn chế. Thảo luận nhóm để xác định số lượng hạn chế. Số lượng các hạn chế giảm xuống tới mức có thể quản lý được. • Mỗi nhóm giải pháp hướng vào khắc phục một số hạn chế nhằm thực hiện mục tiêu dự án. – Giải pháp về chính sách – Giải pháp tổ chức – Các kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan 10. Khung giám sát, đánh giá và hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá dự án Mục Khung Lô- gíc Các chỉ số Đo lường cái gì? Đo lường như thế nào? Ai sẽ tiến hành đo lường? Tần suất đo lường? Các kết quả đo lường sẽ được báo cáo như thế nào? Mục đích Mục tiêu Kết quả Đầu ra Hoạt động Đầu vào 30
Tài liệu liên quan